lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Thăng Long Xưa Hà Nội Nay

Thăng long Hà Nội

Trẩn Nhu

Nguồn: quanvan.net

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30

lịch sử việt nam

CHƯƠNG VII: Bốn ngàn năm tranh đấu chống văn hóa nô dịch để bảo tồn văn hóa Việt Nam

Hiện nay bộ chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Bắc Kinh đang thực hiện khẩu hiệu chiến lược "Hợp tác toàn diện với Trung Quốc" về mọi phương diện chính trị, kinh tế,...giáo dục theo khuôn mẫu của Trung Quốc, trong âm mưu Hán hóa và biến nước ta thành một tỉnh của Trung Hoa.

Ở nước ta các triều đại trước đến triều đại nhà Lý, nhà Trần những nhà lãnh đạo quốc gia đã vạch ra một ranh giới chính trị, văn hóa, xã hội khác hẳn Trung Hoa. Việc xác định và giữ gìn ranh giới ấy đã đóng một vai trò lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Tách biệt hẳn với Trung Hoa, phản ảnh một quyền lực đầy hiệu quả.

Ðảng Cộng Sản VN từ nhiều thập niên qua đã giập theo khuôn mẫu của Trung Quốc về mọi phương diện chính trị xã hội ngược hẳn với tiền nhân. Ðiều lệ Ðảng lần thứ II năm 1951 đã ghi: "Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Mao Trạch Ðông". Tôi tin rằng sự phổ biến tư tưởng Mao Trạch Ðông là phương cách khủng khiếp nhất của sự thoái hóa về chính trị và xã hội còn sót lại trên thế giới này!

Chúng chính là kẻ thù sống chết của các dân tộc Á Ðông, đối với nước ta chúng luôn luôn đặt trong "tầm nhắm" như thú dữ rình mồi, chúng cũng thường xuyên xâm lấn các nước lân bang, chúng xuất khẩu cách mạng diệt chủng. Chúng tấn công dân chủ và nhân quyền, mặt khác chúng còn vô nhân tính. Tai họa giáng vào Việt Nam chính là do tên tội đồ Hồ Chí Minh. Nếu cái tên ngu muội ấy lúc đầu không mang tư tưởng Mao Trạch Ðông vào Việt Nam, không dựa vào Trung Cộng, không tin vào thiện chí của giới lãnh đạo Cộng Sản Bắc Kinh, thì Việt Nam ngày nay đã có thể trở thành cường quốc về kinh tế, hùng mạnh về quân sự, văn minh về xã hội, chứ không chịu ô nhục yếu hèn để Trung Quốc cứ lấn tới. Ngay lúc này, giữa lúc Trung Quốc có thái độ ngang ngược về vấn đề lãnh thổ nhưng những người lãnh đạo đảng Cộng Sản VN vẫn muốn cột chặt ý thức hệ với Bắc Kinh. Đặc biệt chuyến công du Trung Quốc của Nông Đức Mạnh diễn ra ngay trước hội nghị 7 khóa X và tuyên bố chung 9 điểm Việt Nam Trung Quốc ngày 1 tháng 6 năm 2008 tại Bắc Kinh càng lộ rõ âm mưu sát nhập Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc.

Người Việt Nam từ bao đời nay hiểu rằng số phận của quốc gia mình, không thể bị trói buộc vào nước Tầu, rằng Trung Hoa là mối đe dọa tiềm ẩn liên tục đối với Việt Nam. Cả về mặt phát triển cũng bị trở ngại, trong quá khứ cũng như hiện tại, ai cũng có thể dễ dàng nhận ra điều đó. Nên tiền nhân ta làm bất cứ việc gì vẫn để mắt đến người Tầu. Bốn ngàn năm dựng nước, và giữ nước dân Việt có thời nào thỏa mãn sự mong muốn ban sơ trong niềm vui hòa bình mà không để ý đến người phương Bắc. Không có quốc gia nào phải chịu đựng nhiều cuộc xâm lăng từ phía Trung Quốc như Việt Nam. Cũng không có người nước nào hiểu biết người Tầu hơn ông cha chúng ta, rằng họ quá sức quỷ quyệt và tàn bạo...

Năm ngàn năm lịch sử Trung Quốc không có ông vua nào có nhã ý làm điều gì tốt lành cho các nước láng giềng bao giờ, ngoài việc đánh chiếm và gây họa... Bất kể triều đại nào của nước Tầu, kết quả cũng là xâm lăng. Cho nên chống Trung Quốc là mang công lý cho nhân loại, mang lại hòa bình cho các dân tộc.

Thế giới hiểu biết rất ít, về cái giá mà người Việt Nam đã phải trả để sống còn và quyết tâm sâu sắc của người Việt để chống lại sự xâm lăng và áp lực từ phía Trung Hoa, có ít nhất là 7 lần quân Việt Nam đánh bại quân Trung Hoa, trong thời gian Bắc Thuộc 1000 năm đối phó với họ để tồn tại, không chỉ là một phương thức sống, mà còn là một nỗ lực văn hóa, một khẳng định chân lý xuyên suốt quá trình lịch sử là cuộc chiến đánh bại quân Tầu lần thứ nhất vào thế kỷ 221 trước CN. Ðây là cuộc đụng độ lịch sử đầu tiên với thế lực phong kiến ở phương Bắc trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Từ thế kỷ VIII trước CN, Trung Hoa bước vào thời kỳ "tranh bá đồ vương" giành giật bá quyền ở Trung Nguyên và thời kỳ bành trướng thế lực xâm chiếm đất đai lãnh chúa Hoa Hạ là thời Xuân Thu (770-475 tr. CN) và Chiến Quốc (475-221 tr. CN). Nước Tầu bấy giờ có 7 nước lớn gọi là "thất hùng". Ðến năm (221 trước CN) Tần diệt được 6 nước, cục diện "thất hùng" kết thúc, toàn bộ lãnh thổ nước Tầu về tay Vua Tần Danh Chính. Danh Chính tự xưng là Thủy Hoàng Ðế. Trong vòng 10 năm (từ 230-221 trước CN) Tần lần lượt tiêu diệt sáu nước Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên, Tề thống nhất. Từ đây, cuộc chiến xâm lăng mở rộng ra ngày càng lớn: đánh Hung Nô ở phía Bắc, bình Bách Việt ở phương Nam.

"Cuộc đánh chiếm Bách Việt trên đất Lĩnh Nam của nhà Tần được thư tịch cổ Trung Hoa ghi lại khá sớm. Sách "Hoàn Nam Tử" ở Thiên "Nhân gian huấn" có ghi: "Nhà Tần lại ham sừng tê, ngà voi, lông chim trĩ, ngọc châu, ngọc cơ của đất Việt, bèn sai Úy là Ðồ Thứ, phát 50 vạn binh chia làm 5 đạo: Một đạo tiến vào Ðàm Thành, một đạo đóng giữ ở Ải Cửu Nghi, một đạo ở Phiên Ngung, một đạo giữ miền Nam Dã, một đạo đến đóng ở sông Dư Can. Trong ba năm, quân Tần không cởi giáp, dãn nỏ. Giám Lộc tìm cách chuyển lương, bèn lấy binh lính đào kênh cho thông đường lương để đánh nước Việt, giết được tướng quân là Dịch Hu Tông. Nhưng người Việt không chịu hàng mà vào rừng ở cùng cầm thú, không chịu để quân Tầu bắt."

Lịch sử của dân tộc Việt Nam đầy gian truân và bi tráng. Thử nghĩ thời đại sơ khai, người Việt đã bị người Tầu đè nén tàn nhẫn đến mực nào? Mà họ nguyện: "Thà sống với cầm thú trong rừng còn hơn làm nô lệ cho quân Tầu"?

Ngay từ buổi đầu dựng nước, chúng ta thấy thái độ quyết liệt, dứt khóat của tiền nhân ta thời cổ xa xưa và triều Hùng với nhà Thục, Tây Hán, với Nữ Trưng Vương… đối với những cuộc xâm lăng, đồng hóa.

Sách (Hoài Nam Tử) ở thiên Nhân Gian huân có lại ghi: "Người Việt lại cùng nhau cử người kiệt tuấn làm tướng, rồi ban đêm ra đánh quân Tần. Ðại phá được quân Tần và giết được Ðồ Thú (quân Tần thây phơi, máu chảy mấy chục vạn người. Cuộc chiến giữa quân Tần với dân binh Việt đã diễn ra trong 3 năm (218-214 tr. CN) và quân Tần đã đại bại. Chiến thắng của người Việt đã làm chấn động cả đất Lĩnh Nam lan truyền đến đất Trung Nguyên.

Sách sử ký của Tư Mã Thiên cũng chép lại sự kiện trên (…) Sử ký cũng cho biết thêm: "Nhà Tần tiếp tục đặt ra quận Quế Lâm, Nam Hải. Trong cuộc chiến với người Việt vẫn tiếp diễn ngày một ác liệt. Kéo dài đến năm 208 tr. CN không thắng được người Việt buộc Tần Nhi Thế phải bãi binh.

Năm 214 Tr CN Tần Thủy Hoàng lại cử Nhâm Ngao sang làm đô úy quận Nam Hải và Triệu Ðà làm huyện lệnh Long Xuyên (thuộc Nam Hải), đem theo 10 vạn dân nghèo, loại tù tội, buôn đồ vặt sang nước ta cho ở lẫn với người bản xứ, lấy người bản xứ. Quân dân Âu Lạc vẫn tiếp tục kháng chiến mãnh liệt, quân Tầu luôn bị đánh phá thiệt hại, ăn không ngon, ngủ không yên trong suốt mười năm.

Ðến năm 210 Tr. CN. Ngao và Triệu Ðà lại đem quân sang đánh nước ta, Ngao đóng quân ở Tiền Giang nay là bến Ðông Hồ Bắc Ninh. Triệu Ðà đóng quân ở núi Tiên Du cũng thuộc Bắc Ninh. Nhiều trận đánh lớn diễn ra ở vùng này và gần thành Cổ Loa. Cổ Loa là một công trình kiến trúc vĩ đại từ ngoài đi vào thì xoáy trôn ốc nên có tên gọi thế, gồm ba vòng trong ngoài cao rộng, có sông Hoàng chảy qua thuận lợi cho việc đi lại trong vùng xuôi sang sông Cầu và sông Thái Bình. Thành lũy có nhiều vọng gác là nơi đóng quân kiên cố.

Sau nhiều lần tấn công thất bại, biết không thể chinh phục được nước Âu Lạc bằng vũ lực. Triệu Ðà quyết định thay đổi thủ đoạn xâm lược. Y xin giảng hòa với vua An Dương Vương và xin cầu hôn công chúa Mỵ Châu cho con trai mình là Trọng Thủy sang ở rể tại kinh đô Cổ Loa. Các tướng lãnh của An Dương Vương lúc đó như Cao Lỗ, Nồi Hầu đã thấy âm mưu quỷ quyệt của Triệu Ðà, ra sức khuyên can nhưng vua không nghe và từng bước bị quân giặc dẫn dắt vào cạm bẫy, An Dương Vương bị lung lạc ý chí chiến đấu, tê liệt tinh thần cảnh giác, nội bộ trong triều bất hòa, chia rẽ. Các tướng giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu, Ðinh Toàn... đã bị bạc đãi, giết hại thay phải bỏ đi. Trong khi đó, Trọng Thủy lại lợi dụng cương vị con rể và tình yêu chân thành của Mỵ Châu để "xem trộm" nỏ thần, ngầm làm nỏ khác, đổi móng rùa vàng dấu đi... như các sách sử của Việt Nam và Trung Quốc chép điều này có thể được hiểu là Trọng Thủy đã đánh cắp bí mật quân sự, làm suy yếu lực lượng quốc phòng của Âu Lạc. Do những sai lầm của An Dương Vương đã đẩy đất nước rơi vào vòng nô lệ của người Tầu! Ðảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay cũng bị Ðảng CS Trung Quốc lợi dụng tình đồng chí anh em, khiến vận nước đang đứng trước bờ vực thẳm!

Thảm kịch xưa, vua chết mất nước!

Ðến thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc 179 (Tr. CN) 906 (sau CN).

Thời kỳ này khởi đầu sau khi Âu Lạc bị Triệu Ðà thôn tính 179 (Tr. CN) và kết thúc vào lúc họ Khúc dựng nền tự chủ, cộng cả thẩy trên một ngàn năm. Với ba giai đoạn lớn: thời thuộc Hán, thuộc Lục Triều, thuộc Tùy-Ðường. Từ năm 622, nhà Ðường thành lập ở nước ta một cơ quan cai trị gọi là Giao Châu đô hộ phủ. Ðến đây nhà Ðường đổi Giao Châu đô hộ phủ thành An Nam đô hộ phủ. Trụ sở đóng tại Tống Binh (Hà Nội) và cùng với ba lần Bắc thuộc: lần thứ nhất từ năm 179 (Tr. CN) kết thúc bằng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng: lần thứ hai từ năm 43. Kết thúc bằng cuộc khởi nghĩa của Lý Bí và nhà nước Vạn Xuân ra đời năm 542, lần thứ ba năm 602 cho đến khi họ Khúc dấy nghiệp năm 906. Lần thứ nhất thuộc Triệu, rồi Hán (Tây và Ðông Hán). Lần thứ hai thuộc Ðông Hán (Ðông Hán, Ðông Ngô, Ngụy, Tần, Tiền Tống. Năm Tề, Lương.) Lần thứ ba Tùy Ðường, Nam Hán.

Các cuộc Khởi nghĩa.

1- Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40-43)

2- Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu (248)

Lý Bí lập nước Vạn Xuân (Sau khi chiến thắng quân nhà Lương vào mùa Xuân, Tháng 2 năm 544) Lý Bí chính thức lên ngôi Hoàng Ðế. Ðặt Quốc Hiệu là Vạn Xuân mong xã tắc được lâu bền muôn đời.

Những cuộc khởi nghĩa dành nền độc lập vẫn tiếp tục:

- Cuộc khởi nghĩa của Lý Tự Tiên, Ðịnh Kiến năm 687.

- Cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan 722.

- Cuộc khởi nghĩa của Dương Thanh 811-820.

Ðến thời kỳ xác lập nền độc lập hoàn toàn năm 906-938. Với chiến thắng Bạch Ðằng nước ta đã trở thành một quốc gia độc lập hùng mạnh. Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng vương hiệu năm 939, thực sự đã khôi phục nền độc lập và chủ quyền quốc gia, chấm dứt 10 thế kỷ Bắc thuộc. Sử cũ ghi: "Ngô Vương Quyền nối lại ngôi quốc thống. Năm sau Ngô Quyền mất (944) các con của Ngô Quyền, Xương Ngập, Xương Văn, không đủ uy tín và sức mạnh để duy trì chính quyền. Sau khi Xương Ngập chết (954) và Xương Văn chết (965) triều đình nhà Ngô thực tế không còn tồn tại, đất nước rơi vào cảnh hỗn loạn, mỗi tướng lãnh chiếm cứ một vùng, đánh lẫn nhau. Sử gọi là "loạn 12 sứ quân".

Đến khi nhà Ngô mất rồi. Đinh Bộ Lĩnh khuất phục được sứ quân Phạm Phòng Ái, phá được Đỗ Đông của Đỗ Cảnh Thạc, từ đó đánh đâu được đấy. Cho nên dân chúng tôn là Vạn Thắng Vương, chỉ trong một năm mà Vương bình dẹp được các sứ quân và lập nghiệp đế.

Năm Mậu Thìn (968), Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt đóng đô ở Hoa Lư.

Năm 979, nội bộ triều đình lục đục, Đinh Tiên Hoàng và con trưởng là Đinh Liêu bị giết hại, Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi, các tướng trong triều chia thành 2 phe đánh lẫn nhau. Ở Trung Quốc nhà Bắc Tống thống nhất Trung Hoa.

Khi Bắc Tống mới thành lập, trên lãnh thổ Trung Hoa còn nhiều nước nhỏ cát cứ và vùng đất đai ở phía Bắc Hoàng Hà đang bị nước Liêu chiếm. Chính sách của Bắc Tống là tiêu diệt các lực lượng cát cứ trước rồi sau mới giải quyết vấn đề Bắc Hoàng Hà với Liêu.

Trong vòng gần hai chục năm, Bắc Tống đã lần lượt tiêu diệt Nam Bình (963), Hậu Thục (965), Nam Hán (971), Nam Ðường (975), Ngô Việt (978), Bắc Hán (979). Tình trạng chia cắt Ngũ đại thập quốc đến đây chấm dứt.

Nhà Tống lại lăm le xâm lược nước ta. Thập đạo tướng quân Lê Hoàn sau khi tiêu diệt đinh điền, Nguyễn Bạc, Phạm Hạp, đã nắm trọn quyền bính. Năm 980, trước sự đe dọa xâm lược của nhà Tống, được sự ủng hộ và suy tôn của Dương Thái Hậu (mẹ Đinh Toàn) và các quan trong triều, tôn Lê Hoàn lên ngôi (Lê Đại Hành) chuẩn bị kháng chiến, đúng vậy, cuối năm 980 quân Tống ồ ạt xâm lược nước ta, bằng cả hai đường bộ và thủy nhưng cả quân thủy, quân bộ đều bị quân ta đánh bại hoàn toàn. Chủ tướng Nhân Hầu bị giết, quân Tống tan rã.

Hơn một ngàn năm, thật não nề!
Xuống biển mò trai, tìm ngọc quý;
Lên rừng bẻ quế, kiếm sừng tê.
Sưu cao, thế vợ làm nô lệ!
Thuế nặng, cầm con chịu ở thuê!
Tan cửa, nát nhà bao thống khổ!
Hán triều tan ác, nghĩ mà ghê!
(Thơ Trần Quốc Hương)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site