lịch sử việt nam
Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook
Anh Hùng Bạt Mạng
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69
TRẦN THY VÂN
TÁI BẢN LẦN THỨ TƯ
2010
...
(Kỳ 11)
TÌNH CŨNG BẠT MẠNG
Sau vài tiếng gió xì xì, một giọng nói khàn khàn phát ra từ speaker máy PRC25 liên lạc nội bộ:
- Thiên Nga, Thiên Nga, đây Tango!
- Thiên Nga nghe Tango nào?
- Tango, Trưởng Ban Tiếp Tế, xin gặp Đại Bàng 1.
- Tango chờ...
Hạ sĩ Nguyễn Hiệp truyền tin quay qua tôi:
- Trung sĩ Tam muốn thưa chuyện với Đại Bàng.
- Tao nghe rồi, đưa đây!
Tôi nắm ống liên hợp:
- Nghe Tango!...
- Trình Việt Quốc, cho ghe vô đường chỉ đỏ nhận hàng và lính bổ sung.
- OK! Tango nói Hạ sĩ Tuy của Đống Đa 1 chia lương thực trước cho những ai có mặt tại chỗ để họ giữ an ninh bến. Dứt!
Trung sĩ Hơn nhận nhiệm vụ chỉ huy năm Biệt Động Quân, phân công hộ tống năm ghe do các bác ngư phủ chèo, chở hai binh sĩ chết và một bị thương, với mấy cây súng của Đại đội 2 qua bên kia đầm. Trung sĩ Thuận thì lo hướng dẫn các cư dân đào huyệt chôn 27 xác Việt Cộng. Có nhiều thây không còn nguyên vẹn, tôi bảo họ tìm ghép lại các phần tứ chi đã đứt lìa và chôn riêng mỗi người một mộ, nằm quay đầu vào chân đồi, cũng là hướng về phương bắc, nơi quê hương của những người vừa nằm xuống. Tôi tới góc đầm đứng quan sát các công việc đang diễn tiến. Dù đơn giản và vội vàng giữa lúc tiếng súng còn nổ vang trên triền núi có độ cao 94 mét bên cửa khẩu Sa Huỳnh, 27 tử thi vẫn lần lượt hạ huyệt chu đáo.
Nhớ hồi còn đi học, tôi có đọc, hình như trong "Tâm Hồn Cao Thượng" của Hà Mai Anh, một câu chuyện về những anh hùng trận mạc. Hai người lính khác chiến tuyến, khi xáp lá cà cả hai đều bị thương nặng nằm gục kế bên, họ gác bỏ hận thù để giúp nhau... Huống hồ đối phương đã chết, tôi nghĩ bụng:
"Đây, những kẻ sinh Bắc tư? Nam, vì sai lầm hoặc bị cưỡng bách theo chế đô. Cộng Sản Hà Nội, phá nước hại dân, đắc tội với Tổ Quốc. Tôi, Trần Thy Vân, một cấp chỉ huy trận đánh tái chiếm Sa Huỳnh, nhơn danh các chiến sĩ Đại đội 1, Tiểu đoàn 21 Biệt Động Quân, xóa bỏ hận thù 27 cán binh này đã đền tội được chôn cất tử tế, an giấc nghìn thu".
Xong, việc ai nấy tiếp tục, tôi mang súng ra phía biển bắn dừa tươi lấy nước uống. Nhật Thám Báo đi theo. Thầy trò dở quá, nhắm chẳng trúng cái cuống, viên đạn lệch làm bể mấy trái vung vãi nước hết. Tôi định bảo Nhật trèo hái cho chắc ăn thì Hiệp truyền tin vừa xách cái máy chạy ra vừa reo lên:
- Đại Bàng, Đại Bàng!...
- Cái gì?
Hiệp nhảy tưng tưng:
- Anh Trung, anh Xá trong quốc lộ gọi Đại Bàng.
Nghe hai đệ tử xuất viện tôi mừng, vội nắm ống liên hợp:
- Nghe Trung!
- Đại Bàng khỏe không?
- Nếu không, tao đã gặp mày tại bệnh viện rồi. Các sĩ quan thế nào?
- Chỉ một mình Thiếu úy Đặng văn Thiều, ông đang giúp phân phát lương thực đây, còn mấy vị kia chưa xuất viện. Đại Bàng có tin vui...
- Tin gì nói coi.
Trung ngập ngừng:
- Lát nữa. Đại Bàng gặp mà, vui lắm!...
Nóng lòng, tôi làm bộ dọa:
- Để lát nữa thì mày ăn đòn...
Trung cười:
- Dạ, Chị Nhị! Chị Nhị vô thăm Đại Bàng, rồi chiều về với Trung sĩ Nguyễn Đựng.
Tôi giựt mình:
- Ai dẫn cô ấy đi vậy? Mày biết ở đây thế nào không?
- Nghe rầy, chị khóc đó. Thôi, cho vô nghe Đại Bàng?
- Ừ, lẹ đi! Xuống ghe ngồi cẩn thận!
Sẵn bọn lính đứng chơi trước mặt, tôi bảo:
- Anh em lên nói toán tiền đồn hãy mang súng đi cặp bìa đồi giữ an ninh trên cao gấp, cho ghe tiếp tế bơi ra.
Mới nghe lệnh, Trung sĩ Nhật Thám Báo đã tự nguyện cắm đầu chạy như tên bay. Đoàn ghe đã rời bến. Qua ống dòm tôi quan sát từng chiếc chở đầy khẳm lính cùng đồ tiếp tế, nhưng tuyệt nhiên không thấy bóng dáng một phụ nữ nào. Ngoài các ngư phủ chèo lái mặc đồ đen dân sự, còn thì quần áo màu hoa rừng hết, cả mấy người cầm giầm trước mũi cũng Biệt Động Quân luôn. Lạ! Hay Nhị nghe rầy rồi ở lại trên bờ? Nếu thật, vùng đất này vô nghĩa.
Rất tiếc việc quan trọng như vậy mà tôi không bảo anh em đem theo cái máy PRC25 để liên lạc. Tôi than thở cùng Hiệp truyền tin:
- Sao tao chẳng thấy Nhị, mày Hiệp!
Hiệp trố mắt nhìn đăm đăm các chiếc ghe đang bềnh bồng trên sóng nước, rồi cũng chép miệng:
- Không thiệt, Đại Bàng ơi!
Viên truyền tin vừa nói vừa lắc đầu lia khiến tôi càng buồn như mới đánh mất một vật gì quý giá lắm. Thà nàng đừng đến bên kia để tôi bên này khỏi ngẩn ngơ mong đợi và tuyệt vọng. Buồn tình tôi trở vào nhà và định nhờ Vinh treo võng để ngủ một giấc, thì nghe dưới bến nước có tiếng ồn ào, rồi người đầu tiên vội vàng chạy lên, đứng nghiêm đưa tay chào:
- Em, Hạ sĩ Huỳnh văn Trung, trình diện Đại Bàng!
Tôi vỗ vai Trung:
- Gặp lại mày và Xá tao rất vui. Còn Nhị sao không qua?.
Người đệ tử trung thành giương to đôi mắt:
- Dạ có! Cô "nữ quân nhân" yếu quá, mới xuống ghe ngồi một chút đã say sóng...
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử