lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Thơ Văn Minh-Vân

Trúc-Lâm Yên-Tử (1) Tựa gốc; (2) Tựa do TLYT đặt lại cho phù hợp với tinh thần của trang nhà và Hội Sử Học.

***

Nền Tảng Tân-Quốc-Ngữ Và Những Sai Lầm Nghiêm-Trọng Của Bộ GD và ĐT Nhà Cầm Quyền CHXHCNVN (2)

Những Sai Lầm Nghiêm Trọng Của Bộ GD&ĐT Nhà Nước CHXHCNVN (1) (Đã Hiệu Đính)

Minh-Vân

Kính cáo :

"Cùng Cộng Đồng Người Việt Trong Và Ngoài Nước "

Chúng tôi viết bài nầy để gởi trực tiếp đến "Bộ Giáo Dục và Đào Tạo", thông qua Nhà Nước,Chính Phủ và các Cơ quan Trung Ương thuộc ngành Văn Hóa - Giáo Dục Nhà Nước CHXHCNVN. Xin trình gởi Hàn Lâm Viện Khoa Học, Viện Sử Học Quốc Gia, các Nhà Văn Hóa chúng tôi may mắn được biết Đ/chỉ riêng. Cùng xin được gởi đến một số Trang Mạng và Báo chí có uy tín tại Quốc Nội và Quốc tế, nếu được quý Ban Biên Tập đồng cảm quan tâm đón nhận cách nhiệt tình, hy vọng sẽ được chuyển tải đến Cộng Đồng Người Việt ở bốn phương trời Thế giới, để rộng đường dư luận với nhiều  sự nhận định của mọi người. Đồng thời chúng tôi cũng mạo muội xin đón nhận mọi ý kiến xây dựng trong sự góp ý, sửa chữa, thay đổi, bổ sung, không phân biệt Tôn Giáo, Đảng phái, Sắc Tộc, Tuổi tác, Giới tính và Địa vị Xã Hội, dù được sự đồng tình chấp nhận hay phản bác, đều rất đáng trân trọng đối với chúng tôi. Đặc biệt, chúng tôi xin phép được gởi đến Lm. Bề Trên Giám Tinh Dòng Tên Việt-Nam và Thông trình lên Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam, xin vì ý thức Trách nhiệm và Tinh thần Dân tộc, thỉnh cầu Quý Ngài lên tiếng can thiệp bảo vệ nền Văn Học Nước Nhà, chặn đứng mọi hình thức lộng hành Văn học đến điên loạn như hiện nay. Kính xin Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam và Cộng Đồng Dân Tộc cảm thông cho nhiều thiếu sót.

***

Mục Lục

Dẫn Nhập
I. Chủ Trương "Cải Tổ" Chữ Tân-Quốc-Ngữ

II. Miêu-Duệ Nguyễn-Ngu-Í
III. Vần Tân-Quốc-Ngữ, Một Cấu Trúc Chữ Viết Có Đầy Đủ Bản Sắc Dân Tộc
IV. Chữ Tân Quốc Ngữ, Rất Xa Lạ Với Thế Giới Đương Đại
V.  Tính Ưu Việt Của Văn Phạm Tân-Quốc-Ngữ
VI. Những Đao Phủ Thủ Tinh Thần
VII. Những Hình Thức Cải Tổ
VIII. Trách Nhiệm Về Ai?
IX. Nhà Toàn-Cầu Bác-Học Danh-Gia
X. Cần Chấn Chỉnh Những Hình Thức Lai Căng Mất Gốc

XI. Văn Học Dân Tộc Là Linh Hồn Của Tổ Quốc
XII. Thất-Tinh-Hội
XIII. Sự Đóng Góp Của Các Thừa Sai Hải Ngoại Và Nhiều Học Giả Công Giáo Pháp Cho Nền Văn Học Việt-Nam
XIV. Những Vấn Nạn
XV. Công-Tội Về Ai ?
XVI. Trách Nhiệm Và Quyền Hạn Của Bộ GD&ĐT
XVII. Các Nhà Văn Hóa Dân Tộc Đã Đứng Trước Một Bức Tường Siêu Thép, Bất Khả Xâm Phạm
XVIII. Thế Hệ Dụng Ngữ
XIX. Nguyện Vọng
XX. Kết Luận

Trúc-Lâm Yên-Tử:  Có hai loại chú thích, số nhỏ trong ngoặc đơn là của tác giả Minh-Vân; số lớn trong ngoặc đơn là của TLYT. Phần chú thích của tác giả nằm cuối bài; phần của TLYT nằm bên trên được phân biệt bởi ba dấu *.

(1) Đây là ý kiến riêng của tác giả Minh-Vân. Thực ra việc xử dụng quốc-ngữ đã được nhà văn Nhượng-Tống đưa vào thực tế khi ông tham gia vào báo Khai Hóa (1921), Thực nghiệp dân báo (1924) v.v..., ông Hồ-chí-Minh chỉ là người nối tiếp tiền nhân; (2) Chữ Nôm cũng đã xử dụng dưới triều Tây-Sơn của vua Quang-Trung; (3) Đất nước sẽ may mắn hơn nếu người chiến thắng và thống nhất đất nước là vua Quang-Trung; (4) Trong tinh thần đại chúng của Hội Sử Học cũng như trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử chúng tôi vẫn quen xử-dụng cụm từ ngày 30-04-1975 hơn là giải-phóng; (5) Ngoài ra còn có những cuộc chiến khác sau năm 1975, như cuộc chiến với Cao Miên năm 1978, Trung Việt năm 1979, Trung Việt 1984 - 1985; (6) Cắt từ "Chỉ nghe ...rằng" trang 58, đoạn này không phản ảnh thực tế của miền Nam, nếu có chỉ là vài trường hợp cá nhân; (7) Việt-Nam Tự-Điển do Lê-Văn-Đức cùng một nhóm văn hữu soạn, Lê-Ngọc-Trụ hiệu-đính, nhà sách Khai Trí xuất bản tại Sài-Gòn Việt-Nam năm 1970 và tái bản ở Hoa-Kỳ vào thập niên 1980; (8) Sự kiện ra hải ngoại của ông Hồ-chí-Minh là tìm phương sinh sống, việc làm làm cách mạng hay cứu nước (theo quan niệm riêng của ông ta) cũng chỉ đến sau khi đơn xin vào làm trong cơ quan thuộc địa của Pháp bị bác bỏ; (9) Nếu ông Hồ là nhân vật thông thái nhiều mặt thì đã không du nhập chủ nghĩa cộng sản vào đất nước Việt-Nam. Nguyễn-Duy-Ân, một cộng tác viên của Hội Sử Học có bài Hồ-Chí-Minh đại thi hào chôm chỉa, và đây có thể là một khía cạnh thông thái khác của nhân vật họ Hồ mà chúng ta cần phải biết thêm; (10) Nhìn trường hợp cụ Huỳnh-Thúc-Kháng; (11) Xin cắt bỏ vì xử dụng quá nhiều lần;

***

IV. CHỮ TÂN QUỐC NGỮ, RẤT XA LẠ VỚI THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI

Hầu như trên thế giới, ngoài chữ tượng hình ra thì chưa một nơi nào xuất hiện loại mẫu tự có âm sắc như chữ Tân-Quốc-Ngữ. 

A. Một dạng cấu trúc mới "Chữ Tượng Thanh" :

Chúng ta phải cám phục, và ghi ân G/sĩ ĐẮC-LỘ đã nghiên cứu hết sức tỉ mỉ, chi li và chính xác về Ngữ Âm tiếng Việt như chúng tôi đã trình bày. Bao gồm một cách ghép vần tỉ mỉ đến từng âm tiết, âm sắc và âm điệu nói như có tiết tấu nhạc lý. Chỉ cần đọc hay nói đúng âm sắc như nó vốn có, đã là một "Bản Nhạc Nói Dân Gian" rất đơn giản. Nó không thiếu âm điệu trầm bổng du dương, hầu như không một loại chữ nào có được. Âm tiết mà G/sĩ  ĐẮC-LỘ đã cảm nhận có "thanh nhạc " như Người đã diễn tả với Đức Giáo Hoàng IN-NÔ-SÊN-TÊ X vào năm 1651 tại Tòa Thánh La-Mã: "...Con đã nghe được những âm thanh có nhạc điệu của giọng nói con người…." 

Cách đây hơn 2 Thế kỷ, "Hội Thừa Sai Hải-Ngoại Ba-Lê" (Misions Etrangères De Paris, MEP, Pháp), đã kiến thiết ngôi Thánh Đường Đầu tiên tại Sài-Gòn đồ sộ nhất nước. Không ai nghĩ rằng, đó là một Công trình Tôn Giáo đồ sộ đến thế, lại tiềm ẩn bên trong một nét độc đáo rất Việt-Nam đã không mấy người ngờ.

Một giàn Chuông vĩ đại với 6 Cỗ Chuông rất lớn. Mỗi trái chuông phát ra một nốt nhạc từ "sol đến Mí". Nặng tổng cộng 28tấn 085ký, treo trong hai lòng Tháp Nhà thờ. Bộ chuông được chế tạo tại Pháp, đưa về Sài-Gòn năm 1879. Trên tháp bên phải treo 4 quả chuông phát ra 4 thanh nhạc Sol, Sí, Rế, Mí,  tháp bên trái treo 2 chuông phát ra  La, Đố.

Ba quả chuông to nhất là "Chuông Sí" nặng 3tấn 150ký, "Chuông Rế" nặng 2tấn 194 ký và đặc biệt "Cổ Chuông Sol" là một trong những quả chuông lớn nhất thế giới, nặng 8tấn 785ký, đường kính miệng chuông 2th25, cao 3th5 (tính đến núm treo, tương đối còn cao hơn nhiều  căn nhà cấp 4 hiện nay). Chuông này chỉ ngân lên mỗi năm một lần vào đêm Giáng Sinh mà thôi, tức vào đêm Đức Thánh Cha ban Phép Lành cho Thành Đô La-Mã và Thế-Giới.

Các chuông đều được điều khiển bằng điện cơ. Riêng ba chiếc chuông lớn, trước khi cho đổ đều được con người khởi động bằng cách đạp cho lắc để lấy trớn, thì cơ điện vận hành mới nổi, vì quá nặng.

Vào ngày thường, Thánh đường chỉ cho đổ một "Chuông Mí" hoặc "Chuông Rế" vào lúc 5 giờ sáng và 17g30 tối. Ngày Chúa Nhật và Lễ Trọng thường cho đổ 3 Chuông. Mỗi đêm Giáng Sinh thì mới đổ cả 6 chuông. Tiếng chuông lớn ngân xa tới một bán kính 10 km, vào những đêm thanh gió thoảng.

Khoảng năm 1947-48, cách đây hơn 60 năm, đã một lần chúng tôi đã thắc mắc với một Vị Thừa Sai người Pháp, Cha Giáo sư chúng tôi JOSEPH CLAUSE, tại sao Tòa giám mục Sài-Gòn không đúc 7 trái chuông cho trọn bộ 7 Nốt nhạc hiện đại để đặt tại Nhà Thờ Chính Tòa mà chỉ có 6 Cổ với 6 Nốt nhạc là Sol, La, Sí, Đố, RẾ, Mí lại thiếu nốt Fa? Nếu vì thiếu ngân khoản, có thể giảm bớt trọng lượng của 6 trái chuông, vừa nhẹ công đúc, vận chuyển dễ dàng và Thanh nhạc được hoàn hảo?

Ngài giải thích, nếu cần trái chuông thứ  bãy, vẫn không thiếu người dâng cúng. Nhưng Hội Thừa Sai Ba-Lê chỉ muốn sử dụng 6 chiếc với 6 nốt nhạc mà thôi. Nó biểu tượng một hệ thống Vần Chữ Việt do Giáo Sĩ A-LỊCH-SƠN ĐẮC-LỘ đã cấu tạo thành 6 Thanh Nhạc của âm giọng tiếng Việt, để tặng Đất nước Việt-Nam. Trong đó có bao hàm nhiều ý nghĩa. Để ghi nhớ: a) Công trình muôn thuở của G/sĩ ĐẮC-LỘ đối với Chữ Viết tiếng Việt. b) Là Cha Đẻ Hội Thừa Sai Ba-Lê. c) Là Nhà Sáng Lập và Khai sinh Giáo Hội Việt-Nam. d) Việt-Nam là vùng Truyền Giáo đầu tiên của Hội Thừa Sai Ba-Lê, nên cũng là món quà đặc biệt Hội Thừa Sai muốn ưu ái cho đứa con đầu lòng là Giáo Hội Việt-Nam.

Chúng tôi thắc mắc tại sao G/sĩ ĐẮC-LỘ là Cha đẻ Hội Thừa Sai Ba-Lê và là Nhà Sáng lập Giáo Hội Viêt-Nam? Ngài trả lời nhiều Hội Dòng trước đó đã đến truyền giáo tại Miền Bắc Việt-Nam từ năm 1530 dưới đời Nhà MẠC Thể kỷ XVI. Đến Thế kỷ XVII Dòng Tên mới đến truyền giáo tại miền Nam liên tục, có tổ chức quy cũ chặc chẽ hơn từ năm 1614, nhưng Giáo Hội Việt-Nam chưa được thành hình thành, vì thế chính G/sĩ ĐẮC-LỘ đã thỉnh cầu Tòa Thánh thành lập Hội Thừa Sai Ba-Lê và Hàng Giám Mục Việt-Nam theo Phương án của G/sĩ đệ trình và đã được y chuẩn, cũng chính G/sĩ ĐẮC-LỘ đã được Tòa Thánh ủy thác thực hiện và Ngài đã đặt nền móng cả 2 Cơ sở  Lịch Sử nầy. Điều đáng ghi nhận là chính G/sĩ ĐẮC-LỘ đã vận động tài chính để có đủ tiềm lực sáng lập được Hội Thừa Sai Ba-Lê và xây dựng đầy đủ một hệ thống Chủng Viện đào tạo hàng Giáo sĩ Truyền Giáo tại nước Pháp vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Do đó, hơn ai hết, G/sĩ ĐẮC-LỘ chính là Cha Đẻ cũng là Vị Khai sinh Hội Thừa Sai Ba-Lê và Giáo Hội Việt-Nam là điều không ai nghi ngờ và tranh cãi. 

Với 6 cổ chuông có thanh âm của 6 nốt nhạc, là tượng trưng 6 Âm sắc trong cấu trúc Chữ Việt "Sắc, Huyền, Nặng, Hỏi, Ngã, và Thượng bình thanh (không dấu). Có nghĩa rằng Nhà thờ Chính Tòa Sài-Gòn không hề có một biểu tượng vọng ngoại và vọng Pháp. Tự nó đã đủ chứng minh cho ta thấy rằng Hội Thừa Sai Ba-Lê đã tỏ rõ tình cảm và sự kính trọng đối với đất nước Việt-Nam các Ngài đã chọn làm Quê hương thứ hai, nơi các Ngài quyết hiến thân phục vụ đến hơi thở cuối cùng. Không vì Quê hương, Tổ quốc, nơi chôn nhau cắt rốn mà các Ngài đã đặt nặng tình cảm nước Pháp lên trên Đất nước Việt-Nam.

Trong mọi cơ sở Tôn Giáo trong nước kể đến ngày nay, từng là Đạo Dân tộc, Đạo Yêu Nước, đã có nơi nào tượng trưng Dân Tộc Tính người Việt-Nam chưa, hay cũng chỉ là tàn tích Thờ tự Cô Hồn Các Đẳng bọn xâm lăng cướp nước Nghìn năm? Bao Đình Chùa Miếu mạo các Tướng xâm lược và Anh hùng của Thiên Triều còn đầy dẫy trên khắp mọi miền Đất nước ta? Thành Cổ Hội-An có Chùa thờ LƯU-BỊ, QUAN-CÔNG, TRƯƠNG-PHI, thậm chí thờ cả MÃ-VIỆN (MǍ YUAN), vốn là một Danh tướng người Hán, đã dập tắt cuộc khởi nghĩa của hai Bà TRƯNG-TRẮC, TRƯNG NHỊ năm 43! Việc chinh phạt Giao-Chỉ là Chiến tích lớn nhất của ông ta đối với nước Tàu! Vì vậy, Chính Sử Việt-Nam đã xem Y là tên Xâm lược đáng nguyền rủa nhất. Thế mà Đình, Chùa, Miếu mạo LƯU, QUANG, TRƯƠNG... không ảnh hưởng gì đến Việt-Nam, đặc biệt của MÃ-VIỆN không thiếu Hương Đèn Hoa Nến lễ bái hàng năm vẫn tồn tại trên đất Việt, một đất nước vốn đã bị dày xéo cả nghìn năm nô lệ. Trong khi Đình Chùa, Nhà Thờ, Thánh Thất các Tôn Giáo đã từng bị soán đạt, san bằng, cướp bóc dưới bao nhiêu Chế độ do "Người Việt Một Nhà" cai trị!

Ngoài Hội-An, di sản bán nước ô nhục đó còn tồn tại ở các nơi khác nữa không? Hà-Nội, Hải-Phòng, Thừa-Thiên v.v...? Ai đã tìm được một nét đẹp Văn Hóa Việt-Nam và các cơ sở Văn hóa, Từ thiện nào của họ còn để lại cho Dân ta được hưỡng chút hương thừa? Bao nhiêu Nhà thương, Trường học, Cô nhi viện, nhà Dưỡng Lão, Trại lao, Cùi, Phế Tật còn tồn tại từ đâu? Tuy quân Tàu từng bị đánh gục nhiều phen, từng bị loại trừ  dưới nhiều Chế độ – ngoại trừ Di sản các Hiền nhân Quân tử như KHỔNG-MẠNH – còn lại các loại hình Tâm lý chiến của quân Tàu muôn đời vẫn chiếm ngự đất nước ta qua bao thế hệ, dưới mọi hình thức Lễ hội rập khuôn Văn hóa Vong nô mất gốc!

Liệu đã có mấy ai thấy được điều này, hay chỉ vì cố chấp, cục bộ, định kiến, quyết tận dụng cái gọi là "trí thức" để đả kích, xuyên tạc, bôi nhọ một cách cách kém cỏi và ngây ngô. Lịch sử từng gán ghép các Nhà Truyền Giáo là xâm lăng, tay sai Thực dân! Nước Pháp thực dân thật, nhưng còn đạo đức, tình người hơn bọn Tàu và tay sai của chúng gấp vạn lần, Riêng các Nhà Truyền giáo thì không! Lịch sử đã chứng minh điều đó và Thời gian là một đáp số chính xác và vô tư nhất.

Trong Chữ Tân-Quốc-Ngữ, đã có đến 6 nốt "nhạc nói" với đủ thanh giọng Bình, Trắc, Hồi, Khứ, Bổng, Trầm, Ngắt, Thả. Lại còn có cả "âm độ" trường, đoản khác nhau. Đặc biệt, G/sĩ ĐẮC-LỘ đã đơn giản hóa Văn Phạm tiếng Việt đến mức tối đa, không để biến thể Động từ, Tính từ, Danh từ. Ngữ vựng tiếng Việt Ngài vẫn giữ nguyên hình Đơn Âm tiếng Việt, không kết cấu theo kiểu Âu hóa Liên âm như chữ Hán viết bằng Mẫu tự "Hoa-Hóa La-Tinh" như Trung Quốc ngày nay. Mọi cấu trúc từ ngữ chữ Việt đều là nguyên ngữ bất biến (invariable), không khó khăn phức tạp như các cấu trúc chữ viết theo Mẫu tự La-Tinh ở các nước Âu-Châu.

B. Ứng Dụng Được Trong Mọi Lãnh Vực Đào Tạo Khoa Học :

Một hệ thống chữ viết còn trỗi vượt hơn cả nhiều loại chữ của nhiều nước đàn anh Siêu cường từng có bề dày lịch sử lâu đời hơn ta, nhưng đến ngày nay họ vẫn chưa hội nhập được nền Văn minh Thế giới. Chữ viết của họ không thể ứng dụng được trong mọi lãnh vực Khoa Học đương đại, như Khoa học Thực nghiệm, Toán, Lý, Hóa... Đặc biệt nhất là ở nhiều quốc gia còn sử dụng các loại chữ tượng hình Ô vuông. Một khi họ muốn hội nhập nền Văn Minh Thế Giới hiện đại, điều tiên quyết là phải nhờ đỡ vay mượn chữ viết nước ngoài. Phải đầu tư cho Giới trẻ một trình độ Ngoại ngữ Tây phương cao, tương ứng cho trình độ Văn hóa Quốc tế, mới hội nhập được cho chương trình Đào tạo Khoa học Hiện đại.

Trong khi VN chỉ cần sử dụng chữ viết nước mình do Dòng Tên phát minh, đồng thời G/sĩ ĐẮC-LỘ đã sáng lập một hệ thống Văn phạm hoàn chỉnh với đầy đủ cấu trúc căn bản như ngày nay là đủ. Quả không một thành quả của bất cứ Tổ chức, Tập thể nào cống hiến cho Dân Tộc ta, có thể so sánh được với một giá trị Văn hóa Dân tộc vô cùng lớn lao đó. Không một ai có thể và được phép phủ nhận rằng, nếu không nhờ có chữ Tân-Quốc-Ngữ, chắc chắn Dân mình đã không được "xóa nạn mù chữ" cách nhanh chóng và toàn diện, cũng đã không bị Pháp Hóa như đã bị Hán hóa ngày nào. Cái đó do đâu?

Chữ Pháp dễ học hơn chữ Hán gấp trăm lần, còn Chữ Nôm chỉ có "Dân xịn" chữ Nho mới mày mò học được. Không một ai chưa thông thạo Hán văn, đã sờ vào được mặt Chữ Nôm. Nếu còn sử dụng Chữ Nho và Chữ Nôm, dầu Nhà nước có đổ bao tiền bạc của cải và công sức đầu tư, cũng chỉ là công dã tràng xe cát, không thể khai hóa Nhân sinh toàn diện. Lẽ đương nhiên dân Việt đã bị đẩy đến tình trạng Pháp Hóa bằng Chữ viết và Văn chương Mẫu Quốc.

Một công trạng vô cùng lớn lao của Dòng Tên và các Nhà Truyền Giáo người Pháp sau nầy đã giữ được người Việt còn nguyên hình Dân Tộc, không để bị Pháp hóa, chính là nhờ Chữ Tân-Quốc Ngữ mà tinh thần Việt vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Chúng tôi tin chắc nhận định nầy sẽ không bị Bạn đọc chối bỏ. 
Nếu Trung quốc ngày nay không ứng dụng chuyên biệt Chữ "Hán Hóa Mẫu Tự La-Tinh" để đưa vào hệ thống tiếng Quan Thoại cách triệt để, thì "đời đời" dân Trung-Hoa sẽ không bao giờ xóa nổi nạn Mù chữ trầm kha của họ! Tuyệt đại đa số Dân chúng không đủ sức bỏ ra cả chục năm, để theo học nổi mỗi chữ Nho, nhưng văn chương thi phú cũng vẫn chưa là gì! Họ không dễ dàng giao lưu bằng chữ Quan thoại cách trôi chãy. Thay vì cũng chừng ấy năm theo học Anh, Pháp..., văn chương cũng đã lưu loát, toán bút tinh thông, cùng tầm cỡ Tú tài! Chẳng mấy người nước ngoài bỏ công sức, tối thiểu hàng chục năm vẫn không thấm vào đâu với kiểu chữ tượng hình, như một Ngôn ngữ thứ hai.

Các Chứng chỉ Đại học Trung ngữ tại Việt-Nam và các nước khác ngày nay với 4, 5 năm đào tạo, nói chung cũng chỉ ngang tầm vở lòng của lớp khai tâm. Thời xưa, để được gọi là Khóa Sanh, cũng phải miệt mài "Học Chường" cả chục năm, mới nhồi nhét được một số Mặt Chữ thông dụng vào đầu! Có nghĩa là chưa có gì! Còn nói đến Thi Hương, khóa thi thấp nhất trong Nho học để chiếm được Giải nguyên, (Hương cống, Sinh đồ), đầu tóc cũng đã "hoa râm"! Sau đó mới tính đến chuyện "Thi Hội" chiếm Bảng Hội nguyên (Thái học sinh, Phó bảng) rồi "Thi Đình" để lấy Đình Nguyên (Trạng Nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp) thì ôi thôi, có Vị cũng đã đến tuổi "Chiều tà" (độ 50)! Ngoại trừ các Thần Đồng như NGUYỄN-HIỀN-CHÍNH (13 tuổi)! Nhưng nói chung cũng chỉ "Dồi mài Kinh sử" (To read up the [Chinese] classics and history) có tính Từ chương (Thi, Phú, Văn, Đối) mà thôi.

Riêng người Hoa, chỉ học tiếng Trung bằng chữ Tượng hình Ô vuông, cũng phải mất 10 năm đèn sách nhồi nhét hàng loạt kiểu chữ vẽ tranh, mới có thể đọc và viết được, nhưng đến trình độ đọc thông viết thạo, tưởng cũng còn dài. Nếu người ta chỉ chuyên học một hệ chữ Hoa-Hóa Mẫu Tự La-Tinh, thì với thời gian 12 năm, đã đạt đến trình độ Phổ thông (không chỉ mỗi môn Văn chương, Thi phú). Sĩ tử người Hoa cũng đã đứng trước ngưỡng cửa Bách khoa Đại học!

Hầu như người Âu-Tây học tiếng Quan thoại Trung-Quốc, có nơi chỉ học mỗi hệ Mẫu tự La-Tinh mà thôi. Dẫu có tối dạ lắm, cũng chỉ mất một tuần, họ đã học thuộc chưa đến 30  Chữ Cái. Từ đó họ có thể học ghép vần và đọc được dễ dàng bất cứ từ nào họ nghe. Chỉ học 5 năm đã đạt được trình độ Tiểu Học, rồi Trung học Phổ thông không mấy lúc, lần lên Đại học để lấy Chứng Chỉ Cử nhân, Tiến sĩ các Ngành Khoa học. Nếu phải nhồi nhét để nhớ hết từng bức tranh Chữ Ô Vuông của mỗi từ, tất nhiên không đơn giản và thời gian không ngắn chút nào. Thậm chí các Học giả người Hoa, cũng phải tiếp tục học thuộc từng mặt chữ một, những danh từ "mới ra lò", cũng phải tìm mò học thêm từng mỗi "Bức tranh Chữ" như thế, họ không thể ghép vần cách đơn giản như ta. Có nghĩa họ phải học đọc chữ suốt đời, đến tóc bạc, răng long, đến ngày ôm sách xuống truyền đài, vẫn không đủ! Họ chưa đọc được hết các Bức Tranh Chữ chưa từng gặp. Chữ Việt thì khác, chỉ cần học thuộc chưa đến 30 Chữ cái thuộc Mẫu tự La-Tinh, có tối trí lắm cũng chỉ một tuần lễ, học thêm cách ghép vần,  cộng chung không hơn một tháng là đủ. Lúc đó người học có thể đọc – dù có hiểu hay không – suốt Bộ Đại Bách Khoa Từ Điển Việt-Nam là điều bình thường, không cần phải chạy tìm người phát âm, đọc giúp bất cứ một chữ Việt nào còn gặp thấy trên đời, ngoại trừ những lối viết Phi Việt.

Vì thế chữ tượng hình không thể nào phổ biến đại trà trong toàn dân đại chúng, nếu Trung-Quốc không đơn giản hóa bằng cách đào tạo đơn thuần mỗi Mẫu tự La-Tinh. Nếu đào tạo theo lối song hành với chữ Tượng hình, thì quần chúng bình dân không thể nào theo học được. Nhật, Hàn... cũng phải mượn Văn học Âu-Mỹ để vào Đại học mới mong tiến thân và phát triển được đất nước mình!

Vì thế các Bậc Học Giả, Nhà Văn hóa, Ngôn ngữ học thời danh đều đã xác định và đánh giá cao Hệ thống Cấu trúc Chữ Tân-Quốc-Ngữ là một "Viên Ngọc Toàn Bích Đến Vô Giá" đã xuất hiện trên Thế giới, mà Hội Dòng Tên nói riêng và Giáo Hội Công Giáo Việt-Nam nói chung đã áp dụng nguyên tắc sáng tạo của G/sĩ ĐẮC-LỘ, người đã dũa mài đến độ hoàn chỉnh và đã hiến tặng cho Dân tộc Việt-Nam như một món quà vô tiền khoáng hậu làm nền tảng Văn Hóa Việt-Nam. Nhờ đó đất nước Việt-Nam có một chỗ đứng trên Văn trường Âu Châu và Thế Giới, và đã tiến một bước dài đến hiện đại hóa ngày nay. Việt-Nam đã tự lập cảnh sinh, độc lập Văn học, không còn bị lệ thuộc Văn Hóa Ngoại Bang như trước.

C. Hướng bổ sung :

Nếu các nhà Văn Hóa lớn cần nghiên cứu bổ sung đưa thêm vào Chữ Tân-Quốc-Ngữ một vài Mẫu Tự, trong đó có sự đề nghị của Ts. QUÁCH-TUẤN-NGỌC – Cục trưởng Cục CNTT Bộ GD-ĐT. Nhà Từ điển LÊ-BÁ-KÔNG.... Xét ra phát kiến của các Ngài cũng có phần hợp lý. Tưởng các nhà Văn Hóa cũng cần xét lại. Về mặt nào đó ta có thể chấp nhận được phần nào.

Nói chung, nhiều người đã đề xuất việc thừa nhận những chữ cái vốn không có trong bảng chữ cái tiếng Việt là F, J, W, Z, nó không thể thiếu trong không ít văn bản tiếng Việt để viết cho các tên riêng nước ngoài. Nhằm xây dựng chuẩn tiếng Việt trong môi trường CNTT. Là hàng Trí giả, không hề có tư tưởng cải cách Vần Tân-Quôc-Ngữ một cách đại trà, vô nguyên tắc. Chưa một ai tùy tiện áp dụng những phát kiến của mình trên Văn bản giấy tờ, một khi chưa được Cộng đồng Dân tộc chấp nhận.

Nói chung những đề xuất đó cũng đã từng bị chống đối kịch liệt, như không quan tâm xem Ts. QUÁCH-TUẤN-NGỌC nói gì.  Theo báo Tuổi Trẻ 10/8/2011 có cho biết: "Về điều này, tôi cần khẳng định ngay là sẽ không có chuyện xáo trộn việc dạy tiếng Việt trong nhà trường, việc phát âm và chữ viết. Việc bổ sung nhóm ký tự trên là để quy định bằng chữ cái tiếng Việt đầy đủ sử dụng trong CNTT và hệ thống giáo dục..." 

Rút ra bài học về sự chủ quan của mình cho những đề xuất này, Ts. QUÁCH-TUẤN-NGỌC cho biết, đại để,  để chữ Quốc ngữ hoàn toàn thay thế được chữ Nôm thì cũng phải trải qua mấy thế kỷ cùng sự hy sinh của học giả Nguyễn-Văn-Vĩnh. Vì thế, để F, J, W, Z được chấp thuận hiện diện chính thức trong tiếng Việt hiện đại cũng phải có quá trình và các nhà ngôn ngữ cũng phải nhìn vào sự phát triển của tiếng Việt trong thời đại CNTT chứ không thể lặp lại tư tưởng hủ nho, bảo thủ. Vâng, kinh nghiệm xương máu đã cho thấy sự hy sinh xương máu của học giả NGUYỄN-VĂN-VĨNH, cũng như hàng trăm nghìn sinh linh khác đã nằm xuống cho chữ Tân-Quốc-Ngữ được sinh tồn và phát triển, nên không một ai được phép dẵm đạp lên xương máu của Tiền nhân Tiên Tổ một cách vô ý thức.

Trước những đề xuất thêm, bớt nầy, chúng tôi không dám có ý kiến, vì xét cá nhân mình cũng chỉ là người Ngoại đạo, không đủ trình độ phân tích đúng, sai, không có thẫm quyền xác định một điều gì. Nhưng chúng tôi rất trân trọng ý kiến Ts. QUÁCH-TUẤN-NGỌC đã xác định được rằng nó cũng phải có quá trình và các nhà ngôn ngữ cũng phải nhìn vào sự phát triển của tiếng Việt trong thời đại CNTT. Điều đó có nghĩa rằng Ts. đang chờ đợi một sự quyết định của toàn thể Hàng Trí Giả Việt-Nam với một quá trình nghiên cứu, được thông qua nhiều buổi Hội thảo chuyên đề có quy mô Quốc Gia, chứ không thể một cá nhân nào có quyền nhân danh Tập thể, cũng không một cơ quan quyền lực nào có quyền ký lệnh thay đổi một chi tiết trong cấu trúc Chữ Việt. Không tự mình vung đao múa bút loại bỏ cái mà cá nhân mình tưởng chừng là lạc hậu, lỗi thời, như một tư tưởng hủ nho, bảo thủ, mà mình có trách nhiệm phải loại trừ! Nếu đã bộc lộ cảm nghĩ đó, dễ bị quần chúng đánh giá sai về mình.

Xét về phương diện Việt âm các Danh từ Khoa học và Danh từ riêng phù hợp âm giọng Âu-Mỹ hơn, tưởng cũng rất cấn những Chữ cái mà Mẫu tự Chữ Tân-Quốc-Ngữ chưa thể thay thế được, nhưng tư tưởng thay đổi có tính đại trà kiểu NGUIỄN-NGU-Í không cần phải đặt ra.

Đã từ lâu cũng từng có nhà văn hóa đề nghị, xem ra có phần rất hợp lý, như thêm vào Mẫu tự Tân-Quốc-Ngữ chữ "Z" đọc có “gió” như như chữ z Tây phương. Chữ S nằm giữa 2 Nguyên âm trong Anh-Pháp văn, họ cũng phát âm như z. Khi đó ta mới phiên âm được một số danh từ Khoa học và Danh từ riêng nước ngoài dựa theo phiên âm Âu-Mỹ. Đơn cử như JULIUS CÆSAR, xưa nay ta Việt Âm là GIU-LI-ÚT SÊ-DA. Chữ S giữa 2 nguyên âm "Æ" và "A" (Æ là "e kép La-Tinh", ghép chung A và E = AE ae và phát âm theo tiếng Việt là ê, khác với "e kép Pháp", ghép chung O và E = OE oe, phát âm theo tiếng Việt là ơ), thì "S" trong Cæsar, ta đã Việt âm là "D", xét ra không chuẩn. Chữ S giữa 2 nguyên âm æa của Cæsar phải được phát âm lờ lợ giữa D và X tức "Z", nhưng Z không có trong Mẫu tự Vần Tân-Quốc-Ngữ. Nếu đã có thêm được Z ta sẽ phiên âm là SÊ-ZA thay vì “SÊ-DA” như trước đây. SÊ-ZA nghe có phần nhẹ nhàng đúng âm giọng nguyên ngữ hơn, cảm thấy có phần văn vẻ, ít quê mùa và thô kệch hơn SÊ-DA. Cũng như "zéro" phiên là zê-rô. Khi làm toán phần nhiều hay đọc "Zê-rô" hơn đọc Không, nhưng nghe đọc "Dê-rô", như cảm thấy chẳng giống ai!. 

Đồng thời cũng có thể dùng Z thay cho phụ âm D. Phụ âm D tiếng Việt người Hà-Nội vốn phát âm "có gió” như Z, "Dám nói, Dám làm, được phát là Zám nói, Zám làm. Khác với Gi vốn "không gió", được phát âm như Y hay 2 L tiếng Pháp, trong "envoyer" (ân-voa-giê) và "travailler" (tra-vây-giê). Cụ thể Giám định, chữ giám phát âm "không gió" đồng dạng như "Y" và 2 L (LL) tiếng Pháp. Ngày nay nhiều nơi bắt chước phát "gió tất tần tật" cả dgi! Phụ âm kép gi người ta cũng đã tỏ ra rất hãnh diện khi đọc có gió, nhộm màu "trí thức" hơn: "Ông ta là Zám Đốc sở Ziáo Zục, đã zám nói và zám phản bác Chương trình đã được Hội đồng zám định Trung ương thông qua"! Trong khi đó người Hà-Nội thì dọc: "Ông ta là Giám Đốc sở Giáo Zục, đã zám nói và zám phản bác Chương trình đã được Hội đồng Giám định Trung ương thông qua".  Đồng thời có nhà Văn hóa cũng đề nghị, nếu đã lấy Z thay D rồi, thì cũng nên lấy D thay “Đ” (bỏ gạch ngang trong chữ D), tránh ngộ nhận giữa 2 chữ “d” “đ" đôi khi dễ lẫn lộn, nhất là đối với người nước ngoài đọc tiếng Việt chưa rành.

Đàng khác, ngoài việc thêm chữ Z, cũng có thể thêm một mẫu tự “J”, phát âm như "j" tiếng Pháp (Jeanne, Jacques) hoặc "ge" tiếng Anh (như George, dʒɔ:dʒ), nghe “lai lai” giữa “gi” và “r”. Trong khi “J” tiếng Anh (JOHN) và La-tinh (JACOBUS) đều phát như “gi” tiếng Việt (GIÔN, GIA-CÔ-BÚT). Có như thế mới dễ phiên âm được những Danh từ riêng nước ngoài, JEAN tiếng Pháp, anh em Tin Lành đã Việt âm là "GIĂNG", Nếu thêm được J ta phiên âm JEAN là "JÂN", thay vì "GIĂNG" và  JACQUES âm là "JÁC" thay vì "GIẮC", Cũng thế, HENRY GEORGE (tiếng Anh), phiên thành HÂN-RI JỐT, thay vì HÂN-RI GIỐT. Nhưng Mầu tự F không cần thiết, vì ta đã có Ph, không cần phải Âu hóa thêm, cũng như W, không mấy tương ứng trong âm giọng tiếng Việt, chỉ thêm rườm rà nhưng không thấy cần thiết.

Những đề nghị trên, xét ra có phần chính đáng, vì phiên ra tiếng Việt vẫn giữ được âm giọng "nguyên gốc" của Nhân vật nước ngoài, còn gọi là tên "Tao-Nôi". Nghe ra không thô thiển và lai tạp, không khó nghe theo kiểu "trại láy", không gây khó chịu cho người Âu-My khi nghe ta đọc sách tiếng Việt không giống tên họ, còn việc thay đổi, thêm bớt cách đại trà thì không thể, vì ta chưa có một sự sáng tạo hệ thống Chữ Tân-Quốc-Ngữ nào khác có độ hoàn chỉnh hơn. Đã không có gì đặc sắc đến độ hoàn chỉnh hơn thì không cần thiết phải thay đổi cả một hệ thống Từ Điển truyền thống đã có quy củ. Nó sẽ tạo thêm nhiều sự hổn độn như đã xãy ra giữa i và y. Từ diển ngày nay phải "ghi chú đều đều" như Địa lý (xem Địa lí), Văn sĩ (xem Văn sỹ)…, và ngược lại... Cơ hồ một khi sự thay đổi đã trở thành đại trà, thì hệ thống chữ nghĩa tiếng Việt không biết sẽ đi về đâu? 

Những đề nghị xem ra hợp lý trên đây, hãy còn là đề nghị. Dù nghe ra rất hợp lý, tuy nhiên cũng đã hơn ½ Thế kỷ qua, người ta còn ngần ngại chưa dám mở ra một hội nghị khoáng đại về Ngữ Học để thảo luận và lấy quyết định chung. Thực tế không dễ dàng để thay đổi khi chưa tổ chức được nhiều đợt hội Thảo Văn Học có quy mô Quốc gia, để lấy ý kiến các Học Giả, Từ điển Gia, Nhà mô phạm, Văn nhân, Thi sĩ, Ký giả..., nói chung là tuyệt đại đa số hàng Trí giả Dân Tộc, như một hình thức tạm thời thay thế Hàn Lâm Viện Văn Học ta chưa có, để quyết định mọi hình thức thay đổi trong Văn Học như nước Pháp. Nó không thuộc quyền hạn của Nhà Nước, của Quốc Hội, càng không thuộc phạm vi quyền hạn của Bộ Văn Hóa Thông Tin và Du Lịch cũng không thuộc quyền Bộ Giáo Dục và Đào Tạo như đã lạm quyền, dài tay phá hoại. Một hành động phá hoại Văn hóa Dân tộc khó tha thứ. Không một cơ quan nào có đủ tư cách quyết định cho phép được sử dụng i thay cho y, không thể cho phép ai viết bừa k thay c và ngược lại như hiện nay (đón x. Khai Hóa Nhân Sinh của Minh-Vân, MV KHNS, trọn bộ).

MINH-VÂN @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site