lịch sử việt nam
Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.
Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.
Thăng Long Xưa Hà Nội Nay
Trẩn Nhu
Nguồn: quanvan.net
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30
Lại một lần khác vào năm 1998 trong lễ trình quốc thư của đại sứ Việt Nam lên Vương quốc Bỉ, cũng có một tiết mục phải mặc quốc phục, lúc này cả ông đại sứ lẫn đoàn tùy tùng đều đau đầu, không biết phải ứng xử ra sao, bí quá họ lại phải điện về Hà Nội xin ý kiến, các vị lãnh đạo đảng vẫn cứ tưởng bộ đại cán bốn túi Hồ Chí Minh thường mặc là quốc phục, phía Bỉ bác bỏ không chấp nhận, họ điện đi điện về cũng không ai giải quyết được.(Theo báo Văn nghệ số 15, ngày 11/4/1998 xuất bản tại Hà Nội), bài của nhà văn Hoàng Tiến thuật lại thì “Sau nhiều lần thương lượng, với chính phủ Bỉ, họ nhân nhượng để cho phía Việt Nam mặc “nhờ” kiểu âu phục Áo đuôi tôm, khoác ngoài, complê bên trong, thắt nơ chớ không cà-vạt, mũ phớt cao, tất cả đều màu đen dịu.” [2]
Sự đời đã đến nước này thì hết thuốc chữa! Thời phong kiến xa xưa, các bậc đế vương phần nhiều là những người có văn hóa trong dân nước đó. Thời nay cũng vậy, các vị nguyên thủ quốc gia đều là những người có học vấn cao, thông hiểu đủ cổ kim để làm đẹp lòng thiên hạ. Nhưng thật khốn khổ ở cái nước được gọi là Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, những người lãnh đạo đảng và chính phủ chỉ vỏ vẽ lớp ba, lớp bốn trường làng, đọc sách chưa thông thạo, khó có thể hiểu được lễ nghĩa. Cái họa ô nhục quốc thể này phải kể từ thời Hồ Chí Minh, khi ông bắt đầu lên cầm quyền đã thay đổi tiêu chuẩn chọn quan lại trị dân, với cái khẩu hiệu “ trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”. Đây là thất bại lớn của những người lãnh đạo đảng Cộng Sản. Khi họ phân định “thành phần giai cấp” xuất thân trong xã hội, để tổ chức nền cai trị đất nước, và trả thù những người cộng tác với chế độ cũ. Thể hiện rõ nhất là khi hấp hối, Hồ Chí Minh còn viết di chúc cho đảng trả thù Quân nhân miền Nam.
Người muốn xây dựng việc lớn, không nghi kỵ oán nhỏ, không báo thù, nhưng khoan dung, tất sẽ được quần chúng ủng hộ. Nhà lãnh đạo sáng suốt phải là người không tính tới hoàn cảnh xuất thân của người khác. Bất kỳ một người nào có đại lược lãnh đạo quốc gia đều là người giỏi phát hiện nhân tài, sử dụng nhân tài và điều khiển nhân tài. Nội các và các vị nguyên thủ quốc gia lựa chọn để điều hành việc nước là tối ưu quan trọng. Đây là một sự thực muôn thuở, được rút ra từ lịch sử. Xem sử nước Tàu, tôi thấy Chu Nguyên Chương, là người lật đổ triều Nguyên sáng lập ra triều Minh, nhưng ông ta đã để mắt đến các nhân tài, văn võ của triều Nguyên, không cho cái lỗi trong quá khứ là tội. Tân Tòng Long, Quách Vân và Hồ Mỹ Lợi v.v… là những văn võ tiếng tăm triều Nguyên. Chu Nguyên Chương không phải là người đầu tiên mà từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây, cách nhìn “xuất thân là đại kỵ trong sự lựa chọn nhân tài”. Quốc gia hưng vong, sự nghiệp thành bại đều liên hệ chặt chẽ với người lãnh đạo. Không có một dân tộc nào bất hạnh cho bằng một dân tộc mà quyền hành lãnh đạo nằm trong tay người lãnh đạo kém cỏi.
Người Do Thái lưu lạc trên khắp thế giới, họ vẫn giữ truyền thống văn hóa cũng như gia tài thứ nhất của họ là trí tuệ. Vốn là một dân tộc nổi tiếng về trí thông minh. Đất nước tài nguyên họ chẳng có gì! Lại bị lưu lạc mấy ngàn năm. Có lẽ tài sản lớn nhất của ông cha họ để lại cho các thế hệ sau bao giờ cũng là trí tuệ. Nếu có trí tuệ là có tất cả. Nước Nhật cũng là một bài học đáng giá ngàn vàng. So với nước ta tài nguyên của họ không có rừng vàng, biển bạc như ta. Nhưng họ biết sử dụng và tôn trọng trí thức. Họ trở thành một quốc gia vĩ đại. Trong khi đó Việt Nam dưới chế độ Hồ Chính Minh, trí thức bị gạt ra ngoài lề chính quyền và bị coi như “cục phẩn”. Những kẻ thất học trở thành giai cấp lãnh đạo ưu tú của đất nước, chúng hết sức căm thù những bậc tài danh, coi những người có văn hóa như mối nguy hiểm tiềm ẩn, uy hiếp chính quyền vô sản. Từ đó nền văn hiến, văn hóa dân tộc bị xoá sạch. Chúng vất bỏ tôn miếu, nghi lễ truyền thống dân tộc, chỉ tôn thờ Mác-Mao. Đây là sự mất gốc hết sức đau lòng. Thương thay những người Cộng Sản, họ cũng là một thành phần của dân tộc Việt Nam, từ khi theo Hồ Chí Minh làm cách mạng vô sản, họ đã bỏ mất quá mau bản sắc dân tộc!
Tôi viết những trang này cống hiến bạn đọc một dịp trở về nguồn để nhận định rõ hơn những công đức của tổ tiên, đã xây dựng nên đất nước này và cả những nỗi đau thương lẫn sự bi tráng suốt ngàn năm được un đúc bằng xương máu, để Việt Nam đến nay vẫn còn là Việt Nam, không bị xóa nhoà vào cái khối Đại Hán. Các bạn phải luôn luôn nhớ đến công lao của tiền nhân ta đã kiên cường, dũng cảm chống lại bọn phong kiến phương Bắc, dân tộc ta mới tồn tại đến ngày nay. Bổn phận của chúng ta là phải nuôi dưỡng và phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống, làm cơ sở cho cuộc tranh đấu với mọi thế lực ngoại bang, khẳng định chủ quyền quốc gia, đề cao lòng tự tôn dân tộc, chống mọi khuynh hướng lai căn mất gốc.
Xin các bạn trẻ lưu ý, giữ gìn truyền thống, chống mọi khuynh hướng lai căn mất gốc, không có nghĩa ôm khư khư những cái cũ đã lỗi thời, không phải luyến tiếc níu lại những cái gì đã mất hay đang mất đi, có những cái mất đi là tiến hóa, song có những cái mất đi lại là đại họa. Ở đây tác giả không đi vào lý luận, bình giải chi tiết các đề mục đã nêu, mà chỉ trình bày sơ lược về khí chất của dân tộc Trung Hoa và một vài nét cốt tuỷ của tinh thần Đại Việt, đối chiếu, so sánh một số sự kiện lịch sử giữa Trung Hoa với Việt Nam.
[1]
[2] Trích dẫn báo Văn Nghệ số 15 ngày 11 tháng 4 năm 1998
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30
Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
***
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Châm Biếm - Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện Ngắn
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử