lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt Cộng và Trung cộng:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Thư Mục Các Trang Web - Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Southeast Asian Seas

quốc kỳ việt nam, việt nam, viet nam, vietnam, vn

southeast asia sea, biển đông, south china sea, biển nam trung hoa

Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.

Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.

Tình cảm gắn bó giữa biển và con người Việt Nam đã có chiều dài hàng 10 ngàn năm và tình cảm này vĩnh viễn không thể nào chia cắt được cho dù trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử.

Thăng Long Xưa Hà Nội Nay

Thăng long Hà Nội

Trẩn Nhu

Nguồn: quanvan.net

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30

chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc

CHƯƠNG II: Thăng Long trải qua bao nhiêu lần binh lửa

Như đã nói ở phần trên, Thăng Long không phải là một kỳ quan, nó không có những báu vật văn hóa, vật chất hấp dẫn nhất. Nhưng gần một 1000 năm qua,...Thăng Long vẫn in sâu vào máu thịt của mỗi người Việt Nam như một Viện Bảo Tàng chống ngoại xâm phương Bắc. Thăng Long đã trải qua những cuộc thăng trầm đổi thịt thay da, hiện ít còn dấu tích. Tuy nhiên, nó còn để lại trong lòng người Việt Nam những dấu ấn vô cùng sâu sắc, qua nhiều thời kỳ binh lửa bị tàn phá đau thương trong lịch sử Thủ Ðô. Có ít nhất 13 lần chống quân xâm lược kể từ khi nó được xây dựng năm 1010.

- Lần thứ nhất: Ðánh bại quân xâm lược nhà Tống (1077)

- Lần thứ hai: Ðánh bại quân xâm lăng Mông Cổ (1257-1258)

- Lần thứ ba: Ðánh bại quân xâm lăng Mông Cổ (1284-1285)

- Lần thứ tư: Ðánh bại quân xâm lược Mông Cổ (1285-1288)

- Lần thứ năm trong vòng 20 năm cuối thế kỷ 13, quân Chiêm Thành dưới sự chỉ huy của Chế Bồng Nga, từ năm 1370 đến 1390, quân Chiêm đã xâm nhập vào đốt phá kinh thành Thăng Long 4 lần. Lần thứ nhất ngay sau khi Nghệ Tông mới lên ngôi. Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư có chép: “Tháng 3 năm Tân Hợi (1371), người Chiêm Thành sang cướp phá, tiến quân vào từ cửa biển Ðại An, tiến thẳng đến Kinh Ðô, lần đốt phá Thăng Long thứ hai của quân Chiêm xảy ra năm (1377), lần đốt phá Thăng Long thứ ba xẩy ra năm Mậu Ngọ (1378), lần đốt phá Thăng Long lần thứ tư, quân Chiêm tiến vào năm Quý Hợi (1383). Chỉ sau khi Chế Bồng Nga bị tướng Trần Khắc Chân giết chết. Quân lính Chiêm thấy Quốc Vương đã chết, tan vỡ, bỏ chạy, từ đó nước ta mới yên với quân Chiêm ở mạn Nam.

Lần thứ 10, đó là cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc của giặc Minh, tiến hành vào năm 1406, và chấm dứt với cuộc kháng chiến chống Minh của Lê Lợi (1418-1428). Ðây là một chiến tranh xâm lược có thể được xếp vào loại man rợ hung tàn nhất trong lịch sử nhân loại, mà hậu quả tai họa khó lường nhất của nó là đối với nền văn học Lý-Trần. Nhà học giả Trần Ðức Lương cuối thế kỷ XV, trong bài tựa cuốn Trích Diễn Thi Tập, soạn năm 1497 đã có nhận xét thấu đáo. Ông viết:

Nói chung, mọi cuộc chiến tranh xâm lược trong lịch sử đều thể hiện tính chất man rợ và bất nghĩa. Nhưng ở cuộc chiến tranh ăn cướp ồ ạt và chớp nhoáng của giặc Minh năm 1406, thì sự man rợ và bất nghĩa được đẩy tới một tình trạng vượt xa mọi dự đoán. Ở đây, man rợ không còn đơn thuần chỉ là một biểu hiệu có tính chất tự phát của một đội quân ô hợp Trung Cổ. Man rợ đã trở thành một mục đích được nhận thức hoàn chỉnh bởi chính kẻ cầm đầu. Cho nên, nó gắn bó hữu cơ với một chủ trương thống nhất từ trên xuống dưới: chủ trương hủy hoại đến tận gốc mọi nguồn sức mạnh đã làm nên con người Việt Nam. Chủ trương này được quán triệt vào rất nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, cũng như được cụ thể hóa thành những chính sách rõ ràng, do chính tên đầu sỏ cuộc xâm lăng là Minh Thành Tổ chủ động xếp đặt.

Với ảo tưởng có thể xóa sạch hiện tại và quá khứ của một dân tộc từng có hàng nghìn năm lịch sử, ngay từ phút đầu của chiến tranh, Minh Thành Tổ đã nghĩ ra hết mọi mưu đồ đốt phá, giết chóc mà hàng chục vạn quân lính của y rồi đây phải răm rắp thi hành. Y đặc biệt lưu ý đến kho tàng sách vở, bi ký phong phú của Việt Nam. Trong sắc chỉ mười điều gửi ngày 21 tháng Tám năm 1406 cho viên tướng viễn chinh là Chu Năng, y căn dặn tỉ mỉ từng khoản một: nào nghiêm trị quân lính, nào phải đề phòng lực lượng hỏa pháo lợi hại của cha con họ Hồ; nào tìm bắt hết thợ thuyền và người tài giỏi đem về phương Bắc; nào tịch thu bản đồ và các thứ sổ khai ruộng đất, nhân khẩu, v.v... Ðặc biệt, có điều khoản thứ ba: “Một khi binh lính vào nước [Nam], trừ các sách kinh và bản in của đạo Phật, đạo Lão thì không thiêu hủy; ngoài ra, hết thảy mọi sách vở, văn tự cho đến cả những loại [sách ghi chép] ca lý dân gian, hay sách dạy trẻ, như loại sách có câu “thượng đại nhân, khưu ất dĩ” 1, một mảnh một chữ đều phải đốt hết. Khắp trong nước phàm những bia do Trung Quốc dựng từ xưa đến nay thì giữ gìn cẩn thận, còn các bia do An-Nam dựng thì phá hủy tất cả, một chữ chớ để còn”.

Nhưng không phải Minh Thành Tổ chỉ biết ra chỉ thị xong rồi để đấy, mặc cho tướng tá làm được ra sao thì làm. Từ xa tít trên Yên-Kinh, y ngày ngày theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chính sách thâm độc của y. Khi được báo cáo rằng có những toán quân chưa theo đúng lệnh chỉ - nghĩa là chưa đốt phá lập tức mọi sách vở bắt được mà còn giữ lại – y liền gửi tiếp một tờ lệnh thứ hai, vào ngày 16 tháng Sáu năm 1407, trong đó có một lời ghi chú: “Nhiều lần đã bảo các ngươi rằng phàm An-Nam có tất thảy những sách vở văn tự gì, kể cả các câu ca lý dân gian, các sách dạy trẻ như loại “thượng đại nhân, khưu ất dĩ”, và tất thảy các bia mà xứ ấy dựng lên thì một mảnh một chữ, hễ trông thấy là phá hủy lập tức, chớ để sót lại. Nay nghe nói những sách vở do quân lính bắt được, không ra lệnh đốt ngay, lại để xem xét rồi mới đốt. Quân lính phần đông không biết chữ, nếu đâu đâu cũng đều làm vậy thì khi đài tải sẽ bị mất mát nhiều. Từ nay, các ngươi phải làm đúng như lời sắc trước, truyền cho quân lính hễ thấy sách vở văn tự ở bất kỳ nơi nào phải đốt ngay, không được lưu lại”

Ngay những tên đã “trù mưu định kế” ăn cướp nước ta cũng hiểu rất rõ các chủ trương đốt phá trên đây là sự thách thức trực tiếp đối với cả một nền văn minh, nó chỉ dẫn đến việc làm nổ bùng lòng căm hờn vốn đã chất chứa của dân tộc Việt. Cho nên, đi kèm với những điều lệnh, Minh Thành Tổ còn bắt quân lính phải hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng, và phải giữ thật kín mọi chủ trương của mình. Sau gần một năm đốt phá, biết rằng yêu cầu của việc phá hoại về căn bản đã xong, ngày 24 tháng Sáu năm 1407, tên trùm chiến tranh lại vội vàng gửi một sắc chỉ xuống phương Nam, ra lệnh cho các tướng lĩnh của y phải cấp tốc thu hồi những đạo dụ y đã ban ra từ trước: “Nay An-Nam đã bình định xong [.....] trừ các loại chế dụ ra, còn thì tất cả các đạo sắc viết tay và các ký sự, thư thiếp, đã từng phát đi từ trước, cùng với sổ ghi chép mà Thành Quốc Công đã lĩnh hoặc các thứ [sổ sách] trù nghị mọi việc, đều phải đem toàn số kiểm kê, đối chiếu, niêm phong cẩn mật, gửi trả lại, không cho lưu lại một chữ. Nếu có một chữ bỏ lại rơi vào tay bọn kia thì rất bất tiện”

Kết quả như thế nào thì cũng có thể lường được! Khi một đội quân xâm lược trung cổ mà mọi hành động đập phá tự phát, sẵn có, lại được chính thức hóa những bằng điều lệnh, được nhân lên gấp bội bằng những lời “khuyến dụ”, thì còn vật gì bắt gặp mà chúng không biến thành đống tro tàn! Chính Nguyễn Trãi, trong một bức thư gửi cho tên Tổng binh giặc là Vương Thông đã kịch liệt tố cáo y cho lính cướp bóc các di vật văn hóa trong thành Thăng Long, đem ra đúc súng. Chính Lê Thánh Tông, năm 1467, trên đường về Lam Kinh, có ghé thăm chùa Long Ðội, nhìn thấy dấu vết tàn phá của giặc ở đây, cầm lòng không nổi, đã đề thơ lên tấm bia bị quật đổ trước sân chùa:

Minh tặc hung tàn, tự dĩ canh

(Giặc Minh tàn bạo nên chùa đã biến đổi hẳn)

Tài liệu sách vở Lý-Trần cũng chịu một số phận không tốt đẹp gì hơn. Quy mô tàn phá của giặc trên lĩnh vực này đã đưa đến những tổn thất khó lòng bù đắp được, đến nỗi một nhà sử học nổi tiếng, Ngô Sĩ Liên, phải thốt lên những lời cay đắng: “Giáo mác đầy đường đâu chẳng là giặc Minh cuồng bạo. Sách vở cả nước đều trở thành một đống tro tàn. Muốn tìm sự tích sót lại trong đống than tro, khó tránh tiếng “thị phi” trong việc biện giải chữ “hợi” và chữ “thỉ”

kiến của Ngô Sĩ Liên không những là lời làm chứng đanh thép của người đương thời đối với tội ác của giặc Minh, mà về một mặt khác, còn giúp ta thấy rõ nguyên nhân cũng như tình trạng phức tạp vốn đã rất lâu đời của bộ phận thơ văn Lý-Trần còn lại.

Ðến ngày hôm nay đọc lịch sử, ta vẫn thấy bàng hoàng giữa trời đất! Trước hết, đây là một cuộc va chạm mãnh liệt kéo dài, có thể đến ngày giờ tận thế. Và thế giới hoàng kim của tương lai cũng sẽ không bao giờ đến. Nếu Việt Nam vẫn phụ thuộc vào người Tầu.

Tát cạn nước Ðông Hải không đủ rửa tanh nhơ,

Chặt hết trúc Nam Sơn không đủ ghi tội ác.

Hai câu thơ trên trong Bình Ngô Ðại Cáo của Nguyễn Trãi đã khắc vào mặt người Hán bản án phá hoại nền văn minh Việt Nam.

Vậy làm sao, công trình xây dựng “tình hữu nghị Việt-Trung” của Hồ Chí Minh và đồng đảng Việt gian có thể lấp được bản đại cáo trạng mênh mông tội ác của giặc. Chúng tàn ác hơn người ta tưởng. Ðã bị đại bại nhiều lần, nhưng mỗi khi có cơ hội, chúng lại tiếp tục phá hoại.

Lần thứ 11. Quân nhà Thanh xâm lược nước ta. Mùa đông năm 1788. Bốn đạo binh của nhà Thanh rầm rộ kéo sang nước ta với 29 vạn quân ào ạt kéo xuống tựa như nước vỡ bờ từ mạn Bắc xuống đến Thăng Long. Cũng năm đó, Nguyễn Huệ chỉ trong vòng 5 ngày từ 30 đến 5 Tết, quân ta dưới sự chỉ huy của người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ đã quét sạch 29 vạn quân Trung Hoa ra khỏi bờ cõi. Ðây là chiến công oanh liệt vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30


 

Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site