lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Thăng Long Xưa Hà Nội Nay

Thăng long Hà Nội

Trẩn Nhu

Nguồn: quanvan.net

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30

CHƯƠNG XI: Cảnh Hà Nội Ngày Nay

Hà Nội bây giờ có ba trung tâm: Một là lăng Hồ Chí Minh và Quảng trường Ba Ðình, hai là vườn hoa cửa Nam, ba là Hồ Gươm.

Khu phố Ba Ðình rộng 10,75 Km2. Nói về Ba Ðình, xưa nay vẫn là khu thành quách. Các công sở chỉ có ba phố vào loại “hàng” là Hàng Than, Hàng Bún, Hàng Ðẫy.

Dân số khu Ba Ðình, xưa đông đúc. Còn ngày nay dân cư Ba Ðình chỉ có một xác chết. Và một nhúm lãnh đạo đảng sống bám theo xác chết.

Quảng Trường Ba Ðình ở chỗ cũ của Tây Thành (Ðại Bản doanh Bộ Tư Lệnh Quân Ðội bảo vệ lăng và xác chết ở chỗ Sở Cát Tút cũ, nơi đây đúng là góc Tây thành. Men theo phố Hoàng Diệu là tường thành phía Tây của Cấm Thành. Thành Thăng Long của nhà Lý và các vua Trần ở nguyên vị trí Cấm Thành của nhà Lý. Ðến các vua Lê cũng ở đây. Nhà Lê chỉ xây thêm Ðông Cung ở phía Ðông thôi.

Khu cấm thành xưa rất rộng được xây theo hình chữ nhật giới hạn tường phía Tây vuông góc với phố Hồ Khẩu. Phía Bắc cấm thành chạy dọc theo đường Hoàng Hoa Thám, Phan Ðình Phùng, tiếp đến cấm thành phía Ðông chạy song song sát với Hoàng Thành từ phố Hàng Ðậu chạy dọc theo đường Phùng Hưng, rồi vuông góc với đoạn phía nam, chạy dọc bên trong đường Trần Phú, (tên đường Cộng Sản đặt) khu cột cờ và viện bảo tàng quân đội Cộng Sản, qua phố Ðội Cấn, Liễu Giai thì vuông góc với làng Hà khẩu. Trong cấm thành có điện Kinh Thiên, Ðiện Vạn Thọ, Thái Miếu, Ðông Cung… Theo ước đoán trung tâm cấm thành vào khu vực lăng Hồ Chí Minh bây giờ.

Ðặc điểm các đường của khu Ba Ðình là có bốn đường ngang, đi suốt từ Ðông sang Tây, tây bắc là đường Hàng Ðậu, đến vườn hoa Tháp Nước thì có một nhánh đi chếch lên phía Bắc, đường Quan Thánh đến Thụy Khuê, lên đến Bưởi, nhánh thẳng là đường Phan Ðình Phùng, rồi Hoàng Hoa Thám, cũng đến Bưởi, ba là đường Lê Hồng Phong (Cộng Sản đặt sau 1954) rồi đường Ðội Cấn đến Cống Vị, bốn là đường Nguyễn Thái Học, tiếp là đường Kim Mã đến cầu Giấy, chỉ có hai đường chính là đường Hùng Vương và Hoàng Diệu, đường Hùng Vương theo tường thành phía Tây.

Thành nhà Nguyễn cũ từ Bắc xuống phía tay phải là Phủ Toàn quyền cũ. Vào vườn Bách Thảo trước đây gọi là trại Bách thú, trại Hàng Hoa. Từ cửa Ðông Bắc, đi theo đường bên hồ dài trồng sen, đến một cái hồ tròn, trong đó nổi lên hòn đảo nhỏ. Nhưng cho đến thời Lê, trên con đường này có đền thờ vua Mai Hắc Ðế và đền Bà Ðá. Cạnh Hồ là quả núi Xưa, còn gọi là núi Xuân, cao 18m. Sau núi Xuân có miếu Thảo Xuân. Phía Tây vườn, còn ngôi đền thờ, mang ba chữ “Khám Xuân Từ”, bên một đền to nữa là Miếu Hội Ðồng. Nhà Nguyễn xây dựng để thờ “Bách Thần” (Một trăm vị thần). Có lẽ trên thế giới này không có kinh đô nước nào lại thờ nhiều vị thần như ở Thủ Đô nước ta. Nhân dân xây đền thờ những người có công dựng nước và giữ nước, từ các vị vua đến các vị anh hùng dân tộc, không thiếu một vị nào, từ vua Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và bà Âu Cơ, trước kia có đền thờ ở phố Ðức Chính Ba Ðình, rồi đến thờ các vị vua Hùng ở xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm, thờ Trưng Nữ Vương (40-43) ở đền Ðồng Nhân quận Hai Bà Trưng, đền thờ Lý Bôn (544-602) ở xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội, đền Thờ Triệu Việt Vương (549-571) ở đình làng Yên Canh phố Cửa Bắc, đền thờ vua Ðinh Tiên Hoàng (968-980) ở làng Cổ Ðiển, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội, đền thờ Lý Chiêu Hoàng (1225) ở xã Mai Lâm, huyện Ðông Anh, đền thờ vua Lê Thái Tổ (Lê Ðại Hành) ở phố Hàng Vôi quận Hoàn Kiếm v.v…

Ðền thờ các vị anh hùng dân tộc như Trần Hưng Ðạo, ở phố Khâm Thiên quận Ðống Ða, đền thờ Trần Khánh Dư ở xã Xuân Nộn huyện Ðông Anh ngoại thành Hà Nội, đền thờ Nguyễn Khắc Chung cũng ở huyện Ðông Anh, đền thờ Lý Thường Kiệt ở phố Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm v.v…

Ðến các danh nhân văn hóa như Nguyễn Trãi có đền thờ ở huyện Thanh Trì ngoại thành, Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491) có đền thờ ở Hà Nội, nhưng tác giả không còn nhớ ở đâu, đền thờ Liễu Hạnh ở Phủ Tây Hồ cạnh Hồ Tây thuộc quận Tây Hồ ngày nay. Ðây là nơi kỷ niệm cuộc gặp gỡ giữa Trạng Bùng – Phùng Khắc Khoan và Liễu Hạnh. Câu chuyện về cuộc gặp gỡ này được ghi lại trong nhiều tác phẩm như Vân Cát thần nữ của Ðoàn Thị Ðiểm, sự thờ phụng các vị thánh bất tử ở Việt Nam của Nguyễn Văn Huyên, Hà Nội Xưa Nay của Trần Huy Bá có ghi:

Ðền thờ các vị Quốc Sư có công phò vua giúp nước như: Viên Thông Quốc Sư (1080-1151 tác giả không nhớ nơi thờ), Từ Ðạo Hạnh (1115) được thờ ở chùa Láng Quận Ðống Ða, Thiền Sư Minh Không (1066-1441) ngài là quốc sư, trước có đền thờ ở quận Hoàn Kiếm v.v…

Các vị danh thần, như Tô Hiến Thành được thờ ở làng Dã Chợ huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội, Ðỗ Trung có đền thờ ở thôn Tế Xuyên, huyện Gia Lâm, Phan Tu được thờ ở Xã Thanh Liệt, huyện Thành Trì, ngoại thành v.v…

Hà Nội thờ cả những vị thần huyền thoại như Rùa Vàng Hồ Hoàn Kiếm, thờ thần Kim Quy (Xin xem tích Trọng Thủy Mỵ Châu và nỏ thần). Thần Kim Quy là vị thần gắn liền với lịch sử thành lũy của Việt Nam, Thần Bạch Mã (được thờ ở phố Hàng Buồm quận Hoàn Kiếm.) Tích xưa ghi rõ, vua Lý Thái Tổ dời đô về thành Ðại La, thuyền vua đậu ở dưới chân thành, bỗng thấy rồng bay lên bèn đổi tên là thành Thăng Long, rồi đến Sơn Tinh được thờ ở đình làng Kim Liên là một trong những vị thần của Thăng Long tứ trấn. Ðền thờ Sơn Tinh có ở rất nhiều nơi trong nước, riêng ở Hà Nội trước kia có tới hơn hai mươi chỗ thờ Sơn Tinh, những nơi thờ chính vẫn là đền Thượng trên núi Ba Vì, quê Ma Thị, mẹ nuôi của Sơn Tinh. Nguồn gốc truyện Sơn Tinh ở vùng núi Tam Ðảo, vị thần thời vua Hùng Vương thứ XVIII, rồi đến thờ Thánh Gióng ở làng Mạch huyện Ðông Anh, làng Phù Ðổng huyện Sóc Sơn đều ở ngoại thành Hà Nội.

Xin trở lại khởi điểm, đền thờ “Bách Thần” nay trong vườn Phủ Thủ Tướng Cộng Sản. Vườn Bách Thảo là đất của thôn khám Xuân cũ, sau đổi thành phường, thuộc huyện Vĩnh Thuận. Ðặt tên như vậy vì đất thôn này trải dài từ Khám Sơn đến tân Xuân Sơn. Năm 1890, thực dân Pháp đuổi dân làng đi để lấy đất xây Phủ Toàn Quyền (nay đổi chủ là Dinh Chủ Tịch), cả khu Ðông của Phủ Chủ Tịch là thành Hà Nội thời Nguyễn, nay chỉ còn cột cờ. Khu đất nầy đầu thế kỷ XX, người Pháp làm một vườn hoa đẹp nhất Hà Nội, gọi là vườn Hoa Canh Nông, khi Hồ Chí Minh về tiếp quản Thủ Đô cho dựng ngay tượng đài Lenin ở đây, cạnh cột cờ cũ, phía trái là cơ quan của Trung Ương đảng Cộng Sản. Xây trên khu núi Khám Cũ. Quảng trường Ba Ðình, nhà Quốc Hội bù nhìn của đảng và trụ sở Bộ Ngoại Giao… Sau lăng Hồ Chí Minh trồng đủ mọi thứ cây, vườn cây ở đây được trồng để lấy bóng mát cho xác chết, và làm cảnh.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site