lịch sử việt nam
Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.
Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.
Thăng Long Xưa Hà Nội Nay
Trẩn Nhu
Nguồn: quanvan.net
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30
Âm mưu nô dịch Văn Hóa
Lịch sử Việt Nam bị Trung Hoa đô hộ hơn một ngàn năm. Các triều đại nước Tầu xem Việt Nam như một tỉnh của họ, và được hưởng ơn khai hóa của Trung Hoa. Nhưng đối với người Việt Nam coi giai đoạn ấy như một giai đoạn đen tối nhất của lịch sử dân tộc, mà các bậc tiền bối đã không ngừng quật khởi, vật lộn, chống trả quyết liệt lại sự cai trị của quân xâm lăng. Ðồng thời còn là sự thử nghiệm và trau chuốt bản sắc của mình.
Có nhiều người tưởng lầm rằng một số nét bản sắc Việt bị nhòa nhập trong lò lửa một ngàn năm Bắc thuộc (Hán hóa). Không! Không! tiếng Việt còn tồn tại cũng như các truyền thống từ trước thời Bắc thuộc, kể cả các huyền thoại, dã sử, đã không sứt mẻ, biến đổi vì sự tiếp cận với văn hóa Trung Hoa.
Sự thật, hai nước Việt Nam, Trung Hoa, mỗi nước như đã mang sẵn trong mình một dòng máu trước khi sinh ra và sau khi sinh ra. Ở đất nước nào thì mang tên họ ấy, lễ nghi, tập tục văn hóa ấy.
Cái tên khai sinh mới Văn Lang (Việt) ấy diễn tả hồn nước, hay danh hiệu Ðại Việt có liên hệ mật thiết với cơ cấu tinh thần, tâm linh của dân tộc là một cái gì sâu xa tiềm ẩn và vì thế tên nước thường liên quan đến mỗi sinh thể, mà một vật linh biểu thị cho một đức tính nào đó.
Bản tính chung của người Việt trái ngược hẳn với bản tính người Trung Hoa. Thời gian càng lui về xa xưa thì chỗ khác biệt càng rộng, nổi bật nhất là cả đạo lẫn đời, cả nam lẫn nữ, yêu nước đầy cuồng nhiệt, đặt Tổ Quốc lên trên tất cả. Tính độc đáo cũng hiện lên một cách rõ rệt, nhiều sư tăng làm cố vấn cho triều đình, làm quốc sư, đặc biệt là ba ông vua lãnh đạo quân dân Ðại Việt chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông đều là những bậc thánh tăng đắc đạo, không như giới tăng sĩ: Ấn Ðộ, Trung Hoa. Chúng ta còn có thể thấy những hình ảnh phụ nữ nổi bật như Hai Bà Trưng, Bà Triệu… Sẵn sàng hy sinh cả cuộc đời cho Tổ Quốc.
Về mặt đoàn kết: Từ thuở ban sơ đã phải quần tụ một cách mật thiết để hành động theo ý chí của cộng đồng một cách chặt chẽ, mới có thể duy trì được sự sinh tồn của nòi giống. Về sau cục diện đó dần dần vững mạnh. Ðộc lập và quyền lợi là sự khẳng định, bản tính nói chung của người Việt.
Để có thể thấy được những khía cạnh khác của Lịch sử Việt Nam, chúng tôi trích dẫn từ nhiều học giả ngoại quốc bàn về lịch sử Việt Nam, dưới đây là bài "Việt Nam dưới bóng của Trung Hoa" của M. Coughlin (Ngô Bắc dịch).
"Mặc dù Việt Nam trong nhiều cung cách là một mô hình sao chép thu nhỏ của Trung Hoa và vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng bởi Trung Hoa hơn là Nhật Bản và Hàn quốc, nó không có cách nào là một bản sao nguyên văn Vương Quốc Trung Tâm [tức Trung Hoa, chú của người dịch]. Mỗi một hạng mục hay tập hợp các mục khoản được chấp nhận, đã được sửa đổi hay tái giải thích theo các nhu cầu hiện tại và quá khứ độc đáo của Việt Nam. Chính vì thế, mặc dù Việt Nam có vẻ đã vay mượn trong luật pháp hệ thống gia đình theo Khổng học của Trung Hoa, tôn trọng nghiêm ngặt hệ thống theo đẳng cấp về lòng trung thành, địa vị của phụ nữ Việt Nam thì rõ ràng cao hơn địa vị của người phụ nữ trong truyền thống Trung Hoa đối chiếu. Về vấn đề y phục, người Việt Nam đã đưa ra một số sự thích nghi. Mũ giống như băng quấn đầu của người miền bắc hất về phía sau có lẽ là khăn đóng mà Maspero cho hay đã được mang bởi các cư dân sớm nhất trong khu vực khi có sự tiếp xúc đầu tiên với Trung Hoa. Áo dài hay áo ngắn của quan lại trông rất giống như của Trung Hoa, nhưng váy xẻ vạt dài tung bay của phụ nữ với chiếc quần bên trong có lẽ cho thấy một số ảnh hưởng của Ấn Độ hay Hồi Quốc.
Khi đó, một lần nữa, Việt Nam đã phải chịu nằm trong một thời kỳ kéo dài, dưới ảnh hưởng của Ấn Độ. Mặc dù phần còn lại của Đông Nam Á đã bị khuất phục trước ảnh hưởng đó, Việt Nam lại không bị; nó còn đóng vai trò nới dài văn hóa Đông Á xuống tận dưới mũi tận cùng của bán đảo, sáp nhập Vương Quốc Chàm vốn chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Giáo trong tiến trình này. Tại sao Việt Nam vẫn ở trong khu vực ảnh hưởng của Trung Hoa trong khi phần còn lại của Đông Nam Á lại bị Ấn Độ hóa?
Trong lãnh vực tôn giáo, Việt Nam đã noi theo chủ nghĩa chiết trung trong tôn giáo của Trung Hoa, với Khổng học, Phật Giáo, Lão (Đạo) Giáo và các sự thờ cúng thần linh đều chia sẻ sự tôn trọng ở các mức độ biến đổi. Không có cuộc nghiên cứu toàn diện nào được thực hiện về các sự hành đạo và các bài viết gần đây nhất dựa trên các bài viết của các học giả ban đầu của Pháp vốn có khuynh hướng nhấn mạnh đến các khía cạnh thờ thần linh của tôn giáo dân gian và đánh giá thấp ảnh hưởng của Trung Hoa. Nhưng các tục lệ thờ cúng thần linh bản xứ hiện hữu có chia sẻ nhiều đặc tính chung với các tục thờ cúng khắp miền Hoa Nam. Khổng học, cũng như ở Trung Hoa, thấm nhập mọi mối quan hệ xã hội, và cung cấp một khuôn khổ cho tục thờ cúng tổ tiên. Nội dung triết lý và ý nghĩa sâu xa hơn của nó đều được hiểu rõ bởi giới văn nhân (literati) Việt Nam, nhiều người trong họ đã là các triết gia quan trọng của Trung Hoa. Như tại Trung Hoa, Phật Giáo và Lão (Đạo) Giáo được nẩy nở và được chính thức cổ vũ ở các thời kỳ khác nhau, phần lớn đã thoái hóa thành ma thuật và phép phù thủy với các tăng, đạo sĩ ít được kính trọng trong cộng đồng."
* * * * *
Giáo Sư Mus (1) đã tổng kết về vai trò của nhà nước Việt Nam trong sự mô tả như sau:
"Nhà nước là kẻ phối hợp. Mục tiêu của nó là ngăn cản không cho các cộng đồng nhỏ hơn lạc hướng, và các "đại thần thượng thư " (từ này không mang nghĩa nó có theo Âu Châu, chỉ các bộ trưởng) chính yếu là một loại pháp đình cao cấp ngồi phán xử về các sự xa rời mô thức Khổng học. Do đó nhà nước tuyển mộ tất cả nhân viên của nó trừ các chức vụ thấp nhất từ giới văn nhân, là những người có sự học tập hoàn toàn theo Khổng học, theo kinh thư và các lời bình giảng của chúng.
Trung Hoa cung cấp một sự mô tả loại hệ thống này trong một sưu tập phong phú các văn phẩm và lời chú thích. Xã hội là nội dung của văn học của chính nó và đó là những gì được kỳ vọng của chính nó.
Nói rằng sự giáo dục các quan chức có tính cách văn chương tức là nói rằng nó có tính cách xã hội trong một số ý nghĩa, nhưng nó không được hướng vào tương lai, như các khoa học xã hôi Tây phương đã làm. Đã có sự quan tâm trong việc cải thiện hiện tại, chắc chắn là như thế, nhưng lý tưởng sẽ đạt được lại nằm trong quá khứ. Bởi vì các sự xấu xa hiện tại phát sinh do sự lơ là khỏi mô thức Khổng học, sự chữa trị của chúng không nằm ở sự canh cải mà là ở sự quay về. Kiến thức như một kỹ thuật xã hội hoàn toàn là chủ nghĩa thủ cựu.
Tình trạng và lịch sử Hàn Quốc mang lại nhiều sự tương đồng hơn với Việt Nam hơn là với Nhật Bản. Cả hai đều là những khu vực nằm giáp ranh mà trong nhiều thời kỳ nằm dưới sự đô hộ về chính trị của Trung Hoa và mãi đến thế kỷ mười chín vẫn chấp nhận quyền chủ tể tượng trưng của Trung Hoa. Cả hai nước đều bị ảnh hưởng nặng nề về mặt văn hóa từ thời tiền sử cho đến hiện tại bởi văn hóa và các định chế Trung Hoa và các chính quyền của chúng đều hoạt động trong khuôn khổ thư lại Khổng học. Tuy nhiên, đã có các sự khác biệt nổi bật trong diễn tiến của sự tiến hóa này: Hàn Quốc không có vẻ tiến sát gần khuôn mẫu Trung Hoa là vì có một vài yếu tố: sự tản quyền nhiều hơn trong các thời kỳ kéo dài, một số xu hướng phong kiến nào đó trong quyền sở hữu của giới địa chủ, một cơ cấu giai cấp thế tập, một ý niệm khác biệt của người nông dân và sự quan hệ của giới này vớI đất đai, cũng như các sự khác biệt về tôn giáo.
Các tác giả Fairbank và Reischauer (2) phát biểu rằng mặc dù Hàn Quốc tuân hành nghiêm ngặt các hình thức nghi lễ của Khổng học, cùng lúc nó vẫn duy trì sự phân cách xã hội chặt chẽ vốn là những phản đề của học thuyết Khổng học. Họ bổ túc rằng sự nhấn mạnh trên truyền thống gắn liền với sức mạnh chính trị tại Trung Hoa không được tìm thấy ở Hàn Quốc, nơi mà sự trì trệ kinh tế, sự tham nhũng về chính trị, và sự khô cằn về văn hóa đã nảy sinh. Khuyết điểm này có lẽ là hậu quả của một sự liên hợp không toàn diện của các đặc tính [ethos, tiếng Hy Lạp trong nguyên bản, chú của người dịch] Khổng học với văn hóa Hàn Quốc. Sự giải thích về sức linh hoạt liên tục của Việt Nam là nằm ở sự liên hợp toàn triệt Khổng học với phức hợp văn hóa nơi mà, như Paul Mus (3) đã nói, sự cân bằng Khổng học giữa nhà nước trên hình thức và làng xã tự trị đã được duy trì một cách thành công cho đến khi có sự xuất hiện của người Pháp.
Rồi thì tại sao sự việc lại xẩy ra như thế, khi mà những gì diễn ra tại Việt Nam đã không xảy ra tại Hàn Quốc, là nước có lịch sử tiếp xúc có thể được xem là diễn ra liên tục giống nhau? Một phần của sự giải thích có thể nằm nơi các chủ định lịch sử của Trung Hoa đối với hai khu vực này. Với sự quấy rối liên tục của các bộ lạc ưa can thiệp và rào cản vật thể và tâm lý của bức Vạn Lý Trường Thành với phương bắc của nó, điều khó tin rằng Trung Hoa, có một thời kỳ kéo dài nào đó lại xem Hàn Quốc như một phần của Trung Hoa và đã hài lòng để chấp nhận nó như một chư hầu và nước lệ thuộc về văn hóa. Nhưng Việt Nam, ít nhất cho đến thế kỷ thứ mười, đã là một phần liên hợp của Trung Hoa nước có chiều hướng nhắm đến khu vực này tương tự như chiều hướng của nó đối với Quảng Đông, Vân Nam hay Phúc Kiến. Ở nơi đây các bộ lạc xa lạ phải được lôi cuốn, khích lệ hay cưỡng bách chấp nhận sự sáp nhập, và phương pháp quan trọng nhất để đạt được điều này, như Trung Hoa nhìn nó, là làm cho họ trở thành người Trung Hoa. Điều này họ đã làm với sự thành công vĩ đại tại Hoa Nam, nhưng tại sao lại không thành công tại Việt Nam?
Câu trả lời phải được tìm trong nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam phát sinh từ một giống dân vùng đồng bằng sông ngòi có sức sống cực kỳ mãnh liệt mà môi trường địa lý rất tương tự như các điều kiện tại Thung Lũng Sông Hoàng Hà. Họ có một ngôn ngữ riêng của họ, không liên hệ với các ngôn ngữ Trung Hoa. Họ mau chóng xác định với một khu vực – Nam Việt hay Nan Yueh – phát triển một khuôn mẫu xã thôn tự. trị và một nền văn minh đầy sinh khí. Các sự khám phá về khảo cổ học cho thấy bằng cớ về tục thờ cúng tổ tiên, bao hàm các quan hệ gia đình và ngay cả thị tộc mạnh mẽ và một hệ cấp xã hội tương tự như các đặc tính đó của Trung Hoa, và đã cung cấp một vùng đất phì nhiêu cho sự tăng trưởng của hệ thống Khổng học Trung Hoa. Căn bản văn hóa của Việt Nam thì thích hợp cho một khuôn khổ truyền bá văn hóa của chính loại văn hóa mà Trung Hoa phải mang đến. Hệ thống hành chính Khổng học và triết lý Khổng học đã được dùng để hợp thức hóa và khởi thảo các khuôn mẫu và các định chế Việt Nam. Điều này sẽ giải thích lý do tại sao văn hóa Trung Hoa đã được thừa nhận trong toàn thể của nó chứ không bất toàn như ở Hàn Quốc hay Nhật Bản, nơi nó mâu thuẫn với các yếu tố bất khả tương thích trong căn bản văn hóa hiện hữu .
Mặc dù người Việt Nam đã trở nên Trung Hoa hóa triệt để, liên hợp thành công tổng thể phức tạp của Khổng học và xác định với văn hóa siêu đẳng của Trung Hoa, nhưng họ đã giữ lại cảm quan về tính độc đáo của họ và phát triển thành một sự thúc dục mãnh liệt cho sự độc lập và một lý lịch chính trị của riêng họ.
Cảm thức về dân tộc chủ nghĩa này vẫn còn tiếp tục tác động một ảnh hưởng sâu xa cho đến ngay thời điểm hiện tại. Việt Nam trong quá khứ đã tìm kiếm sự trợ giúp của Trung Hoa trong sự theo đuổi các mục tiêu quốc gia của nó như trong cuộc chiến tranh với xứ Chàm, nhưng nó đã kháng cự mọi mưu toan của Trung Hoa nhằm lợi dụng các vị thế như thế và không có điều gì khiến chúng ta tin rằng nó lại sẽ không kháng cự một lần nữa các mưu toan như thế. Lịch sử kháng chiến của Việt Nam chống lại người Pháp rất nổi danh và và có vẻ là các bằng chứng gần đây về sự bất mãn ở địa phương đối với sự kiểm soát của Hoa Kỳ là một phần của một khuôn mẫu tuơng tự.
Nếu có bất kỳ một chủ điểm này trội bật hơn cả nơi dân tộc nhỏ bé nằm ở chóp mũi của tiểu lục địa Á Châu này, đó chính là các nỗ lực của nó để duy trì sự toàn vẹn quốc gia khi đối diện với sự chênh lệch gần như áp đảo. Lịch sử phát sinh được đọc một cách hào hứng và các học giả cho đến nay mới chỉ đào bới một cách hời hợt ngoài mặt.
"Mặc dù nhiều sách vở đã được viết về các quan hệ của Trung Hoa đối với các láng giềng của nó tại phía bắc, tây và đông, tương đối có ít tài liệu nói về các quan hệ với phương nam. Các cuộc nghiên cứu như thế có thể mang lại nhiều sự tương phản và so sánh quý giá và sẽ là sự trợ giúp quan trọng trong việc xác định vai trò lịch sử của Trung Hoa cũng nhu các ý định hiện thời của nó tại Đông Nam Á.
Chính sách truyền thống của Trung Hoa đối với các láng giềng phương bắc nằm ngoài Vạn Lý Trường Thành nói chung là một chính sách be bờ ngăn chặn (containment), chính sách của nó đối với các láng giềng phương nam là một chính sách chinh phục và sáp nhập. Việt Nam mang lại một trường hợp đáng chú ý một cách đặc biệt. Về mặt địa lý và văn hóa Việt Nam cống hiến một con đường hợp lý cho sự tiến bước liên tục của Trung Hoa xuống miền nhiệt đới và sự chinh phục của nó đối với toàn bộ phía đông bán đảo Đông Dương. Có một lúc điều này xem ra như thể sẽ xảy ra. Nhưng sự việc đã không diễn ra như thế, và biên giới phía nam của Trung Hoa sau rốt đã được ấn định ở phía bắc Thung Lũng Sông Hồng. Như thế nào và tại sao mà Trung Hoa đã bị chặn đứng trên đường nam tiến của nó?
Nếu có bất kỳ một chủ điểm này trội bật hơn cả nơi dân tộc nhỏ bé nằm ở chóp mũi của tiểu lục địa Á Châu này, đó chính là các nỗ lực của nó để duy trì sự toàn vẹn quốc gia khi đối diện với sự chênh lệch gần như áp đảo. Lịch sử phát sinh được đọc một cách hào hứng và các học giả cho đến nay mới chỉ đào bới một cách hời hợt ngoài mặt."
CHÚ THÍCH:
1. Paul Mus, "Vietnam: a nation off balance", Yale Review, XLI, 1952, các trang 526-527.
2. John E. Fairbank and Edwin O. Reischauer, East Asia: the great tradition, Boston, 1958, trang 449.
3. Mus, đã dẫn trên, trang 531.
Xét về mặt truyền thuyết.
Cộng đồng Lạc Việt, Lạc Long Quân, Âu Cơ, những nhân vật trong truyền thuyết dân gian được ghi lại trong sử cũ, Ðại Việt có thể coi là hình ảnh khái quát của mọi thành phần dân tộc sống trong mảnh đất hình chữ S. Nói cách khác, từ trước khi quân Tầu xâm chiếm đất nước ta thì người Việt Nam đã có sẵn các biểu tượng văn hóa và các vị vua riêng của nước mình. Bao đời nay, trong tâm thức, người Việt tin rằng họ thuộc dòng dõi Lạc Hồng, là con rồng, cháu tiên và họ Hồng Bàng là triều đại mở đầu quốc thống của dân tộc Việt Nam. Niềm tin đó để lại dấu ấn trong nhiều đền đài, đình miếu cũ, mới, ở cả Bắc lẫn Nam. Quốc Sử xưa chép: Vua khai quốc dựng nghiệp họ Hồng Bàng, chữ Hán "hồng (..)" là chim hồng, họ Hồng, lại có nghĩa là to lớn đồng nghĩa với chữ Bàng. Người Việt Nam còn thường xuyên bắt gặp những hình ảnh, hình tượng của niềm tin ấy trong các lễ hội truyền thống như hội Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Ðông Anh, Hà Nội). Hội Mê Linh (Vĩnh Phú). Hội Gióng Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Hội Ðền Hùng, giỗ Tổ Hùng Vương v.v… Và hiện nay, ở làng Cổ Tích, núi Nghĩa Lĩnh vẫn còn là nơi thờ Ðền Hùng, thờ 18 đời vua Hùng Vương dựng nước (2897-258 trước Tây Lịch.) Khối đá Thiên Ân trời ban, cùng mộ Tổ Vua Hùng uy nghi hiện diện.
Tại Thanh Hóa còn đền thờ An Dương Vương năm 208, Trình Há gần ga xe lửa, nghĩa trang cách cầu Hàm Rồng 9 km, lại có đền thờ ở chân núi Mọ Dạ, cây số 108, trên đường Thanh Hóa đi Sinh, thờ An Dương Vương nơi nhà vua gieo mình xuống nước tự tử, và trên nữa ở cây số 56 cũng con đường ấy, có đền thờ công chúa Mỵ Châu, gần Bạng và Biện Sơn nơi nàng bị vua chém.
Ở Phú Yên, huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội, hãy còn ngôi làng nhỏ mang tên cũ Cổ Loa, cùng dấu tích Loa Thành, với lối kiến trúc xoáy trôn ốc tân kỳ. Ðền thờ An Dương Vương cũng ở tại đây, với giếng nước Trọng Thủy, bài học "Giặc ngồi sau lưng nhà Vua đấy" chắc vẫn còn nóng hổi. Việt Nam ta thời ấy (208 tr. Tây Lịch) còn mang tên Âu Lạc. Với biết bao nhiêu huyền thoại, giã sử… Mỵ Châu, Trọng Thủy, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Phù Ðổng Thiên Vương trong suốt 18 đời Vua Hùng dựng nước.
Gần Hà Nội là Sơn Tây được nhắc đến nhiều về bãi Ðồng Nhân, nay còn có đền thờ Hai Bà Trưng. Với cuộc khởi nghĩa tiêu diệt Thái Thú Tô Ðịnh và treo gươm nghĩa tử năm 43 sau Tây lịch.. rồi bà Triệu năm 248. Ðầu voi phất cờ vàng khởi nghĩa, trên 200 năm sau đó chống nhà Ngô đô hộ nước ta.
Hướng tới mạn Bắc, trong tỉnh Lạng Sơn ngày nay, vẫn còn có một tên gọi Chi Lăng chính ở nơi quan ải ấy người anh hùng áo vải Lê Lợi đã diệt quân nhà Minh cướp nước (1427) đông và mạnh gấp mười lần quân ta, và cũng ở nơi đây là nơi Nguyễn Trãi tiễn chân Phi Khanh.
Phía Nam Thanh Hóa, huyện Vĩnh Lộc ngày nay là thành nhà Hồ, một chứng tích cho một thời cải cách xã hội của Hồ Quý Ly.
Ðể bảo vệ biên thùy vì dân Chàm thường quấy rối. Vua Lê Thánh Tông đem quân đánh dẹp (1470) và cũng là bắt đầu cuộc Nam tiến…
Cả truyền thuyết lẫn văn hóa, lẫn lịch sử, hai điểm ấy đều sẽ còn tồn tại, nếu như Việt Nam về địa lý nó nằm ở Châu Lục khác. Không bao giờ tiếp xúc với Trung Hoa "Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba" hay "Ai về Phú Thọ cùng ta, Vui ngày giỗ Tổ tháng ba mồng mười". Một câu ca dao, thế mà liên tục trong dòng sống dân tộc, một thứ liên tục sống động trong tâm tư, tình cảm người Việt Nam. Nên những thần thoại được gọi là dã sử hay huyền sử trở nên bất tử, vì chúng đảm nhiệm được sứ mạng nuôi dưỡng tinh thần dân tộc, khiến cho con cháu vẫn sống an nhiên với niềm tin kiêu hãnh mình là con cháu Tiên rồng theo nghĩa cao trọng!
Về các sự kiện lịch sử được ghi chép thì sách sử của Sử gia Trung Hoa còn lưu lại đến nay có niên đại khá cổ. Ví dụ như sách Hoài Nam Tử do Lưu Ân viết vào thế kỷ II Tr CN. Sách Hán thư được Ban Cố soạn vào thế kỷ I sau CN. Giao Châu ngoài việc ký viết vào thế kỷ IV sau CN, các sách Nam Viết Chí, Quảng Châu Ký được xác định biên soạn vào thế kỷ V sau CN. Ngoài ra trong các sử chí, Thông điển từ thời Tùy, Ðường đến Minh, Thanh cũng ghi, sao lại, bổ sung, hoặc hiệu chính về nước Văn Lang, về Âu Lạc.
Các sách do tác giả Việt Lưu biên soạn, hiện còn được biết, đều là những tài liệu có niên đại từ thế kỷ XIV về sau. Khi viết sử lược Việt Điệu U Linh do Lý Tế Xuyên soạn vào năm 1329. Sách Lĩnh Nam Chích Quái do Trần Thê Pháp sưu tầm, biên soạn vào thế kỷ XIV v.v…
Ðề cập riêng về thời kỳ đầu tiên này dưới tiêu đề "Họ Hồng Bàng" và "Họ Thục – An Dương Vương"… Những sách vở của tác giả Việt được biên soạn khá muộn, nhưng có nội dung phong phú, tập hợp được nhiều tài liệu, truyện tích từng lưu truyền lâu đời trong dân gian có liên quan xa gần đến thời Văn Lang – Âu Lạc, như truyện họ Hồng Bàng, truyện Ngư Tinh, truyện Hồ Tinh, truyện Mộc Tinh, truyện Phù Ðổng Thiên Vương, truyện Nhất Dạ Trạch, truyện Bánh Chưng, truyện Dưa Hấu, truyện Núi Tản Viên, truyện Rùa Vàng v.v…
Ngoài ra, người ta còn ghi nhận trong xã hội hàng ngàn vạn di tích, mộ táng thời bấy giờ trên địa bàn sinh tử của tập đoàn người Việt Cổ, có nội hàm văn hóa thống nhất, nhưng cũng có những biểu hiện đa dạng. Các đa dạng ấy đã tạo nên những đặc trưng văn hóa riêng trên đất Lạc Việt mà từ khoảng 1000 năm Tr CN, danh xưng Việt đã xuất hiện phổ biến ngoài những ghi chép ở Dật Chu Thư, trong Chu đông quan khảo công ký, Tân thu Ký niên cũng ghi rõ. Vào năm thứ 24 (1040) Tr CN đổi thành Vương nhà (Tây) Chu. Vu Việt lai tân (Vu Việt đến làm khách). Ngô Việt là một Chi của Bách Việt. Vu Việt là tôn danh của nước Việt… đến sách Chu Lễ có ghi chép địa hình, núi sông, và các sản vật trong vùng cư trú của Bách Việt.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30
Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
***
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Châm Biếm - Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện Ngắn
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử