lịch sử việt nam
Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.
Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.
Thăng Long Xưa Hà Nội Nay
Trẩn Nhu
Nguồn: quanvan.net
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30
Tượng Vua Quang Trung ở Chùa Bộc Hà Nội
Chương V: Việc hồi hương 20 vạn hài cốt quân Tàu ở gò Đống Đa
Trước hết, mời bạn đọc tìm hiểu qua về địa lý nước ta và khu vực thủ đô Thăng Long.
Thư tịch cổ về địa lý học của Việt Nam từ đời Lý nước ta đã có sách “Nam Bắc phiên giới địa đồ, ghi hình thể núi sông phong vật” đời Lý Anh Tông. Tiếc là từ lâu đã thất truyền. Vị trí mở đầu các tác phẩm “địa lý học Việt Nam Thực Lục mở đầu từ Địa Dư Chí” của Nguyễn Trãi.
Đời Lê Thánh Tông có hai đợt phân định địa giới, sửa đổi địa danh: năm Quang Thuận thứ 10 (1469), chia cả nước làm 12 thừa tuyên, năm Hồng Đức thứ 21 (1490), đổi chia làm 13 xứ thừa tuyên.
Đến năm Đinh hợi, nhằm niên hiệu Cảnh Hưng thứ 28 (1767) trong tập Quốc Sử Quan Hàn Lâm Viện, Học Sĩ Lê Quí Đôn tham gia biên soạn, thì địa đồ nước ta: “Phía đông nam đến tận biển, phía đông đến Châu Khâm Châu Liêm, phía bắc tiếp liền với Quảng tây, phía tây tiếp liền với Vân Nam, phía tây bắc vượt đến ranh giới Vân Nam, Quảng đông và Quảng tây, phía Tây Nam kế tiếp nước Ai Lao, phía nam cắt phân nửa nước Chiêm Thành. Hình thể tiếp liền sông biển, nắm lấy núi sông, đáng gọi là một nước rào dậu vững vàng ở bốn bên”
“Dẫn sách Vân Đài Loại Ngũ quyển 3 của Lê Quí Đôn” trang 221.
Riêng về Thăng Long ta còn một tư liệu khá quan trọng cho chúng ta ngày nay hiểu thêm được về thành Thăng Long là bản đồ Thăng Long thời Hồng Đức. Bản đồ thời đó tuy chỉ là những họa đồ có tính ước lệ phần trắc đạc không được chính xác như bây giờ nhưng dù sao qua đó chúng ta có thể hình dung được vị trí một thời của kinh thành.
Nhìn trên bản đồ thành Thăng Long xưa được xây hai lớp, Hoàng Thành và Cấm Thành. Vòng Hoàng Thành uốn lượn theo địa hình, thành có ba cửa: Đông Môn (ước đoán khu vực cửa Đông ngày nay), Nam Môn (ước đoán khu vực phố Cao Bá Quát ngày nay), cửa Bảo Khánh (ước đoán khu vực nhà triển lãm Giảng Võ, Ngọc Khánh ngày nay). Từ góc ngã ba sông Tô Lịch và Thiên Phù chỗ đầu chợ Bưởi ngày nay sang Cầu Giấy, vòng theo đường La Thành xuống Giảng Võ, ngoặt về phía Đông đến phố Kim Mã sang Sơn Tây, vườn hoa Lê Trực đến phố Hà Trung ngược lên hướng Bắc thẳng theo phố Phùng Hưng đến vườn hoa Hàng Đậu, rẽ về phía Tây vòng theo sông Tô Lịch, phố Quan Thánh, đường Hoàng Hoa Thám ngày nay đến chợ Bưởi là hết một vòng Hoàng Thành.
Thăng Long, từ Lý, Trần đến nay, là một khoảng không gian có thể tính từ chợ Bưởi đến Ô Cầu Dền, từ sông Hồng đến Cầu Giấy trên sông Tô Lịch. Bao gồm 3 tòa thành trong 13 trại và 6 phường, rồi 36 phố phường, từ bờ Hồ Tây chạy dài đến Hồ Gươm. Phía Bắc có sông Hồng bao bên trong thành có Hồ Tây, tiếp đến Hồ Trúc Bạch, rồi Cổ Ngư, đi nữa đến Hàng Than, lại thêm một nhánh khác của sông Hồng và sông Tô Lịch, đi từ chợ Gạo đến chùa Cầu Đông, Hàng Đường, chếch lên mạn Bắc ở cổng chéo Hàng Lược đi theo Phố Phan Đình Phùng qua Thụy Khuê, Thụy Chương đến Hồ Khẩu là cửa thoát nước từ Hồ ra sông Hồng rồi đến chợ Bưởi, sau khi gặp con sông Thiên Phù từ Quán La xuống sông Tô Lịch, quẹo về phía Nam sông Tô trở thành cái hào tự nhiên, che mặt Bắc và cả mặt Tây, đến Ô Cầu Giấy, Sông Tô Lịch lại có một nhánh nối liền với sông Kim Ngưu, làm hào lũy cho mặt Nam cửa thành, rồi chạy qua Ô Chợ Dừa, đổ vào Đầm Sét. Mặt Đông của thành Thăng Long có sông Hồng (còn có tên gọi là sông Cái, sông Nhị Hà) phía Nam Tây Hồ. Từ Đông sang Tây, có núi Nùng, núi Khám, núi Xưa, núi Bát Mẫn, núi Voi (Thái Hòa), núi Cột Cờ, núi Cung, núi Trúc và núi Vạn Bảo.
Núi đây là những núi nhân tạo, người ta đắp lên từ đời Lý, Trần. Núi Cung và núi Xưa hiện còn cao khoảng 18 mét. Phía Nam lác đác có những gò lớn tựa như những quả núi. Từ Đống Đa đến gò Chinh Chiến xã Phương Liệt, chạy mãi đến bờ sông có nhiều gò lớn như núi, Gò Ðống Ða ở về phía Tây Nam Hà Nội thuộc khu vực phố Tây Sơn, nay cái tên phố lịch sử đó Cộng Sản đổi thành đường Nguyễn Lương Bằng (UVBCTÐCS, Chủ Tịch nhà nước CSVN).
Gò Ðống Ða là một bằng chứng về sự thất bại thảm hại, nhục nhã nhất của bọn xâm lược Trung Quốc. Hai chục vạn quân xâm lược Tầu đã bị vùi lấp ở nơi đây (Mồng 5 Tết Kỷ Dậu 1789). Trên cả thẩy 12 cái núi xương gọi là gò, thời bấy giờ gọi là Kình Quán, sau những trận đánh, người Việt Nam thường chôn xác giặc thành Gò gọi là Kình Nghê, Kình Quán. Kình Nghê là hai loài cá dữ, chỉ bọn giặc Tầu, Kình Quán là gò lớn. Trong bài thơ “Loa sơn điếu” (viếng núi Ốc của thi sĩ Ngô Ngọc Du, sống cùng thời vua Quang Trung), có hai câu thơ đầy lòng tự hào:
Thành nam thập nhị kình nghê quán
Chiếu diệu anh hùng đại võ công.
Nghĩa là:
Mười hai kình quán phía Nam thành
Còn rọi sáng công lớn của vị anh hùng.
Về núi Ốc ngày trước tên chữ là Loa Sơn. Nay núi này không còn, nhưng trên bản đồ Hà Nội năm 1873 còn thấy ở khu vực Nam Ðồng, Khương Thượng có vẽ nhiều Gò Ðống, trong số này có núi Ốc, giờ đây nằm trên con đường đi từ phố Tây Sơn vào chùa Bộc gần hết địa phận nơi đây Cộng Sản xây dựng trường Công Ðoàn có một chỗ nhô cao chỗ đó chính là vết tích của núi Ốc ngày xưa. Ngoài ra, suốt cả khu vực rộng lớn đó có nhiều gò đống lớn chôn xác giặc Tầu ấy vốn có tên là “xứ Ðống Ða”. Thời Pháp thuộc, vào những năm cuối thế kỷ thứ XX thực dân Pháp đem khu vực xứ Ðống Ða ấy thưởng cho tên Việt gian Hoàng Cao Khải làm Thái Ấp, Khải bắt dân san bằng gò đống, chỉ giữ lại cái gò thứ 12. Năm 1851 khi xây dựng chợ Nam Ðồng, phải làm đường, san đất dân phu đào thấy nhiều đống hài cốt của quân Tầu khắp cả khu vực rộng lớn đó, đào đâu cũng thấy xương quân Tầu. Viên Tổng Ðốc hạ lệnh cho dân đem chôn ở một cái gò nữa thuộc đất làng Nam Ðồng thành ra cái Kình Quán thứ 13 (13 cái gò). Rõ ràng đây chẳng phải là những gò thiên nhiên, mà chính là những đống thây quân Trung Quốc xâm lược. Sau trận Khương Thượng, xác giặc Tầu chôn không xuể, nhiều quá! Vượt tất cả kỷ lục Đông Tây kim cổ của thế giới, phải đào xuống rồi xếp thành đống cao, đổ đất lên trên 13 cái gò là những núi xương trở thành một dãy đài kỷ niệm, mà đáng nhẽ ra những nhà lãnh đạo Bắc Kinh như Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo… mỗi lần qua Hà Nội phải đến đây để mặc niệm các chiến sĩ xâm lăng mà suy tư…
Nhưng Giang Trạch Dân, cũng như Hồ Cẩm Đào đã không tới gò Đống Đa, mà chúng nghênh ngang đến Hội An tắm biển không cần lính bảo vệ.
Này hai chú khách kia: Vùng biển Hội An, đâu phải ao nhà của nước Tầu. Các chú muốn tuyên bố gì với thế giới đây? Mục tiêu của Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, qua việc đến biển Hội An tắm, chúng ta có thể xác quyết rằng họ có ý đồ xâm chiếm nước ta. Với nhiều bằng chứng cụ thể từ nhiều năm nay… Họ làm cái gì mà không có hậu ý, không theo một sứ mạng (“mission”) nào đó. Ta nhìn thấu tim đen của các chú, nếu không phải cái nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN này, kể từ nay, đã trở lại quy chế (AN NAM ĐÔ HỘ Phủ) của Thiên Triều trên thực tế.
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Loài nào giống ấy chẳng sai”,
ca dao Việt Nam lại dậy rằng:
“Lòng vả cũng như lòng sung
Một trăm lòng vả lòng sung một lòng”
Nghĩa là người Tầu đời nào cũng có máu xâm lăng như nhau cả:
“Loài đỉa Hán vốn say máu Việt
Nước độc rừng thiêng, một đi là một chết
Vạn người đi không một bóng trở về”
(Thơ của Phạm Lê Phan)
Còn bọn Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh kia, vờ không hiểu, và có khi không hiểu thật, ý nghĩa của trò ám chỉ đểu cáng, xấc láo của hai gã kia! Thì bọn chúng đã bôi tro trát trấu vào mặt Tổ Tiên và chối bỏ quốc tịch Việt Nam rồi đó. Bọn chúng không lo mất nước, chỉ sợ mất quyền lợi địa vị.
Tổ quốc Việt Nam chưa bao giờ lâm nguy như bây giờ, bởi vì ngay từ đầu Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện cho giặc can thiệp vào nội tình nước ta cho đến nay đã hội đủ mọi điều kiện để trở thành một tỉnh của Trung Cộng : lãnh đạo đồng lõa, trí thức nhu nhược, dân trí thấp kém với một chủ trương cấm cố qua bao thế hệ bằng đủ mọi thứ biện pháp bưng bít, hậu quả là tất nhiên.
Ý thức nhục nhã, ý thức nguy hiểm. Song với ý muốn giải ảo toàn diện mọi ảnh hưởng của cái gọi là “tư tưởng Hồ Chí Minh” và cả cái thứ Chủ Nghĩa Cộng Sản mà y mang vào một cách dứt khoát. Đất nước ta mới có khả năng hồi sinh, hầu đương đầu với tình huống bi đát hiện tại.
Tất cả ai là công dân Việt Nam hãy ý thức trách nhiệm, hãy cảnh giác Bắc Triều. Đừng bao giờ quên cái họa 1000 năm. Và đừng bao giờ quên Việt Nam luôn luôn là giấc mơ không giấu giếm của bọn bành trướng phương Bắc, dù là bạn bè đồng chí cũng không có ngoại lệ. Đừng bao giờ quên bài học nước Tây Tạng đã bị Trung Cộng ngang nhiên thôn tính trước bó tay của cộng đồng quốc tế.
Có lẽ tôi đã đi ra ngoài đề tài vụ hài cốt người Tầu ở gò Đống Đa, tôi muốn nhắc nhở họ mang hài cốt ông cha họ về Bắc Kinh an táng và lập đền thờ mà đâu có phải chỉ có ở khu vực gò Đống Đa, nội thành Thăng Long và khu vực ngoại thành, đâu đâu cũng có thây xác người Tầu từ lớp này đến lớp khác… Đó là chưa kể ở các dòng sông, như sông Như Nguyệt (thời nhà Lý 1077). Sông Bạch Đằng với Ngô Quyền, Lê Đại Hành, thời nhà Trần sau ba phen lửa đạn (1257-1285-1288). Tuy là cuộc chiến với Thành Cát Tư Hãn với các tướng Mông Cổ đấy, nhưng trên 50 chục vạn lính toàn là người Hán, chết nhiều lắm, đến thời nhà Lê, mười năm đánh quân Minh (1418-1427)… Biết là mấy triệu tử sĩ!
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30
Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
***
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Châm Biếm - Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện Ngắn
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử