lịch sử việt nam
Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.
Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.
Thăng Long Xưa Hà Nội Nay
Trẩn Nhu
Nguồn: quanvan.net
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30
CHƯƠNG III: Bàn về một vài nét của trận Ðại Hoàng và trận Ðại Thủy Chiến Bạch Ðằng
Trận Đại Hoàng
Đây, chắc hẳn phải là một trận đánh rất lớn vì đoàn quân của Toa Đô đã tiến qua Ái châu (Thanh hoá) đến Trường yên (Ninh bình) để kết hợp với đại quân của Thoát Hoan... Từ Thăng long truy kích xuống, trong khi quân Đại việt cũng tập trung về Đại hoàng, mà ngoài vua Trần Nhân Tông trực tiếp chỉ huy, còn có các tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải...
Chủ trương của địch là tạo thành hai gọng kìm hòng bao vây, tiêu diệt toàn bộ lực lượng kháng chiến của quân dân ta và cơ quan lãnh đạo đầu não. Về phía ta, chắc chắn là đã tổn thất nặng, như sẽ thấy dưới đây. Vua Trần Nhân Tông đã ra lệnh cho Trần Hưng Đạo điều động quân ở các lộ về, mà riêng quân của các vương, con của Trần Hưng Đạo, đã lên tới 20 vạn. Hơn nữa, Trần Hưng Đạo rút khỏi Nội bàng trong một tình thế hết sức bức bách nguy khốn. Đại việt sử ký toàn thư viết về việc rút quân khỏi trận đánh này một hình ảnh bằng cách kể lại chuyện tỳ tướng Yết Kiêu chờ đợi Hưng Đạo Vương tại bãi Tân: “Trước đây, Hưng Đạo Vương có gia nô tên là Dã Tượng và Yết Kiêu. Ông đối đãi với họ rất hậu. Khi quân Nguyên đến, Yết Kiêu giữ thuyền ở Bãi tân, Dã Tượng thì đi theo Hưng Đạo. Lúc quan quân thua trận, quân thuỷ đều giải tán, vương muốn theo chân núi mà đi, Dã Tượng nói: “Yết Kiêu chưa thấy đại vương, tất không dời thuyền đi chỗ khác.” Vương đi ngay đến Bãi tân, chỉ có thuyền của Yết Kiêu còn đấy. Vương mừng lắm, nói rằng:”Chim hồng hộc có thể bay cao được là nhờ vào sáu trụ xương cánh. Nếu không có thì cũng như chim thường thôi.” Vương nói xong thì thuyền chèo đi, quân của giặc đuổi theo không kịp. Vương đến Vạn kiếp, chia quân đóng giữ Bắc giang.
Thế đủ biết mặt trận Nội bàng tan vỡ trong tình huống nguy khốn, thậm chí có vẻ bị bất ngờ. một phản ảnh nữa ta có thể thấy qua việc vua Trần Nhân Tông, khi được cấp báo về tình hình chiến sự Nội bàng, đã bỏ ăn sáng, dong thuyền suốt ngày ra Hải đông để gặp Trần Hưng Đạo, như Đại việt sử ký toàn thư đã mô tả: “Lúc ấy vua ngự chiếc thuyền nhỏ sang lộ Hải đông. Ngày đã gần chiều, vua chưa ăn cơm sáng, có tiểu tốt là Trần Lai đem dâng cơm gạo xấu. Vua khen là trung, ban cho tước thượng phẩm, kiêm chức tiểu tư xã hữu triều môn ở Bạch đằng.”
Việc vua bỏ ăn đi thuyền cả ngày để gặp Trần Hưng Đạo, chứng tỏ mặt trận này đóng một vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược quốc phòng của nhà Trần thời đó.
Trần Hưng Đạo và vua Trần Nhân Tông đã bàn bạc những gì trong cuộc hội kiến chớp nhoáng ở Hải đông? Ngày nay không ai được biết. Việc mặt trận Nội bàng tan vỡ, do thế đòi hỏi phải có những quyết định chiến lược mới để đối phó với giặc. Ta đã biết Nội bàng 200 năm trước Lý Thường Kiệt chủ trương tác chiến ở đây và đã phá được quân Tống. Vậy có thể chủ trương ban đầu Trần Hưng Đạo và vua Trần Nhân Tông đã chọn Nội bàng là nơi tác chiến. Nay phải thay đổi phương án tác chiến mới, Đại việt sử ký toàn thư tập II trang 80 có ghi:”Tháng 3 ngày Giáp tuất, mồng 1, hai vua bỏ thuyền đi bộ đến Thuỷ chú 26, lấy thuyền ra sông Nam triệu 27, tức huyện Thuỷ dương, vượt biển Đại bàng 28 vào Thanh hoá. Và ở trang 74 Đại việt sử ký toàn thư ghi: “Hưng Đạo vương vâng mệnh điều quân dân các lộ Hải đông, Vân trà, Ba điểu chọn những người dũng cảm làm tiên phong vượt biển vào nam. Thế là tinh thần quân ta lên dần, các quan thấy vậy, không đạo nào không tới tập hợp. Vua làm thơ đề ở [45A] đuôi thuyền rằng:
Cối kê cựu sự quân tu kỳ,
Hoan, Diễn do tồn thập vạn binh.
Sự thay đổi phương án tác chiến, chiến lược thể hiện trong phương pháp chỉ đạo chiến tranh của vua Trần Nhân Tông. Phương án này thường được các nhà quân sự hiện nay gọi là “rút lui chiến lược và phản công chiến lược”.
Trong sách Lịch sử Việt nam có nhận định về cuộc rút lui chiến lược của quân ta như sau: “Trần Quốc Tuấn đã tổ chức một cuộc hành quân đầy mưu lược để đánh lạc hướng kẻ thù, thoát khỏi thế bị bao vây. Từ Thiên trường, một bộ phận quân ta rút về các lộ vùng Đông bắc Hải phòng, Quảng ninh để dử địch đuổi theo, rồi chờ khi đạo quân Toa Đô đã vượt qua Thanh hoá tiến ra Trường yên thì quay trở vào chiếm lấy Thanh hoá làm căn cứ. Toa Đô vừa vất vả tiến ra Trường yên lại được lệnh đánh vào Thanh hoá Đến đây, âm mưu của địch định bao vây, tiêu diệt quân chủ lực và bộ máy đầu não kháng chiến của ta bị thất bại.” (Lịch sử Việt nam trang 203)
Qua những sự kiện diễn biến vừa kể trên, cho ta thấy triều đình nhà Trần đã bám sát tình hình tác chiến của quân đội thời bấy giờ chặt chẽ và sít sao tới mức nào để khi chiến sự diễn biến phức tạp và bất lợi, thì chính vua Trần Nhân Tông đã trực tiếp đi đến hiện trường để giải quyết các vấn đề vừa mới nẩy sinh. Việc điều động quân đội từ các lộ và quân của các vương hầu trở lại tập kết ở Vạn kiếp là một thí dụ điển hình. Hai câu thơ viết ở đuôi thuyền có hàm ý rõ rệt nhắn gửi các tướng Phù Sai nước Ngô đánh bại, nhưng cuối cùng qua gian khổ, nhịn nhục đã vùng lên tiêu diệt được Phù Sai để chiến thắng. Đối với quân Đại việt, trận Nội bàng tan vỡ là một tổn thất to lớn, nhưng không vì thế mà nản lòng, tin tưởng sẽ phá được giặc.
“Tôi yêu thích những con người biết cười trong gian khổ, biết tạo được sức mạnh từ nỗi nguy khốn và hun đúc lòng can đảm nhờ phản tỉnh.”
Thomas Paime (1737-1809)
Nhà văn Trần Vũ viết:
“Ngày 26 tháng 10 năm 1284 (?) khi vó ngựa quân Mông Cổ giẫm lên đất Đại Việt tiến về bến Vạn Kiếp, chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc kẻ thù mạnh đến như vậy. Phía bắc, Trần Bình Trọng thảm bại trước kỵ binh của Ô Mã Nhi, bị bắt sống, tuyến phòng ngự Thăng Long tan vỡ. Phía nam, thủy quân của Toa Đô chiếm Nghệ An lập thế gọng kềm, vua Trần phải bỏ kinh sư chạy về phủ Thiên Trường. Định mệnh của dân tộc đã có thể chấm dứt ở cuối thế kỷ 13.
Nhưng chưa bao giờ trong những ngày nguy khốn cùng cực này, quyết tâm giữ đất của dân tộc cao đến vậy; tất cả nam nữ cùng trích lên tay hai chữ “Sát Thát”.
“Sát Thát” đã được xâm lên da thịt của người Việt, để thấm vào máu Việt, để di truyền cho con cháu đời sau. Di truyền hào khí lẫm liệt của cả một dân tộc quyết không chịu nhục mà hôm nay, chúng ta, hãy còn tìm thấy trên trang sử cũ: “Thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc”.
Bảy thế kỷ trước, dân tộc này hãy còn mang trong mình khí phách của “Đoạt sáo Chương Dương độ”:
Chương Dương đoạt giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu
Bảy thế kỷ sau, di duệ của Trần Nguyên Hãn bị Bắc Kinh chiếm đất, với đầy miệt thị khiêu khích. Hồ Cẩm Đào thực hiện di chúc của Hốt Tất Liệt, Mã Viện, Trương Phụ, Liễu Thăng, Tôn Sĩ Nghị, một cách dễ dàng không kèn trống. Chưa có đế quốc nào đi chiếm đất lân bang dễ dàng sung sướng như đế quốc Trung Hoa đầu thế kỷ 21. Vừa chiếm, vừa khinh, vừa được Chế Mân ôm hôn thắm thiết.” Trích dẫn trong bài “Sát Thát” của Trần Vũ.
Trận Ðại Thủy Chiến Bạch Ðằng Giang giữa Thủy quân Nguyên với Thủy quân Ðại Việt (9-4-1288)
Không gian xẩy ra trận đánh: Sông Bạch Ðằng
Thời gian vào ngày 9-4-1288.
Lực lượng tham chiến:
- Quân Ðại Việt: Toàn bộ thủy quân với sự phối hợp của một số đơn vị bộ binh chủ lực và dân binh địa phương.
- Quân Nguyên 80.000 thủy quân với 400 chiến thuyền.
Bước vào cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba. Do những cuộc tấn công liên tục và mạnh mẽ của quân dân Ðại Việt ở khắp lãnh thổ, sau bốn tháng, quân Nguyên nằm trong thế bị bao vây uy hiếp bốn bề, tuyệt vọng đường lương thực, nên phải tính đến chuyện rút quân về nước. Ðã quyết định rút lui, nhưng rút lui bằng cách nào? Theo An Nam Chí Lược 4 tờ 56 thì thần nỏ Tổng quản Giã Nhược Ngu dâng lời nói rằng: “Quân có thể về, không có thể giữ”. Và chính bản thân chủ Soái Thoát Hoan cũng bảo: “Ðất nóng ẩm thấp, lương thiếu, quân mệt, không thể ở lâu”. Sau đó đã có những cuộc bàn thảo giữa các tướng Mông Cổ. Cuối cùng chúng đã đi đến quyết định rút quân về nước theo hai hướng đường thủy và đường bộ.
Nắm được ý đồ của giặc, vua Nhân Tông và Hưng Ðạo Vương đã quyết định sẽ đánh một trận tiêu diệt đạo quân thủy chiến lớn của Ô Mã Nhi trên sông Bạch Ðằng trước, diệt quân bộ sau. Nắm vững lộ trình đường thủy của quân Ô Mã Nhi, Hưng Ðạo Vương vạch ra kế hoạch tiêu diệt toàn bộ thủy quân của giặc ở sông Bạch Ðằng. Lúc bấy giờ cửa sông Bạch Ðằng còn nằm sâu phía trong nội địa nhiều hơn hiện nay. Tại các đoạn sông núi đá Tràng Kênh và rừng rậm bên tả ngạn sông Hồng. Ðó là nơi hiểm yếu, sông rộng hơn cả cây số và cả vùng Ðông Bắc đổ ra Vịnh Hạ Long, vùng cửa sông vừa rộng lại vừa thấp nên chịu ảnh hưởng của thủy triều rất lớn, mực nước chênh lệch giữa hai con nước có khi đạt đến gần 4 mét. Nhưng khi thủy triều lên gặp gió chướng, sóng bạc đầu nổi trắng xóa dâng nước lên cao cả vùng mênh mông, nên sông mới có tên là “Bạch Ðằng” là vì thế. Còn bờ biển phía Nam sông Bạch Ðằng là dãy núi đá vôi Tràng Kênh cao ngất với nhiều hang động, khe núi, các thung lũng kín đáo tiện cho việc dấu quân. Quân Nguyên muốn rút về nước bằng đường thủy buộc phải đi qua cửa sông Bạch Ðằng hoặc muốn vào nước ta bằng đường biển cũng phải qua cửa sông này. (Chính đoàn thuyền vận chuyển lương thực của tướng Trương văn Hổ, bị Khánh Dư đánh úp bắt gọn ở đoạn sông hiểm yếu này. Theo sử chép Nhân Huệ Vương là một danh tướng thời Trần đã có nhiều chiến công lớn, nhưng vì thông dâm với công chúa Thiên Thụy, vua xuống chiếu đoạt hết chức, tịch thu hết tài sản, tướng phải lui về Chí Linh làm nghề bán than, chở củi. Sau quân Nguyên sang xâm lăng lần thứ hai ông được phục chức. Vì là sống trên sông nên ông rất thông thạo những địa thế.)
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30
Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
***
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Châm Biếm - Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện Ngắn
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử