lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Thơ Văn Minh-Vân

Trúc-Lâm Yên-Tử (1) Tựa gốc; (2) Tựa do TLYT đặt lại cho phù hợp với tinh thần của trang nhà và Hội Sử Học.

***

Nền Tảng Tân-Quốc-Ngữ Và Những Sai Lầm Nghiêm-Trọng Của Bộ GD và ĐT Nhà Cầm Quyền CHXHCNVN (2)

Những Sai Lầm Nghiêm Trọng Của Bộ GD&ĐT Nhà Nước CHXHCNVN (1) (Đã Hiệu Đính)

Minh-Vân

Kính cáo :

"Cùng Cộng Đồng Người Việt Trong Và Ngoài Nước "

Chúng tôi viết bài nầy để gởi trực tiếp đến "Bộ Giáo Dục và Đào Tạo", thông qua Nhà Nước,Chính Phủ và các Cơ quan Trung Ương thuộc ngành Văn Hóa - Giáo Dục Nhà Nước CHXHCNVN. Xin trình gởi Hàn Lâm Viện Khoa Học, Viện Sử Học Quốc Gia, các Nhà Văn Hóa chúng tôi may mắn được biết Đ/chỉ riêng. Cùng xin được gởi đến một số Trang Mạng và Báo chí có uy tín tại Quốc Nội và Quốc tế, nếu được quý Ban Biên Tập đồng cảm quan tâm đón nhận cách nhiệt tình, hy vọng sẽ được chuyển tải đến Cộng Đồng Người Việt ở bốn phương trời Thế giới, để rộng đường dư luận với nhiều  sự nhận định của mọi người. Đồng thời chúng tôi cũng mạo muội xin đón nhận mọi ý kiến xây dựng trong sự góp ý, sửa chữa, thay đổi, bổ sung, không phân biệt Tôn Giáo, Đảng phái, Sắc Tộc, Tuổi tác, Giới tính và Địa vị Xã Hội, dù được sự đồng tình chấp nhận hay phản bác, đều rất đáng trân trọng đối với chúng tôi. Đặc biệt, chúng tôi xin phép được gởi đến Lm. Bề Trên Giám Tinh Dòng Tên Việt-Nam và Thông trình lên Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam, xin vì ý thức Trách nhiệm và Tinh thần Dân tộc, thỉnh cầu Quý Ngài lên tiếng can thiệp bảo vệ nền Văn Học Nước Nhà, chặn đứng mọi hình thức lộng hành Văn học đến điên loạn như hiện nay. Kính xin Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam và Cộng Đồng Dân Tộc cảm thông cho nhiều thiếu sót.

***

Mục Lục

Dẫn Nhập
I. Chủ Trương "Cải Tổ" Chữ Tân-Quốc-Ngữ

II. Miêu-Duệ Nguyễn-Ngu-Í
III. Vần Tân-Quốc-Ngữ, Một Cấu Trúc Chữ Viết Có Đầy Đủ Bản Sắc Dân Tộc
IV. Chữ Tân Quốc Ngữ, Rất Xa Lạ Với Thế Giới Đương Đại
V.  Tính Ưu Việt Của Văn Phạm Tân-Quốc-Ngữ
VI. Những Đao Phủ Thủ Tinh Thần
VII. Những Hình Thức Cải Tổ
VIII. Trách Nhiệm Về Ai?
IX. Nhà Toàn-Cầu Bác-Học Danh-Gia
X. Cần Chấn Chỉnh Những Hình Thức Lai Căng Mất Gốc

XI. Văn Học Dân Tộc Là Linh Hồn Của Tổ Quốc
XII. Thất-Tinh-Hội
XIII. Sự Đóng Góp Của Các Thừa Sai Hải Ngoại Và Nhiều Học Giả Công Giáo Pháp Cho Nền Văn Học Việt-Nam
XIV. Những Vấn Nạn
XV. Công-Tội Về Ai ?
XVI. Trách Nhiệm Và Quyền Hạn Của Bộ GD&ĐT
XVII. Các Nhà Văn Hóa Dân Tộc Đã Đứng Trước Một Bức Tường Siêu Thép, Bất Khả Xâm Phạm
XVIII. Thế Hệ Dụng Ngữ
XIX. Nguyện Vọng
XX. Kết Luận

Trúc-Lâm Yên-Tử:  Có hai loại chú thích, số nhỏ trong ngoặc đơn là của tác giả Minh-Vân; số lớn trong ngoặc đơn là của TLYT. Phần chú thích của tác giả nằm cuối bài; phần của TLYT nằm bên trên được phân biệt bởi ba dấu *.

(1) Đây là ý kiến riêng của tác giả Minh-Vân. Thực ra việc xử dụng quốc-ngữ đã được nhà văn Nhượng-Tống đưa vào thực tế khi ông tham gia vào báo Khai Hóa (1921), Thực nghiệp dân báo (1924) v.v..., ông Hồ-chí-Minh chỉ là người nối tiếp tiền nhân; (2) Chữ Nôm cũng đã xử dụng dưới triều Tây-Sơn của vua Quang-Trung; (3) Đất nước sẽ may mắn hơn nếu người chiến thắng và thống nhất đất nước là vua Quang-Trung; (4) Trong tinh thần đại chúng của Hội Sử Học cũng như trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử chúng tôi vẫn quen xử-dụng cụm từ ngày 30-04-1975 hơn là giải-phóng; (5) Ngoài ra còn có những cuộc chiến khác sau năm 1975, như cuộc chiến với Cao Miên năm 1978, Trung Việt năm 1979, Trung Việt 1984 - 1985; (6) Cắt từ "Chỉ nghe ...rằng" trang 58, đoạn này không phản ảnh thực tế của miền Nam, nếu có chỉ là vài trường hợp cá nhân; (7) Việt-Nam Tự-Điển do Lê-Văn-Đức cùng một nhóm văn hữu soạn, Lê-Ngọc-Trụ hiệu-đính, nhà sách Khai Trí xuất bản tại Sài-Gòn Việt-Nam năm 1970 và tái bản ở Hoa-Kỳ vào thập niên 1980; (8) Sự kiện ra hải ngoại của ông Hồ-chí-Minh là tìm phương sinh sống, việc làm làm cách mạng hay cứu nước (theo quan niệm riêng của ông ta) cũng chỉ đến sau khi đơn xin vào làm trong cơ quan thuộc địa của Pháp bị bác bỏ; (9) Nếu ông Hồ là nhân vật thông thái nhiều mặt thì đã không du nhập chủ nghĩa cộng sản vào đất nước Việt-Nam. Nguyễn-Duy-Ân, một cộng tác viên của Hội Sử Học có bài Hồ-Chí-Minh đại thi hào chôm chỉa, và đây có thể là một khía cạnh thông thái khác của nhân vật họ Hồ mà chúng ta cần phải biết thêm; (10) Nhìn trường hợp cụ Huỳnh-Thúc-Kháng; (11) Xin cắt bỏ vì xử dụng quá nhiều lần;

***

XVII. CÁC NHÀ VĂN HÓA DÂN TỘC ĐÃ ĐỨNG TRƯỚC MỘT BỨC TƯỜNG SIÊU THÉP, BẤT KHẢ XÂM PHẠM

Bài viết nầy hãy còn nhiều thiếu sót, dẫu có được mọi người chấp nhận đi nữa, không bị đánh giá là thiên kiến, nhưng nếu không được hàng Trí giả và Cộng đồng Người Việt trong cũng như ngoài nước cùng lên tiếng, thì ý kiến chúng tôi cũng không đáng được một em bé quan tâm, không khác hạt sương rơi giữa vùng sa mạt.

Đã hàng trăm phản ứng xưa nay vốn có. bao nhiêu Học giả, Nhà Văn hóa đã lên tiếng đều đều, vẫn là chuyện trẻ con, vô nghĩa. Gs.Ts. NGUYỄN-ĐỨC-DÂN, một Nhà Ngôn ngữ học đã có thái độ với một sự đánh giá về Quy định lập lờ, rất lơ tơ mơ giữa iy. Giáo Sư đã viết: “Có một quy tắc bất thành văn về tính thẩm mỹ trong chữ Việt: hình chữ phải đẹp. Điều này dẫn tới hiện tượng “phá rào” với quy định viết i/y hiện nay”. Gs. còn nêu rõ một loạt điều sai khuyết, như “Quy định đã không đề cập tới quy tắc viết bằng chữ y. Cách viết i/y trong quy định không phù hợp với tâm lý người Việt và thực tế tiếng Việt v.v. và v.v…, nên chúng ta thường “vượt rào” hoặc mắc lỗi trước quy định này”.

Trong bài “Thử Nghiên Cứu Chữ Quốc Ngữ Bằng Cái Nhìn Hoàn Toàn Việt Nam”, Tác giả NGUYỄN-PHƯỚC-ÐÁNG (NPĐ) cho rằng.  "...... phe 'tự coi là tiến bộ' thì thích dùng i thay y. Có kẻ xu thời còn mạnh dạn khẳng định rằng viết phi nguyên tắc như vậy mới “văn minh”, mới “trí thức”, mới “sành điệu”. Quả nhiên những biểu hiện đó đã tỏ ra rất ư là Ngu ý phát xuất từ Chợ-Quán + Biên-Hòa!

Tg. NGUYỄN-PHƯỚC-ÐÁNG. cũng đã phân tích: “Thí dụ: Viết lý” trí và “lí” nhí, 2 chữ lý, lí (khác mặt chữ, khác nghĩa) thì hay hơn là viết lí trí và lí nhí (giống mặt chữ, khác nghĩa)”. (ngoặc đơn của Tg, đóng ngoặc kép và gạch đít do MV).

Tác giả NGUYỄN-PHƯỚC-ÐÁNG (NPĐ) còn đánh giá: “Giáo Sư Nguyễn Ðình Hoà không coi y dài là một nguyên âm trong hệ thống mẫu tự quốc ngữ. Có lẽ G/s coi y dài chỉ là biến thể của i ngắn.

“Có người còn "lạc đề" khi tham chiếu văn phạm Anh ngữ, coi y là phụ âm. Tôi nói đó là lạc đề, vì nghiên cứu chữ Việt mà lấy chữ Anh vào, để buộc chữ Việt phải như chữ Anh. Những vị nầy nghiên cứu chữ Việt mà lệ thuộc, chịu ảnh hương chữ Anh thậm tệ”. Tg. còn ray rứt: Người xưa(5) ỡm ờ, vừa bóp xiết, giới hạn chức năng của y, lại vừa mở cửa ngách cho y thoát ra, nên gây phiền phức, gây tranh luận trong đám con cháu về chuyện y-dài-i-ngắn triền miên, chưa biết đến bao giờ mới dứt”.

Tg. NPĐ cũng đã cay đắng: “Cho đến nay chưa có cơ quan hay cá nhân nào đủ uy tín định đoạt được qui tắc sử dụng "i" ngắn, "y" dài. – Phần lớn đang sử dụng theo nếp cũ, coi y dài có 4 công dụng tạo chữ như các nguyên âm khác. Họ dùng y dài nhiều bình thường. Một số khác, được đào tạo từ miền Bắc, và một số ít theo thời, ở miền Nam, lại sử dụng rất ít y dài. – Câu nói "Miền Tây, dân cày cấy mà hát hò rất hay", đâu có ai viết là "Miền Tâi , dân cài cấi mà hát hò rất hai".– Qui tắc: Khi chữ có iê đứng đầu, thì i phải đổi thành y.

“Vậy iêu = yêu, iến = yến, iết = yết, iểm = yểm... (phát âm giống nhau) Những người muốn cải cách chữ Việt lấy cớ viết với y hay với i đều đọc giống nhau, nên họ đòi viết iêu, iến, iêng, iết, iểm..... (Có chữ tàu vị iểu, từ trước tới giờ ai cũng viết với i. Không có ai viết tàu vị yểu cả. Không biết tại sao!) – Tuy có vài người có tên Nguyễn Dy Niên, Trần Văn Ry, tác giả Thy Thy, nhạc sĩ Đynh trầm Ca… Nhưng những chữ Dy, Ry, Thy, Đynh không có nghĩa gì trong tiếng Việt”.

Nếu không bị xem là mạo phạm, chúng tôi mạn phép xin chia sẻ một ý nhỏ về chữ "Tàu-vị-iểu" đã không dùng y như Tg. NPĐ. đã đề cập. Có lẽ đây là tên một loại nước chấm của người Tàu, được Việt âm như một "tên riêng" chăng? Hơn nữa cũng đã có những Luật trừ bất thành văn về một số từ vựng đã quen dùng, thì không buộc thay đổi, như ì ạch, ỉa vãi, ầm ĩ, là những chữ i (ngắn) đứng đầu hay đứng riêng vẫn không bao giờ thay qua là "ỳ ạch", "ỷa vãi", "ầm ỷ" theo như các từ "ý thức", "yêu đương", "ỷ lại"... Nếu có gì sai trái hay thiếu sót mong được Tg. và Bạn đọc chỉnh sửa, bổ sung để được sáng nghĩa hơn.

Còn điều đáng được quan tâm hơn nữa, vừa rồi, vietmamnet trao đổi với GsTs. TRẦN-TRÍ-DÕI (TTD), khoa Ngôn ngữ học thuộc Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà-Nội. Ban Biên Tập vietmamnet hỏi: “Tiếng Việt được sáng tạo trên việc sử dụng ký tự Latinh để ghi âm tiếng Việt nhưng có phải tiếng Việt đã phức tạp hóa các chữ cái Latinh là W, Z, J, F thành các chữ kép? Đây có phải là lý do khiến tiếng Việt khó hòa nhập quốc tế?"

GsTs. TRẦN-TRÍ-DÕI trả lời tóm gọn một ý tổng quát, đại để rằng: “Sao phải thêm vào tiếng Việt khi đã đủ?”

Giáo sư đã xác định thì: “…nếu nói rằng Tiếng Việt được sáng tạo trên việc xử dụng ký tự Latinh để ghi âm tiếng Việt, đã phức tạp hóa các chữ cái Latinh là W, Z, J, F thành các “chữ kép” là nói ngược bản chất của vấn đề. Đúng ra “tiếng Việt là như vậy, khi sáng tạo ra chữ viết bằng ký tự Latinh, người đặt chữ viết đã dùng những con chữ tương thích đã có để phản ánh tiếng Việt” Do đó, hoàn toàn không có chuyện “tiếng Việt đã phức tạp hóa các chữ cái Latinh là W, Z, J, F thành các chữ kép”. Nói như thế là một kiểu “bốc lửa bỏ bàn tay”, đổ vạ cho chữ viết của tiếng Việt. Cho nên việc đặt tiếp câu hỏi 'Đây có phải là lý do khiến tiếng Việt khó hòa nhập quốc tế?' thì mọi người có thể tự trả lời.

“Nhân đây, tôi xin nói rằng về mặt ngôn ngữ học không có chuyện “tiếng Việt và chữ viết của nó” lại là trở ngại cho việc nó hòa nhập quốc tế.

“Cái trở ngại là do người sử dụng nó, người nhận nhiệm vụ làm cho nó hòa nhập thế giới không đủ hiểu biết để thực hiện nhiệm vụ nên đã đưa ra lý do để biện minh cho mình mà thôi. Nhiều chữ viết trên thế giới có thuận lợi bằng chữ viết của tiếng Việt đâu mà người ta vẫn không đặt ra vấn đề “khó hòa nhập quốc tế”…… định đưa các ký tự này vào bảng chữ cái, để từ đó làm thay đổi cách cấu tạo chính tả các từ trong tiếng Việt hiện nay, theo ý kiến riêng của tôi, sẽ là một “thảm họa” đối với chữ viết tiếng Việt. Và thảm họa này nó sẽ kéo theo thảm họa kép về giáo dục, về xã hội, về in ấn, về sự tiếp nối truyền thống văn hóa v.v…

“Chúng ta nên nhớ, hậu quả của quy định về cách viết “i” hay “y” trong chính tả tiếng Việt….. hành hạ giáo dục ba mươi năm nay và vẫn sẽ chưa biết đến khi nào kết thúc (những dòng chữ gạch đít và in đậm, dều do MV. muốn nhấn mạnh)...... nếu chỉ là việc “thêm các ký tự này” dùng cho “công nghệ thông tin” thì không liên quan gì đến bảng chữ cái tiếng Việt. Môn học này, hay tài liệu giới thiệu về “công nghệ thông tin” chỉ cần nêu “phàm lệ” là đủ, không cần phải điều chỉnh bản chữ cái của tiếng Việt làm gì.

“Nhân đây, tôi xin nói thêm rằng tiếng Việt là một vấn đề của ngôn ngữ học nên bản chất của nó là một vấn đề xã hội chứ không đơn thuần là một vấn đề của kỹ thuật. Cách suy nghĩ xuất phát từ kỹ thuật và nói rằng ngôn ngữ không đáp ứng cái yêu cầu của mình nó gần giống như việc người đóng giầy yêu cầu khách đẽo chân cho vừa với giầy mình đóng”.

Quả nhiên sự so Sánh của Gs. rất rõ nét, cô đọng và sâu sắc không có cách so sánh nào có tính dí dỏm, gợi hình và xác thực hơn. Một số trưng dẫn cụ thể của hàng trăm tác giả tầm cỡ như thế, đã chưa là bằng chứng hùng hồn đủ chứng minh được điều chúng tôi vừa khẳng định trên đây là hoàn toàn đúng đắn, không đi ngược lại quan điểm và sự xác định của toàn thể các Nhà Văn Hóa đúng nghĩa và chân chính của Dân tộc ta xưa nay. Nhưng thực tế, mọi nhận định, góp ý, đánh giá của các Học Giả, các Nhà Ngôn Ngữ Học, các Nhà Văn Hóa xưa nay, cũng chỉ là nước chảy bèo trôi, không khác "nước xao đầu vịt" ngẫm lâu nực cười!

Vì thế chúng tôi bắt buộc phải dài dòng, phải nói đi, phải lặp lại, phải xới lên, phải đào lại, phải nói tới nói lui, phải kêu to, phải la lớn, thì may ra mới nhồi nhét được chút nào vào nơi khô cứng, để góp tay cùng Cộng Đồng, kịp thời "Cứu nguy Tổ Quốc Việt-Nam" tưởng cũng là điều bắt buộc. Dám mong sẽ không có một nhà Trí thức nào hỗ trợ loại phá hoại Văn Hóa Dân tộc ta bằng cách viết lách vô nguyên tắc kiểu BÌNH-LANH nữa.

Chúng tôi đã ghi nhận được một vài nét chấm phá vể GsTs TRẦN-TRÍ-DÕI (TTD) đến cuối 2011 trên ussh.vnu.edu.vn/gs-ts-tran-tri-doi/1900, thì Giáo sư đã từng:

a.- Xuất bản: 77 Bài báo đã công bố, 22 đầu sách Nghiên cứu Văn Hóa, Giáo dục, Ngôn ngữ học các Dân tộc.

b.- Hướng dẫn: 1)- 6 Học viên Cao học, trong đó có 2 Học viên người nước ngoài. 2)- 28 Học viên Cao học bảo vệ luận văn Thạc sĩ, gồm 8 Hoc viên người nước ngoài. 3)- 3 NCS bảo vệ Luận án Tiến sĩ. 4)- 2 NCS bảo vệ Luận án Tiến sĩ (Cấp Cơ sở), như "Nghiên cứu ngữ âm tiếng Sán Dìu ở Việt-Nam". 5)- Đang hướng dẫn 4 NCS thực hiện Luận án Tiến sĩ về các đề tài, trong đó có: – Những đặc điểm về ngôn ngữ và văn hoá của thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt. – Nghiên cứu đặc điểm các thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm tiếng Hán (có so sánh với tiếng Việt) theo cách nhìn của ngôn ngữ học tri nhận....

c.- Chủ trì 6 đề tài đã được nghiệm thu: 1)- Nghiên cứu nhóm ngôn ngữ Việt Mường. 2)- Điều kiện sinh thái nhân văn làm luận cứ định cư tộc người Arem ở Quảng Bình. 3)- Giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc miền núi một số tỉnh của Việt Nam. Cấp Đại học Quốc gia. 4)- Thực trạng giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc miền núi ba tỉnh phía bắc Việt Nam. Cấp Trọng điểm Đại học Quốc gia. 5)- Vấn đề lịch sử thanh điệu tiếng Việt. Cấp Đại học Quốc gia. 6)- Nghiên cứu một số vấn đề so sánh lịch-sử nhóm ngôn ngữ Việt Mường, Đề tài “Đặc biệt cấp Đại học Quốc gia”.

d.- Chiếm 6 Giải thưởng khoa học với Bằng chứng nhận về NCKH: 1)- Giải Khuyến Khich 1993. 2)- Giải Khuyến Khich1996. 3)- Giải Ba B 1998. 4)- Giải Nhì B 2008. 5)- Giải Nhì B 2010. 6)- Giải Nhì B 2011. Tất cả đều thuộc phạm vi nghiên cứu về các lãnh vực Văn Hóa, Giáo dục, Học thuật, Ngôn ngữ.

e.- Hợp tác khoa học: 1)- Tại Khoa Đông phương, Đại học Paris VII Pháp (Unité Orientale , Université de Paris VII, France), 1986. 2)- Tại trường Cao học KHXH Paris Pháp (École des Hautes Etudes en Sciences Sociales, Paris – France), năm 1995.

f.- Thực tập khoa học: Tại Trung tâm Nghiên cứu các ngôn ngữ Đông Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (Centre de Recherches Linguistiques sur l'Asie Oriental – CNRS), 1992.

g.- Dạy Việt ngữ học: 1)- Tại Ban Việt học, Khoa Đông phương, Đại học Paris VII Pháp (Section vietnamienne, Unité Orientale, Université de Paris VII, France) các năm 1993, 2004. 2)- Tại Học viện Ngôn ngữ và Văn hoá Phương Đông, trường Đại học Ngoại ngữ – Ngoại thương Quảng Đông Trung Quốc năm 2002 – 2003. 3- Tại Học viện Ngoại ngữ Đại học Dân tộc Quảng Tây, 2009, 2010, 2011.

h.- Tham dự Hội nghị Quốc tế Ngôn ngữ học Liên Á (Pan Asiatic linguistic): 1)- Tại Đại học Chulalongkorn, Bangkok, Thailand (Chulalongkorn University, Bangkok, Thailand), 1992. 2)- Ngôn ngữ học Hán – Tạng lần thứ 33 (33 rdICSTLL) tại Đại học Ramkhamheang (Ramkhamheang University, Bangkok, Thailand), 2000. 3)- Ở thượng nguồn sông Hồng tại Đại học Dân tộc Vân-Nam (Yunnan University for Minorities) Côn-Minh, Vân-Nam Trung-Quốc, 2001. 4)- Nghiên cứu Văn hoá Tai-Dai tại Đại học Dân tộc Vân-Nam (Yunnan University for Minorities) Côn-Minh, Vân-Nam Trung-Quốc, 2004.

i.- Hội thảo Quốc tế: 1)- “Các ngôn ngữ nguy cấp” tại Đại học Dân tộc Quảng-Tây (Guangxi University for Minorities), Nam-Ninh (Trung-Quốc) 2005. 2)- “Tôi không hiểu” tại Đại học Maryland (Maryland University), USA,1-3/4/2007. 3)- “Nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ văn hoá Việt-Nam – Trung-Quốc” tại Đại học Dân tộc Quảng-Tây (Guangxi University for Minorities), Nam-Ninh (Trung-Quốc), 2007. 4)- “The First International Symposium on Kam – Tai languages” (Hội thảo Quốc tế lần thứ nhất về các ngôn ngữ Kam – Tai) tại Đại học Dân tộc Quảng-Tây (Guangxi University for Minorities), Nam -Ninh (Trung-Quốc), 2008. 5)- “Humanity, Development and Cultural Diversity” (The 16th World Congress of IUAES) tại Đại học Vân-Nam (Yunnan University) Côn-Minh, Vân-Nam (rung-Quốc), 2009. 6)- “2010 IC on Vietnamese and Taiwanese Studies” National Cheng Kung University, Taiwan, 2010. 7)- “Diễn đàn quốc tế lưu vực sông Hồng” (Hội thảo Quốc tế lần thứ III), 2010, Honghe University, Yunnan China. 8)- “Giao lưu văn hóa biên giới Việt-Trung”, Đại học Sư phạm Nam-Ninh, Ninh-Minh Quảng-Tây (Trung-Quốc), 2011.

k.- Tham gia: 1)- Symposium on The Universe of World Languages and Literatures, RIWL Osaka University, 2010, Osaka Japan. 2)- “Nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ văn hóa VN-TQ” lần thứ III, ĐH Dân tộc Quảng-Tây, Nam-Ninh TQ, 2011...........

Nói chung Từ năm 1978 đến nay, ngành Ngôn ngữ học (NNH) đã đào tạo 118 tiến sĩ. Đang quản lý 42 nghiên cứu sinh (NCS), trong đó có 15 NCS nước ngoài thuộc các nước Trung-Quốc, Mỹ, Nga, Nhật, Hàn, Thái.

Với trình độ bình dân như chúng tôi, thì GsTs TRẦN-TRÍ-DÕI đã là một Quả núi vĩ đại đang đứng sừng sững trước mặt mình! Là một trong những đỉnh cao trí tuệ Văn-Hóa tầm cỡ Việt-Nam và Quốc Tế. Nếu xét về Quyền hạn và Địa vị, thì Giáo Sư cũng chỉ là "thuộc hạ" của Bộ Trưởng GD&ĐT NGUYỄN-THỊ-BÌNH trên cương vị là một "Bậc Thầy của các Bậc Thầy Đất nước"! Nếu vì chức danh và địa vị đó, Bộ GD&ĐT cần phải bảo vệ Quy-Định iy của Bà Nguyên Bộ Trưởng NGUYỄN-THI-BÌNH, như một "Uy Tín hảo huyền bất khả xâm phạm". Nếu xét về trình độ Văn hóa, thì Bà BÌNH chưa đáng là học trò các học trò của những Nhà Văn hóa xưa nay. Như thế Bộ GD&ĐT cần phải suy nghĩ, cần có cái nhìn khiêm tốn, thông thoáng và hợp lý, không chỉ mỗi Quy dịnh ghi trên và với riêng Bà NGUYỄN-THI-BÌNH, nhưng có lẽ còn phải nhìn lại trong mọi lãnh vực tổ chức Giáo dục khác, để vượt qua được sự lạc hậu cố hữu, tối thiểu cũng phải ngang tầm Bộ Quốc Gia Giáo Dục dưới thời Đệ I và Đệ II Cộng Hòa Miền Nam cách đây đã non nửa Thế kỷ, mặc dù đối với thế giới ngày nay, cũng đã quá cổ lỗ sĩ! Nhưng giữ được mức độ đó, cũng đã được là hàng Văn học tiên tiến cao so với một số nước chung quanh tại Á-Châu nầy!

Rất mong Bộ GD&ĐT quan tâm đọc một chút những ray rứt của nhiều Nhà Văn Hóa tầm cỡ như thế để tham khảo, dù họ không đủ tư cách để Quý Quan Chức Văn Hóa Nhà nước phải vâng nghe, nhưng tối thiểu cũng nên tỏ ra thức thời, để tỏ ra là hàng Trí giả, tự giáo hóa mình và ngăn chặn KHẨN CẤP mọi Tổ chức Loạn Văn trong hàng ngũ Quan chức, đã có hiện tượng cụ thể muốn ngóc đầu cách quy mô, rộng khắp và manh nha tiến vào hệ thống Giáo Khoa của Bộ đã cụ thể. Họ đã có chủ trương tiến nhanh vào con đường phá hoại chữ nghĩa Ông Cha. Đừng quá quan liêu hẹp hòi không dám thấy cái sai cục bộ phải sửa, cái đúng phải nghe. Đừng xem đó là bổn phận kẻ Kế thừa phải bảo tồn danh dự Vị Tiền nhiệm, kể cả đó là một sự phá hoại Đất nước do sự ngu xuẩn rỡm đời thiếu Văn hóa của một Bộ Trưởng! Không biết phải hỏi, không giỏi phải học, năng học năng hỏi, nên giỏi thành tài. Người quá thông minh, biết thêm một chút không thừa. Người qua dốt nát, biết thêm một chút càng hay. Các Nhà Bác Học Thế giới ... (11) cũng đã từng nói, họ mãi, học mãi, học hoài, càng học càng thấy mình dốt, học đến chết vẫn chưa đủ.

Xin Quý Vị cần phải khẳng định rằng, mọi quyết định thay đổi dù một nét nhỏ trong hệ thống cấu trúc Văn học, đều phải được Cộng Đồng Dân Tộc người Việt, tiêu biểu là các Nhà Văn Hóa tầm cao tại Quốc nội lẫn Quốc ngoại, qua Hội thảo có quy mô Quốc gia, đã trải qua thời gian dài nghiên cứu, và đã được mọi người chấp nhận. Một khi chưa có Hàn Lâm Viện Văn Chương hợp pháp, là "Cơ quan Lập pháp Duy Nhất" có quyền hạn đối với nền Văn học Dân Tộc, thì không một Cá nhân, một Tập thể, một Cơ quan, một Nhà nước nào được tự quyền ra Quyết định thay đổi dù chỉ "nửa chữ i". Làm khác đi, đều là những hành động sai trái, xâm phạm Văn hóa Nước nhà, hủy diệt Linh hồn Tổ Quốc, phá hoại nền Văn hóa và tính Thống Nhất Ngôn Ngữ Dân Tộc của Cộng đồng Người Việt trong cũng như ngoài Nước.

MINH-VÂN @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site