lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Thăng Long Xưa Hà Nội Nay

Thăng long Hà Nội

Trẩn Nhu

Nguồn: quanvan.net

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30

CHƯƠNG X: Quan hệ giữa quốc phục và bản sắc dân tộc.

Ở bên Tàu, đời nhà Thanh thi hành lệnh cắt tóc và đổi trang phục, họ ép buộc thi hành chế độ trang phục Mãn Châu. Thời Càn Long đã từng có đại thần dâng sớ lên Cao Tông, khuyên nhà vua đổi quốc phục sang Hán. Có một hôm vua mặc thử cồn nệm[1] ????? người Hán, vua soi gương thấy rất đẹp, thế nhưng ông vẫn cự tuyệt và nhấn mạnh vào những phong tục, nề nếp mà các vua Mãn Châu trước truyền lại, tự mình tuân theo, mũ áo không thể thay đổi, các quần thần thấy thế đều phải tuân theo. Đời nhà Đường, Tôn Vũ Đế lên ngôi, lệnh Hồ Đức đã gắn việc áo mũ với việc hưng vong của quốc gia. Ở nước ta thời gian Lê Long Đĩnh làm vua, y tự ý thay đổi lại quan chế và triều phục cho các quan văn, võ và tăng đạo theo như nhà Tống bên Tàu (Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư tập 1 trang 234).

Lê Long Đĩnh là một ông vua u mê, tàn bạo nổi tiếng trong lịch sử nước ta, đời sống nhân dân cũng như nền chính trị quốc gia lâm vào cảnh cùng khốn lung lay. Vận mệnh triều Lê ngắn ngủi, nguồn gốc của tai hoạ cũng từ đó mà ra. Sau Lê Long Đĩnh một nghìn năm, nước ta gặp phải vận xui, dân tộc Việt Nam vướng phải nghiệp nạn, lại có Hồ Chí Minh bắt chước họ Mao, mặc trang phục theo Tàu. Tuy không có chiếu chỉ thay đổi quốc phục phải mặc theo người Tàu, nhưng ông là mẫu mực cho cả nước. Từ cái hình ảnh Hồ Chí Minh xuất hiện trước quốc dân, đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 02 tháng 9 năm 1945, với bộ trang phục áo bốn túi màu vàng (màu của Công An). Kể từ ngày đó, mỗi khi Hồ Chí Minh xuất hiện ở bất cứ nơi đâu, lễ hội Quốc Khánh, kỷ niệm ngày sinh nhật Mác-Mao…hoặc viếng thăm nước ngoài, đi đâu Hồ Chí Minh cũng mặc quần kaki, áo bốn túi màu vàng nhạt, cổ cài khuy, chân đi đôi dày vải đen, hoặc khi tiếp xúc ngoại giao nhất nhất là mặc trang phục theo Tầu. Trên báo chí, hàng trăm ngàn hình ảnh, chỉ thấy ông mặc bộ đại cán bốn túi như Mao, cho đến khi người ta đặt ông trong hòm kính vẫn bộ đồ ấy. Và cũng kể từ năm 1945, tất cả cán bộ từ cao thấp trong đảng và chính phủ, người này kẻ khác nối nhau mặc đại cán bốn túi rồi thành lệ. Chuyện này không có gì lạ. Ngày xưa thời nhà Tống bên Tàu, chúa Vương Diễn tự làm khăn quấn đầu hình cái chùy, thế là các quan trong triều đều phải làm theo. Về cuối đời Vương Diễn lại đội mũ nhỏ, các quan, phi tần cung nữ đều làm theo vua. Trở về trước thời hậu Thục, chúa thích búi tóc cao, trong triều mọi người lại làm theo. Cho nên việc cả đảng Cộng Sản lẫn các quan chức trong chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam bắt chước Hồ Chí Minh mặc đại cán theo Tàu Mao cũng là lẽ thường.

Thời mở cửa, quan chức nhà nước Việt Nam ra nước ngoài đã có thay đổi đôi chút, nhiều khi họ ăn mặc “complê” bảnh bao, nhưng cũng gặp nhiều chuyện ô nhục về cung cách cư xử và ăn mặc. Vào năm 1991 chính phủ Nhật tổ chức lễ đăng quang của Nhật Hoàng, có hàng trăm đoàn đại biểu các nước đến chào mừng, trong số đó có đoàn Việt Nam. Theo nghi thức lễ đăng quang, đoàn nước nào cũng phải mặc quốc phục của nước mình. Họ có gửi thông báo và hướng dẫn cho xem xét trước. Bộ nghi lễ của Nhật Hoàng thấy đoàn Việt Nam mặc đại cán bốn túi, họ hết sức kinh ngạc, nói với đoàn Việt Nam là ăn mặc kiểu này không phải lễ phục truyền thống của quý quốc. Đoàn Việt Nam lúc này hết sức bối rối và lúng túng, họ liên tiếp gọi điện thoại về Bộ Chính Trị Hà Nội xin ý kiến. Nhưng tất cả các vị lãnh đạo chóp bu của đảng đều không biết quốc phục Việt Nam thế nào, người trong kẻ ngoài không biết nên giải quyết việc này ra sao, đến phút cuối cùng đoàn Việt Nam phải xin bỏ cuộc. Thật là nhục nhã cho một đất nước có hơn bốn ngàn năm văn hiến.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site