lịch sử việt nam
Trúc-Lâm Yên-Tử (1) Tựa gốc; (2) Tựa do TLYT đặt lại cho phù hợp với tinh thần của trang nhà và Hội Sử Học.
***
Nền Tảng Tân-Quốc-Ngữ Và Những Sai Lầm Nghiêm-Trọng Của Bộ GD và ĐT Nhà Cầm Quyền CHXHCNVN (2)
Những Sai Lầm Nghiêm Trọng Của Bộ GD&ĐT Nhà Nước CHXHCNVN (1) (Đã Hiệu Đính)
Minh-Vân
Kính cáo :
"Cùng Cộng Đồng Người Việt Trong Và Ngoài Nước "
Chúng tôi viết bài nầy để gởi trực tiếp đến "Bộ Giáo Dục và Đào Tạo", thông qua Nhà Nước,Chính Phủ và các Cơ quan Trung Ương thuộc ngành Văn Hóa - Giáo Dục Nhà Nước CHXHCNVN. Xin trình gởi Hàn Lâm Viện Khoa Học, Viện Sử Học Quốc Gia, các Nhà Văn Hóa chúng tôi may mắn được biết Đ/chỉ riêng. Cùng xin được gởi đến một số Trang Mạng và Báo chí có uy tín tại Quốc Nội và Quốc tế, nếu được quý Ban Biên Tập đồng cảm quan tâm đón nhận cách nhiệt tình, hy vọng sẽ được chuyển tải đến Cộng Đồng Người Việt ở bốn phương trời Thế giới, để rộng đường dư luận với nhiều sự nhận định của mọi người. Đồng thời chúng tôi cũng mạo muội xin đón nhận mọi ý kiến xây dựng trong sự góp ý, sửa chữa, thay đổi, bổ sung, không phân biệt Tôn Giáo, Đảng phái, Sắc Tộc, Tuổi tác, Giới tính và Địa vị Xã Hội, dù được sự đồng tình chấp nhận hay phản bác, đều rất đáng trân trọng đối với chúng tôi. Đặc biệt, chúng tôi xin phép được gởi đến Lm. Bề Trên Giám Tinh Dòng Tên Việt-Nam và Thông trình lên Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam, xin vì ý thức Trách nhiệm và Tinh thần Dân tộc, thỉnh cầu Quý Ngài lên tiếng can thiệp bảo vệ nền Văn Học Nước Nhà, chặn đứng mọi hình thức lộng hành Văn học đến điên loạn như hiện nay. Kính xin Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam và Cộng Đồng Dân Tộc cảm thông cho nhiều thiếu sót.
***
Mục Lục
Trúc-Lâm Yên-Tử: Có hai loại chú thích, số nhỏ trong ngoặc đơn là của tác giả Minh-Vân; số lớn trong ngoặc đơn là của TLYT. Phần chú thích của tác giả nằm cuối bài; phần của TLYT nằm bên trên được phân biệt bởi ba dấu *.
(1) Đây là ý kiến riêng của tác giả Minh-Vân. Thực ra việc xử dụng quốc-ngữ đã được nhà văn Nhượng-Tống đưa vào thực tế khi ông tham gia vào báo Khai Hóa (1921), Thực nghiệp dân báo (1924) v.v..., ông Hồ-chí-Minh chỉ là người nối tiếp tiền nhân; (2) Chữ Nôm cũng đã xử dụng dưới triều Tây-Sơn của vua Quang-Trung; (3) Đất nước sẽ may mắn hơn nếu người chiến thắng và thống nhất đất nước là vua Quang-Trung; (4) Trong tinh thần đại chúng của Hội Sử Học cũng như trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử chúng tôi vẫn quen xử-dụng cụm từ ngày 30-04-1975 hơn là giải-phóng; (5) Ngoài ra còn có những cuộc chiến khác sau năm 1975, như cuộc chiến với Cao Miên năm 1978, Trung Việt năm 1979, Trung Việt 1984 - 1985; (6) Cắt từ "Chỉ nghe ...rằng" trang 58, đoạn này không phản ảnh thực tế của miền Nam, nếu có chỉ là vài trường hợp cá nhân; (7) Việt-Nam Tự-Điển do Lê-Văn-Đức cùng một nhóm văn hữu soạn, Lê-Ngọc-Trụ hiệu-đính, nhà sách Khai Trí xuất bản tại Sài-Gòn Việt-Nam năm 1970 và tái bản ở Hoa-Kỳ vào thập niên 1980; (8) Sự kiện ra hải ngoại của ông Hồ-chí-Minh là tìm phương sinh sống, việc làm làm cách mạng hay cứu nước (theo quan niệm riêng của ông ta) cũng chỉ đến sau khi đơn xin vào làm trong cơ quan thuộc địa của Pháp bị bác bỏ; (9) Nếu ông Hồ là nhân vật thông thái nhiều mặt thì đã không du nhập chủ nghĩa cộng sản vào đất nước Việt-Nam. Nguyễn-Duy-Ân, một cộng tác viên của Hội Sử Học có bài Hồ-Chí-Minh đại thi hào chôm chỉa, và đây có thể là một khía cạnh thông thái khác của nhân vật họ Hồ mà chúng ta cần phải biết thêm; (10) Nhìn trường hợp cụ Huỳnh-Thúc-Kháng; (11) Xin cắt bỏ vì xử dụng quá nhiều lần;
***
Dẫn Nhập
---------W---------
Kiến trình các Cấp Lãnh Đạo Đảng, Nhà Nước và Giáo Hội, Kính thưa Liệt Quý Vị cùng Cộng Đồng Người Việt Quốc nội và Hải ngoại,
Đề tài "Những Sai Lầm Của Bộ GT&ĐT Nhà Nước CHXHCNVN", chúng tôi đã đệ trình đến Quý Vị qua các Trang Mạng (31.8.2012) là nói lên quá trình phát triển một hệ thống cấu trúc chữ viết, dù bất cứ Dân tộc nào đều phải kinh qua hàng Thế kỷ, thậm chí cả nghìn năm chưa hoàn chỉnh, cụ thể như loại chữ tượng hình của nhiều Quốc gia phát triển trên thế giới.
Riêng Chữ Việt ngày nay, đã xuất hiện từ đầu Thế kỷ XVII, Dòng Tên Bồ-Đào-Nha đã khai mở phong trào sáng tạo một Hệ thống Vần Quốc Ngữ Việt-Nam bằng Mẫu tự La-Tinh cách quy mô và có tính Cộng đồng. Giáo sĩ ĐẮC-LỘ đã tiếp tục hoàn chỉnh trọn vẹn một hệ thống chữ viết tiếng Việt vào năm 1651 tại La-Mã.
Tuy đã thành hình, vẫn còn phải xuyên suốt qua 3 Thế kỷ sau mới trở thành Quy ước chung. Chữ Việt mới được khai sinh cụ thể để phát triển, nhưng chưa hề được Pháp Luật công nhận là Chữ Quốc ngữ. Đợi mãi đến năm 1945, Cố Chủ tịch HÔ-CHÍ-MINH (1), lần đầu tiên đọc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập, khẳng định vị thế Việt-Nam với Thế giới muôn phương bằng Chữ viết từ Mẫu tự La-Tinh, từ đó nó mới thực sự được thừa nhận là Chữ Pháp Lý của Dân tộc ta, đã chính thức thành một loại "Luật Bất Thành Văn". Chữ viết mọi Dân tộc đều thuộc loại Quy Ước Xã Hội, không từ hệ thống Chế độ Chính trị nào. Rồi cũng còn phải kéo dài đến 9 năm sau (1954), Tổng thống NGÔ-ĐÌNH-DIỆM mới thống nhất được Chữ Việt thành chữ Pháp lý trên toàn Lãnh thổ.
Tính ra Chữ Việt được thành hình cũng phải trải qua 400 năm Lịch sử với bao mồ hôi, nước mắt và xương máu của nhiều Thế hệ Tiền nhân. Nếu đi xa hơn, cũng đã non Thế kỷ trước khi Dòng Tên đến Việt-Nam từ Nhật-Bản (1614), Giáo sĩ I-NI-KHU (Rev. IGNACE) đã đến truyền giáo tại Miền Bắc 1530, và Ngài là người đầu tiên viết một số tên Địa danh và tên Nhân vật Việt-Nam bằng Mẫu tự La-Tinh, trước cả khi Dòng Tên phát minh mẫu tự cho tiếng Nhật và tiếng Hoa (đón xem thêm Khai Hóa Nhân Sinh. vtắt KHNS, trọn bộ 3 quyển của MV). Giáo sĩ I-NI-KHU đã manh nha sự phát triển Chữ Việt trong nền Văn Học Việt-Nam, Dòng Tên đã thực hiện và kết thúc bởi Giáo sĩ ĐẮC-LỘ. Như thế, Chữ Việt đã phải mất "Nửa Thiên Niên Kỷ" mới hình thành được cho Dân tộc ta ngày nay!
Xét như thế, thì việc hình thành một Chữ Viết là Quy ước của một Cộng đồng Dân tộc, không do hệ thống Hành Chánh, Chính trị nào tạo thành bằng một Nghị định hay một Đạo Luật Quốc gia. Việc thay đổi, nếu có, cũng tự nó chuyển mình theo thời gian phát triển con người. Mọi hình thức thay đổi là quyền của Cộng Đồng Sở Hữu, tức phải qua nhiều cuộc Hội Thảo có tầm cỡ quy mô Quốc Gia, được Cộng Đồng Dân Tộc Việt-Nam cả trong và ngoài nước chuẩn nhận như một Quy Ước Từ Ngàn Xưa.
Nhưng đột xuất Bộ GD&ĐT đã đơn phương ban hành Quy định lấy "i" thay "y", là một sự lạm quyền khó chấp nhận. Chỉ mới vài thập niên nay, chữ Việt đã điên cuồng hỗn loạn trên nhiều cách viết rất vô nguyên tắc.
Thêm vào đó, cũng vừa xuất hiện một Tập Đoàn ĐẶNG-THỊ-LANH đã chính thức soạn "Sách Giáo Khoa" đến mức độ xô bồ, để đào tạo giới trẻ một hệ thống Vần Quốc Ngữ "Siêu Mới"! Đánh mất cả thể thống Quốc gia Dân tộc của một Đất nước Văn Minh, Độc Lập, Tự Do với một bề dày Lịch sử của "Bốn Nghìn Năm Văn Hiến" !
Tuy xét thấy trình độ văn hóa bản thân quá thấp kém, nhưng đứng trước những bức xúc nầy, dù tuổi tác đã khá cao (U 82), đầu óc lẫm cẫm, vẫn đánh liều thổ lộ hết nỗi lòng mình, dù chỉ là một tiếng kêu trong sa mạc, nhưng cũng là hồi chuông cảnh tỉnh, cho nhẹ nổi buồn man mác đã kết tụ bao năm!
Vì không đủ tự tin về khả năng mình, nên cách đây 2 tuần, chúng tôi đã gởi đến hơn 40 Trang mạng có tầm cỡ Quốc gia và Quốc tế nguyên dạng Bản Thảo, để xin ý kiến đóng góp và sự chỉ giáo của hàng Trí giả khắp nơi có nên không, trước khi Thượng Trình chính thức. Chúng tôi đã nhận được nhiều thư phản hồi của các BBT, trong đó có ý kiến một số Nhà Trí thức Bậc Thầy, hầu hết đều tỏ ý đồng tình và khuyến khích chúng tôi nên gởi và cần gởi. Cũng đã có BBT đã chuyển tải Đề tài nầy lên Mạng nước ngoài, để được rộng đường dư luận, ngay khi bản thảo còn rất luộm-thuộm, chúng tôi chưa kịp chỉnh sửa tạm thời.
Đặc biệt chúng tôi cũng đã nhận được một Thư Phản hồi (08: 58, 18.8. 2012), có sự góp ý quý giá của một Giáo sư Anh Văn và một Nhà Ngôn Ngữ Học có trình độ Đại học, đã góp nhiều ý kiến. Quý ngài đã nhận định một cách hết sức chính xác, trung thực và chân thành. Đã chỉ ra rằng chúng tôi chưa đi vào được mức độ chuyên sâu về Ngôn ngữ học, không chạm đến ngữ âm học và âm vị học, chưa hiểu biết sâu rộng về Chữ Nôm… Nói chung, như chúng tôi đã trình bày trong đề tài, đã tự nhận biết mình là ai, và còn quá nhiều điều hạ chế trên nhiều mặt. Trang thư nầy cũng có đề cập đến ngôn ngữ "teen". Cụ thể có câu: "nek pan ju dâ'u..... i love u.....hum wa xj' tj'nk le'm nka....tuj hk co' tkix pa nkư hum wa dâu nka....hjhjhj kuj xl nka.đừng có jân kuj nka..,pan ju dấu..." Chúng tôi không phản đối lối viết nầy, nghĩ nó không thuộc phạm vi văn học, đó cũng chỉ là lối viết láy tương đương hình thức tốc ký, nó có quy ước riêng trong "Chat" ở lớp trẻ, họ có giao lưu cục bộ, đọc được và hiểu nhau, nhưng không thuộc một khía cạnh Văn Hóa nào. Không khác "Tiếng Lóng" trong một vài giới như mật mã nội bộ, muôn đời không bao giờ là Văn phong cốt cách, có thể xuất hiện trên mọi Tác phẩm Văn học và Pháp lý.
Chúng tôi cũng được biết ngày 17.8.2012, tại Bộ GD&ĐT, Ngài Tổng Bí Thư NGUYỄN-PHÚ-TRỌNG đã đến họp tại Bộ GD7ĐT, quan tâm việc chấm dứt thành tích ảo trong giáo dục và cho biết đã 3 lần cải cách giáo dục, nhưng lần này không đặt vấn đề cải cách nữa mà là "đổi mới căn bản, toàn diện". Phải chăng là đổi mới từ tư duy cho đến mô hình, … Ngài Tổng Bí Thư đặt câu hỏi: “Việt Nam đã có triết lý về giáo dục chưa, hay là người học ở Anh về bảo phải như thế này, người học ở Mỹ bảo thế kia, nên tiếp thu kinh nghiệm gì của từng nước, trên cơ sở nào?" (phỏng theo Nguyễn-Quang-Duy, Melbourne, Úc-Đại-Lợi 24/8/2012).
Cũng mong mạng lưới Quốc gia giảm bớt tình trạng khống chế, ngăn chặn các Bài viết trên Trang mạng có tính xây dựng thuộc phạm vi Văn Hóa cũng như Tinh thần chống ngoại xâm. Tất cả đều phát xuất từ tình Yêu Dân tộc và xây dựng Đất nước, nếu nó không có màu sắc đối kháng Ý thức hệ, ảnh hưởng nền móng Độc lập Đất nước của Chế độ hiện hành. Trang mạng vừa chuyển tải bài viết về phạm vi Giáo Dục và Đào Tạo của chúng tôi ghi trên, cũng đã bị ngăn chặn, nhưng chắc chắn không hề là chủ trương của Nhà Nước hay Chính Phủ bao giờ. Nếu có, cũng chỉ là cục bộ lạm quyền nào đó. Xét ra nó chẳng có hiệu lực gì trên thế giới, qua hàng nghìn địa chỉ Bạn đọc đã nhân rộng cho nhau. Hành động đó, chỉ tỏ ra sự hẹp hòi, ấu trĩ, tạo tò mò cho những kẻ hiếu kỳ thêm ý thích tìm tòi để đọc mà thôi.
Biết rằng mọi đóng góp xây dựng đều có cái giá của nó đối với bên nầy hoặc bên kia. Nhưng chúng tôi tha thiết kêu cầu Đảng, Nhà Nước, Chính Phủ đặt lại vấn đề Giáo Khoa trong nền Văn học Nước nhà như Ngài TBT đã quan tâm. Bộ GD&ĐT phải biết rõ phạm vi và quyền hạn của mình trong Giáo dục. Ngài Tổng Bí Thư đã chẳng đặt trọng tâm về Triết lý Giáo dục, không phải bắt chước Mỹ, theo Anh, nghe Trung quốc, học đòi Pháp… Nhưng Triết lý Giáo Dục phải dựa vào thực tế phát triển theo Văn hóa Toàn cầu, không để mang màu sắc cục bộ của một Quốc gia ngoại bang nào phá hoại, khống chế.
Nếu phải trả bằng bất cứ giá nào, chúng tôi vẫn sẵn sàng cống hiến chuỗi ngày tàn còn lại của đời mình cho Nền Văn Học Nước Nhà, cũng vẫn cam đành, xét ra vẫn còn quá rẻ để bảo vệ được một nền Văn học Truyền thống Nước nhà. Chỉ mong được Cộng Đồng Dân tộc quan tâm bảo toàn nền Văn Minh Đất nước mà thôi. Vì chúng tôi đã tự thấy bản thân mình không có quyền im lặng được nữa, vì "Im Lặng Là Đồng Lõa".
Ngộ nhỡ có gởi trùng lặp hoặc nhầm Địa chỉ gây phiền hà, mong Quý Vị cảm thông và tha thứ. Nếu được chấp nhận, xin chuyển gởi, in ấn, phô tô cho người thân, bạn bè và những nơi cần gởi.
I. CHỦ TRƯƠNG "CẢI TỔ" CHỮ TÂN-QUỐC-NGỮ.
Vào Hạ bán Thế kỷ XX đã xuất hiện một Nhà Văn Yêu Nước muốn Cải tổ toàn diện mọi cấu trúc "ghép Vần" Chữ Tân-Quốc-Ngữ, cho thật đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp với tiến độ phát triển từng thời. Vị Cha đẻ Vĩ đại đó là Nhà Văn NGUYỄN-HỮU-NGƯ (1921–1979). Ông nguyên là một Nhà Giáo, Nhà Thơ, Nhà Báo Việt-Nam khá nổi tiếng trên nhiều mặt.
Sở dĩ chúng tôi gọi là "Chữ Tân-Quốc-Ngữ" thay vì Chữ Quốc Ngữ đã quen gọi xưa nay, vì muốn xác định rằng trước khi Cộng Đoàn Dòng Tên và G/sĩ ĐẮC-LỘ phát kiến tạo lập một loại chữ viết bản địa, làm phương tiện giảng dạy Giáo Lý cho Cộng Đồng Công Giáo người Việt, đó là phương pháp "Việt-Nam-Hóa Mẫu Tự La-Tinh" thành chữ Việt. Sau đó hệ thống cách viết nầy đã được dân ta gọi là Chữ Quốc Ngữ. Xét ra trước đó đã có một loại "Chữ Tượng Âm" của người Giao-Chỉ, Tổ Tiên ta đã sử dụng từ lâu đời, tức loại "Chữ Quốc Ngữ" đầu tiên của tộc ta, đó là "Chữ Quốc Ngữ Cổ" của người Việt.
Tiếp đến Học Giả HÀN-THUYÊN đã nối bước hàng trăm Nhà Ngữ Học Tiền bối, cũng đã vay mượn mẫu chữ Nho, hoàn chỉnh được một hệ thống chữ viết Tượng hình. Tuy còn rất hạn chế, nhưng Nhà Chúa NGUYỄN-PHÚC-ÁNH đã một thời sử dụng nó như loại Chữ Viết tiếng Việt theo gợi ý của Giám Mục (GM) người Pháp PIGNEAU DE BÉHAINE (BÁ-ĐA-LỘC) thuộc Hội Thừa Sai Hải Ngoại Ba-Lê (Missions Etrangères De Paris, MEP), để xóa dần đi ảnh hưởng sâu đậm Văn Hóa Tàu. Đó là Vị Giám Mục được NGUYỄN-ÁNH xin chọn làm Dưỡng Phụ ngay khi Nhà Chúa chạy lưu lạc tại miền Nam và đã được cứu sống.
Lúc bấy giờ NGUYỄN-ÁNH vừa 14 tuổi, cùng chạy trốn Quân TRỊNH đi chung thuyền với Định-Vương 1775. Đoàn thuyền di tản gồm 30 chiếc, bị bảo nhận chìm chỉ trừ Định Vương và NGUYỄN-ÁNH được sóng nước tấp vào bờ thoát chết. Vừa may gặp lại được G/sĩ DIÉGO JUMILLA, đã từng biết Định Vương tại Quy-Nhơn và can thiệp Định Vương huỷ bỏ Chỉ Dụ Cấm Đạo của Võ-Vương. Nên G/sĩ JUMILLA đón Định-Vương và NGUYỄN-ÁNH vào ngụ tạm trong nhà mình để tìm cách đưa về Trấn Biên-Hoà, nhưng chưa thoát nạn.
Tiếp tục bị quân Tây-Sơn săn đuổi tấn đánh Sài-Gòn 1776, Định-Vương bị bắt và bị giết. Còn mỗi NGUYỄN-ÁNH trốn thoát được, một mình lần hồi chạy trốn tới tới Đảo Thổ-Châu gần mũi Cà-Mau. Tại đây lại may nhờ gặp được Lm. PHAO-LÔ HUỲNH-VĂN-NGHI cũng đang chạy giặc. Không rõ vì sao NGUYỄN-ÁNH lại nhận diện được Ông nầy là Lm. Công Giáo, và lân la đến tự giới thiệu mình và xin Linh Mục cứu thoát. Lm PHAO-LÔ HUỲNH-VĂN-NGHI nhận lời, liền đem giấu trong thuyền mình và đưa thẳng về Hà-Tiên để găp ĐGM. BÁ-ĐA-LỘC và xin cho NGUYỄN-ÁNH được lánh nạn tại Toà Giám Mục, nếu được sự che chở của Đức Cha, NGUYỄN-PHÚC-ÁNH sẽ được an toàn hơn (đón xem MV. Khai-Hóa Nhân-Sinh, KHNS, trọn bộ 3 quyển).
Vì thế, Chữ Nôm (2) chính thức được Chúa NGUYỄN-ÁNH sử dụng và khuyến khích Triều Thần Quan Lại sử dụng nó như một loại Chữ Pháp Lý lúc bấy giờ. Sau khi phục quốc (3), thống nhất Đất nước, Vua GIA-LONG đã bị Hán Triều khống chế, buộc phải lấy Chữ Nho làm chữ Pháp lý thông dụng toàn quốc. Tuy thế, Triều thần nhà Nguyễn cũng vẫn tiếp tục sử dụng Chữ Nôm trong giao dịch nội bộ nhiều hơn. Nó đã gây khó khăn phần lớn cho Thiên Triều trong việc theo dõi, kiểm soát tư tưởng Dân Việt. Vì thế, tuy chưa được phổ biến và không được người Tàu chấp nhận, không hề sử dụng hợp pháp, nhưng Triều Đình Nhà NGUYỄN cũng đã gọi đó là "Chữ Quốc Ngữ". Cố Đại Thần PHAN-THANH-GIẢN khi chia sẻ với Nhà Đại Văn Hóa TRƯƠNG-VĨNH-KÝ, Nhân vật độc nhất trên Thế giới được Âu-Châu phong tặng Danh hiệu "Toàn-Cầu Bác-Học Danh-Gia" của toàn Nhân loại. Đại thần PHAN-THANH-GIẢN đã không phản bác chữ viết tiếng Việt bằng Mẫu tự La-Tinh, nhưng đã tỏ ý không đồng tình xem nó là Chữ Quốc Ngữ. Vì theo Cụ cũng như Triều đình Huế thì chỉ có Chữ Nôm mới chính thức được xem là Chữ Quốc Ngữ mà thôi.
Vậy Chữ viết theo Mẫu Tự hiện hành, là "Chữ Quốc Ngữ thứ 3", vì thế chúng tôi nghĩ rằng chữ ta đang dùng hiện nay nên gọi là "CHỮ TÂN QUỐC NGỮ" để con cháu nhớ rằng Dân Tộc Ta ngày xưa cũng đã có một hệ thống Chữ viết riêng biệt, cũng từng là một Dân tộc văn minh không kém Trung-Hoa và phải ghi ơn Tiên tổ đã dày công tim tòi sáng tạo. Như thế Dân tộc đã kinh qua 3 hệ thống chữ viết khác nhau, hơn nữa Chữ Việt hiện nay là một loại chữ mới nhất thế giới trong hệ thống Mẫu tự La-Tinh, vì đây là một Mẫu "Chữ Tượng-Thanh". Nếu xét về phương diện nào đó, thì chữ Việt đã vượt ra khỏi hệ La-Tinh truyền thống, vì đây là một loại Chữ Tượng thanh đúng nghĩa, xưa nay chưa từng có.
Chữ Tân-Quốc-Ngữ nầy "có lẽ" là mẫu chữ cuối cùng và vĩnh viễn của Dân Tộc Việt-Nam, nếu chúng ta không phải là A-Nam Đô-Hộ Phủ vĩnh viễn của quân Tàu, cũng không còn bị lệ thuộc Bắc Triều nghìn năm nô lệ lần thứ hai. Nếu ta không để nền Văn Học nước nhà bị biến hóa hổn độn lai căng mất gốc một lần nữa như thời SĨ-NHIẾP. Ta đã trãi qua bao Thế hệ lầm thang khắc nghiệt, là một kinh nghiệm xương máu, còn gấp vạn lần nô lệ Pháp! Đời đời khiến Dân ta hãi sợ quá rồi!
Trong thời Phong kiến Triều thần và nhân dân đều không gọi các trường dạy tiếng Việt theo Mẫu tự La-Tinh là Trường Quốc-Ngữ. Học sinh học Việt văn theo Mẫu tự Tân-Quốc-Ngữ, đều được mọi người gọi là "Học trò Tân Học", để phân biệt với việc Học Quốc ngữ là Chữ Nôm. Học Hán Văn là Nho Học và Pháp ngữ là Tây Học. Chưa nói "Mẫu Tự" Chữ Tân-Quốc-Ngữ hôm nay là thuộc dạng "Chữ Tượng Thanh" như chúng tôi vừa đề cập đến. Nó không hoàn toàn là Chữ Tượng Âm thuần La-Tinh như các nước Âu-Châu đã sử dụng. Chữ Tượng Thanh có một cách "Đánh vần" có âm điệu như một "Bài Ca", khác với các loại chữ Tượng Âm khác trên thế giới. Ta thử đánh vần chữ "Thuyết" theo giọng Việt như từng học vần từ xa xưa và còn tồn tại ở Miền Nam cho đến "Ngày Giải phóng" (2): "Tê (t) hát (h) u (u) thu, u (u) i-cà-rết (y) ê (ê) tê (t) uyêt, là thuyêt, sắc (dấu săc) thuyết", nghe rõ ràng từng chữ và có âm điệu nặng nhẹ, lên xuống, êm ái khoang thai. Sau ngày Giải phóng (4) được sửa cách đánh vần có khác hơn, như: "U (u) i (y) ê (ê) tờ(t) uyêt, rồi mới nối ngược với "thờ" (phụ âm th) đứng trước, để lặp tiếp: thờ(th) uyêt, sắc (dấu sắc) thuyết". Ta nghe ngắn hơn, nhưng phải đảo vần qua lại mới thành "Ngữ Âm", có khó hơn và có phần phức tạp hơn. Vả lại, nếu Thầy cô cho các em đổi vở nhau chấm chính tả, theo lối đánh vần nầy, các em không thể phân biệt được chữ "i" sau u và trước ê là i ngắn hay y dài (y-cà-rết). Nhưng dẫu đánh vần thế nào cũng vẫn khác với Âu-Mỹ. Tây phương không có cách đánh vần, mà chỉ là cách đọc lắp chữ từng Nguyên âm và Phụ âm theo thứ tự của nó. Chỉ đọc theo kiều "ghép chữ" mà thôi. Ví dụ ALEXANDRE, người ta chỉ đọc từng mẫu tự (xin đọc theo Việt-Âm) như sau: a (A), ênhlờ (L) ơ (E) íts (X) a (A), ênhnờ (N) đê (D) erờ (R) ơ (E). Ta chỉ đọc từng "Chữ cái" cho người nghe chép lại thành ALEXANDRE mà thôi. Người Pháp gọi là "Épeler lettre par lettre pour former des syllabes", không đồng nghĩa với "Đánh vần" trong tiếng Việt có âm điệu và có ngữ vận, có âm hưỡng được phổ nhạc như một Bài hát Dân gian.
Như thế chỉ có mỗi chữ Việt mới có âm hưỡng trong cách đánh vần mà thôi. Không rõ nhận định của chúng tôi có gì lệch lạc, phiến diện hay quá chủ quan, chúng tôi mong sự đóng góp bổ sung của Quý vị.
Ngay từ lúc nhỏ NGUYỄN-HỮU-NGƯ đã thâm thù với Quy tắc Chính tả tiếng Việt. Ông cho là quá nhiêu khê và phức tạp, đã gây cho Ông nhiều áp lực, luôn bị căng thẳng vì chưa bao giờ viết được bài văn không bị sai chính tả. Bị Thầy cô trách phạt, bạn học mĩa mai. Khi đã là nhà Văn, nhà Báo, các tác phẩm Ông viết đều lỗi chính tả đến độ khó chấp nhận. Thường bị sự chỉ trích của giới Văn học và các đồng nghiệp.
Do đó sự thâm thù về Chính tả, cộng với nhiều lời chỉ trích khách quan, đã khiến Nhà Văn NGUYỄN-HỮU-NGƯ thêm uất hận bất bình. Ông đã khơi dậy một cuộc Cách mạng Văn học, cải cách với một lối viết mới, đơn giản, không hề bị gò bó bởi một quy tắc nào, nó phải tự do và thông thoáng hơn.
Ông đả kích những nguyên tắc chính tả lạc hậu mà người ta đã phê phán Ông vì óc bảo thủ, nhưng xét ra nó đã quá lỗi thời. Ông kiên quyết phá vỡ bằng được loại võ ốc bao bọc tâm hồn Ông cách vô vị đó. Do vậy đầu tiên, ông đã công khai thổ lộ tư tưởng mình với Bút Danh "NGUIỄN-NGU-Í", muốn mọi người biết rõ quan điểm Cách Mạng Văn Học của mình, để đừng ai đánh giá ông dốt chính tả, đừng bám theo phê phán, góp ý sửa sai kể cả chỉ trich. Ông đã manh nha mở màn cho một cuộc "Cải Tổ Nền Văn Học Việt-Nam".
Ông trình làng rằng trước nhất cần đơn giản hóa khi viết chữ "i", chỉ nên viết mỗi một chữ "i" (i ngắn) và bỏ hẵn chữ "y Gờ-réc" (y Grèce, đánh vần thường đọc Y Cà-rết, và hay nói là y dài). Ông còn đưa ra nhiều hình thức cải cách khác nữa. Theo Ông, phụ âm kép gi nên đổi thành j và không còn cần phải sử dụng phụ âm "d" nữa, vì gi hay d vẫn được đọc như nhau. Phụ âm kép qu cần bỏ bớt chữ u chỉ viết một chữ q xét ra đã đủ, bỏ bớt chữ u thừa. Chữ k đứng trước nguyên âm thay c vẫn đọc không khác. Không cần phân biệt c và t, n hay ng sau nguyên âm, nó không thể hiện được cái gì. Đại loại nghe như nhau, nên viết thế nào đọc lên vẫn không thấy khác. Vì vậy, Ông thấy không nhất thiết phải viết thế nầy mới đúng và thế kia là sai.
Ông còn lấy chữ "f" thay phụ âm kép ph. Thậm chí đã lấy chữ "b" thay p khi đứng sau một nguyên âm. Để thể hiện điều đó, ngoài Bút danh NGUIỄN-NGU-Í, ông còn lấy nhiều Bút danh khác viết theo quan điểm của Ông như NGUIỄN-HỮU-NGƯ, NGƯ-FI-LÔ-CỐ, TRỊNH-NGUIÊN, TÂN-FONG-HIỆB, PHẠM-HOÀN-MĨ, LƯU-NGUIỄN, NGHÊ-BÁ-LÍ.
Nói chung Ông chủ trương viết sao cũng được, miễn khi đọc, người nghe rõ và hiểu nghĩa là đủ. Có thể đơn giản hóa cách viết chữ Quốc ngữ, mà không còn cần phải bận tâm mệt trí về những quy định linh tinh, phức tạp từ thời xa xưa. Có nghĩa rằng, ông chủ trương loại bỏ hoàn toàn mọi Nguyên tắc Chính tả phải tuân thủ xưa nay. Sáng kiến đó đúng sai, hợp lý hay không đó là quan điểm của một cá nhân, nhất là một cá nhân "phi phàm đặc biệt".
Đã nói là quan điểm, đúng sai không là tội cũng chẳng là công. Đối với một phát kiến cá nhân, Ông đòi hỏi ai phải tuân hành thế nầy và áp đặt ai phải chối bỏ thế khác, nên chúng tôi không dám có ý kiến. Chỉ biết cảm thông và đau buồn vì cuộc đời của ông không bình thường, kém may mắn hơn mọi người. Mơ tưởng của Ông đã không thành hiện thực. Ông đã vĩnh biệt cỏi đời tại “Dưỡng Trí Viện Biên-Hòa"! Từ đó tư tưởng Cách Mạng Cải Cách Văn Học của Ông đã thực sự bị trôi vào quên lãng.
Một hoàn cảnh bi đát đã đến với Ông. Năm 1928, NGUYỄN-HỮU-NGƯ phải xa gia đình từ lúc bảy tuổi, vào Sài-Gòn học tiểu học ở trường Phú-Lâm (Chợ-Lớn), tiếp đến là trường trung học PETRUS KÝ. Đến khi theo học Trường Sư phạm thì bệnh tâm thần phát xuất lần đầu, phải vào chữa trị tại nhà thương Chợ-Quán (Sài-Gòn). Khỏi bệnh, Ông bỏ học và bắt đầu bước chân vào nghề văn, nghề báo.
Quả thật Ông đã bị bệnh tâm thần phân liệt từ tuổi nhỏ, nhưng chưa hề được phát hiện. Trong hồ sơ Bệnh lý NGUYỄN-HỮU-NGƯ khi nhập viện năm 1964 có ghi khá chi tiết: "Bệnh khởi phát từ năm 1940 với triệu-chứng nói nhiều, chửi bới, lui tới lăng xăng. Đã điều-trị ở Bệnh-viện Chợ-Quán một đợt sáu tháng, được choáng điện nhiều lần, khi về, đi dạy học được. Đến năm 1947, bệnh tái lại, điều-trị ở Trại an-trí Quảng-Ngãi sáu tháng, bệnh giảm, vài tháng bệnh trở lại, đến Biên-Hoà, ra vào 12 lần, mỗi lần hai ba tháng..."
Trong một bút tích năm 1976, ông viết: "Tôi mắc bệnh cuồng-não tuần-hoàn từ năm 18 tuổi. Lúc trẻ, năm bảy năm bệnh tái phát một lần, càng có tuổi chu-kỳ càng hẹp. Biến-cố lịch-sử tết Mậu-Thân xúc-động tôi quá mạnh, tôi lên cơn dữ dội. Nay chu-kỳ bệnh lại công-phạt, cứ vài tháng là bệnh cũ tái-phát trở lại..."
Theo Nhà văn SƠN-NAM thì NGUIỄN-NGU-Í là một nhà văn nổi tiếng yêu nghề và yêu nước, luôn xót xa vì chuyện đất nước chia đôi. Dường như cả một đời dạy học và hoạt động báo chí ở Sài-Gòn, ông lúc nào cũng trong trạng thái nửa tĩnh nửa điên. Người ta còn tìm thấy được những câu thơ ông viết trong những ngày tâm thần bất ổn:
"Má ơi! Con muốn điên rồi,
"Má còn trông đứng đợi ngồi mà chi...
"Ầu ơ...
"Ví dầu con má có sao
"Có điên, có dại má nào bớt thương!"
Dường như cả một đời dạy học và hoạt động báo chí ở Sài-Gòn, lúc nào Ông cũng trong trạng thái nửa tỉnh nửa điên, nhưng bao giờ cũng bộc lộ tinh thần yêu nước đến quá khích. Có lần, chính quyền Sài-Gòn tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch bình định vùng Đồng bằng sông Cửu-Long tại căn cứ Đồng-Tâm, NGUIỄN-NGU-Í cũng tới dự với tư cách Nhà Báo. Ông mặc áo sơ mi trắng, thắt cà-vạt nhưng lại "mang guốc vông". Chính điều đó đã biểu hiện một trạng thái bất thường. Sau một vài ý kiến đóng góp của Cử toạ, ông cũng xin phát biểu cảm tưởng với tư cách một nhà báo. Ông nghiêm sắc mặt nói: "Làm công việc bình định đồng bằng sông Cửu-Long nhưng vị quận-trưởng có mặt tại đây là một người đạo-đức giả, là kẻ gian-phu! Ông ta thông-dâm với tất cả những nữ giáo-viên xinh đẹp trong vùng. Trong số gái mất nết ấy, vài người hiện có mặt tại đây..."
Ông vừa nói vừa chỉ vào mặt viên Quận trưởng, vừa lia lia ngón tay về phía các Cô giáo. Trước tình thế quá căng thẳng, một viên chức chính quyền phải đứng lên phân trần rằng đó là một nhà báo mắc bệnh thần kinh đang lên cơn. Có lẽ vì nhờ Ông thắt cà vạt, nhưng lại mang đôi guốc vông không giống ai. Đôi guốc vông đã cứu NGUIỄN-NGU-Í thoát nạn!
Đã từng là bạn thân với nhà văn BÌNH-NGUYÊN-LỘC, thân sinh của Bs. TÔ-DƯƠNG-HIỆP là giám đốc Dưỡng trí viện Biên-Hoà lúc đó, chính vì mối quan hệ này mà Bs. HIỆP trực tiếp chăm sóc Ông như một người thân.
Những lúc tỉnh táo, NGUIỄN-NGU-Í thường bắt bác sĩ HIỆP ngồi đánh cờ tướng với Ông suốt buổi. Thắng thì vui vẻ, thua thì nổi cơn điên. Có lần Ông cầm bàn cờ đập lên đầu Bs. HIỆP thủng cả bàn cờ, tròng xuống cổ, mặt đầy máu nhưng Bs. HIỆP vẫn vui vẻ, vì đó không chỉ là một bệnh nhân mà còn là bạn chí cốt của cha mình. Là Bác sĩ Tâm thần đôi khi cũng lãnh đủ với Bệnh nhân những hành động tương tự như thế là thường.
Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử