lịch sử việt nam
Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.
Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.
Thăng Long Xưa Hà Nội Nay
Trẩn Nhu
Nguồn: quanvan.net
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30
VÀI NÉT VỀ THÀNH CÁT TƯ HÃN
...
Trên là sử của Tầu ghi, còn Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư chép: "Giặc đến kinh thành Thăng Long. Những tên sứ giả mà Ngột Lương Hợp Ðài đã sai đến Ðại Việt đều bị chính quyền Ðại Việt dùng lạt tre trói nhốt vào ngục, chúng mở cửa ngục cho những tên sứ giả này đi ra thì một tên đã chết, vì bị trói lâu ngày. Bọn chúng tức giận cho tàn phá thành Thăng Long".
Cách đối xử của các vua ta với sứ giả Thiên Triều là như vậy. Không như bọn Hồ Chí Minh đối với Bắc Triều thì quỵ lụy, còn đối xử với đồng bào thì hết sức tàn nhẫn, dã man. Ông cha chúng ta hoàn toàn không một chút bối rối, sợ hãi. Trong những năm đó, đế quốc Nguyên Mông hết sức hùng mạnh, đã đô hộ hàng trăm dân tộc trên thế giới mà vua ta vẫn bình tĩnh, tự tin, còn chủ động uy hiếp tinh thần đối phương, dồn đối phương vào thế bị động, buộc những ông con trời phải hạ mình xin xỏ, ngay cả nước uống. Thực tế của bọn sứ giả đến nước ta là như vậy, do chính họ ghi lại chứ không phải phía Ðại Việt.
Cho đến ngày nay, hầu hết sử gia trên thế giới, và các nhà nghiên cứu lịch sử quân sự đều thừa nhận rằng ngoại trừ chính sách xâm lược phi nghĩa, tàn sát hủy diệt dã man, thì Thành Cát Tư Hãn và các Hãn kế tục sự nghiệp của ông ta như Hốt Tất Liệt Koubilai… vẫn là những nhà chỉ huy quân sự có thiên tài, đặc biệt là tài năng tổ chức, huấn luyện quân đội Mông Cổ của họ, trong đó nổi bật nhất là đội kỵ binh hùng hậu có tài phi ngựa bắn tên "Xuất quỷ nhập thần". Thời ấy kỵ binh Mông Cổ làm cả thế giới khiếp đảm, là lực lượng thiện chiến tinh nhuệ nhất, bách chiến bách thắng. Thế mà vua tôi nhà Trần đánh cho thất điên bát đảo. Nếu chỉ thắng một lần thì người ta có thể cho rằng "may mắn" "bất thường". Còn thắng cả ba lần thì hết còn lý do gì để biện hộ. Nhưng chẳng lẽ một dân tộc, người không đông, đất không rộng lại có thể chiến thắng một Ðế Quốc mà cả thế giới đều thua?
Tại sao Ðại Việt không thua?
Nguyên nhân của các chiến thắng đó không gì khác hơn là lòng "tự tin" "Ðầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ khỏi lo điều gì khác." (Trần Thủ Ðộ). Tự tin, đây là yếu tố quyết định chiến thắng quân xâm lược. "Thiết chế thiên hạ binh mã". Thì quân lệnh nghiêm, hai mươi vạn binh lính cùng toàn dân như một người. Triều đình thấy cần làm cho cả nước nói lên được lòng quả quyết của mình. Vua xuống chiếu triệu các bô lão toàn quốc thay mặt cho toàn dân đến họp ở điện Diên Hồng để vua hỏi ý kiến. Vua hỏi ý dân một cách long trọng thế này, thì đây là lần đầu tiên có trong lịch sử Ðông Tây Kim Cổ.
Ngày mở hội, các bô lão chống gậy vào điện, vua cùng các quan trong Triều ra sân đón. Ngoài đường cơ man nào là người. Dân Thăng Long sống những ngày nao nức… Họ bàn tán về địch và thái độ của triều đình. Thành ra ý các cụ nói ra, không chỉ là ý riêng của các cụ mà là cho toàn dân.
Thượng Hoàng Thánh Tông nói rõ tình hình địch, ta, rồi hỏi: "Ý các cụ thế nào?"
Các cụ đứng cả dậy giơ tay đồng thanh hô: "Xin đánh, xin đánh." Vua bảo: "Các lão đã quyết tâm như vậy, thì Triều đình sẽ hết sức làm."
Thế là cả nước sẵn sàng. Ngày mồng 9 tháng 10 năm 1284, cả dân thành Thăng Long đổ ra Ðông Bộ Ðầu, xem cuộc đại duyệt binh. Hưng Ðạo Vương truyền lệnh, rồi trên đê, dòng người như nước chảy, dưới sông chiến thuyền đi, giáo mác sáng choang, giáp trụ chói lòa. Ði mãi như không bao giờ ngớt.
Khi lâm trận, Bảo nghĩa Trần Bình Trọng bị thua trận vì địch quá đông và bị giặc bắt giữ. Bình Trọng tuyệt thực. Tướng Nguyên tra hỏi không thèm nói. Chủ soái Thoát Hoan biết tiếng ông, bèn dụ hàng, mang tước vương nước Tầu ra nhử. Bình Trọng thét to: "Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc." Vì thế ông bị giặc giết ngày 26-02-1285. Lại nữa, giặc Mông Cổ đến xâm lăng. Vua thấy Hoài Văn Hầu Quốc Toản còn trẻ tuổi không cho dự bàn, Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam bóp nát lúc nào mà không biết. Sau đó Toản lùi về huy động hơn 1000 gia nô và các trẻ cùng lứa tuổi, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ 6 chữ "Phá cường địch báo hoàng ân" (phá giặc mạnh, báo ơn vua). Khi đối trận với giặc, tự mình xông lên hàng đầu, giặc trông thấy phải tránh không dám đối địch. Ðến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại phong tước vương.
Ðó là những cái chết đẹp. Dũng cảm chiến đấu cho Tổ Quốc mình và ngã xuống hàng đầu chiến trận. Tôn trọng danh dự quốc gia, thà chết chứ không chịu sống nhục. Ðó là những nguyên nhân chiến thắng quân xâm lược.
Bàn về phẩm chất Việt Nam không thiếu tài liệu của nhiều học giả ngoại quốc, giới chức Pháp ở Đông Dương, toàn quyền Pháp Paul Doumer cũng nhận xét:
"Ít nhất 4/5 dân số Đông Dương thuộc về chủng tộc Kinh mà hầu như biên giới của Đông Dương thuộc Pháp hiện nay không khác mấy so với biên cương lãnh thổ của đế quốc An Nam vào thời kỳ hoàng kim. Đế quốc này bao gộp An Nam (Trung bộ), Tonkin (Bắc bộ), Cochinchine (Nam bộ). Vua Cao Mên phải nộp cống vì là thuộc quốc. Duy nhất, vương quốc Ai Lao có vẻ chưa hoàn toàn bị chiếm đóng. Chúng ta không rõ gốc gác của dân An Nam, dường như đến từ Mã Lai, cách đây nhiều thế kỷ, sau khi đã khuất phục hay tiêu diệt các sắc tộc khác trên bán đảo này. (...) Người An Nam, không thể chối cãi, vượt trội các sắc dân láng giềng. Dân Cao Mên, Ai Lao, Xiêm La không đủ sức kháng cự lại họ. Không có bất kỳ quốc gia nào trong khối kết hợp thành Ấn Độ có được phẩm chất của sắc dân này. Phải đi đến tận Nhật Bản mới tìm thấy một chủng tộc tương xứng và giống như vậy. An Nam và Nhật Bản chắc chắn phải có một sự liên hệ huyết thống cổ xưa. Cả hai đều thông minh, siêng năng và can đảm. Người An Nam mang bản chất của lính thiện chiến, tuân phục, dũng mãnh. Là một sắc dân lao động kiểu mẫu, nông dân tháo vác ở đồng ruộng, thợ giỏi, và thủ công nghệ sáng tạo trong thành phố. Sắc dân An Nam vượt trội trên phương diện chiến đấu, cũng như trong kỹ năng công nhân, so với bất kỳ dân tộc nào ở châu Á mà chúng ta có thể so sánh. Đây cũng là quy luật chung, mà tôi đã khảo sát và kiểm nghiệm trên 20 sắc tộc khác nhau của nhân loại, một quy luật mà chúng ta cũng có thể kiểm tra tính chính xác tại châu Âu: Những con người làm việc giỏi, là những người lính giỏi. Một cách khác, lòng can đảm là một. Nếu con người này can đảm không từ nan công việc trước cực nhọc lao động, con người đó, sẽ can đảm trước hiểm nguy và không từ nan cái chết." [1]
(Toàn quyền Paul Doumer, L’Indochine française, Souvenirs, 1905)
"Dân An Nam cần kiệm, chuyên cần, rất gắn bó với gia đình, đất đai, đồng áng ― thông thường hiền hoà, thậm chí nhút nhát như bầy trâu của họ ― nhưng lại cực kỳ can đảm và khinh bỉ cái chết, mà trước thần chết đã luôn tiến thẳng tới không yếu đuối. Cho đến lúc này, chúng ta đã có thể kiểm nghiệm thái độ chiến đấu của sắc dân này qua các cuộc hành binh quân sự, và ngay cả thái độ trung thành dưới lá cờ của chúng ta. (…) Không biết hôn, vì nam phụ lão ấu luôn ngậm một bã trầu trong miệng, điều này không ngăn họ hút thuốc cùng lúc. Tuy ưa ca hát, dân An Nam không nhảy múa, các đoàn múa đều là người Khmer. Sắc dân này ít chịu ảnh hưởng văn hoá của những vùng đất thu phục. (…) Trước khi chúng ta đến, An Nam không xuất khẩu thóc lúa hay trao đổi phẩm vật với các xứ trong vùng. Họ tự túc làm ra của cải, không thiếu ăn, nhưng không đủ tàng trữ kho tàng, lý do thiếu một nền hành chánh hiệu quả, tuy rất thống nhất, không khai thác hết tài nguyên của các xứ đã sáp nhập hay phối thuộc." [2]
Paul Bihourd, Carnets de Voyage (1887) viết:
"Sự pha trộn giữa các chủng tộc Mã Lai, Ấn, Hoa, với Mường tạo ra sắc An Nam, vừa giữ làn da sáng của giống vàng Trung Hoa, vừa giữ thể hình xương, nhanh nhẹn, thích ứng với rừng rậm. Từ Gia Định ra đến Hạ Long, chúng ta gặp thuần một giống dân. Những người tự nhận là Champa với chúng ta, đến ghi danh trong các văn phòng tuyển mộ phu, thường lảng tránh khi người An Nam xuất hiện. Không còn vết tích của cuộc tàn sát, nhưng vẫn còn sự khinh khi. Khá cứng đầu, An Nam luôn tìm cách tử chiến, ngay cả sau khi thương thuyết đầu hàng, vẫn cứ tiếp tục tử chiến. (...) Khác các sắc tộc đã bị tiêu diệt, hoặc Hồi giáo, hoặc vô thần, hoặc thờ súc vật, Bà-La-Môn hay thờ Shiva mà nhiều tượng được tìm thấy ở Bình Định, dân An Nam theo các tôn giáo Nhơn đạo, Thánh đạo, Tiên đạo, Phật đạo và Khổng thái công [3] là những triết lý trừu tượng khác hẳn. (...) Nền độc lập mong manh của Xiêm La từng bị An Nam uy hiếp, dường như nội loạn của Lê Văn Khôi đã cho Xiêm La thêm thời gian. May mắn chúng ta đã đến kịp lúc. Xứ Miến Điện thoát hiểm nhờ vào địa thế cách trở mà đây cũng là yếu kém của An Nam, quá ít đường sá trong đế quốc của họ." [4]
(Tổng trú sứ Trung kỳ Paul Bihourd, Carnets de voyage, 1887)
"Tại trường sĩ quan lục quân Coetquidan, các tân khoá sinh học phương pháp đoạn hậu khi triệt thoái. Chiến thuật được giảng dạy sáng sủa, rõ rệt: Lập nút chặn, đợi địch, khai hoả khi đối phương xuất hiện. Đối phương sẽ ngừng lại, dọ dẫm, thận trọng quan sát, đơn vị đoạn hậu sẽ đủ thời gian rút lui, bắt kịp đơn vị đi trước đã làm xong tuyến cản. Chiến thuật bước chân chim là như vậy. Thực tế chiến trường khác hẳn. Ngay khi chúng ta khai hoả, thay vì ngừng lại, Việt Minh xông thẳng tới, bất chấp thiệt hại, áp sát để cận chiến bằng lưỡi lê. Hầu hết các chiến thuật trang bị cho tân sĩ quan sang Đông Dương đều phá sản." [5]
(Trung uý Bertrand, trưởng đồn Yên Châu, Trung du Bắc Việt, Journal de Marche, 1952)
*
Nửa thế kỷ sau sự hiện diện của quân đội Pháp, đọc lại những trang hồi ký cũ, dân Việt không tự mãn, nhưng tự tra vấn: Vì đâu với nguyên liệu dân tộc tinh hảo như vậy, triều đình Huế đã đánh mất nền độc lập quốc gia? Đến đây, ưu điểm của Pierre Renouvin, đã xem nhẹ phương tiện chiến tranh mà đặt trọng tâm vào yếu tố nhân hoà, phần nào giải thích: Chính khả năng canh tân yếu kém của vương triều Nguyễn do không cải tổ nền tảng chính trị xưa cũ, đã không còn thích ứng, do vậy, đã không thể kết hợp và huy động sức mạnh của dân An Nam.
Quan bố chánh Eliacin Luro, như dân địa phương vẫn tiếp tục gọi bằng phẩm ngạch của triều đình Huế, trong thực tế giữ chức administrateur civil của các trấn An Giang rồi Vĩnh Long, đưa ra nhận xét: "Xã tắc An Nam do chiến thắng các cuộc xâm lược, không chịu ảnh hưởng của những thay đổi cơ cấu về sau của triều Mãn Thanh, nên đã giữ nguyên hình thái tổ chức cổ xưa đã hoàn toàn biến mất tại Trung Hoa" [6] . Nhận định của Luro đúng trên các mặt khoa cử, thuế khoá, thương mãi và binh bị, không thật đúng về sự khác biệt thể chế chính trị giữa Mãn Thanh và triều Nguyễn. Tuy nhiên, Luro đã sớm nhận ra chính tính cách quá cũ kĩ của mô thức triều chính và hành chính nhà Nguyễn, xây dựng trên khuôn mẫu nhà Lê mà những cải cách cuối cùng có từ thời Hồ Quý Ly, đã không cho phép Đại Nam phát triển tỷ lệ thuận với tiềm lực của 25 triệu dân sinh sống trên bán đảo Trung - Ấn.
Trước khi theo Renouvin sang Trung Hoa tìm hiểu nguyên nhân thất bại của Mãn Thanh trong công cuộc canh tân đế quốc, chúng ta có thể lượng giá phần nào những thẩm định của các quan toàn quyền về phẩm chất Việt.
Hầu hết quá chú tâm vào khả năng chiến đấu của dân tộc mà không nhìn thấy khác biệt căn bản giữa dân Việt với các sắc dân lân bang. Nếu người Hoa coi trọng kinh tế, xem trao đổi thương mãi đồng nghĩa sống còn, đối với dân Việt chính đất đai mới mang ý nghĩa sống còn. Bán đất đã luôn được xem là một thất thế. Khi Lanessan đánh giá dân An Nam "nhút nhát như bầy trâu của họ", hoặc Doumer nghĩ Việt và Nhật liên hệ huyết thống, do vậy tương đồng trong phẩm hạnh và cách ứng xử, cả hai nhận định đều quá vội vã. Việt không nhút nhát, nhưng chọn tình thế để biểu cảm thái độ. Khác hẳn Nhật Bản xem thường cái chết, Việt coi trọng cái chết. Nếu tinh thần võ sĩ đạo đề cao danh dự trên hết, trong mọi tình huống, ngay cả những xúc phạm nhỏ nhặt nhất vẫn có thể dẫn đến cái chết để rửa nhục; Việt cụ thể hoá danh dự qua đất đai, mà chỉ trong trường hợp này, cái chết mới được xem xứng đáng. Không "khinh bỉ cái chết" như Lanessan lầm lẫn, mà đồng hoá danh dự với đất đai, là khác biệt lớn giữa Việt Nam và Nhật Bản. Một thành tố khác mà các tổng trú sứ hoặc toàn quyền ít nhận ra: Không phải đức Phật Thích Ca mà chính tục thờ cúng tổ tiên, gia tộc đã chết, đặc biệt các tướng lĩnh và những kẻ chết trận, mới thật sự là quốc giáo làm nên sức mạnh của dân tộc này. Từ thiên tử xuống đến quan rồi thứ dân, không có biệt lệ. Đền thờ Sầm Nghi Đống, thờ kẻ cựu thù, vẫn khói nhang là một bằng chứng khuyến khích gương anh dũng và tiết tháo hy sinh trong chiến đấu. Sắc lệnh cấm đạo của hoàng đế Tự Đức, ban hành vào tháng 4 năm 1848, mở đầu bằng lời phán xét nghiệt ngã: "Đạo Gia-Tô bị các tiên đế Minh Mệnh và Thiệu Trị phế chỉ, hiển nhiên là một tôn giáo sa đoạ, vì đạo ấy không cúng thờ tổ tiên khuất mặt" [7] . Nhắc đến tổ tiên là nhắc đến công lao giữ đất, mở mang bờ cõi. Đạo dụ của Tự Đức nói lên tầm quan trọng của một quốc giáo sùng bái công lao này.
Một tổng trú sứ khác, Paul Bihourd ghi nhận các sắc tộc thiểu số bị kỳ thị. Không hẳn. Không phải dân Việt gay gắt vấn đề dị chủng, mà vì thang điểm giá trị của dân tộc xây dựng trên thước đo khả năng chinh chiến và kháng cự. Chấp nhận điều kiện của đối phương để chung sống hoà bình thường bị xem là hèn. Đây là lý do vì sao dân Việt xem trọng đất đai. Vì đã đổ quá nhiều máu để gìn giữ, rồi mở rộng. Vì không hèn, nên không nhượng đất. Vì không hèn, nên sẵn sàng tiếp chiến khi bị khiêu chiến. Đất đai đã trở thành danh dự, vì là chứng nhân và kết quả của lòng can đảm.
Thước đo giá trị trên cùng lúc giải thích vì sao dân Việt ít theo đạo Bà-La-Môn của Phù Nam, Shiva của Lâm Ấp, Hồi giáo của Chàm hay Ấn Độ giáo của Khmer, tuy Việt cũng theo Phật giáo như một bộ phận Khmer, nhưng là Phật giáo đến từ Trung Hoa chứ không từ Thuỷ Chân Lạp. Bản sắc Việt không cho phép yếu đuối, không chấp nhận đớn hèn. Chính bản sắc này đã khiến quân đoàn viễn chinh Đông Dương khó khăn bình định Đại Nam, trong lúc Cao Mên và Ai Lao quy hàng tức khắc. Nhưng kể từ thế kỷ 19, bản sắc chiến đấu không đủ để canh tân đất nước. Trong quan niệm nhân hoà của châu Á, hai yếu tố minh quân và thuận lòng dân mới thực sự quan trọng.
[1]Paul Doumer, L’Indochine française, Souvenirs, nxb Librairie Vuibert, 1905, tái bản 1930
[2]Marie Antoine Jean Louis de Lanessan, L’Indo-Chine Française, Etude politique, économique, et administrative sur la Cochinchine, le Cambodge, l’Annam et le Tonkin, nxb Ancienne Librairie Germer Baillière et Cie, 1889
[3]Nguyên văn ghi trong bản Pháp văn: "Nhon-Dao, Thanh-Dao, Tien-Dao, Phat-Dao, Kdnong-Thai-Coug"
[4]Paul Bihourd, Carnets de voyage, Imprimerie nationale, 1887
[5]Đại tá Bertrand, "Nhật ký hành quân của tiểu đoàn 3 trung đoàn 1 Tán Binh Marốc" (1er Régiment de Tirailleurs Marocains), Revue Militaire, Jacques Favreau & Nicolas Dufour trích dẫn trong nghiên cứu Nà Sản la victoire oubliée 1952-1953, Base aéroterrestre au Tonkin, nxb Economica, 1999
[6]Eliacin Luro, Le Pays d’Annam, Etude sur l’organisation politique et sociale des Annamites, nxb Leroux,1878
[7]Philippe Devillers, Français et Annamites, Partenaires ou Ennemis? 1856-1902, nxb Editions Denoel, 1998
Trích dẫn trong bài "Suy nghĩ Mãn Thanh" của tác giả Trần Vũ
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30
Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
***
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Châm Biếm - Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện Ngắn
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử