lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Thăng Long Xưa Hà Nội Nay

Thăng long Hà Nội

Trẩn Nhu

Nguồn: quanvan.net

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30

CHƯƠNG II (tiếp theo) : Thăng Long trải qua bao nhiêu lần binh lửa

Về mặt văn hóa.

Mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa riêng. Nó là sự kết tinh những giá trị trí tuệ, đạo đức, những phẩm chất tâm hồn,...những thành quả làm nên các thần trí, bản sắc hồn tính, dân tộc tính, những truyền thống là những bảo vật vô giá, thiêng liêng không thể thay đổi được. Thật khó có ở nơi nào trên thế giới này, lịch sử tranh đấu chống ngoại xâm và chống văn hóa nô dịch mấy ngàn năm như ở Việt Nam. Một ngàn đời tiền nhân ta đã un đúc cho niềm tin đất nước này:

"Thiên vạn cổ hà sơn tại"
"Trời Nam ngàn năm núi sông vẫn còn"
(Vua Lê Thánh Tông)

Mọi người đều biết Nho Giáo, sản phẩm văn minh Trung Hoa, được du nhập vào Việt Nam bằng con đường chinh phục và bành trướng, trải qua một ngàn năm đô hộ.

Nhưng bên cạnh đó, người Việt Nam còn tiếp nhận Phật Giáo đến từ Ấn Ðộ. Cho nên không lấy làm lạ rằng trong các phong trào đấu tranh dành độc lập kéo dài từ thế kỷ thứ nhất đến cuối thế kỷ thứ Chín và sau này người Việt Nam đã lấy tinh thần khoan dung, vị tha của Phật Giáo để tập hợp nhân dân chống lại sự áp bức của Trung Hoa. Phần lớn các thủ lĩnh Việt buổi đầu dựng nước đều mời các vị cao tăng làm cố vấn về mọi mặt chính trị và văn hóa cũng như trong việc ngoại giao với Trung Hoa. Người Việt đã nhiêu lần bị đặt trước những thách thức văn hóa. Nhưng trong những vấn nạn, ông cha ta đã tự tìm cho mình một thái độ ứng xử khôn ngoan, sẵn sàng dung nạp tất cả những cái gì đến từ bên ngoài, sau đó sàng lọc để chỉ giữ lại những yếu tố thích hợp với mình, chứ không có thái độ kỳ thị bài ngoại quyết liệt.

Về mặt đối nội.

Triều đình không xen vào tập quán, văn hóa của các sắc tộc thiểu số, dẫn tới một sự hòa hợp chưa bao giờ có giữa các dân tộc thiểu số miền núi với anh em người Kinh, mang đến một thành quả là họ trở thành trợ thủ đắc lực nhất trong việc bảo vệ vùng biên cương phía Bắc, mà bất kể một vương triều nào của Phương Bắc cũng là mối quan tâm hàng đầu, chủ yếu cho việc sinh tồn của quốc gia Ðại Việt.

Triều Lý, triều Trần khi an hưởng thái bình, phú quý lại không bao giờ quên tấm lòng đối với các binh sĩ, tướng lãnh đã mạo hiểm chống giặc ngoài biên cương. Dù không may có chết vẫn để tiếng lại đời sau, truyền đất đai lại cho con cháu, để chúng tiếp tục lòng trung kính. Sống đời an nhiên, thanh danh, công trạng không bao giờ phai mờ. Chính vì thế mà hiền nhân, quân tử, dù máu đổ, xương tan cũng không bao giờ từ chối.

Dân Thăng Long, con người Thủ Ðô, những người đã chôn nhau cắt rốn ở Kinh đô, hay những người từ khắp các miền đất nước đến, làm việc, viết văn, xây dựng, đánh giặc, đã làm cho Thăng Long nổi tiếng. Bao nhiêu lần chinh chiến, bao nhiêu phen điêu đứng, bị hủy hoại trước quân giặc hung tàn. Nhưng đất nước Việt Nam thiêng liêng. Thành bị giặc chiếm rồi, đất nước bị tàn phá mà khí quật cường vẫn bốc lên ngùn ngụt, mười lần chống giặc phương Bắc, nhiều khi tưởng như cơ đồ bị đổ vỡ, mồ hôi, máu xương thấm vào từng tấc đất Thăng Long, để rồi lại chiến thắng. Bao nhiêu năm trời chiến đấu, gan như kim cương, bao nhiêu nỗi đắng cay, cái gì cũng chịu đựng được. Trăm trận đã tuốt gươm, nổ súng đánh đuổi quân xâm lược với bao nhiêu thế hệ anh hùng. Một ngàn năm tích lại, thủ đô trở nên một kho sử huy hoàng.

Nhà Lý đánh dấu thời kỳ bình minh của lịch sử. Con người của kỷ nguyên Đại Việt biết rõ cuộc hành trình vĩ đại hào hùng của dân tộc mình. Giáo dục và thi cử, việc học hành được nâng lên hàng đầu để đào tạo nhân tài kiến quốc. Nhà nước Đại Việt với những thay đổi lớn về cơ cấu hành chánh, về ngoại giao, về quân sự, về luật pháp… hàng loạt cách giải quyết của triều Lý lúc bấy giờ thật độc đáo hiếm thấy.

Năm 1171 vua xuống chiếu cho các quan trong triều soạn quyển địa dư toàn quốc. Đây là cuốn sách địa lý đầu tiên của nước ta, và cũng là thời kỳ quốc thổ được mở rộng về phía Bắc, lẫn cả về phía Nam, có thể thấy là gấp năm lần vương quốc lãnh thổ nhận được từ triều đình nhà Tiền Lê. Tất cả các vùng sơn cước bao la quanh đồng bằng miền Bắc và vùng Thượng Du miền Trung Bắc Đại Việt, các Vua Lý đã kiểm soát được, còn ở phía Nam dân Việt tiến đến Quảng Bình ngày nay. Trên một khu vực ba châu, Chiêm Thành trở thành địa bàn chiến lược hiểm yếu nên phải đánh chiếm. Phía Bắc nhà Lý phạt Tống để giữ yên bờ cõi.

Nhà Lý đã tạo được ân sâu dầy cho Đại Việt qua 8 đời Vua, hơn 200 năm. Nhà Trần kế thừa và phát triển lên một đỉnh cao mới, rực rỡ huy hoàng chưa từng thấy. Đặc biệt là sự nghiệp chống ngoại xâm. Ba lần thư hùng với Thành Cát Tư Hãn đều đại thắng.

Cuộc chống quân Nguyên lần thứ nhất, tháng 1 đến tháng 2, 1257 và 1258. Trong điều kiện không thể tránh khỏi một cuộc chiến tranh, triều đình nhà Trần tỏ thái độ cứng rắn trong ngoại giao tống giam sứ giả Mông Cổ, chuẩn bị chấp nhận một cuộc kháng chiến ác liệt và gian khổ.

Trong buổi nguy nan, nhưng tướng sĩ và quân dân ta không hề nao núng. Trần Thủ Ðộ lúc đó giữ chức Tham mưu trưởng, rất bình tĩnh, cương quyết, và đã sắp đặt sẵn kế hoạch phá giặc, mặc dù Thăng Long đã thất thủ, tình trạng khẩn cấp. Thủ Ðộ và vua Trần Thái Tông gom các toán quân dọc các đồn hai bờ sông Hồng, đến Thiên Trường, kinh đô cũ nhà Ðinh, nhà Tiền Lê. Tại các lộ miền Ðông, Hồng Châu, Khoái Châu, Long Hưng, Kiến Xương có những quân địa phương một mặt tụ hợp thủy lục quân các lộ về mưu phản công, lấy lại kinh thành chỉ trong mấy ngày sau, quân sĩ các nơi kéo về, mỗi ngày một đông khí thế càng mạnh. Thái Tông liền hạ lệnh phản công, quân giặc bị bất ngờ tháo chạy.

Quân ta từ Thiên Mạc, ngược dòng sông Hồng tiến vào Thăng Long đánh thẳng vào Ðông Bộ Ðầu (phía trên cầu Long Biên Hà Nội) nơi chỉ huy đầu não và lực lượng quan trọng của giặc.

Ngày 24 tháng 1 năm 1258 quân ta mở cuộc phản công địch bị đánh bật khỏi Thăng Long bỏ chạy về Vân Nam theo hướng Tây Bắc. Ðến Tuy Hóa, chúng lại bị quân dân địa phương dưới sự chỉ huy của Hà Bổng chận đánh và tiêu diệt phần lớn binh lực của giặc. Ngày 5-2-1258, Tết Nguyên Ðán Mậu Ngọ, Vua Thái Tông làm lễ phong thưởng cho tướng soái có công ăn mừng chiến thắng ca khúc khải hoàn.

Trong trận này, đích thân vua Thái Tông làm đại tướng. Thủ Ðộ giữ địa vị Tham mưu. Tưởng nên chép công lao của vua và Thái Sư Thủ Ðộ. Trần Quốc Tuấn sau mới được phong là Hưng Ðạo Vương, cuộc kháng chiến lần thứ nhất ông chỉ là một vị tướng. Công lao lớn của ông ở hai cuộc kháng chiến vệ quốc lần thứ hai và lần thứ ba.

VÀI NÉT VỀ THÀNH CÁT TƯ HÃN

Vào thế kỷ thứ 13 Thiết Mộc Chân (Témoudjine) lên ngôi Ðại Hãn được 21 năm (1206-1227) trong thời gian này, ông ta đã thân chinh cầm quân đi xâm lăng hàng chục lần. Hết chiếm Tây Hạ, "làm cỏ" Trung Ðô của nước Kim, lại chiếm Tây Liêu vùng Ðông Turkestan, san phẳng thành trì Boukhara và kinh thành Samrkande tráng lệ, cổ kính, rồi thành Maro uy nghi hùng vĩ của vương quốc Kharesm biến thành đống tro tàn gạch vụn.

Vó ngựa Thành Cát Tư Hãn (Gengis Khan) không chỉ dừng lại ở đây, ông ta đã đưa đoàn quân viễn chinh Mông Cổ sang tận các vùng Azerbaijan, Grudia, Crum tiêu diệt tám mươi vạn Liên Quân Nga trên bờ sông Kalka rồi tiếp tục tràn qua vùng Taugut (Tây Hạ). Những nơi mà vó ngựa Mông Cổ đã đi qua thì mặt đất như đang chuyển động, các bình nguyên bao la bị dẫm nát, các sa mạc bị rung chuyển, bụi mù mịt cát trắng, trẻ con nghe tiếng quân Tatars, phải khiếp sợ kinh hoàng nín khóc. Các quốc gia chỉ có một con đường duy nhất là cúi đầu xin hàng vô điều kiện.

Xem tư liệu về Tòa Thánh La Mã chúng ta thấy. "Trong lễ đăng quang của Ðại Hãn Quý Do (24-8-1246) đã có đủ mặt các quốc vương của các nước chư hầu: Nga, Pháp, Geogie, Koniya, Arménie, Ba Lan v.v… Sở dĩ biết rõ như vậy là nhờ có cha dòng tu Phan –Xi-Cô, Plan Carpin dịp ấy cũng có mặt, cha Plan Carpin được Ðức Giáo Hoàng Innocent Đệ Tứ cử đi, mang theo bức thư của Giáo Hoàng gửi Ðức Ðại Hãn. Nói về việc xin Ðại Hãn thể đức hiếu sinh của Thượng Ðế mà tha cho các nước khỏi nạn binh đao cùng mời Ðại Hãn theo đạo Thiên Chúa.

Sau khi dự lễ đăng quang của Ðại Hãn Quý Do, Plan Carpin rời Mông Cổ trở về đến dinh của Vương Hãn Khâm Sát Ba Tư từ ngày mồng 9 tháng 5 năm 1247 rồi từ đây về thẳng nước Ý mang theo thư trả lời của Ðại Hãn. Thư ấy viết với một giọng đe dọa rằng: Ðại Hãn truyền cho Giáo Hoàng và các nước theo đạo Thiên Chúa hãy đến triều bái Ðại Hãn. Trước khi có ý mời Ngài theo đạo. Ngài là đại diện của Thượng Ðế, Ngài thay lời Thượng Ðế mà nói là làm trọng tài cho mọi tôn giáo."

Một người xứ Arménie tên Kirakos từng bị Mông Cổ cầm tù đã có những nhận xét sau đây:

"Bọn Thát Ðát không theo một đạo nào cả. Nhưng miệng chúng nó lúc nào cũng nói đến Thượng Ðế. Chúng nó thường nhắc đi nhắc lại rằng Ðại Hãn của chúng nó ngang hàng với Thượng Ðế và khi chia đôi thiên hạ thì Thượng Ðế được ngự trị ở trên trời. Còn Ðại Hãn của chúng nó thì ngự trị ở trên toàn cõi đất."

Trong khi sứ Thần của Ðại Hãn đến các quốc gia trên thế giới họ hết sức ngạo mạn, coi vua các nước như cỏ rác, mà tất cả các nước đều khiếp sợ. Thì ở nước ta vào thời nhà Trần, sứ Mông Cổ được gởi đến, nếu dùng những lời lẽ dụ dỗ, đe dọa vô lễ với triều đình Ðại Việt, thì phản ứng của những người lãnh đạo quốc gia hết sức quyết liệt, sứ bị trói gởi trả lại, hoặc tống giam. Ngay cả sử nhà Nguyên cũng ghi lại việc Ngột Lương Hợp Ðài sai sứ đến chiêu hàng Giao Chỉ không được trả lời. Ðến tháng 11. Nguyên Sử 20 tờ 1 A-10-11 viết: "Quân Ngột Lương Hợp Ðài đến đóng phía Bắc Giao Chỉ. Sai hai người sứ giả đến dụ không trở về." Cũng sử nhà Nguyên do Diệu Thoại viết vào năm 1297. Chép ở mục An Nam tập 28 tờ 2b-3a, đã vẽ lại một bức tranh cực kỳ thảm hại của các tên sứ giả của Hốt Tất Liệt đến nước ta như sau: "Vua Trần đem binh dọa ông, sai lực sĩ tuốt gươm vây quanh, ông tỏ vẻ mệt mỏi, nằm dài trong một căn phòng. Cởi hết cung tên, gươm, giáo đeo bên người, bảo vệ sĩ xem chúng làm gì? Trời nắng ông khát nước lắm, mỗi lần lấy nước sông đưa đến nóng và dơ không thể uống được. Ông đòi lấy nước giếng. Họ không chịu nói rằng: Tục nước chúng tôi, đã không ưa nhau thì thường bỏ thuốc độc vào trong giếng để giết người. Ông nói: "Tôi tự yêu cầu các ông, có chết cũng không oán." Cuối cùng lấy nước giếng cho uống.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site