lịch sử việt nam
Trúc-Lâm Yên-Tử (1) Tựa gốc; (2) Tựa do TLYT đặt lại cho phù hợp với tinh thần của trang nhà và Hội Sử Học.
***
Nền Tảng Tân-Quốc-Ngữ Và Những Sai Lầm Nghiêm-Trọng Của Bộ GD và ĐT Nhà Cầm Quyền CHXHCNVN (2)
Những Sai Lầm Nghiêm Trọng Của Bộ GD&ĐT Nhà Nước CHXHCNVN (1) (Đã Hiệu Đính)
Minh-Vân
Kính cáo :
"Cùng Cộng Đồng Người Việt Trong Và Ngoài Nước "
Chúng tôi viết bài nầy để gởi trực tiếp đến "Bộ Giáo Dục và Đào Tạo", thông qua Nhà Nước,Chính Phủ và các Cơ quan Trung Ương thuộc ngành Văn Hóa - Giáo Dục Nhà Nước CHXHCNVN. Xin trình gởi Hàn Lâm Viện Khoa Học, Viện Sử Học Quốc Gia, các Nhà Văn Hóa chúng tôi may mắn được biết Đ/chỉ riêng. Cùng xin được gởi đến một số Trang Mạng và Báo chí có uy tín tại Quốc Nội và Quốc tế, nếu được quý Ban Biên Tập đồng cảm quan tâm đón nhận cách nhiệt tình, hy vọng sẽ được chuyển tải đến Cộng Đồng Người Việt ở bốn phương trời Thế giới, để rộng đường dư luận với nhiều sự nhận định của mọi người. Đồng thời chúng tôi cũng mạo muội xin đón nhận mọi ý kiến xây dựng trong sự góp ý, sửa chữa, thay đổi, bổ sung, không phân biệt Tôn Giáo, Đảng phái, Sắc Tộc, Tuổi tác, Giới tính và Địa vị Xã Hội, dù được sự đồng tình chấp nhận hay phản bác, đều rất đáng trân trọng đối với chúng tôi. Đặc biệt, chúng tôi xin phép được gởi đến Lm. Bề Trên Giám Tinh Dòng Tên Việt-Nam và Thông trình lên Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam, xin vì ý thức Trách nhiệm và Tinh thần Dân tộc, thỉnh cầu Quý Ngài lên tiếng can thiệp bảo vệ nền Văn Học Nước Nhà, chặn đứng mọi hình thức lộng hành Văn học đến điên loạn như hiện nay. Kính xin Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam và Cộng Đồng Dân Tộc cảm thông cho nhiều thiếu sót.
***
Mục Lục
Trúc-Lâm Yên-Tử: Có hai loại chú thích, số nhỏ trong ngoặc đơn là của tác giả Minh-Vân; số lớn trong ngoặc đơn là của TLYT. Phần chú thích của tác giả nằm cuối bài; phần của TLYT nằm bên trên được phân biệt bởi ba dấu *.
(1) Đây là ý kiến riêng của tác giả Minh-Vân. Thực ra việc xử dụng quốc-ngữ đã được nhà văn Nhượng-Tống đưa vào thực tế khi ông tham gia vào báo Khai Hóa (1921), Thực nghiệp dân báo (1924) v.v..., ông Hồ-chí-Minh chỉ là người nối tiếp tiền nhân; (2) Chữ Nôm cũng đã xử dụng dưới triều Tây-Sơn của vua Quang-Trung; (3) Đất nước sẽ may mắn hơn nếu người chiến thắng và thống nhất đất nước là vua Quang-Trung; (4) Trong tinh thần đại chúng của Hội Sử Học cũng như trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử chúng tôi vẫn quen xử-dụng cụm từ ngày 30-04-1975 hơn là giải-phóng; (5) Ngoài ra còn có những cuộc chiến khác sau năm 1975, như cuộc chiến với Cao Miên năm 1978, Trung Việt năm 1979, Trung Việt 1984 - 1985; (6) Cắt từ "Chỉ nghe ...rằng" trang 58, đoạn này không phản ảnh thực tế của miền Nam, nếu có chỉ là vài trường hợp cá nhân; (7) Việt-Nam Tự-Điển do Lê-Văn-Đức cùng một nhóm văn hữu soạn, Lê-Ngọc-Trụ hiệu-đính, nhà sách Khai Trí xuất bản tại Sài-Gòn Việt-Nam năm 1970 và tái bản ở Hoa-Kỳ vào thập niên 1980; (8) Sự kiện ra hải ngoại của ông Hồ-chí-Minh là tìm phương sinh sống, việc làm làm cách mạng hay cứu nước (theo quan niệm riêng của ông ta) cũng chỉ đến sau khi đơn xin vào làm trong cơ quan thuộc địa của Pháp bị bác bỏ; (9) Nếu ông Hồ là nhân vật thông thái nhiều mặt thì đã không du nhập chủ nghĩa cộng sản vào đất nước Việt-Nam. Nguyễn-Duy-Ân, một cộng tác viên của Hội Sử Học có bài Hồ-Chí-Minh đại thi hào chôm chỉa, và đây có thể là một khía cạnh thông thái khác của nhân vật họ Hồ mà chúng ta cần phải biết thêm; (10) Nhìn trường hợp cụ Huỳnh-Thúc-Kháng; (11) Xin cắt bỏ vì xử dụng quá nhiều lần;
***
VIII. TRÁCH NHIỆM VỀ AI ?
Bộ GD&ĐT đã làm cớ cho giới trẻ phá nát mọi cấu trúc Văn Học truyền thống, gần như không còn cảm giác kiến thức! Đã có hàng trăm tác phẩm của nhiều Học giả từng đưa lên bàn mổ, phân tích cặn kẽ từng chi tiết, đã đặt lại vấn đề Quy định "i" và "y". Nhưng mọi người đều nhắm mắt bịt tai, không một ai biết sửa sai, không một ai có trách nhiệm chặn đứng trào lưu hỗn tạp nầy, khi đã có nhiều Trí thức, Học giả phân tích và phê phán? Những thành phần thiển cận chỉ đợi lúc vỡ Đê, trôi Thành, mới thấy thương tâm, thì đã quá muộn màng!
Chẳng lẽ Quý Vị còn đợi đến lúc lớp người bình dân chúng tôi phải lên tiếng mới chịu lọt tai? Tất nhiên lớp người viết lách bất đắc dĩ như chúng tôi, viết không thông, đọc không xuôi, thiếu văn hoa bay bướm, không cô đọng súc tích với lời văn cục mịch quê mùa khó êm tai, mới đủ thấm, hàng Quan chức Cấp cao mới thấy thấm thía sao? Nhỡ "khó nuốt", cũng mong Quý Bộ Sở Quan cảm phiền, thêm chút dầu mỡ cho dễ trôi. Nhưng, xét cho cùng, "nồi nào phải úp vung đó" mới chín được cơm, cũng là lẽ thường tình nhân thế, như Ông Cha ta ngày xưa từng nói. Đất càng cứng, thì trâu kéo cực mạnh mới xới được. Dân cày như chúng tôi phải nói với Dân cày mới hiểu được ngôn ngữ của nhau.
Mong thay!
Mọi lời góp ý, phân tích, tỏ bày xưa nay, tất cả cũng chỉ là gió thoảng, mây bay giữa thinh không vô tận với lớp người không muốn nghe! Nếu Cụ Cố Tổng Bí Thư NGUYÊN-VĂN-LINH đã đánh giá một hiện tượng giả điếc làm ngơ nào đó là sự "im lặng đáng sợ", thì ở đây còn đáng sợ hơn, đó là "Sự im lặng vô sĩ" của hàng trí thức cố chấp từ Bộ GD&ĐT NN/CHXHCNVN! Vì thế, với tất cả Ngôn ngữ của giới "cùng đinh, dân hạ đẳng", xin đừng phiền trách, có lẽ phải thế mới đáp ứng được tính trí thức rởm (ludicrous) hôm nay, hơn là lối viết văn chương trí thức không động não được ai. Bộ Trưởng GD&ĐT NGUYỄN-THỊ-BÌNH đẩy Đất nước đi vào con đường "Suy Đồi Văn Hóa" đã quá rõ ràng, không thể chối cãi hoặc biện minh.
Bà NGUYỄN-THỊ-BÌNH tự coi mình như một Học Giả Vĩ Đại, ý đồ tự phong làm một Nhà Văn Hóa độc nhất từ cổ chí kim, cố chiếm hữu địa vị độc tôn Văn Học, loại bỏ các Bậc Tiền Bối có công sưu tầm xây dựng Tòa lâu đài Văn học Việt-Nam cô đọng, đã xuyên suốt hơn 4 nghìn năm Văn Hiến.
Giá trị của Quyển Ngữ Pháp tiếng Việt đầu tiên của G/sĩ ĐẮC-LỘ, là một Tác phẩm vô giá duy nhất, vượt cả bộ Từ điển Việt – Bồ – La của Ngài đã được các Nhà nghiên cứu Quốc tế trân trọng, đánh giá cao và hết lời ca ngợi như là một Quyển Bách Khoa tiếng Việt đầu tiên. Quyển Ngữ Pháp ĐẮC-LỘ là căn bản để đặt nền móng xây dựng Tòa Lâu đài Văn học Đồ sộ của Dân tộc Việt-Nam hôm nay.
Ngay khi vừa được Đức Thánh Cha (ĐTC) IN-NÔ-SEN-TÊ (INNOCENS X) âu yếm trao tận tay Giáo sĩ ba Tác Phẩm (Từ điển Việt–Bồ–La, Ngữ Pháp Tiếng Việt và Phép Giảng 8 Ngày) vừa được Ấn Hành hoàn tất vào năm 1651, do ngân sách Bộ Truyền Giáo tài trợ, G/sĩ ĐẮC-LỘ đã run rẫy ôm trọn các Bộ Sách Tiếng Việt đầu tiên nầy vào lòng, đã thổ lộ cùng ĐTC tâm trạng tình cảm của mình đối với Dân Tộc Việt-Nam bằng những lời xúc động sâu sắc nhất: “Con xin dâng 3 công trình nầy cho Thiên Chúa. Vì Chúa đã ban cho con được một đất nước mà ở đó sự lao khổ của dân chúng đang ở chỗ tận cùng của đen tối. Nhưng cũng tại nơi nầy con đã nhìn thấy lòng từ ái của Chúa. Con đã nghe được những âm thanh có nhạc điệu của giọng nói con người… Với 3 công trình nầy, con nghĩ trong tương lai, đó sẽ là ngọn lửa dẫn dân tộc nầy ra khỏi vòng tăm tối. Từ giờ phút nầy, con có thể trở về trong vòng tay Chúa mà không một ân hận gì…”
"... đó sẽ là ngọn lửa dẫn dân tộc nầy ra khỏi vòng tăm tối". Tiên sinh TRƯƠNG-VĨNH-KÝ đã cảm nhận được cái giá trị vô cùng to lớn đó, nên đã tự nguyện đảm nhận trách nhiệm phổ biến rộng khắp để phát triển nền văn hóa Nhân Dân Việt-Nam. Tiên sinh đã dâng hiến trọn đời mình, đón nhận mọi hy sinh cho công cuộc phát triển Chữ Tân-Quốc-Ngữ. Tiên sinh đã chiếm công đầu trong việc "khai sinh được" Chữ Tân-Quốc-Ngữ, đưa đất nước nầy tiến đến "Vòng Hào Quang" Văn Minh giữa nhân loại ngày nay. Có thể xem Tiên Sinh là Cha đẻ của sự phát triển nền Văn học, Văn hóa, Văn mình Việt-Nam hiện đại. Điều đó không riêng dân tộc Việt-Nam, nhưng hàng Thức giả Thế giới đều thấy rõ.
Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử