lịch sử việt nam
Chuyên mục Southeast Asia Sea được thành lập nhằm khẳng định chủ quyền biển Đông từ hơn 10 ngàn năm của dân tộc Việt-Nam.
Từ hơn 10 ngàn năm qua, dân tộc Việt-Nam đã sống với biển, gần biển. Đây là nền văn minh chói sáng của tộc Việt.
Thăng Long Xưa Hà Nội Nay
Trẩn Nhu
Nguồn: quanvan.net
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30
Vua Duy Tân
Trước đại úy Mouteaux ở Quảng Bình đã cùng với cố Tortuyaux đem quân đi đánh lấy đồn của Lê Trực ở Thanh Thủy, nhưng quân của ông ấy vẫn không tan, cứ đánh phá mãi, đến tháng Giêng năm Ðinh Hợi (1887), đại úy Mouteaux đem quân lên lập đồn Minh Cầm đóng ở mé trên Thanh Thủy. Ðại úy vẫn biết ông Lê Trực là một người nghĩa khí, và trong khi hai bên chống cự với nhau không bao giờ ông ấy làm điều gì ác, cho nên đại úy vẫn có ý trọng lắm. Trước đã cho người lên đưa thư dụ ông ấy về thú. Ông ấy phúc thư lại rằng: “Tôi vì vua, vì nước, chết sống cũng một lòng làm cho hết việc bổn phận, chứ không tham sự sống mà quên việc nghĩa.”
Từ khi quân Pháp đóng đồn ở Minh Cầm, các con ông Lê Trực và Nguyễn Phạm Tuân phải lui lên mé trên. Ông Lê Trực thì ra mạn Hà Tĩnh, ông Nguyễn Phạm Tuân thì lên đóng ở làng Yên Lập về phía mạn sông Gianh.
Qua tháng 3, nhờ có người do thám, biết chỗ ông Nguyễn Phạm Tuân đóng, Mouteaux bèn đem quân lên vây làng Yên Lập, bọn Nguyễn Phạm Tuân trong khi bất ý đều bị bắt cả. Ông Nguyễn Phạm Tuân phải đạn bên cạnh sườn sống được mấy ngày thì mất.
Quân Pháp như đã trừ được ông Nguyễn Phạm Tuân nhưng ông Lê Trực hãy còn, và vẫn chưa biết rõ vua Hàm Nghi ở chỗ nào, sau có người ra thú mách rằng muốn bắt vua Hàm Nghi thì mưu với Trương Quang Ngọc. Tên ấy là người bản xứ ở đây và từ khi ra ở vùng ấy nó được vào hầu cận, và lại là một đứa khí độ tiểu nhân, thì chắc có lẽ mua chuộc được.”
“Monteaux tìm cách mua chuộc những kỳ mục trong vùng để chúng liên lạc và giúp đỡ cho Trương Quang Ngọc trong việc mưu bắt nhà vua, tuy nhiên người lo việc bảo vệ cho vua là Tôn Thất Thiệp, ông đã thề sẽ sống chết với vua và sẽ chặt đầu những người nào có ý định về đầu thú với Pháp, do đó Trương Quang Ngọc vẫn chưa làm gì được. Đến ngày 26 tháng 9 năm 1888, Trương Quang Ngọc và Nguyễn Đình Tinh mang mấy chục người kéo lên vây làng Trà Bảo là nơi Vua Hàm Nghi đang
đóng quân. Đến nưả đêm, khi chúng xông vào nhà thì Tôn Thất Thiệp đang ngủ nên bị chúng đâm chết, Vua Hàm Nghi thấy tên Ngọc làm phản bèn cầm thanh gươm đưa cho nó và bảo rằng: “Mày giết tao đi còn hơn đưa tao về nộp cho Tây!” Ngài chưa nói dứt lời thì một tên phản nghịch đằng sau lưng lén giật thanh gươm của Ngài và cả bọn bắt Ngài đưa lên võng, rồi xuống bè về nạp cho bọn Pháp ở Đồn Thanh Lang, sau đó đưa về đồn Thuận Bài ở tả ngạn Sông Gianh, tỉnh Quảng Bình. Tôn Thất Đạm nghe tin nhà vua bị giặc bắt bèn tự vẫn mà chết.
Sau khi bị bắt, nhà vua nói với bọn phản thần và thực dân Pháp:
“Thôi ta đành theo mệnh trời, chúng bay muốn làm chi ta thì làm. Ăn thịt ta cũng được!”
Quân Pháp lấy vương lễ đối xử với nhà vua tuy nhiên ngay từ khi bị bắt, nhà vua không hề mở miệng nói một lời nào với người Pháp, cũng như không hề thừa nhận ngài là Hàm Nghi. Người Pháp không rõ nghe theo kế của ai bèn cho mời ông Nguyễn Nhuận vốn là thầy học của Vua Hàm Nghi hồi trước đến gặp nhà vua. Khi thấy thầy cũ, vua Hàm Nghi đứng dậy cúi đầu vái chào theo lễ nghiã thầy trò, do đó người Pháp mới biết rõ người tù đó chính là Vua Hàm Nghi.
Một tài liệu về lịch sử bằng Anh ngữ viết về chuyện này như sau:
“Hàm Nghi, vị vua mới có 16 tuổi, đã ứng xử đầy tư cách, từ chối không nói chuyện, ngay cả nói đến tên của mình, với những người Pháp bắt ông ta. Nhà vua cũng không thèm gặp cả thân nhân vì họ đã trở về với triều đình Huế và sống những ngày còn lại của đời ông trong sự lưu đày tại Algérie, thuộc địa của Pháp tại Phi Châu.”
Người Pháp đưa Vua Hàm Nghi về Huế tuy nhiên khi họ cho phép nhà vua vào hoàng thành để viếng thăm các vị mẫu hậu và người mẹ đang đau nặng một lần cuối cùng thì ông từ chối:
“Tôi thân đã tù tội, nước đã mất, còn dám nghĩ chi đến cha mẹ, anh chị em nữa?”
Chiều ngày 25 tháng 11 năm 1888, người Pháp đưa nhà vua xuống tàu La Comète vào Sài Gòn rồi sau đó ngày 12 tháng 12 năm 1888, đưa lên tàu Biên Hoà đi sang Phi châu và đến Alger ngày 13 tháng 1 năm 1899. Người Pháp chọn ba người để đi theo chàng thanh niên Hàm Nghi mới 18 tuổi đầu sống cuộc đời lưu đày: ông Trần Bình Thanh, thông ngôn tiếng Pháp, một người hầu và một người đầu bếp. Họ cũng bắt triều đình Huế trợ cấp cho nhà vua mỗi năm 25,000 đồng quan để sinh sống nơi xứ người. Theo sử gia Fourniau thì đó là một số tiền rất lớn đối với người Việt Nam thời đó, tương đương với 4,981 đồng bạc, nếu so với một người ở tước quận công chỉ được lãnh có khoảng 200 đồng và 200 phương gạo mà thôi.”
Ghi chú:
1- Ðông Tùng “Bút Chiến Ðấu”, Hội Khổng Học Việt Nam, xuất bản Sài Gòn năm 1957, “Chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, ban hành ngày 11 tháng 8 năm Hàm Nghi thứ nhất – trang 12 – 13.”
Vua Duy Tân
Dù vua Duy Tân đã băng hà quá nửa thế kỷ, dù thân xác ngài đã tan hoại. Nhưng tinh thần yêu nước bất khuất của vua Duy Tân đã thoát ra khỏi sự tàn phá của thời gian và không gian.
Nhà thơ Nguyễn Duy trong bài tưởng niệm vua Duy Tân đã viết:
Ước chi tới bến sông Hương
Đốt nhang mà lạy nắm xương lưu đày
Thế là đã trở về đây
Một con người tận chân mây cuối trời
Thịt da phiêu dạt quê người
Linh hồn vẫn ở lại nơi quê nhà
Ngai vàng vừa cũ vừa xa
Ánh vàng vương miện cũng là hư không
Mặt trời vẫn mọc đằng đông
Lăng minh quân vẫn dựng trong lòng người
Bao triều vua phế đi rồi
Người yêu nước chẳng mất ngôi bao giờ!
*
Tưởng niệm vua Duy Tân
(Cải táng về Huế tháng 4/1987)
Việc đưa hài cốt của cựu Hoàng Duy Tân về an nghỉ nơi đất mẹ.
Năm 1987, Hoàng Tử Georges Vĩnh San, Trưởng nam của cựu Hoàng Duy Tân, đã từ Paris bay qua Trung Phi đem hài cốt của cựu Hoàng về Ba Lê làm lễ cầu siêu cho Ngài tại chùa Vincennes (Viện Quốc Tế Phật Học) quận 12 Paris vào ngày 26 tháng 3 năm 1987. Sau đó, qua ngày mồng 4 tháng 4 năm 1987, hài cốt của Ngài được đưa bằng máy bay về Việt Nam để
an táng tại An Lăng - Huế, cạnh lăng của Thượng Hoàng Thành Thái vào ngày 6 tháng 4 năm 1987.
Xem bài diễn văn của Hoàng Tử Bảo Ngọc đọc tại Paris
-Pháp Quốc. Trong không khí trang nghiêm, chúng ta thấy nhiều vị đại diện của chính phủ Pháp đến tham dự. Ðứng đầu là ngài Thủ Tướng Jacques Chirac, ngài Bộ Trưởng Ngoại Giao Raymond, Tướng De Boissieu, ông Charles Boyes de la Giroday đại diện Hội Ðồng toàn quốc đảo Réunion. Ðại Tướng Quân Ðoàn Siomon, Ðại Tướng Quân Ðoàn Richard và ông Chủ Tịch “Hội người Pháp Tự Do”, Ðại sứ và Tổng Lãnh sự Quán tại Trung Phi v.v...
Cuối chót bài diễn văn của Hoàng Tử Bảo Ngọc có đoạn viết: “Tôi bày tỏ lòng cảm ơn chính phủ Việt Nam đã cho phép đưa thi hài của thân phụ tôi về an nghỉ nơi đất Mẹ Việt Nam, và bày tỏ lòng biết ơn ông Khanh đại diện của sứ quán Việt Nam ở Pháp đã vui lòng nhận lời mời của gia đình tôi đến dự.”
Vua Duy Tân ngày 5 tháng 9 năm 1907
(Trích dẫn diễn văn của Hoàng Tử Bảo Ngọc.) Thật là mỉa mai, thật là xót xa! Thật là bất nhẫn! Tưởng như vua Duy Tân là người ngoại quốc! Nên đảng cộng sản “ban ơn, cho phép”... Có lẽ những kẻ lãnh đạo Ðảng cộng sản Việt Nam suy nghĩ khác biệt với tâm thức dân tộc, họ đã rẽ lối khác, họ không suy nghĩ như một con người!
Tôi cũng đã xem hai bài diễn văn đọc tại An Lăng - Huế. Một của Hoàng Tử Bảo Ngọc tuyệt nhiên, không thấy bóng dáng chính quyền.
Bài thứ hai của ông Lê Văn Hoan, một nhân sĩ đại diện cho dân Huế đọc tại buổi lễ. Cũng không có đại diện của chính quyền cả địa phương lẫn trung ương, và chỉ có một bài ký sự về buổi lễ đó của Phan Thuận An. Ðăng trong tạp chí “Sông Hương” xuất bản tại Huế tháng 8 năm 1988 tức là sau đó hơn một năm.
Ở vị thế lịch sử, nhà vua Duy Tân là một người yêu nước
nồng nàn vừa là vị Hoàng Ðế anh hùng thì ở bất cứ thời đại nào của Việt Nam, hoặc một quốc gia nào khác trên thế giới. Ðương nhiên, nhà nước phải đứng ra tổ chức lễ quốc táng. Nhưng dưới chế độ cộng sản đã không xảy ra. Ðiều trớ trêu là tổ tiên của họ không thờ, lại đi thờ Các-Mác, Lê-nin!
Viết đến đây, tôi không khỏi liên tưởng đến kẻ đã đem chủ nghĩa cộng sản vào gieo trồng ở Việt Nam. Ðến khi y chết lại táng tại Ba Ðình, người ta biến thành Thăng Long thiêng liêng thành một viện bảo tàng. Trong cái lăng đó, hình như họ đang cố gắng chăm sóc một xác chết, giống như con vật mẫu cuối cùng rất quý hiếm của một loài vật đã bị diệt chủng thế kỷ trước, nhưng những kẻ bảo quản nó rất quan tâm đến các đặc điểm điếm đàng của nó, và ra sức ca tụng nó như một vị thánh làm ô nhiễm cả xã hội và làm lu mờ các hình ảnh minh quân...
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30
Thư-Viện Bồ Đề Online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
***
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Châm Biếm - Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện Ngắn
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử