lịch sử việt nam
Trúc-Lâm Yên-Tử (1) Tựa gốc; (2) Tựa do TLYT đặt lại cho phù hợp với tinh thần của trang nhà và Hội Sử Học.
***
Nền Tảng Tân-Quốc-Ngữ Và Những Sai Lầm Nghiêm-Trọng Của Bộ GD và ĐT Nhà Cầm Quyền CHXHCNVN (2)
Những Sai Lầm Nghiêm Trọng Của Bộ GD&ĐT Nhà Nước CHXHCNVN (1) (Đã Hiệu Đính)
Minh-Vân
Kính cáo :
"Cùng Cộng Đồng Người Việt Trong Và Ngoài Nước "
Chúng tôi viết bài nầy để gởi trực tiếp đến "Bộ Giáo Dục và Đào Tạo", thông qua Nhà Nước,Chính Phủ và các Cơ quan Trung Ương thuộc ngành Văn Hóa - Giáo Dục Nhà Nước CHXHCNVN. Xin trình gởi Hàn Lâm Viện Khoa Học, Viện Sử Học Quốc Gia, các Nhà Văn Hóa chúng tôi may mắn được biết Đ/chỉ riêng. Cùng xin được gởi đến một số Trang Mạng và Báo chí có uy tín tại Quốc Nội và Quốc tế, nếu được quý Ban Biên Tập đồng cảm quan tâm đón nhận cách nhiệt tình, hy vọng sẽ được chuyển tải đến Cộng Đồng Người Việt ở bốn phương trời Thế giới, để rộng đường dư luận với nhiều sự nhận định của mọi người. Đồng thời chúng tôi cũng mạo muội xin đón nhận mọi ý kiến xây dựng trong sự góp ý, sửa chữa, thay đổi, bổ sung, không phân biệt Tôn Giáo, Đảng phái, Sắc Tộc, Tuổi tác, Giới tính và Địa vị Xã Hội, dù được sự đồng tình chấp nhận hay phản bác, đều rất đáng trân trọng đối với chúng tôi. Đặc biệt, chúng tôi xin phép được gởi đến Lm. Bề Trên Giám Tinh Dòng Tên Việt-Nam và Thông trình lên Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam, xin vì ý thức Trách nhiệm và Tinh thần Dân tộc, thỉnh cầu Quý Ngài lên tiếng can thiệp bảo vệ nền Văn Học Nước Nhà, chặn đứng mọi hình thức lộng hành Văn học đến điên loạn như hiện nay. Kính xin Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam và Cộng Đồng Dân Tộc cảm thông cho nhiều thiếu sót.
***
Mục Lục
Trúc-Lâm Yên-Tử: Có hai loại chú thích, số nhỏ trong ngoặc đơn là của tác giả Minh-Vân; số lớn trong ngoặc đơn là của TLYT. Phần chú thích của tác giả nằm cuối bài; phần của TLYT nằm bên trên được phân biệt bởi ba dấu *.
(1) Đây là ý kiến riêng của tác giả Minh-Vân. Thực ra việc xử dụng quốc-ngữ đã được nhà văn Nhượng-Tống đưa vào thực tế khi ông tham gia vào báo Khai Hóa (1921), Thực nghiệp dân báo (1924) v.v..., ông Hồ-chí-Minh chỉ là người nối tiếp tiền nhân; (2) Chữ Nôm cũng đã xử dụng dưới triều Tây-Sơn của vua Quang-Trung; (3) Đất nước sẽ may mắn hơn nếu người chiến thắng và thống nhất đất nước là vua Quang-Trung; (4) Trong tinh thần đại chúng của Hội Sử Học cũng như trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử chúng tôi vẫn quen xử-dụng cụm từ ngày 30-04-1975 hơn là giải-phóng; (5) Ngoài ra còn có những cuộc chiến khác sau năm 1975, như cuộc chiến với Cao Miên năm 1978, Trung Việt năm 1979, Trung Việt 1984 - 1985; (6) Cắt từ "Chỉ nghe ...rằng" trang 58, đoạn này không phản ảnh thực tế của miền Nam, nếu có chỉ là vài trường hợp cá nhân; (7) Việt-Nam Tự-Điển do Lê-Văn-Đức cùng một nhóm văn hữu soạn, Lê-Ngọc-Trụ hiệu-đính, nhà sách Khai Trí xuất bản tại Sài-Gòn Việt-Nam năm 1970 và tái bản ở Hoa-Kỳ vào thập niên 1980; (8) Sự kiện ra hải ngoại của ông Hồ-chí-Minh là tìm phương sinh sống, việc làm làm cách mạng hay cứu nước (theo quan niệm riêng của ông ta) cũng chỉ đến sau khi đơn xin vào làm trong cơ quan thuộc địa của Pháp bị bác bỏ; (9) Nếu ông Hồ là nhân vật thông thái nhiều mặt thì đã không du nhập chủ nghĩa cộng sản vào đất nước Việt-Nam. Nguyễn-Duy-Ân, một cộng tác viên của Hội Sử Học có bài Hồ-Chí-Minh đại thi hào chôm chỉa, và đây có thể là một khía cạnh thông thái khác của nhân vật họ Hồ mà chúng ta cần phải biết thêm; (10) Nhìn trường hợp cụ Huỳnh-Thúc-Kháng; (11) Xin cắt bỏ vì xử dụng quá nhiều lần;
***
XIII. SỰ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THỪA SAI HẢI NGOẠI VÀ NHIỀU HỌC GIẢ CÔNG GIÁO PHÁP CHO NỀN VĂN HỌC VIỆT-NAM
Ngoài G/sĩ ĐẮC-LỘ và Nhà Toàn Cầu Bác Học Danh Gia TRƯƠNG-VĨNH-KÝ, còn có nhiều công sức đóng góp của bao nhiêu G/sĩ thuộc Hội Thừa Sai Hải Ngoại Ba-Lê. Các Ngài đã tiếp tục công việc xây dựng và phát triển Văn hóa Việt. Nhiều Tác phẩm nghiên cứu ngôn ngữ bản địa, đặc biệt là các công trình soạn thảo nhiều Từ điển tiếng Việt khác. Người nối tiếp G/sĩ ĐẮC-LỘ đầu tiên, là Đức Cố GM. BÁ-ĐA-LỘC (PIGNEAU DE BÉHAINE), vào cuối Thế kỷ XVIII cũng đã soạn Bộ Từ điển “Hán – Việt – La” (Hán-Tự – Việt-Nam – La-Tinh) dày 906 trang với sự trợ giúp của Lm. HỒ-VĂN-NGHI, và bộ khác là Từ điển "Việt – La" (Dictionnarum Annamitico-Latinum) dày 732 trang. ĐGM. BÁ-ĐA-LỘC đã điều chỉnh, sửa chữa và làm phong phú thêm tiêng Việt vào Thế ký XVIII, bằng cách hợp lý hóa hệ thống phụ âm và thanh điệu. Là cuốn từ điển đầu tiên bao gồm Chữ Tân Quốc Ngữ, La-Tinh và kèm theo cả Chữ Nôm. Dĩ giới kỳ dư chưa bao giờ có một bộ Từ điển thứ hai nào có giá trị tổng hợp cao hơn.
Hàng thức giả đã đánh giá cao 2 bộ Từ Điển nầy có nhiều tiến bộ, hợp âm ngữ hơn Bộ Từ Điển của G/sĩ ĐẮC-LỘ. Điều đó không lạ. G/sĩ ĐẮC-LỘ hoàn tất việc soạn thảo Từ Điển Việt – Bồ – La vào thượng bán Thể kỷ XVII. G/sĩ đã viết theo cách phát âm của Thế kỷ XVII về trước. Tác phẩm của Đức BÁ-ĐA-LỘC được soạn sau một Thế kỷ rưởi, tất nhiên cách viết phải tiến bộ hơn, hợp với âm ngữ của Thế kỷ XVIII đã có nhiều thay đổi.
Càng không thể quên công lao của Cố GM. JEAN LOUIS TABERD (1827-1840) tên Việt là Đức Cha TỪ. Tại Lái-Thiêu, Ngài cũng đã soạn Bộ Từ điển Việt – La còn dang dở và đã hoàn tất công trình nầy tại Địa phận Calcutta, Ấn-Độ một thời gian sau khi nhậm chức với sự trợ giúp của Thánh Lm. Tử Đạo PHAN-VĂN-MINH. Từ Điển của Ngài đã soạn thảo cuối Thế kỷ XIX, sau Tác phẩm của Đức Cố GM. BÁ-ĐA-LỘC non Thế kỷ, tất nhiên có nhiều biểu hiện tiến bộ về chính tả rõ nét hơn Đức BÁ-ĐA-LỘC.
Các nhà Văn hóa đều thừa nhận Từ điển GM. JEAN LOUIS TABERD có nhiều tiến bộ vượt bậc. Vì lẽ Từ điển nầy phù hợp với giọng nói người Việt của Thế kỷ XX cũng là chuyện thường tình, dễ hiểu.
Theo tài liệu của MOUSSAY thì Từ điển GM. JEAN LOUIS TABERD được in năm 1838 tại Serampore, Bengale, dưới nhan đề “Dictionarium Annamitico Latinum”, có khoảng 10.000 mục từ, mô tả chi tiết các nghĩa khác nhau của mỗi từ.
Năm 1868, Lm. LEGRAND DE LA LIRAYE cho ấn hành cuốn “Từ Điển Cơ Sở Việt – Pháp” (Dictionnaire Élémentaire Annamite – Français). Cuốn từ điển Việt-Nam – La tinh của ĐGM. TABERD được chỉnh lý và hoàn thiện bởi ĐGM. JOSEPH THEUREL, khâm mạng tòa thánh (Vicaire Apostolique) vùng Tây Bắc-Việt, nhưng ông qua đời vào năm 1868, trước khi hoàn thành dự án. Lm. CHARLES LESSERTEUR hoàn thành nốt công việc và công bố cuốn từ điển tại Nhà xuất bản của Mission de Kẻ-Sở, năm 1877. Lm. Thừa sai GÉNIBREL, xuất bản cuốn từ điển lớn “Từ Điển Việt – Pháp” (Dictionnaire Annamite – Français) năm 1898. Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1928, nhiều nhà Truyền giáo thuộc Hội Thừa Sai Ba-Lê công bố một loạt các cuốn từ vựng nhỏ: như những cuốn của các Lm. RAVIER, DRONET, PILON, BARBIER, MASSERON. Năm 1937 xuất hiện cuốn từ điển đồ sộ "Việt – Hoa – Pháp" (Dictionnaire Annamite – Chinois – Français) của Lm. Hue, Hội Thừa Sai Ba-Lê.
Chữ Quốc ngữ cũng được xuất hiện ở Cộng đồng Công giáo, trong các Tác phẩm của hai Học giả lớn, TRƯƠNG-VĨNH-KÝ (1837-1898) và HUỲNH-TỊNH-CỦA (1834-1907), học trò Ông, một Ðốc phủ sứ đầu tiên của tỉnh, đã dịch các Sắc lệnh của chính quyền Sài-Gòn ra tiếng Việt, phổ biến chữ Quốc ngữ trên tờ báo tiếng Việt “Gia Định Báo”, dùng chữ Quốc ngữ đầu tiên, xuất bản các truyện cổ và thần thoại sưu tầm trong khoảng 1880 – 1887 và soạn một cuốn từ điển tiếng Việt vào năm 1897, phỏng theo từ điển tiếng Pháp. Nhưng một trong những đại kiến trúc sư Thời danh và Nổi tiếng nhất của sự truyền bá chữ Tân Quốc ngữ là Nhà Toàn Cầu Bác Học Danh Gia TRƯƠNG-VĨNH-KÝ, một thiên tài đa ngữ. Tiên sinh đã thông thạo các thứ tiếng Xiêm, Miến-Điện, Lào, Miên, Trung-Hoa, Nhật, Hindi, Hy-Lạp, La-Tinh, Bồ-Đào-Nha, Pháp, Singapore, Tây-Ban-Nha, Đức, Ý, Nga, Ấn-Độ, In-Đô-Nê-Di-A, Ba-Lan, Úc-Đại-Lợi, Tiệp-Khắc, Hòa-Lan, Gia-Nã-Đại, Anh, Hà Lan.... Trong số trước tác đồ sộ của con người đa tài ấy – Sử gia, Nhà Tiểu luận, Nhà Chính trị, Nhà Văn, Nhà Thơ và Dịch giả – đáng chú ý hơn cả là quyển Ngữ Pháp tiếng Việt đầu tiên do một người Việt viết (1863); Quyển “Tiểu Từ Điển Pháp – Việt” (Petit Dictionnaire Franco – Annamite); các bản phiên âm Quốc ngữ một số kiệt tác văn học chữ Nôm, như Kim-Vân-Kiều, Lục-Vân-Tiên…; một số tác phẩm tự sự văn xuôi, đặc biệt là “Đông Kinh Du Ký”, xuất bản năm 1887.
Điều đáng ghi nhận hơn nữa, trong cuốn Từ điển La-Tinh – Việt Nam của Cố Giám mục TỪ (JEAN LOUIS TABERD), thuộc Hội Thừa Sai Ba-Lê, xuất bản năm 1838, còn có một Bản đồ Việt-Nam được gọi là “An-NamĐại-Quốc Họa-Đồ” (ANĐQHĐ) do chính Người vẻ, trong đó có quần đảo "Paracel seu Cát Vàng" (Paracel hay Cát Vàng), phiên Hán-Việt là Hoàng Sa hiện nay. Đức GM. TABERD đã khẳng định “Bãi Cát Vàng” (Hoàng-Sa) là của Việt Nam. Nó đã ăn khớp với Tác phẩm "Chủ Quyền Đối Với Quần Đảo Hoàng-Sa Và Trường-Sa". Quý vị còn tìm thấy nữ Giảng Sư Đại Học tại Ba-Lê MONIQUE CHEMILLIER-GENDREAU đã đơn dẫn tài liệu nghiên cứu Địa lý học Trung-Hoa của GM. TABERD. Bản thảo các tác phẩm nầy hiện còn lưu giữ tại Văn khố Hội Thừa Sai Hải Ngoại Ba-Lê. Quyển Từ điển của Đức Cha TABERD TỪ cùng với quyển Từ điển của Đức Cha BÁ-ĐA-LỘC, đã được chính Đức Thánh Giáo Hoàng PIUS IX ưu ái trao tặng tận tay cho Nhà Văn hóa Tiền bối TRƯƠNG-VĨNH-KÝ ngày 4.12.1868 tại Giáo đô La-Mã.
Cùng với những bộ Từ điển của Nhà Ngôn Ngữ Học Tiền Bối TRƯƠNG-VĨNH-KÝ, môt Bậc Thầy nhân loại đã soạn thảo, ta còn phải kể đến các Tác giả PAULUS HUỲNH-TỊNH-CỦA cũng đã soạn quyển “Đại-Nam Quốc-Âm Tự-Vị” in năm 1896... Ngoài các Học giả trong nước, còn nhiều nhà Văn Hóa Công Giáo lớn nước ngoài cũng đã soạn thảo các Bộ Từ điển hổ trợ bổ sung và canh tân nền Văn Học Việt-Nam được đầy đủ và phong phú hơn theo từng thời, như JOSEPH THEUREL có Từ điển Việt – La và Việt – Pháp. JEAN GÉNIBREL có các bộ "Pháp – Việt". GUSTAVE HUE có bộ "Việt – Hoa – Pháp" v.v… có lẽ chúng tôi không đủ trình độ để biết và lược kê đầy đủ danh sách các Nhà Từ Điển Tiền Bối của Nhân dân Việt-Nam.
Năm Nhà Truyền Giáo BARBOSA, AMARAL, DE RHODES, DE BÉHAINE, TABERD, là những Nhà Biên soạn Từ điển Tiếng Việt đầu tiên. Rất tiếc Tác Phẫm của hai Giáo Sĩ BARBOSA và AMARAL chúng ta không được may mắn thừa hưởng, nó đã bị thất lạc, không để lại một dấu vết. Tuy không biết được cái giá trị của 2 Từ điển nầy đến mức độ nào. Nhưng đối với những Tác Phẫm đầu tiên, dù có sơ sài đến đâu chăng nữa cũng vẫn là những công trình vĩ đại mà các Ngài đã dày công sưu tập trong thời sơ khai đó, đáng cho Dân tộc ta muôn đời tri ân, cũng như Dân Tộc người Hoa không thể phủi ơn Dòng Tên cũng đã để lại cho họ một "Hệ thống Cấu trúc Hoa-Tự-Hóa La-Tinh", đã được Nhà Nước Trung-Quốc trân trọng áp dụng vào chương trình Giáo Khoa Quan Thoại ngày nay, sự thật Lịch Sử từ nhiều Thế kỷ trước đã ghi nhận điều đó.
Lịch sử còn ghi nhận Lm. GIROLAMO MAJORICA, Tác giả của 45 tác phẩm lớn nhỏ bằng chữ Nôm, khoảng dưới triệu rưởi chữ, chưa có một nhà Văn hóa người Việt nào từ cổ chí kim đã đạt được những công trình chữ Nôm đồ sộ đến mức kỷ lục như thế. Lm. LÉOPOLD CADIÈRE, một Học Giả khảo cứu Tu từ học và Phong tục Tập quán Việt-Nam, người được tôn vinh tại cuộc Hội Thảo mở rộng tại Huế vào tháng 9/2010. Cử tọa bao gồm các nhà Văn hóa, gồm Học Giả, Sử gia, Nhà Nghiên cứu, Văn gia, Thi sĩ tài danh. Có thể nói chung là hàng Trí giả trong và ngoài Công-Giáo, không thiếu những khuôn mặt Văn Hóa lớn của XHCN. Ngoài ra người ta còn nhận thấy có những Học giả nước ngoài. Tất cả cùng đồng tôn nhận cố Lm. CADIÈRE như một Bậc Thầy Văn Hóa của Dân Tộc Việt-Nam. Mọi người đều cung kính Dâng hương trước Lăng mộ Linh mục tại Nghĩa trang Giáo Sĩ Giáo Phận Huế.
Tất cả các Ngài đều xoay quanh việc bổ sung công trình Văn Hóa, quyết hoàn chỉnh nền Văn Học cho Dân tộc và đất nước Việt-Nam. Cũng cần phải ghi nhận rằng, ngoài công trình nghiên cứu Văn hóa Việt, nhiều Giáo sĩ Pháp cũng đã để lại những công trình nghiên cứu Địa lý Việt-Nam kể cả nhiều tấm Bản Đồ như G/sĩ ĐẮC-LỘ, trong đó có ĐGM. TABERD mà Bà MONIQUE CHEMILLIER-GENDREAU, nữ Giảng Sư Đại Học tại Ba-Lê, trong Tác phẩm "Chủ Quyền Đối Với Quần Đảo Hoàng-Sa Và Trường-Sa", cũng đã đơn dẫn tài liệu nghiên cứu Địa lý học Trung-Hoa, thì cũng đã từng ghi nhận quần đảo Hoàng-Sa đã được Hoàng Đế GIA-LONG chinh phục và tuyên bố chủ quyền Việt-Nam năm 1816 (xem Bản Đồ), hiện đang bị Trung-Quốc lấn chiếm. Đó cũng là một dữ liệu Lịch Sử mà mọi thể chế Quốc gia đều phải trưng dẫn và ghi nhận như một chứng từ cụ thể, một khi ta còn dám đương đầu với Quân Bành trướng Bắc-Kinh.
Mãi đến Thượng Bán Thế kỷ XX mới có phong trào đóng góp của các nhà Từ điển người Việt có cả ngoài Công Giáo, ngày càng tăng. Trong thập niên 30 có các Nhà Từ điển BỮU-CAN, “Hán – Việt Thành Ngữ” (Hà-Nội, 1933), ĐỖ-VĂN-ĐÁP, “Từ Điển Hán – Việt” (Nam-Định, 1933), ĐÀO-DUY-ANH, “Việt – Pháp Từ-Điển”, có chua chữ Hán các thuật ngữ Hán Nôm (Hà-Nội, 1936), Qua Thập niên 40 có LONG-DIEN NGUYỄN-VĂN-MINH, “Từ Điển Điển Tích Văn Học Sắp Xếp Theo Bảng Chữ Cái” (Hà-Nội, 1941), ĐÀO-VĂN-TIẾN, “Từ Vựng Khoa Học” (Paris, 1945), HOÀNG-XUÂN-HÃN, “Từ Vựng Khoa Học” (Sài-Gòn, 1948); Đến thập niên 50 có LÊ-BÁ-KÔNG, “Từ Điển Anh – Việt” và “Từ Điển Việt – Anh” (Hà-Nội, 1950), ĐÀO-VĂN-TẬP, “Từ Điển Tổng Hợp Việt – Pháp”, “Từ Điển Tổng Hợp Pháp – Việt-Nam” (Sài-Gòn, 1950) và“Từ Điển Tiếng Việt” (Sài-Gòn, 1951). ĐÀO-VĂN-TẬP, TRẦN-VĂN-HIỆP, “Từ Điển Trung-Việt” (1951); THANH-NGHỊ, “Từ Điển Việt – Pháp” (Sài-Gòn, 1952); ĐÀO-ĐĂNG-VĨ, “Từ Điển Pháp – Việt” (Sài-Gòn, 1952) (7).
Tất cả các Bậc Tiền bối trên đều là những nhà nghiên cứu tầm cỡ có tính Quốc Tế trên phạm vi văn hóa loài người. Các Ngài cũng đã nghiên cứu kỹ về ngữ học, cũng đều bổ sung và củng cố nền Văn Học Việt-Nam. Thế mà các nhà Ngôn ngữ học nầy không thể tìm ra một thiếu sót hay dư thừa nào về cấu trúc hệ thống Chữ Tân-Quốc-Ngữ để tu chỉnh, sửa chữa, thay đổi ngoài việc bổ sung cho được phong phú hơn mà thôi. Đã thế thì NGUYỄN-THỊ-BÌNH và Hàng Quan chức Bộ Giáo Dục ngày nay tự đặt mình vào được vị trí nào trong hệ Văn học nước nhà?
Nếu phải nói rằng mọi cấu trúc chữ Tân-Quốc-Ngữ trong nền Văn học Việt-Nam, đã là một Viên Ngọc Toàn Bích, không tìm ra một vết rạn để có thế dũa mài, đánh bóng sáng hơn, đẹp hơn, tưởng không hề cường điệu chút nào. Nó đã trở thành nền tảng căn bản xây dựng một nền Văn học tiến bộ Việt Nam cách vô tiền khoán hậu cho đến ngày nay và vĩnh viễn không có khả năng thay thế và thay đổi được, nếu không muốn hủy hoại một Đất nước và Dân tộc có Bốn Nghìn Năm Văn Hiến.
Nhờ các công trình nghiên cứu trên, đã mở đường cho các nhà Văn Hóa Dân Tộc đẩy lùi được mọi thứ Văn học ngoại lai hóa, hủy bỏ hẵn loại Văn học Từ chương, mở màng việc thay thế dần các hủ tục Đa thê, loại bỏ Đạo Quân Thần Phong Kiến có tính độc tôn đã ăn thâm vào cốt tủy giới cầm quyền thống trị. Nó đã tồn tại từng thời trong các giai đoạn văn hóa lạc hậu hàng nghìn năm trước, và mỗi thời còn được chế độ tô bồi sâu đậm hơn để mị dân, tự Thánh hóa mình ngay cả hành động chà đạp nhân dân trong một khung rào thép. Điều đó Lịch sử đã chứng minh đầy đủ, không một ai có khả năng phủ nhận.
Xét ra thời Ông cha ta ngày trước không hề dốt nát hơn ngày nay, nếu không nói là Bậc Thầy của mọi thời là đó! Dù còn ai có hằn học, có nguyền rủa và cố tình xuyên tạc vì định kiến, cũng không thể nào khỏa lấp một Thực tại Lịch Sử Văn hóa đã Tỏa sáng rực rỡ và quá đậm nét một cách hiển nhiên trong dân gian ngày nay. Ai cần chối bỏ, cứ tự nhiên!
Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử