lịch sử việt nam
Trúc-Lâm Yên-Tử (1) Tựa gốc; (2) Tựa do TLYT đặt lại cho phù hợp với tinh thần của trang nhà và Hội Sử Học.
***
Nền Tảng Tân-Quốc-Ngữ Và Những Sai Lầm Nghiêm-Trọng Của Bộ GD và ĐT Nhà Cầm Quyền CHXHCNVN (2)
Những Sai Lầm Nghiêm Trọng Của Bộ GD&ĐT Nhà Nước CHXHCNVN (1) (Đã Hiệu Đính)
Minh-Vân
Kính cáo :
"Cùng Cộng Đồng Người Việt Trong Và Ngoài Nước "
Chúng tôi viết bài nầy để gởi trực tiếp đến "Bộ Giáo Dục và Đào Tạo", thông qua Nhà Nước,Chính Phủ và các Cơ quan Trung Ương thuộc ngành Văn Hóa - Giáo Dục Nhà Nước CHXHCNVN. Xin trình gởi Hàn Lâm Viện Khoa Học, Viện Sử Học Quốc Gia, các Nhà Văn Hóa chúng tôi may mắn được biết Đ/chỉ riêng. Cùng xin được gởi đến một số Trang Mạng và Báo chí có uy tín tại Quốc Nội và Quốc tế, nếu được quý Ban Biên Tập đồng cảm quan tâm đón nhận cách nhiệt tình, hy vọng sẽ được chuyển tải đến Cộng Đồng Người Việt ở bốn phương trời Thế giới, để rộng đường dư luận với nhiều sự nhận định của mọi người. Đồng thời chúng tôi cũng mạo muội xin đón nhận mọi ý kiến xây dựng trong sự góp ý, sửa chữa, thay đổi, bổ sung, không phân biệt Tôn Giáo, Đảng phái, Sắc Tộc, Tuổi tác, Giới tính và Địa vị Xã Hội, dù được sự đồng tình chấp nhận hay phản bác, đều rất đáng trân trọng đối với chúng tôi. Đặc biệt, chúng tôi xin phép được gởi đến Lm. Bề Trên Giám Tinh Dòng Tên Việt-Nam và Thông trình lên Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam, xin vì ý thức Trách nhiệm và Tinh thần Dân tộc, thỉnh cầu Quý Ngài lên tiếng can thiệp bảo vệ nền Văn Học Nước Nhà, chặn đứng mọi hình thức lộng hành Văn học đến điên loạn như hiện nay. Kính xin Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam và Cộng Đồng Dân Tộc cảm thông cho nhiều thiếu sót.
***
Mục Lục
Trúc-Lâm Yên-Tử: Có hai loại chú thích, số nhỏ trong ngoặc đơn là của tác giả Minh-Vân; số lớn trong ngoặc đơn là của TLYT. Phần chú thích của tác giả nằm cuối bài; phần của TLYT nằm bên trên được phân biệt bởi ba dấu *.
(1) Đây là ý kiến riêng của tác giả Minh-Vân. Thực ra việc xử dụng quốc-ngữ đã được nhà văn Nhượng-Tống đưa vào thực tế khi ông tham gia vào báo Khai Hóa (1921), Thực nghiệp dân báo (1924) v.v..., ông Hồ-chí-Minh chỉ là người nối tiếp tiền nhân; (2) Chữ Nôm cũng đã xử dụng dưới triều Tây-Sơn của vua Quang-Trung; (3) Đất nước sẽ may mắn hơn nếu người chiến thắng và thống nhất đất nước là vua Quang-Trung; (4) Trong tinh thần đại chúng của Hội Sử Học cũng như trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử chúng tôi vẫn quen xử-dụng cụm từ ngày 30-04-1975 hơn là giải-phóng; (5) Ngoài ra còn có những cuộc chiến khác sau năm 1975, như cuộc chiến với Cao Miên năm 1978, Trung Việt năm 1979, Trung Việt 1984 - 1985; (6) Cắt từ "Chỉ nghe ...rằng" trang 58, đoạn này không phản ảnh thực tế của miền Nam, nếu có chỉ là vài trường hợp cá nhân; (7) Việt-Nam Tự-Điển do Lê-Văn-Đức cùng một nhóm văn hữu soạn, Lê-Ngọc-Trụ hiệu-đính, nhà sách Khai Trí xuất bản tại Sài-Gòn Việt-Nam năm 1970 và tái bản ở Hoa-Kỳ vào thập niên 1980; (8) Sự kiện ra hải ngoại của ông Hồ-chí-Minh là tìm phương sinh sống, việc làm làm cách mạng hay cứu nước (theo quan niệm riêng của ông ta) cũng chỉ đến sau khi đơn xin vào làm trong cơ quan thuộc địa của Pháp bị bác bỏ; (9) Nếu ông Hồ là nhân vật thông thái nhiều mặt thì đã không du nhập chủ nghĩa cộng sản vào đất nước Việt-Nam. Nguyễn-Duy-Ân, một cộng tác viên của Hội Sử Học có bài Hồ-Chí-Minh đại thi hào chôm chỉa, và đây có thể là một khía cạnh thông thái khác của nhân vật họ Hồ mà chúng ta cần phải biết thêm; (10) Nhìn trường hợp cụ Huỳnh-Thúc-Kháng;
***
XVI. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA BỘ GD&ĐT
Đành rằng Chính tả tiếng Việt khá chi li, các Văn hào, Thi sĩ lắm khi cũng vẫn mắc phải đôi thiếu sót vô tình khó tránh trong Chính tả. Nên việc đơn giản hóa cách viết, mới nghe ra cũng là điều hợp lý.
Thực ra Cố Chủ Tịch HỒ-CHI-MINH, cũng từng thấy nguyên tắc cấu trúc Vần Tân Quốc Ngữ, về mặt Chính tả quá khắc khe, rườm rà và phức tạp. Đã từng là một Nhà Giáo, có Tú tài Toàn phần Pháp, sau khi xuất dương bôn ba tìm đường cứu nước (8) trên đất Pháp, đã là một nhân vật thông thái nhiều mặt (9), dù không chiếm được Bảng vàng với một Học hàm Học vị nào cụ thể, nhưng Pháp văn đối với Chủ Tịch còn thông thạo hơn cả tiếng mẹ đẻ, còn tự học thêm Anh văn cũng đủ trình độ giao dịch Quốc tế. Sau này còn học thêm Nga văn và Chữ Hán cũng vừa đủ đọc xuôi viết gọn.
Các Văn bản tiếng Pháp Chủ tịch soạn thảo không hề sai sót một "Dấu sắc" (Accent aigu), "Dấu huyền" (Accent grave), "Dấu mũ" (Accent circonflexe), "Dấu lược" (Apostrophe) ngay cả "Dấu i đôi" (Tréma). Viết báo tiếng Việt, Chủ tịch viết rất ngắn gọn, súc tích, nhưng không thể nào khắc phục được lỗi Chính tả loại tiếng nước nhà. Vì thế CT HỒ-CHÍ-MINH quyết tâm "Canh Tân Cách Mạng Hóa" Chữ Tân Quốc ngữ thật đơn giản, gọn nhẹ về Chính tả, không giống chủ trương Canh tân Đổi mới của Nhóm Tự-Lực Văn-Đoàn sau nầy.
Chủ Tịch đã lấy "k" thay "c"... như đã viết "Kách mệnh". Nhưng đã một lần thăm dò ý kiến Lm. CAO-VĂN-LUẬN, Du học sinh Việt-Nam, trong đôi gặp gỡ tại Pháp. Lm. LUẬN đã góp ý Chủ Tịch không nên, vì chưa quá cần thiết và không đủ chuyên nghiệp để có đủ tính thuyết phục được hàng Trí thức trong và ngoài nước.
Lm. CAO-VĂN-LUẬN, sau nầy là Viện Trưởng Viện Đại Học Huế, cũng chính là Cha đẻ Viện ĐH nầy. Linh mục được Cố TT NGÔ-ĐÌNH-DIỆM gợi ý, với uy tín cá nhân, Lm. Viện Trưởng đã vận động được một kinh phí khổng lồ từ Đức Quốc. Đã chi phí toàn bộ công trình xây dựng Viện ĐH Huế từ A đến Z, không hề sử dụng đến ngân sách Quốc Gia. Khi còn một số Công trình phụ, bị thiếu tiền, Linh mục đã diện kiến TT DIỆM, đề nghị tài trợ thêm một phần nhỏ kinh phí, để công trình được sớm hoàn thành. Thay vì chi xuất Ngân sách Quốc gia, Tổng Thống DIỆM đã cho Linh Mục được sử dụng trọn gói khoản tiền lời của một đợt Xổ Số Kiến Thiết Quốc Gia để bổ sung.
Trong thời gian du học tại Pháp, Lm. CAO-VĂN-LUẬN từng được Đức QT. BẢO-ĐẠI triệu vời đến diện kiến tại Canne, đã hơn một lần Linh mục gợi ý với Quốc Trưởng về việc triệu mời Ông NGÔ-ĐÌNH-DIỆM về lãnh đạo đất nước. Theo Linh mục trình bày thì đã đôi lần diện kiến với NGÔ-ĐINH-DIỆM tại Hoa-Kỳ. Linh mục đã phát hiện được lập trường Quốc gia, tài năng, uy tín và đức độ của Ông DIỆM như thế nào. Hơn thế nữa NGÔ-ĐÌNH-DIỆM còn là một chính khách duy nhất có tầm ảnh hưởng lớn cả trong nước và Quốc tế.
Biết rõ ảnh hưởng và tài năng của Lm. CAO-VĂN-LUẬN nên Lãnh Tụ NGUYỄN-ÁI-QUỐC mới nồng hậu tham khảo ý kiến và ngỏ ý mời Linh mục về nước tham gia Chính phủ mà Lãnh tụ sắp thành lập. Nhưng Linh mục từ chối, là một Tu sĩ Công Giáo Linh mục chỉ có quyền quan hệ, can thiệp và đóng góp những khía cạnh có tính xây dựng chế độ chính trị xã hội và đất nước mà thôi, nhưng không bao giờ được phép trực tiếp tham gia hoạt động về Ý thức hệ chính trị.
Sau khi thành lập Chính phủ ổn định, CT. HỒ-CHÍ-MINH cũng đã tham khảo ý kiến nhiều Nhà Văn Hóa nổi tiếng về vấn đề đổi mới Chữ Quốc ngữ, nhất là với khối Công-Giáo như Đức Cố Giám Mục LÊ-HỮU-TỪ, từng là Cố Vấn Chính Trị của Chủ Tịch. Trên chiếc đò con lách ra xa bờ, đậm tình với một đĩa "Khoai Lang Luộc" rất ư là Lịch Sử, một nghĩa tình thật thân mật giữa 2 Yếu nhân đầu não trong nước, một Đạo, một Đời đàm đạo nhiều khía cạnh thời sự nóng bỏng của Đất Nước, trong đó có cả việc đơn giản hóa cách viết Chữ Quốc ngữ. Đức GM. LÊ-HỮU-TỪ, cũng như nhiều nhà Trí thức khác đều không đồng tình, vì thấy thiếu sự cần thiết, không mấy hay hơn, không đủ tính thuyết phục đại chúng và các Nhà Văn Hóa nói chung. ĐGM LÊ-HỮU-TỪ đề nghị Chủ tịch nên tổ chức những buổi Hội thảo Văn học đại quy mô, có tầm cỡ Quốc gia, gồm các nhà Văn Hóa, Học giả, Sử gia, Văn nhân, Thi sĩ, Ký giả, Nhà Báo, Nhà Giáo Dục v.v… để thảo luận, đi sâu vào trọng tâm Canh Tân Chữ Việt. Nếu được tuyệt đại đa số đồng tình, hãy khơi dậy một phong trào đổi mới, đến khi chín mùi, tự nó sẽ trở thành Quy ước.
Nhưng CT. HỒ-CHI-MINH đã bỏ qua từ đó, không bao giờ viết thêm một danh từ nào sai quy tắc chữ Quốc ngữ như lấy "k" thay "c"… nữa, tuy vẫn có một số chữ còn sai chính tả, vì lúc nhỏ thời bấy giờ Chủ Tịch chỉ học qua trình độ Phổ thông chỉ theo mỗi chương trình Pháp mà thôi, vần Việt hầu như không mấy quan tâm. Chủ tịch cũng không hề chủ trương lấy "i" thay "y".
Ngày nay đã xuất hiện một "Nhân vật Thiên tài"! Cũng chưa học hết Vần Quốc ngữ, rồi được đào tạo theo chương trình Pháp ở Cao-Mên, chưa hết Phổ thông. Tuy ít học, vừa đủ trình độ một Gia sư, nhưng được được cất nhắt lên lãnh đạo một Bộ GD&ĐT, nên đã thừa bản lĩnh cải cách, thay đổi các cấu trúc Chữ Tân-Quốc-Ngữ cho đơn giản, văn minh, tiến bộ hơn. Tưởng chừng với quyền hạn sẵn có, mình đã đủ tư cách buộc mọi người, toàn khối Dân Tộc phải cúi đầu tuân phục. Tất cả Đất nước này sẽ tôn xưng là "Thầy các Bậc Thầy Thiên hạ", tên tuổi sẽ được lẫy lừng và sẽ sớm đi vào Lịch sử Văn Hóa hơn!
Dẫu có những sáng kiến tuyệt diệu hơn, lý giải hợp lý hơn, súc tích hơn, thâm thúy hơn, gọn nhẹ hơn cả Cố CT. HCM. đi nữa, Bộ GD&ĐT cũng không có quyền tùy tiện thay đổi một quy tắc nào trong cấu trúc chữ Việt một cách đơn phương, ngoài trách nhiệm duy nhất là phải bảo toàn nền Văn học của Đất nước chu toàn. Mọi thay đổi đơn phương là xâm phạm tinh thần Dân tộc nặng nề và nghiêm trọng. Một khi Tác giả, hay người thừa kế Quyền Tác giả chưa chấp nhận, không một ai được phép nhúng tay bôi bẩn Tác phẩm đó bằng bất cứ hình thức nào và dưới bất cứ quyền lực nào. Như chúng tôi đã trình bày trước: “Việc biếu tặng, bán mua không có nghĩa đã mất quyền Tác Giả. Một Bức họa, một Bản nhạc, Bài thơ do mua bán hay biếu tặng, thậm chí đã bán Bản quyền cho Nhà Xuất Bản, chủ sở hữu có quyền xé đốt, bỏ sọt rác, gói bánh kẹo, thậm chi làm giấy vệ sinh, nhưng không được quyền tùy tiện canh vẻ, bôi phết, chỉnh sửa, thêm bớt vào tác phẩm đó bằng bất cứ hình thức nào. Đó là hành động vi phạm Quyền Tác Giả. Chưa nói việc phá hoại một hệ thống Văn Học Dân tộc là một tội phạm nghiêm trọng, Công luận không thể bỏ qua, Luật Pháp không thể buông tha, Lịch sử không thể ém nhẹm”.
Vì tính tôn trọng Quyền Tác giả, trước khi chọn bản nhạc Tiến Quân Ca làm Quốc Thiều Việt-Nam, vì có sửa một vài lời trong bản nhạc, cố Ct. HỒ-CHI-MINH cũng đã triệu vời Nhạc sĩ VĂN-CAO đến để hỏi ý kiến, đúng nghĩa là “xin phép”. Đó là những hiện tượng cụ thể và nổi bật nhất của một Danh nhân, một Yếu nhân, một Nhà Trí thức (10).
Một Bộ Trưởng GD&ĐT nhà nước CHXHXHCNVN lại dám xâm phạm Quyền Tác-Giả của G/sĩ ĐẮC-LỘ. Quyền tác giả xưa nay vẫn được bảo vệ một cách nghiêm ngặt trên phạm vi Quốc Tế. Bà NGUYỄN-THỊ-BÌNH đã bất chấp tinh thần tôn trọng quyền Tác giả như Cố Chủ Tịch HỒ-CHÍ-MINH, Vị Lãnh Tụ một Đất nước! Quả thật "Con ngu hơn Cha, Nhà vẫn có phúc" là đây !!!
Bất cứ Quốc Gia nào đã có giao dịch Quốc tế, có một Cộng đồng Dân Trí cao, vượt ra ngoài ranh giới Bộ Lạc, đều hiểu rõ sự ràng buộc Công Pháp Quốc Tế về Quyền Tác giả, cách riêng là các nước thành viên LHQ. Đó là nguyên tắc mà hàng Trí thức, các Nhà Văn hóa, các Cơ quan Giáo Dục, dù tồi tệ đến mức nào đi nữa, trên nguyên tắc cũng phải biết căn bản tối thiểu Quyền Tác giả đã được Công Pháp Quốc Tế bảo vệ.
Người ta đã không lường trước được rằng việc đơn giản hóa hệ thống Văn Học nước Nhà như một hình thức Cách Mạng Văn Hóa, thiếu chuyên môn, vô nguyên tắc, cả vô tình lẫn cố ý, đều dẫn đến sự đổ vỡ nền Văn Học Nước Nhà. Đã lắm "Học Giả" không vì tính khôi hài như một Tác Giả đã viết nhại: “Rân ri cư như ra đình tui” (Dân di cư như gia đình tôi)…. nhưng trái lại, họ đã, đang và sẽ còn viết rất ư là thật trong nhiều văn bản với nhiều kiểu cách Cải Tổ Chữ Tân-Quốc-Ngữ không chỉ mỗi việc lấy "i" thay "y" như Quy định của Bộ GD&ĐT, nhưng còn sinh ra nhiều phức tạp khác. Quy định vô nguyên tắc đó đã đưa đến nhiều hậu quả ngày nay.
Điều đó đã xuất hiện rõ nét bản chất Cách Mạng Văn Hóa phá hoại Dân Tộc của NGUYỄN-THỊ-BÌNH và Tập đoàn Miêu duệ THỊ-LANH, CÔNG-BÁO, VĂN-CUNG… trên nhiều văn bản biểu hiện cách viết cụ thể "fân định", "zu zương", "kải kách"…, không chi giới trẻ con, nhưng cả hàng trí thức, từ người trong nước, lẫn cả giới Việt kiều tiến bộ. Trên nhiều trang mạng phân tích về Kinh tế, Chính trị, Giáo dục, ngay cả trên diễn đàn Quốc tế! Tự nó đã đủ biểu hiện cho ta nhận thấy được tinh thần yêu Nước kiểu mới, yêu Dân tộc kiểu mới trong ý thức bảo vệ Văn hóa Người Đất Việt!
Thật ra, chỉ là các nhà trí thức tầm cao đã được đào tạo văn hóa đến nơi đến chốn và các Nhà Giáo được “xuất lò ” từ các trường Sư Phạm Hà Nội, mới phát đúng âm tiết tiếng Việt, ít nhất là khi đọc chính tả. Còn dân các tỉnh khác, đều phát âm tùy tiện và hầu như sai lệch đến 20-30% thậm chí còn hơn thế nữa. Lớp người it học thường viết theo âm giọng bản địa, lẫn lộn các phụ âm đầu giữa d và r Phát-Diệm thành Riệm, theo dõi thành rõi ; l = nh, chẳng lẽ thành nhẽ ; l = n đi làm thành nàm ; s = x và ngược lại x = s, tr = ch, r = gi như rời rả thành giời giả, ... Phụ âm c và t, n và ng sau nguyên âm đều phát lẫn lộn như nhau. Đã đánh mất sự chuẩn xác "âm giọng tiếng Việt".
Nhà Trí thức kỳ cựu HOÀNG-XUÂN-VIỆT, một trong các nhà nghiên cứu Lịch sử Chữ Tân-Quốc-Ngữ, trong Tác phẩm "Tìm Hiểu Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ", Tiên sinh đã phân tích: "Từ điển của Đờ Rốt (DE RHODES, tức ĐẮC-LỘ, MV chú thích) được đánh giá cao về ngữ âm là vì qua 10 năm sống ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài ông đã tỉ mỉ ghi lại cách phát âm tiếng Việt từ giọng nói phổ thông, giọng nói thành thị cho đên giọng nói khác nhau ở các địa phương. Trong nhiều tác phẩm khác, kể cả cuốn Phép giảng tám ngày, Đờ Rốt chỉ dùng một cách viết cho một cách phát âm nào đó thôi. Nhưng trong Từ điển Việt – Bồ – La, ông đã dùng hệ thống âm vị Ý-Bồ để ghi âm chính thức trước, rồi phụ chú thêm về những cách phát âm khác có thể có. Chẳng hạn, khi xem chữ Muaai (cột 487), thì thấy có ghi thêm: "V. muối" (V. chữ tắt đt. Vide, La-Tinh có nghĩa hãy xem. MV)... hoặc chữ đất có ghi thêm: "Alii. đết" (người khác đọc là Đết)......
"Về mặt ngữ âm, từ điển của Đờ Rốt không chỉ cho ta biết về tiếng nói từ thế kỷ 17, mà còn là tiếng nói từ trước thế kỷ 17 nữa. Qua cuốn từ điển nầy chúng ta có thể biết được những cách phát âm sai biệt ở các địa phương để phục vụ việc nghiên cứu ngữ âm đồng đại và xuyên đại".
Từ điển Việt – Bồ – La chẳng những đã phân tích rõ ràng và tỉ mỉ ngữ âm của các địa phương, còn cộng thêm nhiều nội dung ít tìm thấy trong các Từ điển khác, nên các nhà nghiên cứu đã gọi đó là một quyển Từ điển Bách Khoa tiếng Việt và cũng lần đầu tiên một Từ điển tổng hợp tiếng Việt xuất hiện trên thế giới.
Xin nhấn mạnh một lần nữa, ta phải xác định cách rõ ràng, chỉ có cư dân Nội thành Hà-Nội không lai tạp luôn phát âm chuẩn xác âm giọng tiềng Việt mà thôi. cách riêng từng âm “i” (với đoản thanh, ngắn và nhẹ) khác với “y” (có trường thanh, dài và nặng hơn). Dấu “hỏi” có âm tiết “khứ” (cao và vút đi), dấu “Ngã” có âm tiết “hồi” (trầm và lùi lại).
Các phụ âm đứng sau nguyên âm là “c”, “t”, có “g” không “g”, đều được phân biệt rất rõ ràng rành mạch với âm ngắt và âm buông. Nếu ai chủ ý, thử lắng nghe người Hà-Nội chưa lai tạp âm giọng, chắc chắn sẽ phát hiện rõ ràng được từng chữ "i" và "y", "c" và "t", "có g" và "không g" cũng như các dấu "hỏi", "ngã" trong âm ngữ tiếng Việt.
Ngoài cư dân gốc nội thành và sanh trưởng tại Hà-Nội ra, còn cư dân ngoại ô và ven đô thành phố, cũng như các địa phương khác không mấy ai có căn bản phát âm chuẩn xác tiếng Việt, nếu không được các Nhà Sư phạm Hà-Nội đào tạo.
Bản thân chúng tôi cũng chỉ biết nghe, cảm nhận và phân biệt được như thế, nhờ kinh nghiệm qua giao dịch và tiếp xúc, nhưng nói và viết cũng sai bét không khá hơn ai, ngay cả trong bài viết nầy, không hẳn đã hoàn toàn tránh khỏi nhiều sai sót. Viết chính tả đúng, nếu không do người Hà-Nội đọc, đều tùy thuộc vào căn bản học Vần của các em, chứ không do sự cảm nhận giọng đọc của các Thầy Cô. Điều đó, đại đa số các nhà Văn hóa chuyên biệt và hàng Trí thức tầm cao, có trình độ nghiên cứu văn học đều nắm vững, nếu không thuộc Bộ GD&ĐT XHCNVN.
Tuyệt đối không phải do ngẫu hứng mà Giáo sĩ ĐẮC-LỘ đặt ra nhiều quy tắc rắc rối, để rồi ai muốn tùy tiện thay đổi theo ý thích. Mong Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Nhà nước cần nghiên cứu lại kỹ hơn và điều chỉnh gấp lối viết Chính tả trong Giáo trình Học Đường cho chuẩn xác. Nếu các Quan lớn trong ngành Giáo Dục không được sinh ra tại "Hà-Nội Nghìn Năm Văn Vật", hãy thăm dò các Nhà Giáo Hà-Nội để nắm vững nguyên tắc phát âm giữa I và Y, thì Quý Ngài sẽ hiểu. Không có vấn đề phát âm bừa bãi, viết lách tùy tiện như dân ít học. Không ai có quyền buộc mọi người phải tuân hành một luật lệ vô nguyên tắc, soạn sách Giáo Khoa tùy tiện. Cần chận đứng mọi sự lộng hành lộ liễu sự dốt nát trong ngành Giáo dục, để không phải tự thẹn với chính bản thân và con cháu mình trong chức danh nghiệp vụ Giáo Dục, cả khi về bên kia thế giới.
Tại Pháp, chỉ có người dân Ba-Lê mới phát âm đúng giọng Pháp, chỉ có các nhà trí thức xuất thân tại các trường học tại Thủ đô Pháp mới nói được giọng “Parisien”, giọng nói chuẩn của nước Pháp! Nước Pháp đã có một “Hàn Lâm Viện Văn Chương” (HLVVC) Pháp. Các Thành viên Viện nầy đều được bầu chọn từng nhiệm kỳ trong hàng Học Giả, các nhà Văn hóa, các nhà Ngôn ngữ học, các Viện sĩ Hàn Lâm. Viện Hàn Lâm nầy, trên mặt pháp lý, đã chính thức hình thành là một Cơ quan “Lập Pháp” Văn học Nước Pháp. Một cơ quan duy nhất có quyền hạn (authority) định đoạt việc bổ sung, chỉnh sửa, thêm, bỏ hoặc thay thế một danh từ trong Từ điển Pháp mà thôi. Không một Quốc Hội, một Bộ Văn Hóa, một Bộ Giáo Dục, một Chính Phủ nào có quyền động đến Văn Học Pháp như Bộ Trưởng NGUYỄN-THI-BÌNH thời "A Còng" nầy.
Đơn cử danh từ người Pháp chỉ về trọng lượng, ngày trước vốn là “Pois”. Các nhà nghiên cứu cho rằng nguyên gốc La-Tinh vốn là pondus, nên phải thêm d vào sau i để giữ nguồn cội, nên pois đươc đổi thành "poids". Sau đó người ta tìm gặp từ "pensum" (cũng có hàm nghĩa trọng lượng, không có d), thì pois ngày trước thiếu d vẫn không sai. Nhưng Hàn Lâm Viện Văn Chương Pháp không có quyết định thay đổi lại. Poids vẫn còn sử dụng như một nguyên tắc bắt buộc. Dù Bộ Giáo Dục, Quốc Hội, Chính Phủ Pháp có muốn đổi lại vẫn vô quyền. Pois chỉ còn một nghĩa là Đậu Hà-Lan mà thôi.
Bộ Giáo Dục & Đào tạo Nhà Nước CHXHCNVN, nói chung, về phương diện Văn học, cũng chỉ là một Cơ quan "Hành pháp” trong phạm vi Giáo Khoa mà thôi, không có quyền hạn như một Cơ quan "Lập pháp" thuộc hệ Văn học. Không có một quyền hạn gì để thêm, bớt, thay đổi, đồng ý hay không trong mọi cấu trúc Chữ Tân Quốc-Ngữ. Đó là một nguyên tắc tất yếu. Xin hãy phân định rõ ràng, đừng nên dài tay quá thành lố bịch như một cầu thủ lộn sân chơi, dễ bị người đời coi thường khinh dể Bộ GD&ĐT là một tập thể thuộc tầng lớp Gia sư it học!
Quả nhiên một NGU-Í, sinh quán tại Tam Tân (nay là xã Tân Tiến), thị xã La-Gi, Bình-Thuận. Cũng như các tỉnh thành khác xa Hà-Nội, truyền thống chưa bao giờ có một căn bản phát âm chuẩn Việt. 20 tuổi, đã phải nhập Bệnh viện Chợ Quán, và vĩnh biệt cỏi đời tại Dưỡng Trí Viện Biên-Hòa, thì chuyện chơi ngông của NGUYỄN-THI-BÌNH chả mấy ai quan tâm, không ai thèm phê phán. Một "Nhân Vật" như thế, làm gì có đủ sáng suốt, đủ lý trí tham khảo nghiên cứu một nền Văn học thuộc phạm vi các Nhà Văn hóa chuyên nghiệp. Hội Chứng NGU-Í chỉ dành cho lớp người thất học và mất trí khá nặng!
Đã không thiếu Tác giả đánh giá cao tinh thần NGUYỄN-HỮU-NGƯ nặng tình yêu nước cao độ, rất quan tâm vấn đề phát triển văn hóa cho lớp Bình dân thất học. Nhưng không ai không thấy rằng bởi "bất bình vì cách học vần từ thuở nhỏ", cho nên ông đã hăng hái đề nghị cải cách như Chữ Tân-Quốc-Ngữ. Ông đòi lấy một âm i không sử dụng y, âm gi chỉ viết một chữ j, âm qu chỉ viết mỗi chữ q mà thôi v.v. và v.v... Nhưng công trình Cách mạng Văn hóa của Ông không được ai chấp nhận, ông trở nên uất hận, bất cần đời, khiến tâm bệnh Ông ngày thêm trầm trọng. Do đó đã có nhiều Tác giả dành dành cho Ông những lời ca tụng thật trân trọng và chân tình, cũng đã dấu được sự pha trộn lòng thương cảm và hối tiếc:
Trong Hồi Ký, Học giả NGUYẼN-HIẾN-LÊ đã viết: "Anh (Nguyễn Ngu Í) căm phẫn xã hội, căm phẫn thời đại, căm phẫn mọi người. Anh có nhiều lý tưởng, nuôi nhiều mộng cao đẹp mà gặp toàn những điều bất như ý, cứ phải cố nén xuống và sức nén càng mạnh thì sức bùng ra cũng càng mạnh... Ông là một cuộc đời đau khổ nhất và cũng đặc biệt nhất trong giới văn nghệ sĩ hiện đại".
Nhà văn SƠN-NAM thì "Nguyễn Ngu Í là một nhà văn nổi tiếng yêu nghề và yêu nước, luôn xót xa vì chuyện đất nước chia đôi. Dường như cả một đời dạy học và hoạt động báo chí ở Sài Gòn, Nguyễn Ngu Í lúc nào cũng trong trạng thái nửa tĩnh nửa điên...."
Giáo sư TRầN-VĂN-KHÊ cũng đã viết: "Anh Ngư viết văn Pháp rất hay, nhưng anh yêu tiếng Việt, anh lại muốn cho người Việt ai cũng đọc được sách báo nên tham gia rất tích cực phong trào xoá nạn mù chữ. Nguyễn Ngu Í còn sáng tạo ra cách viết chữ quốc ngữ sao cho hợp lý hơn..."
Nhà thơ ĐỖ-HỒNG-NGỌC đã nói về Cậu mình: "Thơ của ông (NGUYỄN-NGU-Í, MV chú thích) có thể người ta thích, có thể người ta không thích. Nhưng đọc thơ ông bao giờ cũng có cảm giác rờn rợn. Ông làm thơ rất nhanh, thơ như túa ra, ứa ra, nhiều bài sần sùi; đọc cứ nghe ấm ách nhưng có bài đọc mượt như nhung. Đọc thơ ông mà hịểu ông thì thấy thương, thương một con người có chí, có lòng mà không đạt được những ước nguyện. Rồi thôi, rồi thành tro bụi như hai câu thơ ông viết sẵn cho đời mình : "Bao nhiêu chí trẻ rồi tro bụi / Một thoáng tình xa cũng ngậm ngùi!”
"Nguyễn Ngu Í không có những tác phẩm quan trọng, nhưng cả cuộc đời ông là một tác phẩm “kỳ dị” pha trộn lòng yêu nước với chữ nghĩa. Tư tưởng cách tân chữ viết đi đôi với ý chí giải phóng dân tộc ra khỏi cảnh dốt nát, nghèo đói, áp bức của người dân bị trị, ra khỏi cuộc chiến tàn khốc, ra khỏi những bất công của xã hội mà tiền bạc, tham nhũng, phản bội, lừa lọc là những yếu tố chủ đạo. Suốt đời (Nguyễn Ngu Í) xông vào cuộc đấu tranh đó với một ý chí quyết liệt của “người hùng”, nhưng tất cả đều vô hiệu, không ai nghe". (Từ điển Văn Học Bộ mới).
Nếu một Vị Bộ Trưởng Giáo Dục nào đó, dù có là danh nhân, nhưng trình độ văn hóa hạn hẹp, lại xuất thân ở các địa phương phát âm không đúng âm tiết ngôn ngữ Văn học Việt, làm sao cảm nhận được cái tinh tế trong các cấu trúc ghép Vần của G/sĩ ĐẮC-LỘ và các nhà Văn hóa Tiền bối. Làm sao không tôn thờ NGUIỄN-NGU-Í là Đệ nhất Sư phụ Đại tài! Là Vĩ nhân Văn hoá vĩ đại!
Lớp người nằm trong tầm ảnh hưởng thổ âm, “Tui đến Quãng Nom dồ nhòa bạn en xòi, ê cả hòm reng” (tôi đến Quảng-Nam vào nhà bạn ăn xoài, ê cả hàm răng) hoặc "Bắt con cá gô bỏ vào cái gổ" (bắt cá rô bỏ vào rổ), thì việc phân biệt nổi âm giọng giữa i và y, là cả một vấn đề ngoài sức tưởng tượng con người. Còn nói làm gì những con người chưa qua được trình độ Văn hóa phổ thông. Đối với Bà Bộ Trưởng GD&ĐT NGUYỄN-THỊ-BÌNH, thì ngưỡng cửa Đại Học còn quá xa tầm với!
Chúng tôi còn nhớ mang máng đã một thời dư luận từng phê phán, đánh giá các Nhà Cách mạng Tiền bối NGHIÊM-KẾ-TỔ, NGUYỄN-HẢI-THẦN, từ Trung-Hoa về nước sung vào Chính Phủ Lâm Thời 1945, do Ct. HỒ-CHÍ-MINH lãnh đạo. Các Cụ nói rất chuẩn tiếng Tàu, nhưng nói không xuôi tiếng Việt! Đã bị đồng bào phê phán, phần nào bị hạn chế tình cảm với Nhân dân. Nhưng đó là việc khác, một điều phụ thuộc. Cái cốt thiết là các Cụ phải hiểu biết rõ lòng người, ý dân muốn gì, "Ý Dân là Ý Trời" (Vox Populi, Vox Dei), hiện tình Quốc gia cần gì, phải có Đường lối, Chủ trương Chính sách xây dựng cụ thể thế nào để phát triển Đất nước, Dân sinh. Về Quân sự, đòi hỏi phải nắm vững chiến lược, biết rõ Địa hình địa vật, biết sáng tạo linh động uyển chuyển với thực tế Chính trường. Không đòi buộc các Cụ phải có Học hàm, Học vị, không cần tài hùng biện hoặc viết hay. Thậm chí cũng không nhất thiết phải là người suốt đời sinh sống tại Việt-Nam.
Vì thế các Cụ vẫn có thể thành công, tạo nên một sự nghiệp xuất chúng để trở thành một Nguyên thủ Quốc gia như Cố CT HỒ-CHÍ-MINH (9). Tuy nhiên các Cụ cũng như Cố TT HỒ-CHÍ-MINH có thể là Chủ Tịch nước, Tổng Thống, Thủ Tướng, Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng, Nội vụ, nhưng không thể là Bộ trưởng Giáo dục hay Y tế, nó đòi hỏi phải có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao và rất cao.
Đã từng có những Cấp Lãnh Đạo dốt chữ vẫn làm nên Lịch sử, ĐINH-Bộ-LĨNH, Việt-Nam, TRỊNH-GIẢO-KIM, Trung-Hoa, Nữ Thánh JEANNE D’ARC, Pháp, nhưng "không thể có người kém văn hóa làm nên Văn Hóa". Chưa có một con vật đẻ ra một con người. Không thể có một Thư ký, Kế toán phi Nghiệp vụ có thể phục vụ tốt cho một Công ty, cơ hồ Bộ Trưởng Giáo Dục khổn thể là một Gia sư, chưa từng bước chân vào một ngưỡng cửa Đại Học dù là một "Đại Học Nhà Vườn"!
Nếu sử dụng người không đúng chỗ, như ALBERT EINSTEIN, Nhà Bác học lừng danh Thế giới, một Bậc Thầy Khoa học Toàn cầu, nhưng với một nhiệm kỳ Quốc Hội, nhà Khoa học thời danh nầy chỉ phát biểu ý kiến duy nhất một lần: “Gió lồng quá, đóng hộ cửa sổ lại”! Người ta bắt Ông vào ngồi làm kiểng cho Quốc Hội thêm sáng giá, nhưng Ông không thuộc phạm vi Chính trị. Cũng như một số Linh Mục, Thầy Chùa, Sư Cô, Mục Sư, Khâm Châu ngồi vào Nghị trường Quốc Hội để làm nhiệm vụ gật đầu và đồng ý! Vô bổ, phí phạm chổ ngồi, tranh địa vị người khác có năng lực hơn mình. Quý vị thuộc phạm vi Tu hành, xin hãy lo việc Tu hành, Thuyết pháp. Đừng tham quyền cố vị, đừng tranh nhau một miếng Đỉnh chung giữa chợ đời. Nhục lắm!
Với tư cách Lãnh đạo một Tôn Giáo, Quý Vị có quyền can thiệp Chính trị, tỏ rõ thái độ để bảo vệ Luân lý, Đạo đức, Thuần phong Mỹ tục. Có quyền phản bác bất cứ thể chế Chính trị nào vi phạm Nhân Quyền, đòi hỏi quyền Sống, quyền Tự do, quyền bình đẳng cho con người. Nhà nước có những chủ trương vô nhân đạo, không phù hợp lòng Dân và ý Trời, trách nhiệm các cấp Lãnh đạo tinh thần Tôn Giáo phải tỏ rõ thái độ mình để đóng góp công việc xây dựng Quốc Thái Dân An là ở đó, chứ không phải bon chen giữa Chính trường Xôi thịt. Xin tuyệt đối đừng nhúng tay tham gia hoạt động Chính trị, vì các Vị đã chọn con đường Tu hành, khắc kỷ, vị tha, đã chọn cuộc sống Tâm linh, Hướng thượng.
Chính thế, một Nhân vật đầu não Của sở Giáo Dục Quốc Gia, lại chưa hề qua một trường lớp đào tạo Sư phạm nào, thậm chí, nếu nói không sợ lầm, may lắm cũng chỉ mới học hết lớp "vở lòng" Chữ Tân-Quốc-Ngữ! Phần còn lại đã trưởng thành qua sự đào tạo nước ngoài, trên một đất nước lạc hậu, thì rõ ràng không thể có đủ trình độ phân biệt được âm tiết đúng sai như các nhà Văn hóa Dân tộc, các Nhà Sư phạm tầm cao, thì ngoài việc phá hoại, họ còn làm gì được trong công cuộc phát triển và bảo vệ sự toàn bích một nền Văn học Nghệ thuật Quốc gia?
Sự sai lầm của một Bác sĩ, giết hại một mạng người, sự sai lầm của một nhà Giáo dục, giết hại nhiều thế hệ con người, nhưng sự sai lầm của một Bộ Giáo dục đã non nửa Thế kỷ, thì lớp trẻ được đào tạo vừa qua phải đi về đâu? Nghề Thầy thuốc là một Thiên chức bảo vệ mạng sống thể xác một con người, không phải một nghề nghiệp, một nghiệp vụ kiếm sống. Giáo dục còn cao cả hơn, là một Thiên chức bảo vệ cả khối óc Cộng Đồng Dân tộc, không thể là nghề buôn gánh bán bưng chỉ lo rao hàng lớn tiếng, đánh lận người mua! Giáo dục thiếu Tâm huyết, thiếu Trái tim, thiếu trình độ, không đặt nặng chương trình Công Dân Giáo Dục, chỉ biết thu tiền và bán chữ. Học sinh đóng góp nhiều và đều đặn, được phê "Học sinh Giỏi", "Đạo Đức tốt". Lớp 40 em đã có 35 "Học sinh Giỏi" thậm chí có lớp Giỏi 100%. Tình trạng nầy đã xuất hiện đều khắp, Công luận báo chí đã từng lên trang, nhưng không được mấy ai biết chữ đủ để đọc! Giá trị Giáo Dục đã bị đánh mất, uy thế Nghiệp vụ đã bị rơi rụng tận Nguồn cội từ Bộ Giáo Dục! Văn hóa Cao-Mên từ Thượng bán Thế kỷ XX đã thâm nhập vào hệ thống Giáo dục Việt. Vì thế Dân trí đến đâu, tinh thần Dân tộc thế nào, còn ai thấy? Sự xô bồ đó là con đường dẫn đến mất nước, dẫn đến nô lệ không xa.
Vâng, đừng ai nghĩ trong thời đại Cách Mạng ngày nay, nền văn hóa Dân tộc phải cải cách bằng mọi giá và trên mọi mặt, kể cả cách mạng xô bồ, mới đẩy mạnh Dân Trí Đất nước đi lên, mới chạy theo kịp với đà văn minh các nước Đàn Anh Siêu Cường Vĩ Đại! Phải vì thế, mà Bộ Giáo Dục đã nghiễm nhiên "Đánh mất Cội nguồn" (perdre la demeure) Văn học Dân tộc, như một điều kiện hội nhập Văn Hóa Loài người? Đánh mất thế đứng độc lập Văn học, sẽ đánh mất ý chí truyền thống bảo vệ quyền tự chủ, tự quyết Dân tộc. Văn học Dân tộc đã tự mình thụt lùi trở về con đường lạc hậu, sẽ bị đè đầu cỡi cổ qua muôn thế hệ, nối tiếp nghìn năm Lịch sử ô nhục. Nhà Nước ta không kịp thời chận đứng, thì hiển nhiên phải đi đến chỗ tự diệt mà thôi.
Người ta trở lại rập khuôn Văn hóa Chệt từ nghìn năm được tái sinh, tổ chức Lễ hội linh đình, kiệu rước tôn vinh Thổ Địa, Thần Hoàng, đã được Hoàng đế phong thần phiên bản loại Văn quan, Võ tướng lùn lụy dưới trướng Thiên triều thời Phong kiến qua nghìn năm nô lệ! Nhiều địa phương đã tổ chức những ngày Lễ Hội vu vơ phù phiếm khá linh đình, vượt cả những ngày Quốc Khánh, Độc lập, Thống nhất Dân tộc. Người ta phung phí bạc tiền, công quỷ, thu góp Nhân dân, thu mua đủ mọi thứ nghi trang, cờ quạt, tàng tía, lọng vàng, trống chiêng giữa các đoàn nhảy múa. May sắm đủ loại y phục Quan hầu, Lính lệ, đầy màu sắc sặc sỡ, nón gỏ, xà cạp, như một đoàn quân Tàu Ô đang diễn hành trong Đại lễ Bắc triều trên vùng đất An-Nam Đô-Hộ-Phủ thời vong nô, nhưng không một ai biêt ngượng, cảm thấy tủi thân!
Qua thời gian dài đất nước phồn vinh, ngọn cờ Độc lập oai hùng đang tung bay giữa trước gió muôn phương, giữa không trung Trời Nam Đất Việt, thì tất cả quá khứ oai hùng của Tổ Tiên để lại, bị người đời né tránh, gạt bỏ sang bên! Đã ai hãnh diện dám vẽ lại những bức tranh tuyệt mỹ các Bà TRƯNG, Bà TRIỆU, NGÔ-QUYỀN, TRẦN-HƯNG-ĐẠO, QUANG-TRUNG, LÊ-LỢI, LÝ-THƯỜNG-KIỆT, GIA-LONG, NGÔ-ĐÌNH-DIỆM... để đưa lên kiệu rước, nhớ ơn? Thậm chí, ngoài những lần tổ chức kiệu rước Cố Chù Tịch HỒ-CHÍ-MINH cách rầm rộ vào những ngày đầu Giải phóng, thì không hề còn có một lễ hội nào trang trọng, uy nghi được tổ chức kiệu rước Hình ảnh Bác HỒ, Vị Anh Hùng đã "Sống Mãi Trong Sự Nghiệp Của Chúng Ta", cho ra hồn là Dân Việt, để tỏ lộ một tinh thần bất khuất nghìn đời chống ngoại xâm, kể cả bọn Giặc cướp Bắc-Kinh!
Thì ra Bọn tôi đòi nô dịch thởi Phong kiến, Tàu phù vẫn đáng đặt trên các Anh Hùng, Liêt-Sĩ đã xả thân vì Tổ quốc! Khi chia sẻ về “thảm họa” môn Lịch sử với Báo Điện Tử Giáo Dục Việt-Nam, Bà Phó Chủ tịch nước NGUYỄN-THỊ-BÌNH đã hơn một lần đặt câu hỏi: “Môn Lịch sử nên chăng chúng ta cứ nói về chiến tranh này, chiến tranh kia hay không, trong khi đó về mặt “văn hóa lịch sử” thì chúng ta để đi đâu?"
Phải chi Bà đã thể hiện ý tưởng đó ngay trong thập niên nắm giữ Bộ GD&ĐT! Đó là Quyền hạn trong tầm tay Bà, sao ngày nay phải ray rứt? Sao Bà không thể hiện điều đó? Đã cầm cờ sao không biết phất, lại phất chuyện tào lao thay i và y còn “văn hóa lịch sử” thì Bà vẫn không dám động?Hơn ai hết, chỉ có Bà mới là người duy nhất có đủ tư cách trả lời câu hỏi của mình! Bà còn đang ray rứt cho Lịch sử về sự mất mát của đất nước mình, vậy bao giờ Bà mới nhắc nhở các Vị Bộ Trưởng kế nhiệm phục hồi lại Văn Hóa Lịch Sử đã được Bà quan tâm? Hay chỉ nói để mà nói, nói để rởm đời, để mĩa mai cái ngu vọng ngoại truyền thống của đất nước ta?
Ngay trong ngành Giáo Dục, tại Thị Xã Long-Xuyên hai trường học sát vách nhau, mang chung một tên nhưng khác chữ (đồng âm, đồng nghĩa, dị tự). Ban Giám Hiệu Trường cấp 1, ít học hơn, quê mùa hơn lấy tên trường là “Mỹ Long”, trường cấp 2 Ban Giám Hiệu, trình độ cao hơn, chơi đúng điệu hơn, đặt tên trường là “Mĩ Long”! Bị quá nhiều lời phê phán, đàm tiếu, đả kích của cư dân, không chịu nổi với dư luận phủ đầu, các Thầy "cấp tiến" đành phải sửa lại là “Trường cấp 2 Mỹ Long" như trường Cấp 1! Một cơ sở Giáo dục Quốc Gia!!! Cơ sở Giáo Dục dùng chữ còn thua hàng tôm cá chợ trời! Con đẻ Bộ Trưởng GD&ĐT NGUYỄN-THỊ-BÌNH đã làm nên Lịch Sử Cách mạng Văn học, tạo được một thành tích vĩ đại tại đây!
Đó là hậu quả xuất phát từ bộ Giáo dục bởi “Quy định ngày 30.11.1980”! Thương thay Linh Hồn của một Dân tộc có 4 nghìn năm văn hiến đã bị xé nát trong khoảnh khắc! Đã chà nát nguyên tắc “Pháp Quy Văn Học Dân Tộc”. Ai đã xé bỏ mọi Quy tắc chuẩn xác của nền Văn Học Việt-Nam!
Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử