lịch sử việt nam
Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.
Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.
Thăng Long Xưa Hà Nội Nay
Trẩn Nhu
Nguồn: quanvan.net
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30
CHƯƠNG VI: Vua Hàm Nghi và Vua Duy Tân thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ thứ 20
Vua Hàm Nghi
Các triều đại Việt Nam, có nhiều vị Hoàng Ðế rất nhỏ tuổi. Song các ngài vẫn tỏ ra là những người có bản lãnh vững vàng, có chí khí lớn.
Vua Trần Thái Tông, lên ngôi mới có 8 tuổi, vua Trần Nhân Tông lên ngôi năm 16 tuổi... đến những thế kỷ gần đây, vua Hàm Nghi lên ngôi lúc 13 tuổi, vua Duy Tân lên ngôi mới có 8 tuổi là những vị vua trẻ tuổi anh hùng nổi bật, tiêu biểu tình cảm ái quốc.
Các vị vua Trần lãnh đạo quân dân Ðại Việt 3 lần đánh bại thành Cát Tư Hãn một đế quốc hùng mạnh nhất thời đó. Thật là một thời văn trị võ công.
Hai vị vua trẻ tuổi nhà Nguyễn, Hàm Nghi và Duy Tân vào thế kỷ thứ 19, đầu thế kỷ 20. Mới mười mấy tuổi đã giám đứng lên hiệu triệu toàn dân chống thực dân Pháp năm 1885, năm 1916. Mặc dù cả hai cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại. Nhưng nó đã chứng tỏ rằng dân tộc Việt Nam từ dân cho đến vua là một dân tộc bất khuất, không bao giờ chịu ép mình dưới ách đô hộ của ngoại bang.
Vua Hàm Nghi và vua Duy Tân cả hai còn quá trẻ đã giám hy sinh ngai vàng để dấn thân vào cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp, với hy vọng đem lại cho dân tộc Việt Nam độc lập và tự do, để rồi sau đó cả hai bị thực dân Pháp đưa đi đày sang tận Phi Châu, vua Duy Tân bị đày sang đảo Réunion và vua Hàm Nghi bị đày sang Algeri, suốt 55 trời! Vẫn sống tiết tháo và tư cách của một bậc quân vương, khiến kẻ thù cũng phải kính nể.
Nhưng đối với thế hệ trẻ, phần lớn người ta chỉ biết những cái tên ái quốc giả, kẻ đã mang học thuyết duy vật về trồng tại quê hương gây ra không biết bao nhiêu là thảm kịch cho dân tộc! Lại được nhắc đến hàng ngày hàng tháng hàng năm. Trong khi nhiều thế hệ không mấy ai biết đến các vị vua anh hùng bất khuất. Vua Hàm Nghi lên ngôi chỉ một năm sau đã rời bỏ ngai vàng chạy ra Tân Sở lãnh đạo phong trào Cần Vương chống lại thực dân Pháp. Ngài đã ý thức trách nhiệm rất rõ ràng của một ông Vua khi đất nước có giặc ngoại xâm. Vua Hàm Nghi đã hạ chiếu quyết tâm kháng chiến:
Ngày 2 tháng 6 năm Ất Dậu tức là ngày 13 tháng 7 năm 1885, tại Tân Sở, Vua Hàm Nghi năm đó vưà tròn 14 tuổi, đã ban chiếu gọi là “Lệnh Dụ Thiên Hạ Cần Vương” hay là Dụ Cần Vương kêu gọi toàn dân Việt Nam từ Bắc chí Nam cùng đứng lên tiêu diệt bọn thực dân Pháp để dành lại quyền độc lập và tự do cho đất nước. Trong Dụ Cần Vương này có đoạn như sau:
Vua Hàm Nghi bị quân Pháp bắt tại Quảng Bình Tranh vẽ-Nguồn: bellindochine
“Chỉ vì sức yếu nên ta phải chịu nhục ký hoà ước (1884) với giặc Pháp đã bao nhiêu năm và bao nhiêu lần. Với chính sách “tàm thực,” thoạt tiên chúng cướp ba tỉnh Nam Kỳ, còn ba tỉnh nưã sau hai năm chúng cũng cướp nốt. Nhưng túi tham của quân cướp nước không bao giờ đầy. Thế rồi chúng dùng thiên phương bách kế, khiêu khích, gây hấn khắp Trung Kỳ và Bắc Kỳ...
Hỡi các trung thần nghiã sĩ toàn quốc!
Hỡi các nghiã dân hảo hán bốn phương!
Trước giờ Tổ Quốc lâm nguy, xã tắc nghiêng đổ, ai là dân,
ai là thần, lẽ nào chịu khoanh tay ngồi chờ chết? (1)
Hãy mau mau cùng nhau đứng dậy, phất cờ khởi nghiã đánh giặc cứu nước...!”
Lời kêu gọi của Vua Hàm Nghi, sau còn được gọi là Hịch Cần Vương, đã được các giới sĩ phu ủng hộ nhiệt liệt tại miền Bắc và khắp các tỉnh miền Trung, từ Bình Thuận ở phiá nam cho đến Thanh Hoá ở phiá bắc khiến cho quân Pháp gặp rất nhiều khó khăn để đối phó. Thêm vào đó, chính phủ Pháp ở Paris đánh điện sang không cho phép De Courcy dùng đại binh và lúc đó lại còn xảy ra nạn dịch tả khiến cho quân Pháp bị chết khoảng ba, bốn ngàn người, do đó Phong trào Cần Vương có cơ hội phát triển, nhất là tại vùng Hà Tĩnh và Qủang Bình, nơi mà Vua Hàm Nghi được hai người con của Tôn Thất Thuyết là Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp phò tá.
Trong Việt Nam Sử Lựơc, sử gia Trần Trọng Kim có đoạn chép:
“Bấy giờ quân của Ðề Ðốc Lê Trực đóng ở mạn Thanh Thủy, thuộc huyện Tuyên Chánh, quân của Tôn Thất Ðạm là con của Tôn Thất Thuyết thì đóng ở mạn Hà Tĩnh, về hạt Kỳ Anh và Cẩm Xuyên. Còn Tôn Thất Thiệp và Nguyễn Phạm Tuân thì phò vua Hàm Nghi ở mạn huyện Tuyên Hóa.
Ông Hoàng Kế Viêm ra Quảng Bình, sai người đi dụ ông Lê Trực về. Nhưng các ông ấy cứ nhất định không chịu, chỉ có bọn thủ hạ lác đác vài người ra thú mà thôi. Bởi vậy, việc Hoàng Kế Viêm ra kinh lược cũng không thành công, cho nên đến tháng 5 năm Ðinh Hợi (1887) lại phải triệt về.
Lập đồn Minh Cầm. Triều đình Huế thấy tìm cách phủ dụ không được, bèn để quyền cho người Pháp tìm kế đánh dẹp.
Người Pháp cũng biết là thế lực của đảng vua Hàm Nghi chẳng được bao nhiêu cốt tìm đường mà chiếm dần địa thế và mua chuộc những đứa làm tay sai trong, thì tất thế nào cũng trừ hết được, bởi vậy cho nên không dùng đến đại binh.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30
Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
***
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Châm Biếm - Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện Ngắn
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử