lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Thăng Long Xưa Hà Nội Nay

Thăng long Hà Nội

Trẩn Nhu

Nguồn: quanvan.net

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30

Nó được chăm sóc chu đáo cẩn thận và ít bị tác động bởi con người (vắng vẻ) nên nhiều cây trở thành cổ thụ trông như một khoảng rừng xanh bạt ngàn, đã vậy lại còn khu vườn cây cảnh và nhà sàn của Hồ Chí Minh, viện bảo tàng Hồ Chí Minh chạy dài mãi xuống Chùa Một Cột.

Nhà sử học phẫn nộ, GS Nguyễn Huệ Chi, trong một bài viết trên trang web (www.talawas). Ông đã than phiền như sau: “Nhân nói về Hồ Chí Minh, tôi nhớ lại có nhiều lần làm công tác đưa khách nước ngoài đi thăm một số di tích Hà Nội, nhưng cứ hễ đến ngắm cảnh quan chùa Một Cột hiện nay là ai cũng phải ngao ngán lắc đầu. Bảo tàng Hồ Chí Minh đã choán không gian của cụm chùa Diên Hựu và chùa Một Cột, đến nơi mới nhìn cứ tưởng đâu như cụm di tích này là một công trình phụ nép vào bảo tàng hoặc nó được mọc lên từ một đáy giếng! Bởi vì chiều cao của chùa tính từ mặt sàn cho đến đỉnh mái là 2/20 chỉ bằng 1/10 chiều cao của lăng Hồ Chí Minh.”

Đối với con người, trong các loại văn hóa thì di sản văn hóa dân tộc được coi như thiêng liêng nhất bao giờ cũng được bảo vệ giữ gìn. Thế mà dưới thời Hồ Chí Minh đã đập phá biết bao nhiêu di tích lịch sử!

Ôi! Hà Nội ngày nay đã mất một địa vị là Thủ Đô của nước Việt Nam ngàn năm văn hiến, mà chỉ còn là một trung tâm thờ ma quái! Quảng trường Ba Đình lịch sử bị quỷ vương chiếm giữ!

Năm 1945, Hồ Chí Minh và đồng đảng cướp chính quyền từ tay chính phủ quốc gia Trần Trọng Kim. Ngày 2 tháng 9, Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập ở quảng trường Ba Đình. Nhưng y lại làm tay sai cho Nga, Tầu.

Độc lập không thể là một biểu tượng của từ ngữ chính trị, hay lời nói mị dân, nói cho đúng: độc lập là loại bỏ hẳn mọi sự can thiệp của bất cứ một thế lực ngoại bang nào, qua tất cả hành vi tư tưởng chúng ta đều thấy rõ Hồ Chí Minh chỉ là một tên tay sai của quốc tế Cộng Sản. Y đã lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam để phục vụ cho ý đồ của bọn Đế quốc đỏ. Sau 9 năm kháng chiến chống Pháp của toàn dân, khi về tiếp quản thủ đô Hà Nội theo tinh thần hiệp định Geneve, Hồ Chí Minh và đồng đảng, không mảy may nghĩ đến các bậc tiền bối đã có công dựng nước và giữ nước, mà y chỉ nghĩ đến xây dựng công viên của Lenin, tượng đài Lenin thật lớn ở Thủ đô. Trong khi vua Lý Thái Tổ người cha đẻ của Thăng Long không có dấu ấn ở đây, và các vị anh hùng dân tộc cũng hết đất đứng ở Thăng Long! Đền Hai Bà Trưng bị đập, kiệu rước dùng làm xe phân của hợp tác xã (theo nguyên văn bài viết của giáo sư Nguyễn Huệ Chi ở trong nước)… Các ngài bị bọn Cộng Sản “truy lùng gắt gao”! trong các chiến dịch bài phong kiến. Vì có những khác biệt về tư tưởng, một bên duy tâm, một bên duy vật, một bên vô tổ quốc, một bên vị quốc, bị lên án là phong kiến đáng đánh. Thái độ này được bộc lộ khá đậm nét, và được thực hành qua nhiều chiến dịch, và phong trào (bài phong) phá các chùa chiền, đền miếu thờ các vị vua, đến khai quật mồ mả.

Những nhân vật hào kiệt với những võ công oanh liệt trong lịch sử nước nhà bị đặt trước cảnh bể dâu biến đổi, đền đài miếu mạo trở nên hoang phế điêu tàn trên đất nước ngàn năm văn hiến!

Hai bà Trưng, bà Triệu, Lê Đại Hành, Lý Thái Tổ, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo… đã thâm nhập và chiếm địa vị tối cao trong tâm thức người Việt Nam. Nhưng rồi đã không chịu nổi những tiếng hò hét, đả đảo phong kiến của đám thanh niên Hồ Chí Minh trong các chiến dịch bài phong, và phút chốc bị mất chỗ đứng.

Kháng chiến chống Pháp 9 năm kết thúc, mọi thứ đều thay đổi. Nhân dân không có phần chiến thắng. Chỉ có Bác đảng là đáng ca ngợi, còn đối với người khác đều là đồ bỏ đi cả. Những người ngoài đảng Cộng Sản không thể chia xẻ cái vinh dự đó, và chẳng có ân huệ gì đối với những người đã nuôi dưỡng mình. Cái công việc đổ xương máu, mồ hôi của các anh, là việc của các anh. Cái vinh dự là của chúng tôi, chẳng có liên quan gì đến người ngoài đảng Cộng Sản cả, và Bác là một ngoại lệ. Các vua chúa anh hùng dân tộc không được vượt lên trên. Với người Cộng Sản VN xem Các Mác Lenin là tổ tiên. Với người Việt Nam triều đại vua Hùng là triều đại đầu tiên của dân tộc. Người Việt đời đời nhớ ơn các vua Hùng. Ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm với nhân dân Việt Nam trở thành ngày Quốc giỗ thiêng liêng chung cho cả nước. Nhưng từ khi về tiếp quản thủ đô 1954 Hồ Chí Minh và đồng đảng không công nhận, họ bỏ hẳn ngày đó, đến năm 2001 cái quốc hội Cộng Sản mới chịu nhìn nhận ngày đó.

Tổ Hùng Vương, trong tiềm thức cũng như trong tâm tưởng mỗi người Việt là “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”.

“Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng Ba.

Hoặc:

Ai về Phú Thọ cùng ta
Vui ngày giỗ Tổ tháng Ba mùng Mười”

Người Cộng Sản Việt Nam quên cả nguồn gốc, dưới thời Hồ họ chỉ tổ chức ngày sinh nhật Các Mác Lenin rất trọng đại. Mãi đến khi ông tổ Lenin bị quăng bỏ trên đất Nga, các nước Cộng Sản sụp đổ – Cộng Sản Việt Nam hết chỗ tựa mới bắt đầu có phong trào trở về nguồn, họ cho dân xây dựng lại các đền đài, chùa, miếu mạo mà trước đó họ đã triệt phá. Ở Hà Nội do sự gợi ý và vận động của giới trí thức nhiều năm, đến năm 2004 tượng đài vua Lý Thái Tổ mới được dựng ở vườn hoa nhà Kèn, bên cạnh Tòa Thị Chính cũ nhìn ra Tháp Rùa và dựng tượng đài Trần Hưng Đạo ở Nam Định…

Cũng nên biết rằng, nhà cầm quyền Cộng Sản không xuất ngân quỹ nhà nước ra để xây dựng, mà họ quyên góp tiền của nhân dân cả nước để làm, gọi là “quỹ đúc tượng danh nhân” được thành lập vào khoảng năm 1991, và họ cũng lợi dụng số tiền này đúc tượng những kẻ sát nhân như Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Tôn Đức Thắng v.v…

Phác lại cảnh vật và con người Thủ Đô xa xưa, mong rằng thế hệ trẻ thấy được các đức tính của người trước. Xem các thần tích, đọc các văn bia làm rõ được nhiều điều… Khu vực Thủ Đô rộng lớn, lịch sử Thủ Đô phong phú. Cảnh vật thủ đô trăm vẻ. Con người Thủ Đô lịch lãm, chăm chỉ, dũng cảm.

Xem cảnh nhớ người xưa.
Từ thuở mang gươm đi mở nước,
Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long

(Huỳnh Văn Nghệ)

Thành Thăng Long thời Lý đánh bại quân Tống xâm lược.

Thăng Long thời Trần ba phen lửa đạn, sau chiến thắng các binh sĩ ra phố là người lớn trẻ con vây quanh, đòi kể chuyện trận mạc. Vua Nhân Tông ra phố chơi luôn, gặp dân vui vẻ và gặp binh lính là hỏi đạo quân nào? và gửi lời thăm các tướng của họ. Đoàn kết với nhau chống một đại nạn, quý nhau như tình máu mủ. Đến vua Quang Trung khi vào thành Thăng Long, tiếng hoan hô vang trời, khí thế mạnh chuyển núi, trăm họ chật đường nghênh tiếp nhà vua và binh sĩ.

Nay chúng ta xem các đường phố, các cánh đồng, các hồ, các đền thờ… mỗi bước chân chúng ta đi là những vết tích của người xưa. Và thấy rõ ràng ông cha chúng ta viết lên lịch sử thế nào. Những con người đã chôn nhau, cắt rốn ở kinh kỳ, làm việc, viết văn, xây dựng, đánh giặc, đã làm cho Hà Nội Thăng Long nổi tiếng “Thơ Kinh Kỳ, hàng Kẻ Chợ”, văn Trường Hà, lịch sử người Tràng An. Nổi tiếng phong khí chiến đấu của ông Gióng, người Mê Linh, người Hàm Tử, người Đống Đa v.v…

Trên đây là kể sơ lược về Thăng Long Xưa. Ngày nay dân muốn đi thăm cấm thành Thăng Long cũ (Lý, Trần, Lê), không được nữa rồi! Vì nơi đó bây giờ đã trở thành một hải đảo cô lập hoàn toàn.

Quảng Trường Ba Đình ngày nay không còn thuộc về dân Hà Nội. Không còn là chỗ vui chơi của người Hà Nội. Không ai tới đó để “thư dãn”, để ngồi tâm tình với nhau dù nó rất đẹp, rất nên thơ, rất rộng rãi khoáng đạt, không khí trong lành nhất, ít có xe hơi qua lại, chỉ có các xe của giới lãnh đạo đảng.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site