lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Thơ Văn Minh-Vân

Trúc-Lâm Yên-Tử (1) Tựa gốc; (2) Tựa do TLYT đặt lại cho phù hợp với tinh thần của trang nhà và Hội Sử Học.

***

Nền Tảng Tân-Quốc-Ngữ Và Những Sai Lầm Nghiêm-Trọng Của Bộ GD và ĐT Nhà Cầm Quyền CHXHCNVN (2)

Những Sai Lầm Nghiêm Trọng Của Bộ GD&ĐT Nhà Nước CHXHCNVN (1) (Đã Hiệu Đính)

Minh-Vân

Kính cáo :

"Cùng Cộng Đồng Người Việt Trong Và Ngoài Nước "

Chúng tôi viết bài nầy để gởi trực tiếp đến "Bộ Giáo Dục và Đào Tạo", thông qua Nhà Nước,Chính Phủ và các Cơ quan Trung Ương thuộc ngành Văn Hóa - Giáo Dục Nhà Nước CHXHCNVN. Xin trình gởi Hàn Lâm Viện Khoa Học, Viện Sử Học Quốc Gia, các Nhà Văn Hóa chúng tôi may mắn được biết Đ/chỉ riêng. Cùng xin được gởi đến một số Trang Mạng và Báo chí có uy tín tại Quốc Nội và Quốc tế, nếu được quý Ban Biên Tập đồng cảm quan tâm đón nhận cách nhiệt tình, hy vọng sẽ được chuyển tải đến Cộng Đồng Người Việt ở bốn phương trời Thế giới, để rộng đường dư luận với nhiều  sự nhận định của mọi người. Đồng thời chúng tôi cũng mạo muội xin đón nhận mọi ý kiến xây dựng trong sự góp ý, sửa chữa, thay đổi, bổ sung, không phân biệt Tôn Giáo, Đảng phái, Sắc Tộc, Tuổi tác, Giới tính và Địa vị Xã Hội, dù được sự đồng tình chấp nhận hay phản bác, đều rất đáng trân trọng đối với chúng tôi. Đặc biệt, chúng tôi xin phép được gởi đến Lm. Bề Trên Giám Tinh Dòng Tên Việt-Nam và Thông trình lên Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam, xin vì ý thức Trách nhiệm và Tinh thần Dân tộc, thỉnh cầu Quý Ngài lên tiếng can thiệp bảo vệ nền Văn Học Nước Nhà, chặn đứng mọi hình thức lộng hành Văn học đến điên loạn như hiện nay. Kính xin Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam và Cộng Đồng Dân Tộc cảm thông cho nhiều thiếu sót.

***

Mục Lục

Dẫn Nhập
I. Chủ Trương "Cải Tổ" Chữ Tân-Quốc-Ngữ

II. Miêu-Duệ Nguyễn-Ngu-Í
III. Vần Tân-Quốc-Ngữ, Một Cấu Trúc Chữ Viết Có Đầy Đủ Bản Sắc Dân Tộc
IV. Chữ Tân Quốc Ngữ, Rất Xa Lạ Với Thế Giới Đương Đại
V.  Tính Ưu Việt Của Văn Phạm Tân-Quốc-Ngữ
VI. Những Đao Phủ Thủ Tinh Thần
VII. Những Hình Thức Cải Tổ
VIII. Trách Nhiệm Về Ai?
IX. Nhà Toàn-Cầu Bác-Học Danh-Gia
X. Cần Chấn Chỉnh Những Hình Thức Lai Căng Mất Gốc

XI. Văn Học Dân Tộc Là Linh Hồn Của Tổ Quốc
XII. Thất-Tinh-Hội
XIII. Sự Đóng Góp Của Các Thừa Sai Hải Ngoại Và Nhiều Học Giả Công Giáo Pháp Cho Nền Văn Học Việt-Nam
XIV. Những Vấn Nạn
XV. Công-Tội Về Ai ?
XVI. Trách Nhiệm Và Quyền Hạn Của Bộ GD&ĐT
XVII. Các Nhà Văn Hóa Dân Tộc Đã Đứng Trước Một Bức Tường Siêu Thép, Bất Khả Xâm Phạm
XVIII. Thế Hệ Dụng Ngữ
XIX. Nguyện Vọng
XX. Kết Luận

Trúc-Lâm Yên-Tử:  Có hai loại chú thích, số nhỏ trong ngoặc đơn là của tác giả Minh-Vân; số lớn trong ngoặc đơn là của TLYT. Phần chú thích của tác giả nằm cuối bài; phần của TLYT nằm bên trên được phân biệt bởi ba dấu *.

(1) Đây là ý kiến riêng của tác giả Minh-Vân. Thực ra việc xử dụng quốc-ngữ đã được nhà văn Nhượng-Tống đưa vào thực tế khi ông tham gia vào báo Khai Hóa (1921), Thực nghiệp dân báo (1924) v.v..., ông Hồ-chí-Minh chỉ là người nối tiếp tiền nhân; (2) Chữ Nôm cũng đã xử dụng dưới triều Tây-Sơn của vua Quang-Trung; (3) Đất nước sẽ may mắn hơn nếu người chiến thắng và thống nhất đất nước là vua Quang-Trung; (4) Trong tinh thần đại chúng của Hội Sử Học cũng như trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử chúng tôi vẫn quen xử-dụng cụm từ ngày 30-04-1975 hơn là giải-phóng; (5) Ngoài ra còn có những cuộc chiến khác sau năm 1975, như cuộc chiến với Cao Miên năm 1978, Trung Việt năm 1979, Trung Việt 1984 - 1985; (6) Cắt từ "Chỉ nghe ...rằng" trang 58, đoạn này không phản ảnh thực tế của miền Nam, nếu có chỉ là vài trường hợp cá nhân; (7) Việt-Nam Tự-Điển do Lê-Văn-Đức cùng một nhóm văn hữu soạn, Lê-Ngọc-Trụ hiệu-đính, nhà sách Khai Trí xuất bản tại Sài-Gòn Việt-Nam năm 1970 và tái bản ở Hoa-Kỳ vào thập niên 1980; (8) Sự kiện ra hải ngoại của ông Hồ-chí-Minh là tìm phương sinh sống, việc làm làm cách mạng hay cứu nước (theo quan niệm riêng của ông ta) cũng chỉ đến sau khi đơn xin vào làm trong cơ quan thuộc địa của Pháp bị bác bỏ; (9) Nếu ông Hồ là nhân vật thông thái nhiều mặt thì đã không du nhập chủ nghĩa cộng sản vào đất nước Việt-Nam. Nguyễn-Duy-Ân, một cộng tác viên của Hội Sử Học có bài Hồ-Chí-Minh đại thi hào chôm chỉa, và đây có thể là một khía cạnh thông thái khác của nhân vật họ Hồ mà chúng ta cần phải biết thêm; (10) Nhìn trường hợp cụ Huỳnh-Thúc-Kháng; (11) Xin cắt bỏ vì xử dụng quá nhiều lần;

***

IX. NHÀ TOÀN-CẦU BÁC-HỌC DANH-GIA

Hàng Trí giả toàn cầu đã không còn xa lạ gì với tên tuổi Đại Danh Nhân Thế Giới PETRUS KÝ (TRƯƠNG-VĨNH-KÝ). Tiên sinh là một “Đại Học Giả”, một Nhà Bác Ngữ Học kỳ tài đa năng, đa diện trên nhiều lãnh vực Khoa-Học, khiến giới Trí thức Âu-Châu lúc bấy giờ đã phải cúi đầu trước trình độ bác cổ thông kim của Vị Tiền Bối nầy! Ngay cả các nhà Văn Hóa, nhà Từ điển, nhà Khoa Học thời danh lúc bấy giờ cũng phải nghiêng mình nhường bước cho việc bầu chọn PETRUS KÝ vào hàng “THẾ GIỚI THẬP BÁT VĂN HÀO” năm 1874, kể cả Đại Văn Hào Pháp VICTOR HUGO (1802-1885), một Nhân vật Văn Hóa đã được an táng trong Điện Panthéon nước Pháp, cũng phải lui sau nhường chỗ đứng. Bản thân các Danh nhân Văn Hóa thế giới, không những tự nguyện xin đứng phía sau, nhưng còn để lại cho hậu thế ngày nay bao nhiêu tác phẩm đã viết, nội dung tôn vinh ca ngợi nhà Tiền Bối Văn Hóa PETRUS KÝ đến hết lời. Tiên Sinh là một người dân bị trị không quyền chức duy nhất trên hành tinh được ghi tên vào Bộ “Đại Từ điển Bách Khoa " (Larousse Illustré) rất danh giá của nước Pháp là điều hy hữu!

Không rõ chúng tôi có quá cường điệu, thêm râu, thêm cánh, tô vẽ đến quá đáng  để bốc thơm đánh bóng TRƯƠNG-VĨNH-KÝ, mong che đậy bớt cái dốt nát, cái mọi rợ của dân tộc mình thái quá không? Hay đó cũng chỉ là một câu chuyện huyền thoại, ai muốn lợi dụng tô son phóng đại tùy thích? Không! Đây là những chứng từ cụ thể không ai có quyền phủ nhận:

ÉMILLE LITTRÉ, một Từ điển gia vĩ đại thời danh của nước Pháp đã viết về TRƯƠNG-VĨNH-KÝ một cách hết sức trân trọng: “Tôi đoan chắc rằng, cho tới hôm nay nhiều nước ở Châu-Âu không có được cho trường học của họ một cuốn sách lược khảo có giá trị như vậy…. Tất cả các Nhà Ngôn Ngữ Học của nước Pháp vô cùng ngạc nhiên trước cuốn “Khảo Luận Về Các Ngôn Ngữ Phương Đông” của ông. Cuốn Khảo Luận nầy chắc chắn mau chóng nâng ông lên hàng những Nhà Ngôn Ngữ Học Thế Giới…"

LITTRÉ còn kinh ngạc: "...trên trái đất nầy khó tìm ra người thứ hai say mê ngôn ngữ như PETRUS KÝ. Gặp người Anh, PETRUS KÝ nói bằng tiếng Anh nhuần nhuyễn như người Luân-Đôn. Tiếp xúc với người Ý-Đại-Lợi, Y-Pha-Nho, Bồ-Đào-Nha hay Nhật-Bản, Mã-Lai-Á, Xiêm-La… PETRUS KÝ đã nói đúng âm luật ở Kinh Đô nước họ. Khi tiếp xúc với các Linh Mục, PETRUS KÝ trao đổi bằng tiếng La-Tinh trôi chảy và chưa bao giờ có sự lẫn lộn ngữ âm… Sự thông thạo đến 26 ngoại ngữ của PETRUS KÝ đủ để loài người tôn vinh Ông như một nhà Bác Ngữ Học vào bật nhất của thế giới xưa nay…

GAUTIER bày tỏ: “ … Từ trước đến nay, ít có nhà Giáo Dục văn hoá Phương Đông nào đặt chân tới đất Pháp và gieo tư tưởng Đông Phương sâu sắc như người thanh niên An-Nam PETRUS KÝ…  Các Nhà Ngôn Ngữ Học Pháp sẽ coi Ông là niềm tự hào của ngành mình..."

GAUTIER còn khẳng định: “…Văn-sĩ RUDYARD KIPLING từng tuyên bố Phương Đông là Phương Đông! Phương Tây là Phương Tây! Đừng ai ngớ ngẫn đi tìm sự gặp nhau giữa 2 nền Văn Hoá nầy. Thì PETRUS KÝ đã chứng minh cho loài người thấy ngược lại. Hai nền văn hoá tưởng chừng cách biệt nhau nghìn trùng lại có những điểm tương đồng. Qua nhiều Thế Kỷ hai nền văn hoá ấy đã giao thoa, đã hoà quyện và cùng đổ vào Đại Dương của Chủ Nghĩa Nhân Văn mà loài người đã và đang khao khát, đang hướng tới……. Điều lạ là, ở bất cứ lĩnh vực nào anh chàng An-Nam áo dài khăn đóng nầy cũng tỏ rõ sự hiểu biết tinh tường và sâu sắc. Một con người như vậy quả đã làm vẻ vang cho dân tộc An-Nam và rộng lớn hơn là cho cả loài người......” 

Chính các giới Trí Thức thời danh nước Pháp đã xem PETRUS KÝ là hàng "Sư-Phụ", đã giới thiệu và đề cử bầu TRƯƠNG-VĨNH-KÝ vào danh sách “Thế-Giới-Thập-Bác-Văn-Hào Hiện Đại”. Nhưng xét thấy Tiên sinh đứng trong hàng ngũ 18 Danh nhân Thế giới đó như chưa thỏa đáng, chưa đủ trọng lượng như họ đã "tôn sùng", họ còn xem Tiên Sinh như một bậc "Siêu Sư" như một Vĩ Nhân Văn Hóa Thế Giới, nên đã đồng loạt tiếp tục đề nghị Hàn Lâm Viện Pháp phong tặng Tiên sinh một Danh xưng Quốc tế rất Danh giá là "Toàn Cầu Bác Học Danh Gia". Có nghĩa là một Người Thầy Các Bậc Thầy Của Toàn Nhân Loại! Một Sư Phụ Duy Nhất của Thế Giới Đương Đại! Tiên sinh còn được mời vào ghế Hội Viên chính thức của Hội Nhân Văn và Khoa Học, Hội Á-Châu, Hội Giáo Dục, Hội Nhân Chủng Học và Hội Địa Lý Học tại Pháp quốc. Tiên sinh đã chứng minh được cho thế giới thấy rõ Dân tộc Tóc đen, Mũi tẹt, Da vàng là một trong những Dân tộc có bề dày Lịch sử Văn minh hơn nhiều nước tự xưng mình là Đại cường, nhưng còn trong tình trạng sử dụng kiểu "vẽ tranh làm chữ" quá lạc hậu, lại tưởng mình là Cái Rốn Hoàn Cầu! Là Trung tâm Thế giới! Là Dân tộc thuộc hàng "Vạn Thế Sư Thiên hạ"!

Trong dịp tháp tùng Phái bộ PHAN-THANH-GIẢN sang Pháp, hàng Trí thức Ba-Lê như cảm nhận được sự thông thái của một thành viên trong Phái bộ VN, nhiều Viện Đại học danh tiếng nước Pháp tại Thủ đô Ba-Lê, trong đó có Đại Học Creuzot, Đại Học Bordeaux... đã đích thân thỉnh mời Tiên Sinh TRƯƠNG-VĨNH-KÝ đến thuyết trình một số đề tài về Triết Học, Sử Học, Ngôn ngữ Học và nhiều lãnh vực Khoa Học khác. Tiên sinh đã trình bày cách trôi chảy và sâu sắc đến bất ngờ. Cách riêng khi để cập đến các tác phẩm “ESPRIT DES LOIS” (tạm dịch Tinh Thần Pháp định), “LETTRES PERSANES” (Lá Thư Ba-Tư) của MONTESQUIEU, quyển “CONTRAT SOCIAL” (Dân-Ước) của ROUSSEAU cũng phân tích rành rẽ như bàn đến “LETTRES PHILOSOPHIQUES” (Thư Triết Học) của VOLTAIRE. Khi nói về quyển Từ điển của DIDEROT, thì Tiên sinh đã mở rộng, khiến người ta đã phát hiện ra Tiên sinh có một sự say mê về Ngôn ngữ học, thông minh đến lạ lùng.

Hàng Trí giả Pháp, tiêu biểu như LAGRANDIÈRE, DUPERRÉ, PAUL BERT, ERNEST RENAN, CHAVANNE, KAEMPFEN, VICTOR HUGO... đều xác định Quyển “Giáo Trình Lịch Sử An-Nam” của TRƯƠNG-VĨNH-KÝ đã đưa Tiên Sinh lên ngang hàng những Sử Gia vĩ đại của loài người.

Tiên sinh còn trổi vượt hơn cả 17 Danh Nhân "THẾ GIỚI THẬP BÁT VĂN-HÀO" vừa được bầu chọn, PETRUS KÝ đặc biệt còn là một Nhân vật độc nhất được hàng Thức Giả đồng thanh phong tặng một biệt danh “TOÀN-CẦU BÁC-HỌC DANH-GIA”, một Hàm hiệu danh giá duy nhất chỉ dành cho mỗi một người An-Nam TRƯƠNG-VĨNH-KÝ mà thôi. Hàng Thức giả Nước Pháp tôn Tiên Sinh là một Nhà Bác Học Toàn Cầu, chứ không chỉ có nghĩa là một trong 18 Vị “Đại Văn Hào Thế Giới” như tên gọi chung cho cả 18 Danh Nhân.

Nhiều người cũng đã ngộ nhận PETRUS KÝ là Nhân vật thứ 17 trong 18 Vị Đại Văn Hào Thế Giới. Sai! Danh sách "Thế Giới Thập Bát Văn Hào", PETRUS KÝ đứng thứ 17, không phải là vị thứ cao thấp, nhưng người ta chỉ ghép theo thứ tự ABC mà thôi. Không Hội Đồng Giám Khảo nào dám chấm ai hơn ai, vì 18 Nhân vật nầy đã được xem là hàng Sư phụ thượng thừa thế giới! May rằng người ta lấy tên PETRUS KÝ có mẫu tự P, mới đứng hàng 17, nếu họ gọi là VĨNH-KÝ, thuộc vần V, chắc chắn đã phải đôn xuống hàng chót, đứng thứ 18.

TRƯƠNG-VĨNH-KÝ đã biểu hiện là một Nhà Thông Thái Thiên tài (Le Savant Génial). Trong các buổi diễn thuyết tại các Viện Đại Học Ba-Lê lúc bấy giờ, Tiên sinh đã thuyết trình một cách hùng hồn và xuất chúng về nhiều lãnh vực Khoa học, khiến các Học Giả Pháp phải ngẩn ngơ như dân từ cung trăng xuống. Đến ngày nay danh thơm của Tiên Sinh vẫn còn ngát hương trời trong hàng Trí giả Địa cầu. Dân tộc Việt hãy còn thơm lây mỗi khi nghe các nhà Khoa Học đề cập đến Nhân vật “TOÀN-CẦU BÁC-HỌC DANH-GIA” PETRUS KÝ.

TRƯƠNG-VĨNH-KÝ đã biểu hiện là một Nhà Bác Học Siêu Việt, thuyết trình một cách xuất sắc trong các buổi diễn thuyết ở nhiều lãnh vực khoa học khác nhau không chỉ về Ngôn ngữ Học về nguồn gốc tiếng nói và chữ viết của 26 thứ tiếng mà Tiên Sinh đã kinh qua. Đặc biệt Tiên sinh đã chứng minh cụ thể một bề dày Lịch sử Văn Hóa Việt-Nam đã xuyên suốt qua “Bốn Nghìn Năm Văn Hiến” với Mẫu Chữ Tượng Âm của người Giao-Chỉ đã được Tiên sinh phát hiện. Việt-Nam cũng đã có một Thủ đô “Nghìn Năm Văn Vật", là âm ngữ là giọng nói chuẩn xác của dân tộc. Một chiều sâu và bề dày Lịch sử Văn hóa Việt-Nam như thế, nhưng chưa hề được Âu-Châu phát hiện. Nền Văn Hóa nầy đã có trước cả nhiều Quốc gia kỳ cựu, từng cho mình là Văn minh, là hiện đại.

Tiên Sinh đã hùng hồn chứng minh cách hết sức thuyết phục về loại Chữ viết có “Mẫu Tự Tượng Âm” của người Giao-Chỉ đã từng xuất hiện trước đây hàng Thiên niên kỷ. (!) Nó đã bị Thái Thú SĨ-NHIẾP hủy diệt mất dạng sau hơn nghìn năm Đô hộ Tàu. SĨ-NHIẾP đã Hán-Hóa-Giao-Chỉ từ phong tục tập quán đến mọi hình thức Lễ nghi, Quan hôn, Tang tế, Cúng bái, Hội hè… hoàn toàn theo Văn Hóa Tàu. Vì thế, Dân tộc Việt-Nam đã đánh mất nền tảng Văn hóa, Văn minh, đặc biệt là một nền Văn học rực rỡ của người Giao-Chỉ ta từ ngàn xưa! Ngày nay người ta đã tìm thấy Mẫu tự đó còn xuất hiện trên mặt Trống Đồng Đông-Sơn, nhưng chưa ai có khả năng giải mả rõ ràng thuộc hệ chữ nào, tuy có đôi nét giống mẫu tự La-Tinh.

Tiên sinh xác định Chữ Tượng Âm Giao-Chỉ là một loại Chữ Viết Văn minh, Tiến bộ hơn hệ thống chữ Tượng Hình kiểu Ô vuông của người Hán và nhiều Dân tộc Á-Châu ngày nay. Chữ tượng âm Giao-Chỉ, có mẫu tự đơn giản nếu còn được phổ biến đến ngày nay, nó là một trong các loại chữ Văn minh nhất, có thể hội nhập Văn hóa Thế giới, có thể ứng dụng được mọi ngành trên mọi lãnh vực Khoa Học Tây phương hiện đại. Trong khi các loại chữ tượng hình khác không bao giờ có thể hội nhập được, nếu không phải vay mượn một mẫu tự Âu-Châu. Nhà nước họ cần phải đào tạo giới trẻ biết đọc thông viết thạo một ngôn ngữ có Mẫu tự Tượng Âm Tây phương, khi đó con em họ mới có thể vào được ngưỡng cửa Đại học đương đại, mới tiến vào được khung hình Khoa học thuộc nền Văn minh Thế giới ngày nay.

Một đề tài thuyết trình khúc chiết như thế, đã thu hút được toàn thể cử tọa trong Hội thảo. Tất cả hàng Trí giả Pháp đã đồng loạt đứng dậy hoan hô nhiệt liệt và vỗ tay không ngớt. Tiên Sinh TRƯƠNG-VĨNH-KÝ đã chiếm được niềm tin và sự kính phục trọn vẹn của người Âu-Châu.

Từ đó đã dẫn đến nhiều Nhà Nghiên Cứu cùng với ANDRE GEORGES HAUDRI-COURT, Nhà Ngôn ngữ Học Pháp, trở thành một Tác Giả chuyên nghiệp tra cứu về ngành ngữ học Việt-Nam rất sâu sắc. Có thể nói được họ đã nghiên cứu đến một mức độ chuyên sâu chính xác đáng ghi nhận trong nhiều tác phẫm với lắm kỳ công sưu tầm tra cứu, hầu như chưa hề gặp một ý kiến phản bác nào về phương diện văn học nầy.

HAUDRICOURT đã xác quyết rằng trong chữ viết tiếng Việt ngày nay có rất nhiều dấu vết của nhiều hệ thống phát âm trong nhiều ngôn ngữ Âu-Châu, kể cả các thổ ngữ miền Basque như trong các tác phẫm “Origine des particularités de l’alphabet vietnamien”. Ông cũng từng biên khảo về tiếng Việt và lịch sử tiếng Việt như “Les Consonnes Préglottalisées En Brèves Du Vietnamien” – “Les Voyelles Brèves Du Vietnamien” – “La Place Du Vietnamien Dans Les Langues Austroasiatiques” và “De L’Origine Des Tons Du Vietnamien”.

Do sự phát hiện có đủ tính thuyết phục mọi người, đã cuốn hút đến mức sau nầy còn lôi kéo cả một Nữ Học giả người Pháp, MADELEINE COLANI (1866-1943), nhỏ hơn TRƯƠNG-VĨNH-KÝ 29 tuổi, sinh tại Strasbourg. Nó đã thôi thúc Bà tình nguyện tìm đến Việt-Nam, Bà là Nhân vật đẩu tiên làm Nghiên Cứu Sinh ngành Khảo cổ về nền Văn học Việt-Nam từ năm 23 tuổi (1899). Năm 1914 Bà đã khởỉ sự tiến hành công trình khui tìm chữ viết người Giao-Chỉ từ Nghệ-An, Quảng-Bình đến vịnh Hạ-Long cùng với vùng Đồng-Chum ở Lào. Bà đã đóng góp rất nhiều cho nền Khảo cổ học Thế giới về Văn hóa Sa-Huỳnh, cội nguồn nền Văn Hóa Việt-Nam. Nữ Khảo cổ thời danh nầy đã tuyên bố “Sa-Huỳnh là Cái nôi của nền Văn minh nhân loại”. Nền văn hóa này xuất hiện trước Lưỡng-Hà, Trung-Hoa, Ấn-Độ cả ngàn năm! Bà đã trình luận án tại Pháp, được Hàn Lâm Viện cấp học vị Tiến sĩ. Điều đó đã đủ chứng minh lời Tiên sinh TRƯƠNG-VĨNH-KÝ xác định Việt-Nam từng trải qua "Bốn Nghìn Năm Văn Hiến"(4), đã có một nền Văn minh trước nhiều quốc gia khác cả Á lẫn Âu là có cơ sở, đã đem đến sự kính trọng đối với Việt-Nam, đánh ngã phần lớn ý nghĩ trịch thượng của Nhà nước Thuộc địa và Âu Châu từng xem nhẹ Việt-Nam như một "Bộ Lạc Ăn lông Ở lỗ". Nó vẫn còn là sự ám ảnh dưới mắt người Tàu hiện nay!

PESTRUS KÝ đã thuyết trình một đề tài mới rợi, cái mà cả thế giới chưa một ai phát hiện, thậm chí chưa hề có một chút quan niệm gì về Nền Văn Hóa nầy! Vì thế, ngày nay chỉ có những con người quá định kiến đến mức độ bán đứng lương tâm và danh dự bản thân, tự biến mình thành phường vô học, mới dám xuyên tạc, chà đạp Danh giá và lòng Yêu nước của TRƯƠNG-VĨNH-KÝ mà thôi, người đã dành trọn mọi hy sinh thân mình cho Dân tộc, cho Đất nước Việt-Nam nầy! Không một ai có đủ khả năng đánh lạc hướng, hay bôi nhọ Tiên sinh TRƯƠNG-VĨNH-KÝ trước nhân loại, nhất là giữa thời đại Thế giới Văn minh nầy.

Tiên sinh TRƯƠNG-VĨNH-KÝ đã từng có đủ khả năng thuyết trình nhiều đề tài khác nhau trên nhiều Lãnh vực Thiên văn, Địa Lý, Toán học, Khí hậu, Môi sinh… tại các buổi Hội thảo Khoa học tại Thủ đô nước Pháp. Tiên Sinh đã không bối rối trước những câu chất vấn không kém phần hóc búa mà nhiều Nhà Khoa học bậc thầy đã đặt ra. Tiên Sinh đã thuyết trình thông suốt, không một ai có thể bắt bẻ hoặc phi bác được điều gì. Vì thế, giới trí thức Pháp đã đồng thanh thừa nhận rằng PETRUS KÝ là “Một Thần Đồng An-Nam” (Un Prodige Annamite) của Thế giới Khoa học hiện đại. Tất cả đều đồng thanh tôn xưng Tiên Sinh là “Le Savant des Savants Du Monde” dịch theo Hán Việt là “Toàn-Cầu Bác-Học Danh-Gia”, có đầy đủ ý nghĩa "Nhà Thông Thái của các Nhà Thông Thái Thế Giới"! Đấy!

Thiên nhiên đã ưu đải cho loài người một vụ mùa Bác Học "bội thu" trên Thế giới. Vào Thể kỷ XVIII-XIX đã đồng loạt xuất hiện những ALBERT EINSTEIN, (1879 1955), người Đức, Cha đẻ Định Luật Tương Tác Hấp Dẫn do một cái rơi của quả táo ; Một LOUIS PASTEUR, Nhà Vi sinh học và Hóa học người Pháp (1822-1895) ; Một MARIE SKŁODOWSKA-CURIE, Nhà Hóa học người Ba-Lan, đi đầu trong ngành tia X (X-ray, Quang Tuyến X) ; Một ANDRÉ-MARIE AMPÈRE (1775 – 1836), Nhà Vật lý người Pháp cũng là một trong những nhà phát minh ra điện từ trường ; Một RASMUS CHRISTIAN RASK (1787-1832), nhà ngoại ngữ vô tiền khoáng hậu (unprecedented) người Đan-Mạch.… Như là một thời kỳ “Lạm phát” các Nhà Thông Thái lừng danh trên Hành Tinh ta đang ở, trong đó có Tiên Sinh TRƯƠNG-VĨNH-KÝ (1837-1898).

Thật ra về phương diện ngoại ngữ, TRƯƠNG-VĨNH-KÝ chỉ chào thua và nhường bước mỗi RASMUS CHRISTIAN RASK (1787-1832), người Đan-Mạch mà thôi. RASK đã giã từ trần gian vừa đúng 5 năm trước ngày TRƯƠNG-VĨNH-KÝ chào đời. CHRISTIAN RASK là một Học giả thông thạo đến “230 ngoại ngữ”, hơn TRƯƠNG-VĨNH-KÝ non 9 lần! Ông chỉ còn thiếu 30 thứ tiếng nữa, là đã gấp 10 lần PETRUS KÝ nhà mình về ngoại ngữ! Ông đã từng là Tác giả của hàng trăm bộ Từ điển  của hàng trăm ngôn ngữ khác nhau! Một kỷ lục thế giới về ngoại ngữ, cho đến ngày nay chưa một ai phá nổi.

Với 26 ngoại ngữ, TRƯƠNG-VĨNH-KÝ là nhân vật thứ hai trên Thế giới. G\sĩ ĐẮC-LỘ cũng chỉ đạt đến con số 13, mới phân nửa TRƯƠNG-VĨNH-KÝ, có thế được xếp hạng đứng thứ ba. Hình như đến ngày nay cũng chưa mấy ai qua mặt được G/sĩ ĐẮC-LỘ để đứng vào vị trí đó. Tuy thế, Nhà Ngữ Học Thiên tài RASMUS CHRISTIAN RASK lại phải đứng phía sau PETRUS KÝ với một khoảng cách không xác định về mọi mặt trên các lãnh vực Khoa-Học khác. Các nhà Bác Học lừng danh từ cổ chí kim trên thế giới đều thừa nhận điều nầy.

TRƯƠNG-VĨNH-KÝ được gọi là một Nhà Bác Học Toàn Khoa, vì hầu như Tiên sinh thông thạo mọi ngành Khoa học Thế giới. Trong khi các Nhà Bác học khác, là Bác Học chuyên khoa của từng ngành. Họ lỗi lạc trong một phạm vi chuyên biệt, có thể phát minh, ứng dụng được một hệ thống điều hành về khoa học, cái mà TRƯƠNG-VĨNH-KÝ không thể tự tay làm được. Nhưng khi đặt vấn đề với một nhà Bác Học nào đó trong một lãnh vực khác, các ngài chỉ “ngẩn tò te” như một người Ngoại Đạo, không hơn một cậu Học trò có trình độ Trung Học Phổ thông. Các vị ấy không giải trình, không thuyết giảng, không gợi ý, gợi hình gì được cho Cử tọa có dược cái nhìn tổng thể ngành khoa học không thuộc chuyên môn của mình. PETRUS KÝ đã thuyết trình một cách rốt ráo, rất có tính thuyết phục, để người nghe có thể cảm nhận được cách đại thể trong nhiều ngành khoa học. Vì đó, tự nó đã khiến Thế giới phải xem TRƯƠNG-VĨNH-KÝ là một Nhà Bác Học Toàn Khoa của Hành tinh nầy là vậy.

Tiên sinh đã nổi danh đến độ, là thời đầu tiên máy chụp hình được sử dụng tại Pháp 1816, thì ảnh PETRUS KÝ đã có mặt trên các trang đầu của đôi tờ Báo Pháp lúc bấy giờ là điều hy hữu! Không khác sự kiện GIOAN PHAO-LÔ II năm 2005 trong những ngày Tang Đám của ĐGH, như một hiện tượng khiến dân Pháp đã từng gọi đó là "Hội Chứng Giáo Hoàng". Người ta đã ca tụng một anh chàng nhỏ thó, với đôi mắt ngời sáng trong bộ Quốc phục áo dài, khăn đóng An-Nam-Mít của một Dân tộc "mọi rợ" chưa được khai hóa, lại đã vang bóng một thời trên thế giới, qua mặt tất cả các Nhà Khoa học từ cổ chí kim đến không ai có thể tưởng tượng nổi. Nhiều nhà Trí thức Quốc Tế hiện nay, vẫn còn xác dịnh nhà Thông Thái đa năng đa diện người Việt “Nô Lệ” nầy, hầu như trên toàn Thế giới, đến cả Đệ Tam Thiên Niên Kỷ nầy, Nhân loại vẫn chưa tìm thấy một ai ngang bằng có thể thay thế được PETRUS KÝ.

Trong tác phẩm Khai-Hóa Nhân-Sinh (trọn bộ 3 quyển) nếu được xuất bản, chúng tôi sẽ cống hiến Bạn đọc cụ thể hơn trong phần “Công Đầu Phổ Biến Chữ Tân-Quốc-Ngữ” mà Tiên Sinh TRƯƠNG-VĨNH-KÝ là Nhân Vật số một trong công cuộc khởi xướng, tích cực hy sinh đóng góp công sức cho nền Văn Học Việt-Nam. Nói cách khác, TRƯƠNG-VĨNH-KÝ là Nhân vật duy nhất có công đầu trong đấu tranh "Khai Sinh Chữ Tân-Quốc-Ngữ", để còn tồn tại được đến ngày nay, là một bằng chứng cụ thể không một ai có quyền chối bỏ.

Ấy thế mà Nhà Toàn-Cầu Bác-Học Danh-Gia PETRUS TRƯƠNG-VĨNH-KÝ nầy, đã không e ngại "Cúi gập người bái phục G/sĩ ĐẮC-LỘ như một Bậc Thầy Tiền Bối", không vì lý do Tôn Giáo, càng không phải vì ĐẮC-LỘ là một Linh Mục. Đối với giữa loài người trên thế giới, xét cho cùng Tiên Sinh TRƯƠNG-VĨNH-KÝ còn trổi vượt hơn G/sĩ ĐẮC-LỘ nhiều mặt cả danh giá lẫn tài năng, nhưng TRƯƠNG-VĨNH-KÝ đã cảm nhận được sự thông minh tinh tế của G/sĩ ĐẮC-LỘ vượt hơn mình, đáng là một Bậc Thầy Tiền bối lỗi lạc kỳ tài về phương diện nghiên cứu tinh vi, sâu sắc và tỉ mỉ các âm tiết tiếng Việt với 6 âm độ Bình, Trắc, có cả Thượng Bình thanh và Hạ Bình thanh. Đã trở thành một loại "Nhạc nói Không Khung" chưa từng có, tương đương 7 nốt nhạc đương thời.

Nó còn có cả âm độ trường – đoản trong các nguyên âm y i, và phân biệt âm độ rạch ròi ở các từ có phụ âm nng đứng sau sau nguyên âm. Có giọng ngắt, thả giữa ct đứng sau âm vận, thậm chí cả thanh hồi và khứ của dấu Ngã Hỏi như đã trình bày trên. Những phát hiện tinh tế âm giọng tiếng Việt như thế đã khiến Tiên Sinh TRƯƠNG-VĨNH-KÝ phải ngã nón cúi đầu bái phục, xin vĩnh viễn "Tôn Sư" và tận tâm phục vụ, nếu phải chấp nhận hy sinh tất cả cho loại chữ nầy.

Xét ra dĩ giới kỳ dư vẫn chưa hề có một Danh nhân nào đã đủ trình độ thể hiện được một loại Chữ Tượng Thanh, diễn đạt được cả âm sắc và cường độ như một "điệu nhạc nói không khung" bình dân và đại chúng đến độ tinh vi và tài tình như Mẫu tự Việt-Nam của G/sĩ ĐẮC-LỘ ngày nay! Tiên Sinh TRƯƠNG-VĨNH-KÝ cũng đã hy sinh tất cả danh phận và sự nghiệp mình cho Đức Tin và nền Văn Học Việt-Nam với loại Chữ Tượng Thanh độc đáo nầy!

Vì thế, chúng ta có thể khẳng định cách minh nhiên mà không sợ lầm lẫn, chủ quan hoặc quá lời rằng: "Chỉ có mỗi G/sĩ ĐẮC-LỘ mới là một nhà Văn hóa duy nhất và độc nhất trong nhân loại xưa nay cảm nghiệm và phân tích được Thanh nhạc nói trong tiếng Việt với đầy đủ âm hưởng, tiết tấu, cường độ của một loại Nhạc Không Khung mà thôi".

Một bằng chứng cụ thể, Nhà Bác Ngữ Học TRƯƠNG-VĨNH-KÝ đã từng ghi vào Sổ Tay của mình: “…Ba công trình tiếng Việt của Giáo Sĩ ALEXANDRE DE RHODESlừng lững như 3 hòn núi, người nào leo lên được ba “hòn núi” ấy khắc sẽ nhìn thấy toàn cầu”. Lúc vừa được chính tay ĐTC trao lại Bộ sách tiếng Việt đầu tiên đã được in tại Thành Đô La-Mã, G/sĩ ĐẮC-LỘ cũng đã quá xúc động và tâu: Với 3 công trình nầy, con nghĩ trong tương lai, đó sẽ là ngọn lửa dẫn dân tộc nầy ra khỏi vòng tăm tối”, khi G/sĩ run rẫy ôm Bộ Sách đó vào lòng từ năm 1651. Đó là những cảm nhận phát xuất tận đáy lòng của cả 2 Bậc Thầy Tiền bối Thế giới. Thực tế Chữ Tân Quốc Ngữ đã tạo thế mạnh cho sự phát triển Đất nước trên mọi mặt hiện nay. Nói thế quả không ngoa, cũng không cường điệu chút nào.

Vì vậy Tiên Sinh TRƯƠNG-VĨNH-KÝ đã tự nguyện làm đệ tử muộn màng của ĐẮC-LỘ, dù Giáo sĩ đã trở thành Người Thiên cổ. Tiên sinh đã hết lòng ngưỡng mộ, và dành trọn cuộc đời cộng với tất cả khả năng, gia sản và ảnh hưởng Quốc tế sẵn có của mình, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp ĐẮC-LỘ như một người thừa kế duy nhất trong công việc trường kỳ đấu tranh cho bằng được sự Hợp-Pháp-Hóa Chữ Tân-Quốc-Ngữ cho nền Văn học nước nhà. Có thể nói, Tiên Sinh đã quyết tâm bằng mọi giá phải đấu tranh với Nhà nước Thuộc địa Pháp lẫn Triều Đình Phong kiến Việt-Nam, quyết tâm phát triển Chữ Tân-Quốc-Ngữ bằng cách phai "Khai Sinh" cho bằng được sự ra đời Chữ Tân-Quốc-Ngữ, bằng cách buộc Pháp phải nhìn nhận Chữ viết tiếng Việt để đưa vào Chương Trình Giáo Khoa của Pháp tại Việt-Nam, và Triều Đình Huế cũng phải đưa vào Chương trình Giáo Khoa tại các Trương Công Lập Quốc Gia. Có thế thì Văn Hóa Dân Tộc mới phục hồi được và mới tồn tại trên Chính trường Thế Giới. Và Tiên Sinh đã thực hiện được kỳ vọng của mình. Chữ Tân-Quốc-Ngữ đã vĩnh viễn là phương tiện duy nhất của nền Văn minh, Văn hóa Việt-Nam hiện nay.

Vì ý chí đấu tranh không nhân nhượng đó, Tiên sinh đã bị Bộ Thuộc địa Pháp bạc đãi và loại bỏ. Cũng từng đối mặt với các Triều thần Huế Tiên sinh không hề nhượng bộ lớp người bảo thủ Hán Văn và Chữ Nôm, nên không tránh khỏi bao nhiêu thành kiến phức tạp của lớp Đại thần Hũ Nho gây ra không ít khó khăn. Tiên Sinh đã phải cởi Áo, trả Mảo, từ Quan, xin về vườn "Dưỡng bệnh" trước sự xúc động đầy luyến tiếc của Vua ĐỒNG-KHÁNH. Tiên sinh đã quyết đào tạo bằng được lớp Học giả có trình độ Tân học Á-Âu để tiếp tục bảo toàn sự nghiệp Chữ Tân-Quốc-Ngữ. Và cuối cùng Tiên sinh đã làm được. Học trò của Tiên Sinh TRƯƠNG-VĨNH-KÝ gồm PAULUS HUỲNH-TỊNH-CỦA, TRƯƠNG-MINH-KÝ, DIỆP-VĂN-CƯƠNG, NGUYỄN-TRỌNG-QUẢN.... đều là Nhà Giáo, Nhà Văn, tác giả Tiểu Thuyết viết bằng Chữ Tân Quốc-Ngữ, là Triều Thần ở Huế. Nói chung những nhân vật do TRƯƠNG-VĨNH-KÝ đào tạo, đã là những Học giả, Nhà Văn hóa, Nhà Mô phạm.

Trong “Lời Nói Đầu” trong “Sơ Học Quy-Chánh” bộ sách Giáo Khoa đầu tiên của của đất nước, Nhà Bác Ngữ Học TRƯƠNG-VĨNH-KÝ viết, cơ hồ một “Mênh Lệnh”: ”Chữ Quốc Ngữ phải trở thành chữ viết của đất nước. Phải như thế, vì lợi ích và sự tiến hoá. Vậy người ta nên tìm cách phổ biến thứ chữ nầy bằng mọi phương tiện”.

Qua nhiều đợt đòi hỏi liên tục, do sức ép của giới Trí thức Pháp và Toà Thánh La-Mã, Ông PAUL DOUMER, Toàn Quyền Pháp tại Đông Dương với một tinh thần vạn bất đắc dĩ, mới phải chịu ký Sắc Lệnh đưa Chữ Tân-Quốc-ngữ vào các kỳ thi Văn Hoá tại Việt-Nam năm 1898. Rất tiếc cũng là lúc cuối đời của Nhà Đại Thông Thái (Le Grand Savant) TRƯƠNG-VĨNH-KÝ. Người kiên trì đấu tranh cho một sự nghiệp Văn Học dân tộc “vừa trút hơi thở cuối cùng”! 

Bộ Thuộc địa Pháp đã hết sức bất đắc dĩ phải chấp nhận đưa Chữ Tân-Quốc-Ngữ vào chương trình Giáo Khoa Pháp-Việt (đón xem MV. KHNS). Dù còn rất hạn chế, chỉ mới cho mở ngành Tân Học đến cấp Sơ học Yếu lược (Lớp 3 hiện nay), nhưng đó cũng là cả một sự nhượng bộ không nhỏ của nước Pháp đối với PETRUS KÝ lúc bấy giờ.

Tiên Sinh TRƯƠNG-VĨNH-KÝ đã ra đi, nên Sắc Lệnh, cũng chỉ là Sắc Lệnh. Mãi đến 11 năm sau (1909) qua nhiều đòi hỏi, Hội Thừa Sai Ba-Lê đã lợi dụng ảnh hưởng PETRUS KÝ, mà các nhà Văn hóa thời danh và Báo chí Pháp, đã từng khâm phục và kính nễ Tiên sinh, đã tạo công luận lớn, gây áp lực mạnh trên mọi phương tiện truyền thông đại chúng, tích cực can thiệp mới khiến Chính phủ Thuộc địa phải nhượng bộ, chịu áp dụng Sắc Lệnh đã ban hành, khai mở chương trình Giáo Khoa tiếng Việt và đưa vào hệ thống thi cử Xứ Thuộc Địa bằng Chữ Việt.

Rồi sau đó không lâu, cũng đã đến lúc Vua ĐỒNG-KHÁNH và cả Triều thần Huế phải chấp nhận ý chí của các lớp Hậu sinh của TRƯƠNG-VĨNH-KÝ, ra Đạo dụ cải cách Chương trình Giáo Khoa theo Tân học ở các Trường Công Lập của Triều Đình. Lần hồi lối học từ chương bị giải thế, các khoa Thi Hương, Thi Hội, Thi Đình cũng đã kết thúc từ đây, để nhường chỗ cho nền Tân học, tuy chưa được gọi là Chứ Quốc Ngữ. Đó là công trạng lớn nhất của Nhà Đệ Nhất Bác-Học Toàn Cầu TRƯƠNG-VĨNH-KÝ, Đây là điều "Sử Học Việt-Nam không bao giờ được phép phủ nhận công lao vĩ đại nầy của Tiên Sinh".

Nhiều nhà Nho đã đánh giá chữ Tân-Quốc-Ngữ là một “Công Cụ” được Thực Dân sử dụng để thuận lợi trong việc điều hành guồng máy cai trị của Nhà Nước Thuộc Địa, thậm chí đến tận ngày nay, vẫn còn cái nhìn méo mó trong Lịch sử, đều là lớp người do trình độ kém thấp, nên không đủ tầm nhìn xuyên suốt qua Lịch sử phát triển Văn Học nầy, dù họ vẫn có học hàm học vị cao, nhưng căn bản trí thức và tri thức không có, nhất là bị đầu độc quá nặng nề, nên thiếu cái nhìn thoát ra khỏi hộp sọ vốn đã bị đóng khung từ muôn thuở.

Sự thật thì Chính Phủ Thuộc địa đã từng kiên quyết loại trừ chữ Nho, cố Pháp hoá người Việt. Loại bỏ Văn Học Tàu để thay thế vào đó chương trình đào tạo Pháp ngữ cho Cư dân Bản địa mà thôi. Việc “Việt-Hoá-Mẫu-Tự-La-Tinh” không hề được nhà Cầm Quyền "Đại Pháp” khuyến khích, nó là một rào cản cho việc đặt ách thống trị lâu đời lên đầu lên cổ Dân Việt.

Nối tiếp tinh thần Đại Học Giả TRƯƠNG-VINH-KÝ, bao nhiêu Nhân Vật cũng đã vì công cuộc phát triển Chữ Tân-Quốc-Ngữ cũng đã ngã gục dưới bàn tay tàn bạo của Nhà nước Thuộc địa Pháp. Điển hình, Học giả NGUYỄN-VĂN-VĨNH là một trong những Nhà tiên phong cao cả nhất. Ông cũng đã phát hành Báo bằng chữ Tân-Quốc-Ngữ, chấp nhận lỗ lã vì không đủ lượng "Thượng đế" tiêu thụ, cũng đã bị phá sản như TRƯƠNG-VĨNH-KÝ. Ông hết sức khó khăn trong việc không để mình trở thành công cụ cho thực dân, còn phải thắng được tư tưởng “Hủ nho” của những vị “Đồ gàn” vẫn khăng khăng bảo vệ vị thế Hán Nôm dù biết rằng nó rất khó học.

Ông bằng lòng nhận lệnh trục xuất của nước pháp, sang Lào đào vàng để không bị tịch biên gia sản vì kiên quyết từ chối làm quan cho Triều đình nhà NGUYỄN để từ bỏ công cuộc phát triển chứ Tân-Quốc-Ngữ. Tại Lào, Học giả NGUYỄN-VĂN-VĨNH đã phải bỏ mạng cách thê thảm trên một con đò trôi giạc giữa dòng sông ở Lào. Nhưng sự nghiệp dang dở của ông cũng đã được đền bù bằng sự tiếp bước của nhiều Nhân vật Văn hóa bằng sự ra đời của một tổ chức cách mạng là Hội Truyền Bá Quốc ngữ và nhiều thế hệ tiếp sức liên tục của Giáo Hội Công Giáo Việt-Nam và Hải ngoại.

Chí sĩ NGUYỄN-AN-NINH nối gót Học giả NGUYỄN-VĂN-VĨNH. Vì ý thức phát triển Chữ Tân-Quốc-ngữ, là đặt nền tảng cho công cuộc đòi quyền Tự Quyết Dân Tộc và quyền Độc Lập Tổ Quốc, Chí sĩ đã tích cực cổ vũ, phát động Phong trào phát triển Tân học. Đã tận hiến trọn đời mình, kiên quyết đòi hỏi nước Pháp phải dứt khoát chấp nhận nền Tân học Việt-Nam.

Thực dân Pháp đã đày đọa Chí Sĩ phải bỏ xác tại Nhà Tù Côn Đảo! Đó là những bằng chứng rõ nét nhất để chứng minh Chữ Tân-Quốc-Ngữ không hề là sản phẩm của Thực Dân Pháp như lớp "Sử gia Nô dịch" ăn có nói theo, ăn dơ nói phét trong Lịch sử Dân Tộc theo sự bịa đặt của giới Hủ Nho kỳ thị Tôn Giáo, với ý thức bảo thủ "Rừng Kinh Biển Thánh" của người Tàu. Chí Sĩ NGUYỄN-AN-NINH là một trong những Nhân Vật nặng ký, đòi quyền sống cho Chữ Việt và đòi quyền Tự Quyết cho Dân Tộc Việt, buộc nước Pháp chấp nhận chữ Việt. Chí sĩ vốn cũng là một Giáo dân, đã là một trong những cánh tay nối dài ngoan cường nhất của TRƯƠNG-VINH-KÝ cho đến hơi thở cuối cùng.

Nhưng đó cũng chỉ là một sự nhượng bộ “về hình thức”! Còn thực tế Chữ Tân-Quốc-ngữ  cũng chỉ được phổ biến rộng rải trong các trường Công Giáo ở các Họ Đạo do các Thầy Dòng, Nữ Tu dạy mà thôi. Các trường Công Lập do Pháp trả lương điều khiển, chỉ dạy tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thay cho “Tiếng Mẹ Đẻ” của Thí sinh trong thi cử. Nên môn Lịch Sử thời đó, các em mũi tẹt da vàng chỉ biết học thuộc lòng “Nos Ancêtres sont des Gaulois” (Tổ Tiên chúng ta là người Gô-Loa), Gô-Loa là Tổ Tiên người Pháp, nên Dân Thầy xứ Nam-Kỳ lúc bấy giờ rất hãnh diện để xưng mình là "Dân Tây", vô hình chung họ đã tự nhận người Gô-Loa là Ông Tổ!

Ngược lại Sĩ tử Nho gia từ Nam đến Bắc chỉ biết mỗi KINH-DƯƠNG là Ông Tổ, như Lịch sử An-Nam thời nào cũng đã từng ghi rất rành mạch:

"Cháu đời Viêm Đế thứ ba,
"Nối dòng hỏa đức gọi là Đế Minh.
"Quan phong khi giá nam hành,
"Hay đâu Mai Lãnh duyên sanh Lam Kiều!
"Vụ Tiên vừa thuở đào yêu,
"Xe loan nối gót, tơ điều kết duyên.
"Dòng thần sánh với người tiên,
"Tinh anh nhóm lại, thánh hiền nối ra.
"Phong làm quân trưởng nước ta,
"Tên là Lục Tục, hiệu là Kinh Dương…"

Thì ra Ông tổ người Việt là "Vua VIÊM-ĐẾ", con trai ĐẾ-MINH là dòng Thần kết duyên với người Tiên, tinh anh đó đã kết thành KINH-DƯƠNG, được phong cai quản An-Nam, là cháu đời thứ ba VIÊM-ĐẾ. Lai lịch ấy, chép đành rành trong Lịch sử ta, một loại "Phú Ý" đã có mấy ngàn năm nay. Như thế Dân An-Nam mình chưa thoát khỏi con cháu dân Tàu, đã nối gót trở thành con cháu Dân Tây! Nhà nước nào biết Giao-Chỉ là ai. (!) Đó mới chính là mục tiêu khai hoá ta mà các Ông chủ Thuộc địa nhắm vào.

Nếu ta không có một nền Văn Học độc lập, để có một nền Văn hóa Dân tộc ngày nay,  thì không thiếu người vẫn tin huyền thoại LẠC-LONG-QUÂN là Rồng, lấy ÂU-CƠ là Tiên đẻ ra trăm trứng, đúc thành Dân Việt, tài nào không mất gốc! Nó đã ăn khớp với Lịch sử nghìn năm thời Tiên Tổ, đã rập khuông huyền thoại KINH-VƯƠNG:

"Dòng thần sánh với người tiên,
"Tinh anh nhóm lại, thánh hiền nối ra!

Rõ tội cho một Dân Tộc lạc hậu, bị tình trạng vô văn hóa kéo dài, vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức trong não trạng của người Phi Việt đến ngày nay vẫn còn ám ảnh não trạng mơ màng cầu vinh vọng ngoại!

Để tính Dân tộc sớm được trưởng thành, từ trước Cách mạng tháng Tám, Cố Chủ tịch HÔ-CHI-MINH đã nhận định được sự cần thiết của Chữ Tân Quốc-Ngữ là nền tảng xây dựng Lịch Sử Việt-Nam, Ông đã tổ chức các lớp học Chữ Việt nối theo từng bước chân Ông từ Thái-Lan đến Lào và tiếp tục khuyến khích mở rộng việc học chữ Tân Quốc Ngữ tại Việt-Nam.

Vừa khi Cách mạng thành công, Chủ Tịch lập tức cho lệnh phát động ngay Phong trào Bình dân Học vụ trên khắp mọi miền đất nước để đưa dân trí lên một tầm cao mới. Cố Chủ-Tịch nghĩ, nếu Nhà nước chỉ khoáng trắng cho mỗi Giáo Hội Công Giáo, thì Giáo hội không thể đơn phương phát triển hệ thống Chữ Tân-Quốc-Ngữ được rộng khắp trong đại chúng mọi nơi.

Mối đe dọa trước mắt Chủ Tịch, ngoài Giặc Ngoại xâm, đất nước cần phải đẩy lùi được cả Giặc Đói và Giặc Dốt. Nhưng Chủ Tịch không ngờ ngày nay còn xuất hiện một loại Giặc mới, không còn là Giặc Dốt cần phải loại trừ nữa, nhưng là "Giặc Ngu", "Giặc Vọng Ngoại". Đó là một loại Giặc Ngu Dân, phá hoại cả hệ thông Chữ Tân-Quốc-ngữ đã được Dân tộc trân trọng gìn giữ qua bao đời nay! Xin lỗi Bạn đọc, có lẽ phải sử dụng Danh từ nầy mới lột trần được một ý nghĩa nào đó còn tồn đọng trong não trạng của một nhóm thiếu số quyền thế phá hoại có tổ chức, manh nha đưa vào chương trình Giáo Khoa hiện hành để làm mất gốc nền tảng chữ Việt có quy mô lớn, là tinh thần tự tôn và trơ]ơngr thành của Dân Tộc, như đã cụ thể ở trên. Không một ai có quyền chối cãi và tự biện hộ cho hành động "Phản Văn Hóa" nầy của Tập đoàn GD NGUYỄN-THỊ-BÌNH, đã được phát triển qua hàng thập niên phá hoại, xuất chúng là PHẠM-THỊ-LANH với cả ban bệ trong ngành Giáo Khoa và Ban Kiểm Duyệt Nhà Nước.

Học giả NGUYỄN-VĂN-VĨNH đã cảm nhận được từ xưa, Ông từng nói: “Nước Nam ta mai sau này, hay hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ”. Và đã hiến trọn thân mình khơi dậy một phong trào phát triển chữ Tân Quốc Ngữ cho Đồng bào Dân tộc và đã bị hành hạ và giết chết cách tức-tưởi, bỏ xác mục rữa trên một chiếc đò trên một khúc sông hiu quạnh.

Đến nay, đất nước đã chuyển mình trong thời đại công nghệ thông tin (CNTT) và rất nhiều vấn đề mới cần phải được phát huy.

Theo bài viết TÂN-KHOA về Hội Thảo “NGUYỄN-VĂN-VĨNH VÀ HÀNH TRÌNH CHỮ QUỐC NGỮ” do NXB Trí thức và Quỹ Văn hoá PHAN-CHÂU-TRINH tổ chức vào đầu năm nay (2012), đã ghi nhận: "Một lần nữa, cần nhắc lại quan điểm của học giả Nguyễn Văn Vĩnh: “Nước Nam ta mai sau này, hay hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ” để cùng suy ngẫm và bên cạnh việc giữ gìn những giá trị của nó thì cũng phải tiếp thu những văn minh của thời đại CNTT. Sự tiếp thu này chắc chắn là không nhằm thay đổi, xáo trộn gì với chữ Quốc ngữ mà chúng ta đã quen dùng mà cũng chỉ là để phù hợp với thực tế của thời đại CNTT. Những thứ ngôn ngữ chat mà tuổi teen đang sử dụng với sự hiện diện chính thức của F, J, W, Z để thay thế cho cách viết thông thường, chắc chắn là sẽ không bao giờ được chấp nhận (MV. nhấn mạnh).. Cao hơn, việc phải tiến tới là máy tính phải hiểu được tiếng Việt có thể tự động xử lý và đây là công việc mà người Việt chúng ta phải tự làm được chứ không thể trông chờ ai khác. Đó cũng là nhiệm vụ mà Chính phủ đã đặt ra để Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT".

Cũng chính là lúc Bộ GD&ĐT đang cố tình triệt hạ nền Văn Hóa Dân tộc ta ngày nay cho nức lòng Tôn sư Vĩ Đại.

Từ khi Chữ Tân-Quốc-Ngữ trở thành nền tảng Văn học Nước nhà, đã từng bước một, tiến lần lên ngang tầm tiếng Pháp và qua mặt chữ Nho trong chương trình Giáo Khoa Pháp – Hán. Lần hồi đã loại hẳn mọi hình thức văn hóa Ngoại lai ra khỏi não trạng dân mình, cũng đã chứng minh cụ thể Tổ tiên ta là người Giao-Chỉ, không liên hệ gì với dòng máu Hoa thuộc loại Rồng Tiên KINH-DƯƠNG như Lịch sử Gia phả An-Nam đã ghi nhận từ lâu đời! Hiện thời chỉ còn lác đác một vài hình ảnh Văn hóa Lai căng của một số người vô thức còn nhai đi nhai lại mà thôi. Tội, Công ai chịu, Ân, Tình ai mang? Xin nhường quyền Bạn Đọc Bốn Phương và hàng Trí giả ngày mai xét đoán.

Tiên Sinh TRƯƠNG-VĨNH-KÝ cũng đã tốn nhiều công sức khi phải tận tâm tận lực nghiên cứu thanh lọc quyển Ngữ Pháp, Từ điển Việt – Bồ – La và Phép Giảng 8 Ngày của G/sĩ ĐẮC-LỘ. Tiên Sinh đã vô cùng thông minh khi sáng tạo một cấu trúc ghép vần đúng cách viết theo hệ thống Giáo Sĩ ĐẮC-LỘ đã hình thành, đó là Quyển Vần Quốc Ngữ, tự nó đã trở thành Quy tắc bất thành văn của G/sĩ ĐẮC-LỘ mà ngày nay chưa có một mãy may nào thay đổi được, dù rằng đã có Quy định i và y của Bộ Trưởng GD&ĐT NGUYỄN-THỊ-BÌNH, nhưng tự nó đã biến thành phản tác dụng. Không một người Trí thức tầm cao nào đồng tình. Các Nhà Văn hóa tầm cỡ, các Học giả uyên thâm đã phản dối quá nhiều. Đa số ăn theo là thành phần vô học, hoặc có học nhưng không kiến thức, đã biến thành lớp người dua nịnh ăn theo phá hoại. Họ muốn thâm nhập vào hệ thống Giáo Khoa, đã để lộ nguyên hình và lố bịch ngày nay.

Với Tập “Vần Quốc-Ngữ” đầu tiên của TRƯƠNG-VĨNH-KÝ, đã rất hoàn chỉnh, dành cho học sinh lớp "Khai Tâm Tân Học”. Ông đã biên soạn rất ngắn gọn đơn giản, nhưng súc tích. Được phân định rõ 2 phần: Vần Xuôi và Vần Ngược, đã làm căn bản cho hệ thống khai tâm học Quốc Ngữ theo cấu trúc ghép vần của G/sĩ ĐẮC-LỘ. Điều chắc chắn, nếu trong lớp khai tâm, các em đã học kỹ vần xuôi và vần ngược trong Vần Quốc-Ngữ xem ra mỏng manh đó, thì đã tiếp nhận được đầy đủ căn bản cấu trúc Ghép Vần Chữ Tân-Quốc-Ngữ. Tập Vần Quốc-Ngữ đã không còn để lại một sai sót nào về Chính tả hiện nay. Đó là một nguyên tắc bất di bất dịch trong Việt-ngữ, một nét đặc thù độc đáo của Chữ Viết theo cấu trúc Chữ Tân-Quốc-Ngữ hiện đại nầy. Cám ơn Tạo Hóa đã ưu ái ban tặng cho Dân Việt một Nhà Ngữ Học xuất chúng, để nghiên cứu và hình thành hoàn chỉnh Công trình Văn hóa ĐẮC-LỘ cách vẹn toàn.

Chúng tôi nghĩ nếu có thay đổi vài Mẫu tự sau nầy, việc chuyển đổi hệ thống viết tiếng Việt trong máy tính, chỉ là việc nhỏ. GsTs. TRẦN-TRÍ-DÕI đã cảm thấy thất vọng: “Chúng ta nên nhớ, hậu quả của quy định về cách viết “i” hay “y” trong chính tả tiếng Việt….. hành hạ giáo dục ba mươi năm nay và vẫn sẽ chưa biết đến khi nào kết thúc”. Điều quan trọng là trong toàn bộ hệ thống Từ Điển ngày nay cần phải điều chỉnh lại những hậu quả do Quy-định i y của NGUYỄN-THỊ-BÌNH mới là cái khó khăn và phức tạp nhất. Nó sẽ đem đến một sự tốn kém công sức và tiền của đến khủng khiếp cần phải đặt ra. Muốn kết thúc hậu quả đó, ta phải loại bỏ toàn bộ hệ thống Từ Điển nào đã từng in ấn : "Ca sỹ x. ca sĩ ; i sỹ x. y sĩ ; í kiến x. í kiến ; địa lý x. địa lí" vv và vv.... là một điều phức tạp nhất.

Người ta sẽ phải tiêu tốn một ngân khoản hàng tỷ tỷ đồng để chuẩn định, in ấn lại tất cả mọi loại "Từ điển Tiến bộ" theo hệ thống cải cách NGUYỄN-THỊ-BÌNH! Phụ huynh SV. HS. phải mở hầu bao cho con cái mua lại Từ điển Việt – Anh, Anh – Việt, Việt – Pháp, Pháp – Việt, Từ Điển Tiếng Việt, Đại Bách Khoa Từ Điển và hàng loạt loại Tự Điển như thế đã đã in Địa lí, Sử kí, Luân lí... thậm chí còn có Ca sỹ, Bác sỹ, Họa sỹ đã được cho phép viết trong chính tả. Rồi đến bao nhiêu sách Giáo Khoa dưới nhiều dạng Truyện Cổ Tích, Phương Ngôn, Tục Ngữ Việt-Nam, Lịch sử Việt-Nam, Việt-Nam Kỷ Yếu. Tất cả đều phải chuyển đổi đồng loạt cho đở hành hạ Giáo Dục như hơn 30 năm qua mà GsTs. TRẦN-TRÍ-DÕI, Nhà Ngôn Ngữ Học, chưa dám khẳng định đến khi nào mới kết thúc!

Đó là hậu quả NGUYỄN-THỊ-BÌNH đã kéo dài hàng thập kỷ năm đã để lại cho Xã Hội và nhiểu thế hệ con em! Việc điều chỉnh nầy, nhất thiết không thể bỏ qua. Vì nền Giáo Dục Dân Tộc, Cộng Đồng Người Việt và cả hàng Trí Giả Việt-Nam trong cũng như ngoài nước sẽ không bao giờ cho phép bỏ qua, dù có phải tiêu tốn bao nhiêu cũng là điều bắt buộc phải thay đổi, dù sớm hay muộn mà thôi. Nhưng tốt nhất đừng để kéo dài hơn nữa cho các thế hệ sau, vì mỗi ngày sự sai trái càng thêm nhiều gay cấn. Bộ GD&ĐT cũng sẽ không khỏi hối tiếc. Bà NGUYỄN-THI-BÌNH hiện nay, dù có muốn khắc phục, chuộc lỗi cũng đã quá muộn màng! Các Vị Cựu Bộ Trưởng, dù có muốn quay lại, cũng không thể còn làm được gì.

Cũng đã quá may, giả thuyết Quyển sách "Tân Giáo Khoa" của Tác giả ĐẶNG-THỊ-LANH, được sự hỗ trợ của Quý vị TRƯƠNG-CÔNG-BÁO, HOÀNG-VĂN-CUNG... đã không bị công luận chận đứng kịp thời, thì nó đã được đưa vào chương trình Giáo Khoa cụ thể, chậm lắm cũng chỉ 10 năm sau là thời gian tối đa, các nhà Từ điển Việt-Nam phải soạn lại toàn bộ Hệ thống Từ Điển Việt-Nam. Phải Bổ sung, Chú thích tất cảc từ ngữ Đổi Mới chưa có trong Từ điển Việt-Nam hiện hành, sẽ rất ư là phức tạp. Chẳng hạng: ngoài các từ địa lí, nhạc sỹ nói trên, các Từ Điển Gia còn phải chú thích thêm hàng vạn từ ngữ mới như: học giả x. học dã, học dả, học zã, học zả ; phải x. fải, fãi ; cắt x. cắc, kắt, kắc ; quê x. qê ; nghiên cứu x. nghiên kứu, nghyên cứu. nghyên kứu ; chuyên cần x. chuyên kần, chuiên cần, chuiên kần ; giỗ tổ x. giổ tỗ, dỗ tổ, dổ tỗ (cải cách theo vần mới ĐẶNG-THỊ-LANH trong sách Tân Giáo Khoa đã được Cơ quan Kiểm Duyệt Nhà Nước cấp Giấy phép Xuất bản. Khởi đầu áp dụng trong chương trình Giáo Khoa cho Niên học 2012-2013), trong đó có cả "câyNÊU” được viết thành “cây LÊU", rồi các Nhà Từ Điển cũng phải "vắt chân lên cỗ" chạy theo ghi nhận đến "rã hơi tai"... đến..... "mệt nghỉ"!

Một khi không còn nguyên tắc Chính tả nữa, thì Từ Điển Việt-Nam phải soạn thảo phần ghi chú dài dài cho các ngữ vựng cho mỗi Phụ âm, còn phải lộn qua đảo lại mỗi từ theo từng Chữ cái. Ví dụ tìm chữ "Bác" trong Từ điển Việt – Anh, tác giả cần phải chú giải đủ: bác Uncle (fatheer's elder brother), to reject, còn viết là bát, pác hoặc pát. Đến chữ Bát, cũng cần đảo lại:bát dt Bowl, cũng còn viết bác pác hoặc pát. x. bác.  giổ Anniversary of death, còn viết là giổ, dổ, dỗ (dỗ tổ Đặng-Thị-Lanh), zổ, zỗ (trong tương lai). Đến chữ Dỗ cũng thế: dỗ đt To coax, to soothe, còn viết là dổ, giổ, giỗ, zổ, zỗ x. giỗ.  bình yên Safe, peace, peacefull còn viết bỉnh iên, bỳnh yên, bỳnh iên, pỳnh iên, pỳnh yên. Rồi đến bỳnh yên x bình yên, cũng viết bình iên, bình yên, bỳnh iên, pỳnh iên, pỳnh yên, Đến pỳnh iênx. bình yên, cũng viết bình iên, bỳnh iên, pỳnh iên, pỳnh yên vv và vv...

Nếu các Nhà Từ Điển không ghi chú rành mạch như thế, thì người ta không thể sưu tra ngữ vựng trong các loại Từ điển Việt-Nam được. Người ngoại quốc làm sao hiểu pỳnh iên, pỳnh yên, bình iên, bỳnh iên, pỳnh yên có nghĩa là gì, và dịch ra tiếng nước họ làm sao? Chỉ có thế, đã quá đủ cho các Nhà Từ Điển phải cảm thấy quá nhiêu khê đến điêu đứng, đến điên đầu! Nhóm Bộ ba LANH-CUNG-BẢO muốn thế, họ khoái tạo ra một tình trạng văn học hỗn độn đến không ai còn chịu nỗi. Các Nhà Văn hóa, Giáo dục và Bạn đọc có thể tuởng tượng Quyển Từ Điển Việt-Nam trong tương lai sẽ tăng thêm bao nhiêu trang giấy và độ dày của nó có quá gấp đôi không? Giá thành sẽ lên đến bao nhiêu, có mấy phụ huynh SV. HS. đủ khả năng bê được từng ấy Bộ Từ Điển Tiếng Việt-Nam, Việt-Pháp, Pháp-Việt, Việt-Anh. Anh-Việt, Việt-Mga., Nga-Việt... cho con em mình học hỏi? Bộ Đại Bách Khoa Từ Điển Việt-Nam cũng phải bổ sung đầy đủ cho phù hợp với thời đại. Kết quả Cách Mạng Văn Học NGUYỄN-THÌ-BÌNH đã đến thời nở rộ! Hãy vui lên! Hãy mừng lên! Hỡi toàn dân Đất nước Việt ta ơi! Hãy loại bỏ đi hệ thống cấu trúc ghép Vần Chữ Tân-Quốc-Ngữ ĐẮC-LỘ, vì nó quá đơn giản, không còn phù hợp với xã hội Văn Minh hiện đại vốn đã hết hợp thời.

Hàng Trí giả chân chính, cũng đã vô tư nhận thấy rằng các Nhà Truyền Giáo và cách riêng Cộng Đoàn Dòng Tên đã Việt-Hóa chữ La-Tinh cho đất nước nầy, chứ không hề La-Tinh-Hóa Việt-Nam như ý đồ của Tàu và Tây qua các thời đô hộ. Không như sự bóp méo, xuyên tạc của những tay Nô Văn, Bồi Bút xưa nay từng ăn có nói theo. Các Nhà Truyền giáo không hề bán đứng Việt-Nam cho Pháp như người ta đã từng ghi đậm nét trong Lịch Sử nước nhà. Tuy tư tưởng đó đã bị đào thải, vẫn chưa gọt rửa được hết cái nhìn của lớp người bị nhồi sọ, chỉ biết ăn có viết thuê. Những định kiến cho rằng Chữ Tân-Quốc-Ngữ là ý đồ La-Tinh-Hóa của các Giáo sĩ Tây phương hãy còn văng vẳng đâu đây của bọn Văn nô Tàu ở thời Hủ Nho, chưa đủ trình độ khai hóa kịp thời.

Chúng tôi mong rằng hàng Trí giả, các Sử Gia, các Nhà Nghiên cứu kể cả các Nhà Trí thức Công Giáo cần phải Nghiên cứu một cách nghiêm túc ngữ nghĩa vốn có của chữ Tân-Quốc-Ngữ là một hình thức "Việt-Nam-hóa Mẫu-Tự La-Tinh hay La-Tinh Hóa Tiếng Việt" để tránh mọi sự nhầm lẫn sau nầy cho giới trẻ trên nhiều mặt. Ngày nay không thể còn có sự hiểu sai lầm như giới Hũ Nho, phong kiến của Thế kỷ XVII, XVIII là La-Tinh-Hóa, La-Mã-Hóa, Công cụ Xâm lăng, là Phương tiện Thực dân sử dụng. Lịch Sử nên sửa sai, cần phải khai trử cụm từ “La-Tinh-Hóa” phản nghĩa đó, để không bị các thế hệ mai sau nghi ngờ trình độ văn hóa của các bậc Cha Ông còn ô tạp dù đã bước vào Thế Giới Văn Minh ở Nghìn Năm Thứ III của loài người! Ta không thể sử dụng ngữ nghĩa tiếng Việt cách bừa bãi như thời chưa được khai hóa! Không thể vô ý thức để tiếp tục bóp méo Chữ Tân-Quốc-Ngữ theo sự hiểu biết bị khép kín theo trình độ văn hóa lạc hậu.

Vốn là một Nhà Đại Ngôn Ngữ Học toàn cầu, Tiên sinh TRƯƠNG-VĨNH-KÝ cũng cảm nhận được Cấu trúc Chữ Việt đã có một nét đẹp tinh tế, đạt đến mức xuất chúng, hoàn hảo hơn hầu hết mọi loại chữ viết khác xưa nay. Chữ Tân-Quốc-Ngữ chưa đáng là một sự hãnh diện, một niềm tự hào muôn thuở cho Dân Việt đó sao? Thế mà vẫn bị bôi bác, bị khinh thường, bị xuyên tạc, bị chà đạp, bị xé nát! Đúng là một tập thể "Văn Hóa" giữa loài người nếu không bị mua chuộc để đánh phá, tối thiểu cũng đã bị nhồi sọ quá sâu!

MINH-VÂN @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site