lịch sử việt nam
Trúc-Lâm Yên-Tử (1) Tựa gốc; (2) Tựa do TLYT đặt lại cho phù hợp với tinh thần của trang nhà và Hội Sử Học.
***
Nền Tảng Tân-Quốc-Ngữ Và Những Sai Lầm Nghiêm-Trọng Của Bộ GD và ĐT Nhà Cầm Quyền CHXHCNVN (2)
Những Sai Lầm Nghiêm Trọng Của Bộ GD&ĐT Nhà Nước CHXHCNVN (1) (Đã Hiệu Đính)
Minh-Vân
Kính cáo :
"Cùng Cộng Đồng Người Việt Trong Và Ngoài Nước "
Chúng tôi viết bài nầy để gởi trực tiếp đến "Bộ Giáo Dục và Đào Tạo", thông qua Nhà Nước,Chính Phủ và các Cơ quan Trung Ương thuộc ngành Văn Hóa - Giáo Dục Nhà Nước CHXHCNVN. Xin trình gởi Hàn Lâm Viện Khoa Học, Viện Sử Học Quốc Gia, các Nhà Văn Hóa chúng tôi may mắn được biết Đ/chỉ riêng. Cùng xin được gởi đến một số Trang Mạng và Báo chí có uy tín tại Quốc Nội và Quốc tế, nếu được quý Ban Biên Tập đồng cảm quan tâm đón nhận cách nhiệt tình, hy vọng sẽ được chuyển tải đến Cộng Đồng Người Việt ở bốn phương trời Thế giới, để rộng đường dư luận với nhiều sự nhận định của mọi người. Đồng thời chúng tôi cũng mạo muội xin đón nhận mọi ý kiến xây dựng trong sự góp ý, sửa chữa, thay đổi, bổ sung, không phân biệt Tôn Giáo, Đảng phái, Sắc Tộc, Tuổi tác, Giới tính và Địa vị Xã Hội, dù được sự đồng tình chấp nhận hay phản bác, đều rất đáng trân trọng đối với chúng tôi. Đặc biệt, chúng tôi xin phép được gởi đến Lm. Bề Trên Giám Tinh Dòng Tên Việt-Nam và Thông trình lên Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam, xin vì ý thức Trách nhiệm và Tinh thần Dân tộc, thỉnh cầu Quý Ngài lên tiếng can thiệp bảo vệ nền Văn Học Nước Nhà, chặn đứng mọi hình thức lộng hành Văn học đến điên loạn như hiện nay. Kính xin Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam và Cộng Đồng Dân Tộc cảm thông cho nhiều thiếu sót.
***
Mục Lục
Trúc-Lâm Yên-Tử: Có hai loại chú thích, số nhỏ trong ngoặc đơn là của tác giả Minh-Vân; số lớn trong ngoặc đơn là của TLYT. Phần chú thích của tác giả nằm cuối bài; phần của TLYT nằm bên trên được phân biệt bởi ba dấu *.
(1) Đây là ý kiến riêng của tác giả Minh-Vân. Thực ra việc xử dụng quốc-ngữ đã được nhà văn Nhượng-Tống đưa vào thực tế khi ông tham gia vào báo Khai Hóa (1921), Thực nghiệp dân báo (1924) v.v..., ông Hồ-chí-Minh chỉ là người nối tiếp tiền nhân; (2) Chữ Nôm cũng đã xử dụng dưới triều Tây-Sơn của vua Quang-Trung; (3) Đất nước sẽ may mắn hơn nếu người chiến thắng và thống nhất đất nước là vua Quang-Trung; (4) Trong tinh thần đại chúng của Hội Sử Học cũng như trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử chúng tôi vẫn quen xử-dụng cụm từ ngày 30-04-1975 hơn là giải-phóng; (5) Ngoài ra còn có những cuộc chiến khác sau năm 1975, như cuộc chiến với Cao Miên năm 1978, Trung Việt năm 1979, Trung Việt 1984 - 1985; (6) Cắt từ "Chỉ nghe ...rằng" trang 58, đoạn này không phản ảnh thực tế của miền Nam, nếu có chỉ là vài trường hợp cá nhân; (7) Việt-Nam Tự-Điển do Lê-Văn-Đức cùng một nhóm văn hữu soạn, Lê-Ngọc-Trụ hiệu-đính, nhà sách Khai Trí xuất bản tại Sài-Gòn Việt-Nam năm 1970 và tái bản ở Hoa-Kỳ vào thập niên 1980; (8) Sự kiện ra hải ngoại của ông Hồ-chí-Minh là tìm phương sinh sống, việc làm làm cách mạng hay cứu nước (theo quan niệm riêng của ông ta) cũng chỉ đến sau khi đơn xin vào làm trong cơ quan thuộc địa của Pháp bị bác bỏ; (9) Nếu ông Hồ là nhân vật thông thái nhiều mặt thì đã không du nhập chủ nghĩa cộng sản vào đất nước Việt-Nam. Nguyễn-Duy-Ân, một cộng tác viên của Hội Sử Học có bài Hồ-Chí-Minh đại thi hào chôm chỉa, và đây có thể là một khía cạnh thông thái khác của nhân vật họ Hồ mà chúng ta cần phải biết thêm; (10) Nhìn trường hợp cụ Huỳnh-Thúc-Kháng; (11) Xin cắt bỏ vì xử dụng quá nhiều lần;
***
XV. CÔNG-TỘI VỀ AI ?
Qua 2 Bài Báo, một của “GsTs” PHẠM-VĂN-HƯỜNG với nhan đề “Đi Tìm Nguồn Gốc Chữ Quốc Ngữ” trên báo Lao Động Chủ Nhật 7.1.2007, và một của Tác giả BÙI-KHA, thuộc Nhóm “Trí Thức” Giao Điểm, với nhan đề “Alexandre de Rhodes: Công và Tội?”, đăng trên báo Hồn Việt số 17, tháng 11.2008. Cả 2 Tác giả đều đã sử dụng một giọng văn xúc phạm, cộng thêm hàng loạt từ ngữ thô lỗ, hỗn tạp đến vô văn hóa như nhau. Cũng kẻ một cân, người 8 lạng! Dẫu muốn phô trương, cũng cần phải chừng mực, nếu tự cho mình là người trí thức. (Xin đọc thêm "Trang Phụ Lục" đính kèm, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn).
Gần suốt 4 Thế kỷ qua, Văn Học Sử Việt-Nam đã đánh giá thế nào về quá trình xây dựng nền Văn Học Việt-Nam của G/sĩ ĐẮC-LỘ? Với 21 năm trách nhiệm truyền giáo tại Viêt-Nam, G/sĩ ĐẮC-LỘ dồn hết tâm lực, nghiên cứu Mẫu tự La-Tinh để viết thành Chữ Việt như các Giáo Sĩ Dòng Tên đến trước đã khởi động ở giai đoạn đầu. Nhưng thực sự G/sĩ ĐẮC-LỘ chỉ truyền giáo trực tiếp trên Lãnh thổ Việt-Nam chưa quá 11 năm. Như thế G/sĩ đã có 10 năm lơi bơi tại Áo Môn, là thời gian để Ngài đầu tư nghiên cứu Chữ Việt sâu rộng hơn các Giáo sĩ đồng thời. Nhưng tính đến ngày Tàu cập bến La-Mã 1649 để được triều yết ĐTC INNOCENS X, là cơ hội rà soát Công trình nghiên cứu Chữ Việt cũng đã 25 năm. Vì thế G/sĩ ĐẮC-LỘ đã hoàn chỉnh trọn vẹn một hệ thống ghép Vần tiếng Việt rất tỉ mỉ, chi li, súc tích, còn đơn giản hóa Văn phạm Việt-Nam thật gọn nhẹ, tránh mọi công thức rườm rà như các hệ thống Văn Phạm Tây-Âu đã có, rõ ràng là điều các G/sĩ khác không thể thực hiện trọn hảo hơn Ngài.
Văn Phạm G/sĩ ĐẮC-LỘ soạn thảo, không có quá nhiều Quy tắc và rất ít Luật trừ. Điều đó đã được các Nhà Ngôn ngữ học trong cũng ngoài nước ở mọi thời cảm nhận được, cách riêng là Tiên sinh TRƯƠNG-VĨNH-KÝ, một Nhà Đại Ngôn Ngữ Học Thế giới. Điều đó đã đủ trả lời cụ thể. Hàng Trí giả đương thời như PHAN-PHÁT-HUỒN, BÙI-ĐỨC-SINH, HOÀNG-LẠI-GIANG, PHẠM-ĐÌNH-KHIÊM, THANH-LÃNG, NGUYỄN ĐÌNH-ĐẦU đều đã ca tụng, tôn vinh G/sĩ ĐẮC-LỘ là một Bậc thầy duy nhất của Dân Việt.
Nếu còn phải kể thêm hàng loạt Nhà Nghiên cứu khác – chỉ trừ các lớp bình dân vô học mới không nghe danh biết tiếng – đều là những Nhân vật vượt trổi hơn hàng Sư phụ của Tập đoàn nhóm GsTs Giao Điểm nầy, như NGUYỄN-VĂN-TỐ, DƯƠNG-QUẢNG-HÀM, LÊ-NGỌC-TRỤ, NGUYỄN-VĂN-NGUYÊN, HOÀNG-XUÂN-VIỆT, HỒ-TUYẾT-MAI, vv... Đặc biệt Cố Thủ-Tướng VÕ-VĂN-KIỆT và Phó Thủ Tướng NGUYỄN-KHÁNH cũng đã từng đánh giá rất cao Nhân cách cũng như trình độ uyên thâm có tính Bác học của G/sĩ ĐẮC-LỘ đã thể hiện trong các Tác-Phẩm của Ông. Đã hơn một lần các Ngài từng phát biểu trong hội thảo và nhiều nơi khác với tất cả lòng ngưỡng mộ, tôn kính và khâm phục.
Chỉ so với các nhà nghiên cứu nói trên thì “GsTs” PHẠM-VĂN-HƯỜNG và Tg. BÙI-KHA, cộng với Nhóm Giao Điểm Hoa-Kỳ đã chẳng là gì. Chưa đáng xếp bút nghiên, mài mực, chế trà, dâng nước! Chưa tính đến các Bậc Thầy thuộc hàng Tiền bối của Xã Hội Chủ Nghĩa ngày nay như Gs. CAO-XUÂN-HẠO, NGUYẾN-LÂN, NGUYỄN-DUY-QUÝ, VŨ KHIÊU...... là các Nhân vật Văn hóa Dân tộc tầm cao thời nay, cũng đã không tiết kiệm danh từ và dè dặt lời nói khi đề cao G/sĩ ĐẮC-LỘ.
Xin lỗi, chúng tôi bắt buộc phải so sánh với những ngôn từ cụ thể như thế, để chứng minh lối ăn nói quá hồ đồ, trịch thượng của BÙI-KHA đối với hàng Sư phụ của các Bậc Sư phụ BÙI-KHA và TRẦN-CHUNG-NGỌC, mà không biết tỷ thân, cũng như lối ăn nói hồ đồ xúc phạm đến cả Cố G/sĩ ĐẮC-LỘ ngay cả trên tạp chí Hồn-Việt số 17, tháng 1/2008. Thực tâm chúng tôi không hề muốn hơn thiệt với BÙI-kHA, cũng không có đủ trình độ để hơn thiệt với nhóm Giao Điểm, chỉ muốn nhắc nhở họ phải biết tỷ thân, đồng thời cũng để rộng đường dư luận.
Bởi lẽ BÙI-KHA đã viết một cách thẳng thừng rằng: “Hầu hết các Nhà Nghiên Cứu chưa đọc hết các tác phẩm của Đắc Lộ. Đặc biệt là cuốn Hành trình và Truyền giáo, Lời nói đầu cuốn Từ điển Việt – Bồ – La và cuốn Phép Giảng Tám Ngày…” Thì chúng tôi có là gì còn dám vung đao múa bút! Dám đâu tự phụ như trong "Nguyễn-Trường-Tộ: Thực Chất Con Người Và Di Thảo" của NGUYỄN-KHA và TRẦN-CHUNG-NGỌC (NTT: NK&TCN), Giao Điểm xuất bản năm 1998 đã quá tự tin với giọng nói ngông cuồng và trịch thượng: “Chúng tôi tin rằng, trong cuốn NTT: NK&TCN, với nhiều tài liệu dẫn chứng mà có lẽ quý vị học giả bên nhà chưa biết đến” (!!!).
Chúng tôi xin lặp lại rõ nét hơn!
Với cái nhìn của NGUYỄN-KHA và TRẦN-CHUNG-NGỌC đã đánh giá quá ngây thơ và chủ quan trên đây, đã tỏ ra rằng, ai muốn làm thầy thiên hạ, ít nhất phải có trình độ như KHA-NGỌC và nhóm Giao Điểm. Ngoài nhóm Giao Điểm ra, các "Học giả bên nhà" cũng tầm tầm là "cá mè một lứa". Tất cả kiểu làm thầy thiên hạ hiện nay, cũng chỉ là sự học đòi kiểu viết lách nhà vườn ở tận vùng sâu vùng xa, thì không cần trình độ trí thức căn bản nào, nên không hiểu thế nào là Văn Học, Văn Hóa, Văn Dốt, Văn Lùi. Đó là những kẻ ngu ý hơn cả NGU-Í Dưỡng Trí Viện của Thế Kỷ XX vẫn làm được, không cần phải có đủ trình độ mới là Bộ Trưởng nầy, Tổng Trưởng nọ. Vì theo họ, thực chất đã có "nhiều tài liệu dẫn chứng mà có lẽ quý vị học giả bên nhà chưa biết đến". Sự đánh giá nầy, có thể là đúng với Tập Thể Học Giả Bộ GD&ĐT, nhưng không thể vơ đủa cả nắm đối với hàng chục Nhà Văn hóa Bậc Thầy như chúng tôi sẽ đơn cử phần sau.
Xét về phương diện nào, ta cũng có thể thấy đó là một trong những biểu hiện thoái hóa "xã hội trí thức"! Không trách Cụ LƯU-CÔNG-THÀNH, đại diện lớp Cán bộ Hưu trí Cách Mạng và những người quan tâm đến sự tồn vong của đất nước, đã phải thét lên: "..... băng hoại đạo đức xã hội, lối sống suy đồi, đánh mất bản sắc văn hiến cha ông… những thứ mất đi là không thể nào lấy lại, hoặc có lấy lại cũng mất rất nhiều thập kỷ, thậm chí là hàng thế kỷ. Điều đau đớn là những thứ mất đi này chính là cội rễ, là nguồn lực để đất nước phát triển đã bị mất đi. Đất nước mất đi những điều thiêng liêng quý báu đó, để đổi lại gì?"
Truyền thống các vị Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục đều có Học hàm Học vị Cao Học xuất thân từ các Viện Hàn Lâm Tây Âu cả. Kể đến GsTs NGUYỄN-VĂN-HUYÊN làm Bộ Trưởng lâu năm nhất trong ngành Giáo dục, vẫn là một Nhà Sử học, Nhà Dân tộc học, Nhà Giáo dục, Nhà Nghiên cứu Văn hóa Việt-Nam, cũng đã nhận định được Nền Văn Học Hiện Đại có giá trị đến mức nào. Vì thế GsTs NGUYỄN-VĂN-HUYÊN đã hết sức bảo toàn Giá trị thiêng liêng của nó cho đến ngày trao ngôi cho người kế nhiệm Gia sư NGUYỄN-THỊ-BÌNH, thì quả là không tưởng! Cờ đã về tay, Bà mặc tình phất theo trình độ văn hóa của mình trong Thiên chức điều hành một Bộ Giáo Dục Quốc Gia! Hậu quả sẽ thế nào là điều không cần thắc mắc.
Phải chăng Bà BÌNH đã cảm nhận được đó là loại "Chữ Ngoại Lai", bị áp đặt theo một phong cách phi dân tộc, với lối ghép vần ngớ ngẩn không giống ai, khác với hàng nội hóa, phải biến tất cả thành cây nhà lá vườn? “Ta về ta tắm ao ta, dù trong, dù đục, ao nhà đã quen”? Chúng tôi nhớ mang máng như cố Ct. HCM có nói một câu bất hủ: “Tích cực cộng với ngu dốt là phá hoại”!
Có những câu khẩu hiệu được canh vẽ trên nhiều trường trại rất đáng trân trọng: "TẤT CẢ VÌ MỘT NỀN GIÁO DỤC TIÊN TIẾN, MANG ĐẬM BẢN SẮC DÂN TỘC". Chương trình Cải cách Bộ GD&ĐT ngày nay là tạo một nền Giáo dục Tiên tiến hay thụt lùi? Hơn ai hết, G/sĩ ĐẮC-LỘ là người duy nhất đã hoàn chỉnh một hệ thống cấu trúc Chữ Việt tiến bộ đến vượt bậc có đầy đủ "Bản Sắc Dân Tộc Việt-Nam" đến tuyệt đối. Đạp đổ nó đi để theo chương trình cải cách Giáo dục Tập đoàn vô Văn hóa PHẠM-THỊ-LANH : "Dỗ Tổ", "Cây Lêu", còn thêm "Fan", "Logo", "Việt-Nam Đồng"... có là "Tất Cả Vì Một Nền Giáo Dục Tiên Tiến, Mang Đậm Bản Sắc Dân Tộc" hay "Mang Đậm Bản Sắc Vọng Ngoại, Phi Việt đến độ man di, mọi rợ" ? Một nền Văn học Tiên tiến và mang nặng một bản sắc Dân tộc là thế đó! Mĩa mai thay! Chủ trương cải cách của Bà Bộ trưởng Giáo dục NGUYỄN-THỊ-BÌNH đã đưa đến kết quả ngày nay, thừa đủ chứng minh trước bàng quan thiên hạ một sự tụt hậu của nền Văn hóa Việt-Nam, đã khiến hàng Trí giả phải bàng hoàng.
Tiếp đến Vị Kế nhiệm Bà là Giáo sư PHẠM-MINH-HẠC, một Viện sĩ, Chủ tịch Hội khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt-Nam, xứng đáng là một Bậc Thầy của các Bậc Thầy, nhưng tiếc thay, Giáo sư Viện sĩ cũng không cảm nhận được cái tinh túy cách ghép vần Chữ Việt hơn vị Tiền Nhiệm, với trình độ chưa đáng học trò mình! Đã không điều chỉnh lại nề nếp Chính tả trên nguyên tắc Giáo Khoa mình đang là Lãnh đạo! Vẫn buông xuôi bỏ lửng để bảo vệ một chức danh hư ảo, để mặc tình ai lộng hành phá hoại, đó mới là điều lạ dây chuyền!
Với trách nhiệm Lãnh đạo trên lĩnh vực Văn Hóa, Đạo Đức phải gạt bỏ mọi hình thức nể nang bạc nhược, đừng lặp lại lời than trách của Nữ sĩ HỒ-XUÂN-HƯƠNG:
"Cả nể cho nên sự dở dang!
"...............................................
"Quản bao miệng thế lời chênh lệch,
Vâng, chỉ vì cả nể nên Ngài Bộ Trưởng cũng chẳng cần gì đến miệng tiếng, cũng không quan tâm mấy đến sự tai hại của một nền Giáo Dục Nước nhà!
Họa hiếm lắm trên thế giới mới may ra có một tư tưởng thông thoáng và tiến bộ về việc bổ nhiệm Bộ Trưởng, kể cả Bộ “Giáo Dục và Đào Tạo” không nhất thiết phải xuất thân từ Đại học. Chỉ cần có trình độ tầm cỡ “Học Giả” như MINH-VÂN đã đủ sức bao trọn gói một nền Văn Hóa Nước Nhà! Nhưng tiếc thay, với tầm cỡ Văn hóa nầy, thì tìm đâu ra cái nhìn xa hơn lỗ mũi và thoát ra khỏi họp sọ bé tí teo của một Vị Bộ Trưởng "phi thường"!
Mong sao các Ban bệ Bộ ngành Giáo Dục cần biết rõ khả năng trình độ bản thân, đừng giơ tay quá với, đừng dài tay xâm xỏ đến những lãnh vực vượt quá trình độ của mình và quyền hạn cho phép, đừng vẻ vời hình ma bóng quỷ. Các Cô Thầy phải là những nhà “Mô Phạm” đúng nghĩa có trình độ chuyên môn, có ý thức đào tạo thế hệ trẻ trở thành lớp con em trí thức. Đừng biến lớp trẻ thành người ngợm, chỉ biết chạy mánh, làm dịch vụ “bán chữ” theo kiểu thầy đồ nhà vườn. Chấm dứt việc “sáng tạo” những bức tranh Văn học lố lăng ô nhục, vô văn hóa để ngày mai con em khỏi nhớ đời và ghi tên vào những "Trang Sử Văn Học Việt-Nam".
Như chúng tôi đã trình bày, việc viết lách và nhất là phát âm tiếng Việt – mặc dù không cố ý đề cao địa phương nầy, bôi bác địa phương khác – thì giới trí thức cũng đều phải nhìn nhận rằng, ngoài Cư dân Nội thành Thủ Đô Hà-Nội, còn cư dân các Đô thị Miền Bắc, kẻ cả dân cư ngoại ô và ven ranh Thủ đô, cũng chỉ phát âm tiếng Việt tương đối đúng hơn người Miền Trung và Nam Bộ phần nào mà thôi. Đặc biệt chỉ có hàng “Trí thức tầm cỡ” trên mọi miền đất nước, tuy không phát âm được chuẩn xác, nhưng cũng đã nhận định rõ ngữ âm trong cách viết Chính tả xưa nay. Không bao giờ lẫn lộn giữa i và y, có g và không g được hình thành như G/sĩ ĐẮC-LỘ đã phát hiện. Chúng tôi không hề dám múa rìu qua mắt thợ trước Tiến sĩ PHẠM-VŨ-LUẬN, Bộ Trưởng GD&ĐT đương nhiệm. Tiến sĩ đã cảm nhận cách sâu sắc, chính xác hơn chúng tôi cả trời vực ở điểm nầy rồi.
Đã thế, nhưng hiện nay vốn không thiếu những phần tử lợi dụng sự dễ giải của Quy dịnh i và y, đâm ra chơi ngông, đã cải đổi nhiều Phụ Âm đến phức tạp, gọi là đơn giản hóa Chính tả như “Kải Kách” (cải cách), “Kó kông” (có công), “qanh qẩn” (quanh quẩn), “fân fát” (phân phát), “ỷa đái” (ỉa đái), “i thỵ” (y thị) … (!!!) thật vô tư ! Họ rất đầy tỉnh táo với một vẻ mặt hao hao tự đắc, rất ư là hãnh tiến khi viết như thế trong các công trình Nghiên cứu, như đòi phải được đưa vào Hệ thống Giáo Khoa theo sáng kiến của họ trong đào tạo Văn hóa, Văn học Dân Tộc. Thay vì nghiên cứu (to research) Giáo khoa, Tập đoàn ĐẶNG-THỊ-LANH ta đã biến thành “ngâm kiếu” Giáo Khoa, biến Văn hóa thành “Văn Lùi”. Họ muốn "trở về nguồn" cùa thời Chữ Việt sơ khai, họ muốn ngu dân hóa để trở về với Bản sắc Dân tộc của Nghìn năm Nô lệ!
Trên một vài Trang Mạng giao lưu Quốc tế cũng đã xuất hiện những văn bản Việt ngữ loại nầy, mà Tác giả của nó có lẽ cũng không thiếu học thức, như :
"Một hình ãnh dang gây sự tò mò cũa khách xem zã thú.
"Tại một trại chăn nuôi thú vật hoang zã, tới bữa ăn, chú beo dang dược người ta ném thức ăn vào, nhưng từ dâu không biết một chú chuột nào dó koai bộ doái lắm dã dến ăn miếng thịt cũa mèxừ beo to gấp trăm lần chú chuột kia.
"Mèxừ beo kãm thấy lạ chĩ dưa bàn tay gạt chú chuột mấy lần nhưng chú chuột chẵng lưu tâm..kứ tiếp tục zùng bữa.
"Chú chuột muốn cho mèxừ beo biết anh ta không fãi là xếp ỡ dó".
Chỉ bài viết nầy, chúng tôi cảm nhận được ý Tác giả muốn lấy phụ âm Z thay D và lấy D thay Đ, điều nầy xem ra hợp lý, nhưng chưa được chấp nhận, có thể Tác giả muốn sử dụng để gây sự chú ý của Cộng Đồng người Việt. trong khi tác giả lấy K thay C như koai (coi), kãm, kứ, lấy dấu Ngã thay Hỏi như cũa và kãm. Chúng tôi không dám đánh giá Tác giả nầy có phải là Học trò nhóm Cải Cách Văn Học hiện đại trong chương trình Giáo Khoa của nhóm ĐẶNG-THỊ-LANH, hay Tác giả cũng là thành phần đối nghịch NGU-Í NGUIỄN-THỴ-PỲNH? Nhưng dù gì, đây cũng vẫn là một dấu ấn đáng phải quan tâm.
Nếu viết sai bậy vì cố chấp, tạo sự phá hoại hệ thống Chính tả Việt-Văn, ngoại trừ mọi sơ sót vô tình, thì không còn là vấn đề cho ta phải đặt ra nữa. Sau ngày có Quy định lấy i thay y của Bộ GD&ĐT ra đời. Còn có nhiều "Tác phẩm" nên thơ hơn, quái đản (monstrous) hơn, chúng tôi không dám trích dẫn thêm, đau lòng lắm! Họ đã xé nát Chữ Tân-Quốc-Ngữ theo những cách viết tự do của họ… Điển hình nhất là các Ban bệ trong hàng ngũ Giáo dục đã soạn thảo Sách Giáo Khoa và Cơ quan Kiểm Duyệt Nhà Nước đã đưa loại sách nầy vào chương trình Giáo Khoa 2012-2013, Họ đã để lộ nguyên hình là một Tập Đoàn "Thông Thái".
Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử