lịch sử việt nam
Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.
Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.
Thăng Long Xưa Hà Nội Nay
Trẩn Nhu
Nguồn: quanvan.net
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30
Ở nước ta, có nhiều vị hoàng đế và các danh nhân văn hóa, mặc dù không sinh ra ở Thăng Long, mà họ vẫn giữ cốt cách và những tinh hoa của đất kinh kỳ như vua Lý Thái Tổ, người làng Cổ Pháp thuộc tỉnh Bắc Giang ngày nay, vua sáng nghiệp triều Trần, Trần Thái Tông quê ở xã Tức Mạc, huyện Mỹ Lộc (Nam Ðịnh), Vua Lê Thái Tổ quê ở huyện Lôi Dương, xứ Thanh Hóa. Nguyễn Trãi quê ở Nhị Khê, Thường Tín, Hà Tây, Nguyễn Du quê ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh. . .
Thăng Long Hà Nội 36 phố phường, đã trải qua nghìn năm là nơi phát tích những tinh hoa tư tưởng và tinh thần của người Việt Nam. Từ những thời kỳ tiền sử, có những ông vua, những nhà văn hóa lớn, những anh hùng coi nhẹ công danh phú quý. Ðời vua Hùng Vương thứ sáu, ông Gióng (Làng Phù Ðổng Gia Lâm, Hà Nội) đem cả quân ở các miền Hà Bắc, Hải Hưng, Hà Nội, đi đánh đuổi giặc Ân từ Quế Võ đến Sóc Sơn, giặc tan rồi, ông cũng không về triều nhận công. Ðến đời vua An Dương Vương, tướng Cao Lỗ giúp vua chế “Nỏ Thần”, xây thành Cổ Loa, nhưng rồi phải bỏ đi vì can vua về việc Trọng Thủy mà nhà vua không nghe! Ðến lúc quân nhà Triệu sang đánh. Ông lại về thành chiến đấu và hy sinh ở đây. Nay còn đền thờ ở Cổ Loa. Ngô Quyền, cũng người Ðường Lâm, chấm dứt hẳn thời nô lệ ê chề dài gần ngàn năm, các ngài không nghĩ đến công lao. Ngày nay các ông vua vô sản bám vào địa vị như đỉa đói!
Thăng Long xưa là đất văn hiến, là đất học, nơi tập trung nhiều anh tài, nhiều văn nhân. Thăng Long thời Lý Trần đã hội đủ tinh hoa của đất nước, các đời sau vẫn giữ cốt cách và văn hóa dân tộc. Chỉ có Hồ Chí Minh và đồng bọn là lạc loài.
Thăng Long là nơi tụ hội nhiều nhà văn hóa lớn nhất nước, mà tài năng của họ đã góp phần làm phong phú và rực rỡ thêm cho đời sống văn hóa Thủ Ðô. Thời Lý: Ðỗ Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu (Khuông Việt), Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn (Thái Tổ), Lý Thường Kiệt, Thánh Tông, Mai Trực (Viên Chiếu) v.v... Ðời Trần, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh v.v... là những tác giả tiêu biểu của dòng văn học yêu nước tràn đầy khí phách anh hùng đời Trần.
Lê Văn Hựu, Ðại Việt Sử Ký, Hồ Tông Thốc với Việt Sử Cương Mục... là những nhà sử học uyên bác, giầu tinh thần dân tộc.
Thăng Long ngày xưa trọng dụng hiền tài.
Hà Nội ngày nay loại bỏ, trừ khử nhân tài, với khẩu hiệu “Trí-Phú- Ðịa- Hào đào tận gốc trốc tận rễ.”
Thăng Long xưa là nơi tập trung những tài năng của khắp miền đất nước. Hà Nội ngày nay là nơi tập trung những thành phần bất hảo, bọn Mafia, anh chị bự như Ðỗ Mười, Lê Ðức Anh, Lê Khả Phiêu, Nông Ðức Mạnh... Nhà nước, công an hành xử với dân Thủ Ðô rất côn đồ và lưu manh... Thật là một thời đại quái đản, tuyển chọn những thằng thất học vào lo việc nước, triệu tập bọn lưu manh vào điều khiển chính quyền, làm toàn điều xấu xa tai quái! Chúng gian ngoa, xảo trá, thường khóa chặt các cửa không cho thông tin lọt ra ngoài!
Chúng ta đã nhận thấy những biến đổi trên cấu trúc bề mặt Hà Nội, nhưng còn cấu trúc chiều sâu về tinh thần của thế hệ trẻ thì sao? Cũng từ Hà Nội GS Phạm Ðức Dương, Viện Nghiên Cứu Ðông Nam Á. Trong bài “Hà Nội - Một biểu tượng văn hóa”, đã đề cập tới, GS viết: “Chúng tôi đã tiến hành “đo” một số nhận thức tâm tư, cách ứng xử xã hội... của thanh niên Hà Nội. Ðể giải mã cảm thức của họ. Cuộc khảo sát do Cung Văn Hóa Thể Thao Hà Nội tiến hành, tương đối lớn với 500 đối tượng thuộc nhiều nhóm xã hội khác nhau mang tính đại diện, ở mười địa điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội (Ðược phân biệt theo lứa tuổi và thời gian ở Hà Nội, khu vực cư trú, nghề nghiệp và học vấn.) Theo năm chủ đề với 29 câu hỏi và được xử lý bằng chương trình Foctro.
Sau đây là những chỉ số chúng ta cần quan tâm:
1- Quả thực là thanh niên Hà Nội kém hiểu biết về lịch sử văn hóa, dân tộc, và Thủ Ðô chưa có một danh nhân xưa nào mà được nhiều người biết rõ ràng bằng một ngôi sao bóng đá hay màn bạc! (Nhiều thanh niên chưa biết Trần Hưng Ðạo là ai?) Tên các phố phường, năm cửa ô, các làng nghề truyền thống... không biết rành rọt..., không thích và không đến rạp xem các ngoại hình về nghệ thuật dân tộc (cải lương 94,6-0%, tuồng 98,6%, Chèo 95,8%, không đi sinh hoạt trung tâm văn hóa (từ 72,4% đến 93,0%) trong khi đó họ thích nhạc Pop, Rock (64,4%, thích phim truyện nhiều tập nước ngoài, nhất là phim phương Tây (43,2% phim Trung Quốc, Hàn Quốc (41,4% đã xuất hiện một số người coi thường ý nghĩa gia đình, thờ cúng tổ tiên, quan hệ tình dục không lành mạnh, một số mắc phải những tệ nạn xã hội (...)
Trích dẫn trong bài “Hà Nội - Một biểu tượng văn hóa” của GS Phạm Ðức Dương Viện Nghiên Cứu Ðông Nam Á.”
*
Xã hội Chính Quyền Mafia nói tiếng lóng.
GS-TS Đinh Văn Đức trường Ðại Học KHXH Hà Nội quan sát và nhận xét:
“Nhất là trên bình diện văn hóa: Các hiện tượng như dùng bừa bãi tiếng nước ngoài trong giao tiếp, cả trên phương diện thông tin đại chúng và quảng cáo, các biểu hiện trên sản phẩm nói ngọng ở một số bộ phận lớn dân cư (điển hình là sự lẫn lộn hai phụ âm đầu /n/ và /l/ vốn có ở một vài thổ ngữ Bắc Bộ gần Hà Nội), việc nói lóng nói tục... phổ biến là những cản trở đáng kể của quá trình chuyển hóa và làm mất đi vẻ đẹp thanh lịch của phương ngữ Hà Nội”.
Hà Nội vốn xa lạ với những tiếng tục tĩu như ở cửa miệng nhiều người thường ăn nói bừa bãi, càn dở bây giờ. Hiện tượng này sinh ra trong hoàn cảnh xã hội bọn trộm cắp móc ngoặc, cò mồi, buôn bán đĩ điếm, trò chuyện với nhau bằng “tiếng lóng”, người ngoài cuộc khó nghe khó hiểu. Thời trước chỉ có bọn trộm cướp, cờ bạc bịp, du côn đứng bến xe, lái trâu, hoạn lợn, hoạt động cách mạng, chúng toàn nói tiếng lóng thời kháng chiến chống Pháp gọi là trong “vùng địch” nhất là bọn hoạt động trong nội thành Hà Nội. Bây giờ cũng như năm xưa bọn lái lợn nói “kẻo chọi” 5 đồng. Bây giờ bọn phe nói “một cụ” (100 ngàn) “hai cụ” (200 ngàn) chúng có đối tượng để chỉ sự việc trong xã hội. Ðó là vấn đề, và con người kiểu ấy nhan nhản quanh ta, nên những mụ phe, con phe, mụ cò, con cò, con phò buôn bán phụ nữ trẻ em, vẫn sống đàng hoàng cùng với bọn trộm cướp tài sản quốc gia mặc Veston đi xe hơi... Tiếng lóng xuất hiện từ nội bộ Ðảng CS như “đánh quả” chúng hợp đồng “trúng quả” “áp phe”, “làm áp phe” tiếng Pháp chỉ việc buôn bán mới gọi là đi phe, mụ phe nay lại biến dạng thành cò đủ loại...
Những tiếng lóng đã chết từ lâu, bây giờ “lộn kiếp” được tân trang rộng nghĩa và phong phú đa dạng mà những kẻ cầm quyền có gốc gác trộm cướp, chúng nói tiếng lóng, với vô vàn biểu hiện “không giống ai”.
Ðể bạn đọc gần xa biết được nhiều ngành nghề mới ở Hà Nội Thủ Ðô nước CHXHCNVN, tác giả xin dẫn ra đây bức thư của nhà văn Trần Khải Thanh Thủy từ Hà Nội gửi cho một người bạn ở Úc Châu.
Từ Hà Nội: Tết qua rồi, người dân Hà Nội trở lại với đời thường, tôi cũng bận bịu với công việc “cào mây, cuốc gió” quen thuộc, chợt nhận được thư của một người bạn tận Australia, bỏ Hà Nội từ đầu thập kỷ 80, nay chưa một lần trở lại, thư viết: “Nhớ bài hát về Hà Nội mình quá. Nhớ tiếng ve đầu phố quen, bước chân em đi mòn lối ...ôi nhớ... không biết Hà Nội giữa thời hội nhập thế nào, thèm được lang thang khắp 36 phố phường Hà Nội, từ Hàng Bạc, hàng Bài, chợ Đồng Xuân như hồi còn bé xíu”.
Không biết tôi có đáp ứng nổi nỗi nhớ của chị không, dù biết rõ mười mươi rằng chị đang “mong đợi ngậm ngùi”.
Thực sự trong con mắt tôi và mọi người, Hà Nội khác nhiều lắm, từ ngày mở cửa, những ngọn gió mới ào ạt thổi, cơ chế thị trường tung tăng dạo bước khắp 36 phố phường Hà Nội, kiên trì gõ vào cánh cửa từng nhà, khiến Hà Nội thay đổi từng ngày. 36 phố cổ không còn vẻ yên bình, tĩnh lặng, nhuốm vẻ hoài cổ với tháp rùa nghiêng bóng, nước hồ gươm xanh biếc, lá liễu đìu hiu, tha thướt, mướt mát ven hồ như thập kỷ 70, 80 nữa mà bị phá vỡ từng mảng. Hết khách sạn vàng, lại nhà hàng cá mập, siêu thị Intemex, Plaza...Tốc độ xây dựng chóng mặt, nhà hàng vũ trường, quầy bar, quán rượu, quán bia mọc lên như nấm. Nếu một Việt kiều từ Anh, Pháp, Mỹ, Ca Na Đa, Đức v.v… về, mỗi ngày vài ba lượt đến các quán, một năm có 365 ngày đi được 1.000 quán, lại muốn đi cho bằng hết thì phải mất 15 năm có lẻ. Từ vài cửa hàng mậu dịch, quầy “Thanh niên làm theo lời bác” ngày xưa, theo thống kê hiện tại là 15 nghìn quán các loại, từ bình dân, tới các loại “đè dân”- tức các quầy bar sang trọng trong các nhà hàng khách sạn khác. Nếu không ngại tuổi đang... cút kít về già, muốn nhảy nhót, ôm ấp trong các câu lạc bộ đèn mờ, vũ trường, quán karaôkê ôm, một tuần vài ba buổi bổ ích và lý thú cũng đủ mất 8 năm mới đến hết được. Còn muốn thâm nhập vào các dịch vụ massage, bấm huyệt - vốn đang mọc nhan nhản như nấm độc sau mưa, cũng phải tính bằng cả năm với tỷ lệ dày đặc ngày nào cũng đi 2,3 lượt may ra mới hết. Cơn xoáy lốc của cơ chế thị trường đã tạo nên bộ mặt mới của Hà Nội để lại những dấu ấn khủng khiếp. Trước đó mỗi lần nói vui, tôi vẫn bảo: Hà Nội mình bé bằng bàn tay, hắt hơi đầu này nghe tiếng vọng của đầu kia vọng lại. Nếu sống lại thập kỷ 80 thì tiếng leng keng của tàu điện đầu phố này vọng lại, tận cuối phố kia còn nghe rõ, đạp xe lang thang ra tận 7 cửa Ô- từ Ô Đồng Lầm, Ô Đông Mác, Ô Cầu Rền, Ô Chợ Dừa, Ô Yên Phụ, Ô Quan Chưởng, Ô Cầu Giấy vài tiếng là hết. Nhưng những ngày xưa thân ái, 36 phố phường Hà Nội trầm mặc cổ kính, trang nghiêm đã qua lâu lắm rồi. Hà Nội chỉ còn là cái bóng mờ nhạt của một thời xa xưa. Đường mở rộng, cây bị chặt trụi thùi lụi chẳng còn lấy đâu ra tiếng ve ngân đầu phố nữa, tiếng leng keng của tàu điện cũng đã đi vào huyền thoại, cổ tích từ cuối thập kỷ 80, thay vào đó là đủ các loại tiếng ồn của phương tiện, động cơ, ô tô, xe máy, cùng thi nhau hoạt động, xả hết công suất tối đa của mình, tạo nên bức tranh hiện thực sinh động và trơ trụi: Phố không cây, mây lẫn khói xăng chiều...
Hết tiếng ve ngân đầu phố, hết cả chim chóc cây xanh, thay vào đó là đủ các loại cò mồi, ô dù nhộn nhạo, phất phới đủ loại. Có lẽ chưa bao giờ Hà Nội sinh sôi, nảy nở, đông đàn, dài lũ các loại cò với một tốc độ chóng mặt đến mức báo động đỏ như thế. Nào cò bệnh viện, cò nhà đất, cò biển số, cò bến xe, cò khách sạn, cò vé xe, cò xuất khẩu, v.v. và v.v... phong phú về mẫu mã, đa dạng về chủng loại, đặc biệt thích nghi về địa bàn và môi trường cư trú. Cành thẳng, cành cong, cành cao, cành thấp, cành cứng, cành mềm ... vỉa hè, bến bãi, khuôn viên, trụ sở, đâu đâu cò cũng đậu, cành nào cò cũng xà, đố ai dám động vào cò. Sinh ra từ nước đục, từ ô nhiễm môi trường, cò chẳng sợ gì cung tên, súng đạn, chẳng dại gì xáo nước trong, cứ chỗ nào đục nước cò đến, hết váng, hết mỡ, cò bay đi. Thay vì lộn cổ xuống ao, cò nghễu nghện ngẩng cao đầu, bảo với “khổ chủ” : Thấy chưa không có tôi là không xong đâu nhé. Chi cho đẹp vào...(Cứ 2% một căn hộ mặt đường, dù mua hay bán cũng thế, bởi cò ít khi được ăn một mình, còn cả con Vạc, con Nông, ngông nghênh chia chác nữa). Một thời muốn mua xe máy, trong khi 4 quận nội thành đã cấm đăng ký thì chi đủ 3 triệu, Cò lo. Muốn nhập hộ khẩu từ các tỉnh về Hà Nội mất 50 triệu một đợt cả vợ lẫn con. Thích đi lao động tại Hàn Quốc, Nhật Bản thì ngoài tiền đóng cho công ty, nộp thêm cho cò 30 triệu nữa, tháng sau bay liền. Muốn mua nhà chung cư, cứ giá gốc của nhà nước cộng thêm 20 triệu dịch vụ để cò chi. Nếu không chờ đến mồng thất, vì 80% quỹ nhà ở dạng này là chuyển nhượng lại.
Cùng với các loại cò, lũ bướm đêm cũng xuất hiện, len lỏi vào mọi ngóc ngách xã hội dưới đủ các dạng dịch vụ, cà phê “giường”, cà phê “võng”, cà phê tour, tắm nóng lạnh, cắt tóc máy lạnh, câu cá nơi ven hồ, đầm ...chỉ cần bấm chuông, gọi điện thoại từ 0 giờ 24 giờ, khách sẽ được phục vụ từ A đến Z. Chưa kể một lượng lớn gái ca ve đứng đường ...tạo ra những gam màu tối của thủ đô ngàn năm văn hiến, phía sau nó là thảm cảnh đau lòng... Thể chất hao mòn, tinh thần suy kiệt, địa vị làm người của cả kẻ mua và người bán hạ thấp tận đáy bùn, xã hội đồi phong bại tục, còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả thế hệ sau. Báo Sài Gòn giải phóng ngày 28/12 công bố: Cả nước có 61.142 trường hợp nhiễm HIV, đã phát hiện 640 trường hợp phụ nữ trước sinh và 382 trẻ em dưới 5 tuổi nhiễm HIV từ mẹ truyền sang.
Song song với nó là nạn ma túy, cả nước có 242.000 người nghiện. Ma túy tràn vào khắp chốn cùng nơi, lan rộng ra cả giảng đường đại học, trung học, cơ sở, thậm chí cả tiểu học. Mỗi năm nhà nước tốn phí 300 tỷ đồng cho các đối tượng cai nghiện tập trung và tạo công ăn việc làm cho người cai có thể hòa nhập trở lại với cộng đồng cũng chỉ giải quyết dứt điểm trên dưới 5%. Số còn lại tiếp tục tái nghiện, dấn sâu vào tội ác, làm nô lệ cho cơn nghiện, kể cả cướp của, giết người.
Kể từ năm 2000 đến nay, hút hít, mại dâm, cờ bạc nằm trong chiến dịch “ba giảm” của thành phố. Nhiệm vụ đề ra là triệt hạ, phá vỡ, tiêu diệt dứt điểm 100%, song như con bệnh nhờn thuốc, cứ năm sau lại tăng hơn năm trước, báo hại các cán bộ trung tâm, văn phòng, tổ chức chống mãi dâm, ma túy, “ết”, cứ mỗi năm lại phải ra ngoại thành lập trang trại, nhà nghỉ cuối tuần, sắm ô tô đi đi, về về đông hơn.
Vào thời điểm đầu năm, nạn cờ bạc bao giờ cũng diễn ra công khai náo loạn. Các con bạc khát nước - giấu mình dưới vỏ bọc: Vui chơi giải trí có thưởng, phong tục dân gian ...có mặt ở tất cả các phòng ban, cơ quan, trường học. Những cuộc đỏ đen sát phạt nhau chí tử từ sáng tới đêm, ngất ngư như con nghiện, mắt thâm quầng vì mất ngủ vẫn cay cú, khát nước, không chịu rời chiếu bạc, kéo theo sự đổ vỡ của bao nhiêu gia đình, hậu quả chả khác gì số đề, nghiện hút.
Ngoài những tệ nạn trên, còn cả nạn hối lộ, bảo kê, ăn chặn, tham nhũng, mua quan bán chức, móc nối trong ngoài, tạo ra cả một đường dây chạy chọt, từ chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy lợi, chạy tội, chạy án và cả chạy dự án nữa, cuối cùng là nạn rửa tiền của quan chức trung ương... Tính chi li, đầu năm Đinh Hợi này, tổng cộng người dân Hà Nội có không dưới 20 mối lo đau đáu. Sự tàn ác của bọn “giặc nội xâm” thật không biết bao nhiêu mà kể, ăn chặn tiền tuất của liệt sĩ, chặn tiền ưu đãi của người và gia đình có công với cách mạng, tiền xóa đói giảm nghèo của đồng bào miền núi, tiền ủng hộ cho đồng bào các tỉnh bị lũ lụt, tiền đầu tư các công trình dự án, xây lắp, thiết kế, xây dựng nhà, đường, cầu, cống v.v và v.v... Nếu tính từ dấu mốc năm 1996, thì số tiền thất thoát và tham nhũng mới ở mức 700 triệu đồng, sang năm 1997 đã là 6 tỷ đồng, gấp 9 lần so với 1996 (Báo tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh ngày 23/3/1998). Sau 9 năm con số này đã gấp cả 100 lần (riêng vụ Lã thị Kim Oanh và đồng phạm giấu mặt - vốn chưa phải là cá biệt đã cướp trắng của nhà nước và nhân dân 152 tỷ đồng, vụ Bùi tiến Dũng chỉ tiền cá cược bóng đá đã lên tới 2,4 tỷ USD).
Sơ kết 6 tháng cuối năm 2006 của ngành Thanh tra, nêu rõ: Tại 5 tỉnh, huyện gồm 55 xã và 109 cơ quan hành chính sự nghiệp đóng trên địa bàn, lực lượng thanh tra đã phát hiện ra: Thu sai 18,5 tỉ đồng, chi sai 191,3 tỉ, để ngoài sổ sách 195,9 tỷ đồng...Nếu tính đủ 64 tỉnh thành cả nước trong đó có 5 thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng v.v… số tiền chi sai và để ngoài sổ sách sẽ là bao nhiêu? Mới 6 tháng đã đủ để giật mình, còn với 6 năm, 10 năm, 20 năm kể từ ngày mở cửa, “đổi mới” đến nay là bao nhiêu?
Cùng với sự gia tăng chóng mặt của nạn tham nhũng, hối lộ cũng tăng theo, không phải 30 triệu, 50 triệu mà có vụ hối lộ tới 500, 1 tỷ, 2 tỷ đồng cho quan chức, thậm chí có người dám bỏ cả 4 tỉ đồng mua chức.(Bài nói chuyện tại hội nghị cán bộ toàn quốc ở Hà Nội của nguyên Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu). Thất thoát đủ kiểu đủ dạng, chỉ lấy một ví dụ tiêu biểu là xây dựng sân bay Nội Bài. Dự tính ban đầu là 27 triệu USD, sau nâng thành 30 triệu, thời gian sau lại đưa lên 47 triệu USD, khi thanh tra nhà nước nhảy vào cuộc đã phát hiện ra một lô điều không hợp lý như một càng máy bay đặt mua 2,6 triệu USD, trong khi giá thực chỉ có 300.000, liền đưa xuống 36 triệu. Khi công việc hoàn thành, qua công tác đánh giá tổng kết, tất cả chỉ hết có 19 triệu USD. Thất thoát gần 1/2. Cũng trong bài nói chuyện, ông tiết lộ năm ngoái, công an Hà Nội khám phá một đường dây chuyên chạy dự án cho các bộ ngành và địa phương. Một vị cán bộ cấp huyện đã tạm ứng cho đường dây này 400 triệu đồng để kéo bằng được cho huyện một dự án...song, so với cái giá phải trả cho việc bán đất của ông ti hí mắt lươn (đĩ điếm phải gọi bằng cụ tổ này) thì đã ăn thua gì?
Xét cho cùng, dù lớn nhỏ, nặng nhẹ, cả bề rộng lẫn bề sâu, các tệ nạn xã hội ngày lại ngày làm cho bầu không khí của rùa vàng, gươm báu, đền thiêng ô nhiễm...làm hoen ố, sứt mẻ tính toàn bích, toàn mỹ của thành cổ Hà Nội, hạ thấp giá trị cao quý của người Hà Nội, còn dọn đường xua đẩy bao người vào vũng bùn tội lỗi, bởi quy luật của cái xấu, cái ác là sự lây lan, khuếch tán, từ ít tới nhiều, nhẹ tới nặng, thấp lên cao, làm suy vong cả một nền chính trị. Không những giới đầu tư ngoảnh đi, tạo ra khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng, mà đứng sau nó còn là hàng nghìn sinh mạng người dân phải trả vì hỏa hoạn, đất trồi, nhà sập, sụt lở cơ sở hạ tầng, vì sai phạm nghiêm trọng các tiêu chuẩn an toàn trong việc xây lấp cầu cống, đường xá, nhà cửa do cố tình xén bớt vật tư, nguyên liệu v.v.
Chuyện cò mồi, tiêu cực tại Hà Nội muôn đời không hết, vì trung tâm đẻ ra các cò mồi là các trời con ngồi tại bộ chính trị. Dột từ nóc dột xuống. Hy vọng từ nay đến 2010, sau khi lo cho đảng mồ yên mả đẹp, 4 triệu cư dân Hà Nội cùng 83,2 triệu người trong và ngoài nước cùng xúm lại để 1000 năm Thăng Long, Hà Nội có bộ mặt đẹp đẽ hơn, lịch sự hơn, theo đúng nghĩa một bài hát đã viết về Hà Nội - nghìn năm văn vật cũng là mảnh đất lắng hồn núi sông ngàn năm...còn hiện tại, tấm vải lịch sử mà đảng Cộng Sản dệt cho dân bằng những bàn tay cáu bẩn của mình bên ngoài còn tàm tạm, chứ bên trong thì nhung nhúc những rận và rệp, từ 15 con rận trong bộ chính trị, đến 150 con rệp uỷ viên trung ương, các loại rệp cấp tỉnh thành huyện, xã v.v… và v.v... những con rận và đủ các loại rệp này hút máu người dân Việt Nam đến no tròn cạn kiệt và phá hỏng bao nhiêu nét đẹp văn hóa của người Việt Nam ta, trong đó có Hà Nội mình.
Thật là buồn phải không chị?
Hà Nội 12-3-2007................................................................
Qua lá thư gởi người bạn ở tận Úc châu, như một bài ký sự của nhà văn Trần Khải Thanh-Thủy. Chúng ta thấy bộ mặt thật của Hà Nội ngày nay: Xuất hiện đủ các loại cò và các tệ nạn xã hội mọc lên như nấm… Giống như những cơn bệnh dịch hiểm nghèo đang tung hoành gặm nhấm, xâu xé nát tâm can tạng phủ con người! Không phải chỉ Hà Nội mà chúng lan ra khắp nước. Trong cái khung cảnh mênh mông, những tệ nạn xã hội nặng trĩu nỗi ô nhục cho Thủ Đô văn hiến này! Có lẽ một lần nữa công lý và tự do phải tự mua với một giá cao. Nhưng trước hết chúng ta phải tìm ra nguyên nhân của bệnh dịch. Con người đã can đảm chống lại, nhưng làm sao diệt được tận gốc những tai họa mà không làm rõ nguyên nhân?
Trước hết là những phi lý bất công.
Bất kể ai ở Hà Nội hoặc viếng thăm Hà Nội ngày nay cũng thấy ngay những bất công phi lý. Điểm cộm nổi bật nhất là cái lăng Hồ Chí Minh. Chỉ xét về mặt địa lý cũng rõ, Hà Nội rộng 2,123 km2, nội thành 40,50 km2, ngoại thành 2,082,50 km2. Trong nội thành riêng khu Ba Đình (người chết) đã chiếm giữ một phần lớn trong diện tích 9,25 km2. Trong khi dân Hà Nội phần lớn sống trong các ổ chuột, họ chen chúc nhau từng tấc đất. Thì rành rành ra đây: Giữa Quảng Trường Ba Đình là lăng Hồ Chí Minh, trước lăng là Hội Trường Ba Đình, nơi tụ tập của Quốc Hội Cộng Sản và trụ sở Bộ Ngoại Giao, sau lăng Hồ Chí Minh là khu vườn rộng bát ngát mênh mông, trồng đủ thứ cây trong nước chỉ để phục vụ xác chết, chưa hết, lại còn khu vườn cảnh và nhà sàn Hồ Chí Minh. Lòng tham vô đáy, họ xây dựng luôn khu nhà bảo tàng Hồ Chí Minh vùng đất chiếm dài đến hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột.
Theo thống kê năm 1979 dân Hà Nội là 2.570,905 người. Năm 2005 là 3.1453 người.
Mật độ dân số 3.348 người trên 1 Km2 . Đối chiếu như vậy, mới thấy xác chết chiếm của người sống quá nhiều đất!
Thảm cây xanh trên đất Thăng Long Xưa vốn là các vùng đất tự nhiên. Chỉ khi hình thành phố phường thì mới có trồng cây theo hàng lối. Cuối thế kỷ XIX Hà Nội có 21 phố: Hà Khẩu, Việt Đông, Hàng Mắm, Hàng Mã, Báo Thiên, Khu nhà thờ lớn, Thiên chúa giáo bây giờ, Hàng Hoa, Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Thiếc, Hồng Lam, Đồng Xuân, Thanh Hà… Bước sang thế kỷ XX phố xá mở rộng về phía Đông và phía Nam. Như vậy, thảm cây xanh Hà Nội mới được trồng dọc theo các đường phố, các công viên và các dinh thự…
Khu vực Bách Thảo là vườn cây cổ nhất Hà Nội được thành lập vào năm 1890. Với dự kiến ban đầu là 50 Ha, kéo dài từ làng Ngọc Hà đến sát Hồ Tây. Nhưng khi thực hiện chỉ dừng lại bên thành cổ (Hoàng Hoa Thám) ngày nay. Bách thảo thực ra chỉ là khu vườn thí nghiệm những loại cây nhập ngoại… Khu vực này về sau ít được chú ý tới, và Phủ Toàn Quyền lấn dần, nên Bách Thảo bị thu hẹp. Trong số cây bóng mát của Hà Nội có khoảng 200.000 cây bóng mát với 67 loại cây được chọn lọc trồng. Diện tích các công viên khoảng trên 40 ha, tập trung chủ yếu ở hai quận Ba Đình và Hoàn Kiếm. Thảm cây xanh quanh Hồ Gươm hình thành từ đầu thế kỷ XIX, với nhiều loại cây được đem về từ các miền đất nước. Khác hẳn với thảm cây xanh ở Bách Thảo và khu Ba Đình, cây xanh ở đây hoàn toàn là cây nội địa. Tính như vậy, đến nay thảm cây xanh Hồ Gươm đã đến trăm tuổi[6].
Diện tích cây xanh tính theo đầu người là 4.5 m2, nhưng cái xác chết của Hồ Chí Minh chiếm quá nửa!
Hà Nội bây giờ có ba trung tâm lớn:
- Một nhóm lãnh đạo Đảng và một xác chết chiếm một trung tâm rộng nhất, đẹp nhất là khu Ba Đình.
- Hai là vườn hoa cửa Nam.
- Ba là Hồ Gươm.
Hai nơi thuộc về người dân Hà Nội là Hồ Gươm và vườn hoa cửa Nam.
Về Hồ Hoàn Kiếm, sự tích vua Lê Thái Tổ thu Kiếm và trả Kiếm với rùa Thần, chắc ai xem sử đều biết giữa Hồ Hoàn Kiếm có đền Ngọc Sơn, muốn vào đều phải đi qua cầu Thê Húc, sát với đền là Trấn Ba Đình.
Dưới thời Pháp thuộc những buổi chiều nóng nực, dân Hà Nội kéo nhau ra bờ Hồ hóng mát, ăn bún chả, bánh tôm.
Vào đêm hè, trăng sáng, cảnh Hồ đẹp tuyệt trần!
NhưngHà Nội ngày nay không còn như xưa nữa! Bởi bao nhiêu thế hệ bị nhiễm độc học thuyết “đấu tranh giai cấp”, bài trừ phong kiến với khẩu hiệu “Trí-Phú-Địa-Hào đào tận gốc trốc tận rễ” và lòng hận thù họ đã triệt phá đủ mọi phương diện!!!
-------------------------------------------------------------------------------
[1] Bản thân tiếng Nghệ cũng có rất nhiều thổ ngữ. Chúng tôi nói “đặc Nghệ” ở đây là cái chất giọng chung người Bắc thường nhìn nhận và gán cho họ - người Nghệ.
[2] Mượn một khái niệm sinh học “thuần” để diễn đạt các đời liên tiếp là người Nghệ không sinh sống ở Nghệ.
[3] Con cái người Nghệ khi chúng ở tuổi còn bé có thể lưu giữ cố tình về giọng Nghệ: thích và nhại giọng ông bà, bố mẹ... thành quen.
[4] Nhóm người xét chủ yếu về mặt ngôn ngữ ở đây là cộng đồng người Nghệ và cộng đồng người Bắc nói chung hiện đang sống ở Hà Nội.
[5] 6 Tài liệu tham khảo, chúng tôi chụp những bản gốc di chúc của chủ tịch Hồ chí Minh ở chương “Bút tích và Di Chúc HCM” trong Chương 11, do Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Hà Nội, phát hành năm 2004, để các bạn tiện đối chiếu với bài viết trên.
[6] Theo thống kê của công ty công viên cây xanh cuối năm 2003 Hà Nội.
Nhiều người nhìn tấm ảnh này đều dễ dàng nhận ra bức tượng “Nữ thần Tự do” đã quá quen thuộc, sừng sững ở cửa ngõ TP New York của Hoa Kỳ… Bức tượng trong ảnh này đúng là Tượng nữ thần Tự do, nhưng rõ ràng là nó nhỏ hơn, lại nằm trên một đường phố của Hà Nội (Dương Trung Quốc). Tượng đã bị Việt Minh phá sau ngày Nhật đảo chính Pháp.
Năm 1918, Trường nữ Sư phạm Hà Nội được thành lập, lúc đầu học ở Hàng Vôi sau chuyển ra Lò Đúc. Năm 1925, trường đổi thành Nữ Trung học Hà Nội (Collège des Jeunes Filles) ở phố Félix Faure (nay là Bộ Tư pháp ở phố Trần Phú). Địa điểm này bị Tây lấy làm Trường Nữ Trung học Pháp, đổi lại cho xây Trường Nữ Trung học Việt Nam ở phố Hàng Bài.Nay là trường THCS Trưng Vương. (Dương Trung Quốc)
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30
Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
***
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Châm Biếm - Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện Ngắn
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử