lịch sử việt nam
Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook
Anh Hùng Bạt Mạng
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69
TRẦN THY VÂN
TÁI BẢN LẦN THỨ TƯ
2010
...
Chung chung, lính chỉ kính nể, phục tùng người chỉ huy gan dạ, thưởng phạt công minh, khi hung dữ, nhưng lắm lúc lại dịu hiền tình nghĩa. Nếu cấp trên yếu kém, chứa chấp tham ô, bất công, lạm quyền bắt nạt hà hiếp kẻ dưới, thì sớm muộn gì đơn vị cũng bệ rạc. Gặp giặc lính sẵn sàng bỏ chạy, đôi khi họ còn trở súng bắn lại nữa. Chuyện đã xảy ra ở Đại đội 4 BĐQ vào mấy ngày cuối cùng Quảng Trị thất thủ mùa hè 72. Một hạ sĩ quan lúc sinh thời như một hung thần, rồi bị thương nặng trong trận đánh tại tây nam La Vang nằm kêu cứu ơi ới, lính nhận ra tên và cấp bực, nhưng ai cũng nhớ lại sự tàn nhẫn của hắn khi còn làm việc ở hậu cứ, nên chẳng màng thương xót, tình đồng đội, đã đạp nghiến lên thân xác hắn trên đường rút lui.
Tôi suy nghĩ lung tung, chắc phải có phần bất ổn trong đơn vị, nên mời Thiếu úy Thiều đến hỏi:
- Với tư cách Đại đội phó, Sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị, anh thấy tình trạng lính thế nào?
Thiều đáp:
- Thưa Đại Bàng, anh em uể oải lắm!
Tôi nhăn mặt:
- Uể oải nói làm gì! Anh không biết thật à? Mình hãy tâm sự với tụi nó một chút.
- Nếu Đại Bàng muốn tôi tập họp hết sau vườn, chỉ cử bốn người gác quanh.
Tôi gật đầu. Một lát Thượng sĩ Nguyễn Thiệp vào mời tôi ra. Tôi mở lời rất nhanh:
- Tất cả ôm súng ngồi xuống, như hình chữ "U", được phép hút thuốc thoải mái...
Sau vài phút Đại đội đã làm theo lệnh. Nhiều người, nhất là các hạ sĩ quan, tỏ vẻ ngạc nhiên về cuộc họp thình lình này, rất hiếm xảy ra trong lúc di chuyển, lại có tiếng súng lác đác phía trước. Anh em mau chóng im lặng, chăm chú nghe:
- Hỏi thật các anh, ai buồn phiền gì không?
Chuẩn úy Hạnh giơ tay:
- Thưa Trung úy, Binh nhất Nguyễn Mẫn Trung đội 2 cần trình xin bốn ngày phép đặc biệt vợ sanh.
Tôi nhìn Mẫn ngồi giữa hàng quân:
- Điện tín nhận hồi nào, Mẫn?
- Dạ, Trung sĩ Nguyễn Đựng báo vợ em sanh ba ngày rồi.
Trước nhu cầu khẩn cấp của người lính khinh binh hai năm phục vụ đơn vị, tôi áy náy vô cùng:
- Tôi hứa cho, Mẫn ráng ít hôm nữa xem sao, chứ bây giờ mình đang di chuyển. Ngồi xuống, Mẫn!
Tôi muốn trình bày các anh một điều mà lúc sáng tập họp không tiện nói. Hôm nay đầu năm, đơn vị tiến vào Sa Huỳnh lắm gian nguy. Chuyến đi khiến chúng ta mất vui mà tôi lại là người bất mãn nhất. Mới bảy năm quân đội, từ tháng 3/1966, tôi đã bị cháy hết năm cái Tết ngoài chiến trường. Đầu tiên tôi phục vụ Tiểu đoàn 11 Biệt Động Quân, Vùng II. Vào giờ giao thừa Tết Mậu Thân 1968, Việt Cộng xâm nhập sâu giữa thành phố Pleiku, cả hậu cứ Tiểu đoàn ở Biển Hồ. Lúc ấy lính tráng đang rong chơi trong trại gia binh gần đó, vội ùn ùn xách súng vào đánh đuổi địch, xong rồi tức tốc lên xe đi giải tỏa ty Cảnh Sát Quốc Gia, Bưu Điện, Quân Cụ...suốt hai ngày Một và Hai Tết. Mùng Ba thì đơn vị lại đáp máy bay vận tải C130 qua Đà Lạt, để phản công, tái chiếm một vùng rộng lớn, mà tâm điểm là khu số 4, từ tu viện Domaine De Marie đến nhà thờ Chúa Cứu Thế trên một ngọn núi cao hướng tây.
Năm sau, Xuân Kỷ Dậu 1969, tôi đổi về Tiểu đoàn 21 này thì gặp ngay các cuộc giải tỏa địch chiếm hãng dệt Sicovina ở Cẩm Lệ, rồi Hòa Cầm, và thôn Quang Châu, thuộc quận Hòa Vang, phía nam thành phố Đà Nẵng. Kế tiếp, năm Canh Tuất, tôi dự các chiến dịch hắc ám nhất, như Dương Sơn 3, Vũ Ninh 8, 9 tại Phong Thử, Quảng Nam. Đến năm Hợi, cái gì Hợi đó, cũng heo thôi, bị chuyến đi Lam Sơn 719 Hạ Lào, lên đường đúng ngày đầu năm. Đời lính tôi muốn banh luôn!
Đặc biệt cuộc hành quân Lam Sơn 719 quá gian nguy. Đầu năm, Liên đoàn 1 BĐQ di chuyển ra Quảng Trị, vào tận Khe Sanh, Cà Lu biên giới. Nơi đó, Tiểu đoàn 21 BĐQ tiên phong trực thăng vận qua Hạ Lào và chạm địch ngay khi nhảy xuống kế đầu sông Sésamou, cực bắc Tchépone, tỉnh Savannakhet. Nên biết, trước khi Tiểu đoàn ta đổ quân đã có trung đội viễn thám mà tôi từng làm trung đội trưởng, rồi giao Thiếu úy Trần văn Thanh chỉ huy nhảy xuống, dùng mìn khai quang làm bãi đáp. Tôi nhớ rõ Tiểu đoàn 21 lúc ấy đơn thương độc mã ở một cõi xa lạ, hy sinh nhiều sinh mạng mới chiếm được ngọn đồi cao 300 mét, cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh tại cọc số DC16, làm nhiệm vụ án ngữ, là căn cứ đầu tiên của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trên lãnh thổ Vương Quốc Ai Lao.
Ba hôm sau, Tiểu đoàn 39 Biệt Động Quân nhảy vào, phía đông bắc, cách Tiểu đoàn 21 hai cây số đường chim bay, cũng lâm trận tơi bời. Sau một tuần tang thương, chống trả địch vây hãm, Tiểu đoàn 39 BĐQ thất thế phải di tản trước chiến thuật tràn ngập biển người của một trung đoàn địch, là đơn vị cuối cùng Cộng Sản Bắc Việt đẩy qua Lào. Tất cả anh em thương binh 39 Biệt Động Quân đều bị bỏ lại. Tôi nói rõ, kẻ chết đã đành, hàng chục thương binh cũng bị bỏ lại để rồi phải thịt nát xương tan dưới trận mưa bom B52 ngay sau đó.
Tôi không quên vụ Đại úy Đỗ Đức Chiến, Tiểu đoàn phó 39 BĐQ, cùng vị sĩ quan Ban 3, lên một chiếc UH-1B Hoa Kỳ di tản, lại bị phòng không 37 ly địch quân bắn cháy sau đuôi, xoay tròn trên bầu trời, rồi rơi xuống khu đồi căn cứ của Tiểu đoàn 21 chúng ta. Chiếc trực thăng trước khi nổ tung, viên xạ thủ Mỹ đã kịp thời lôi Chiến ra ngoài. Thấy sự việc diễn tiến như vậy và nghĩ tình ông là cựu Đại đội trưởng lúc tôi mới về đáo nhậm đơn vị, tôi vội kéo hai Biệt Động Quân nữa, cùng lao tới trong cơn mưa đại pháo 130 ly của đối phương để cứu Chiến đang nằm giẫy giụa giữa vũng máu bên sườn đồi. May, người sĩ quan khóa 20 Võ Bị Đà Lạt ấy chỉ gãy một tay, được khiêng vào hầm BCH Đại đội 2 BĐQ của tôi. Căn hầm vừa đủ ba người trú ẩn, gồm Thiếu úy Trần Quang Giảng, xử lý Đại đội trưởng, tôi Đại đội phó và một Hạ sĩ quan truyền tin. Lúc bấy giờ có thêm Chiến nên quá chật, phần máu me nhầy nhụa chảy ướt cả tấm poncho trải dưới, với tiếng rên la vì đau đớn, làm Thiếu úy Giảng mất ngủ đâm quạu. Qua đêm thứ ba, trực thăng vẫn chưa đến tải thương Đại úy Chiến, vì căn cứ bị địch vây đánh lẫn pháo kích liên miên, Trần Quang Giảng chịu hết nổi tiếng la hét và máu me tanh ói, liền rút khẩu Colt 45 dí vô đầu toan bắn Đỗ Đức Chiến. Cũng may, nhờ không ngủ được, ngồi dựa vách hầm, mắt hé mở, tôi mới thấy thái độ kỳ lạ đó, nên vội chụp cây M16 bên cạnh chĩa ngay mặt Giảng, quát to:
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử