lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

Anh Hùng Bạt Mạng

anh hùng bạt mạng

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69

TRẦN THY VÂN
TÁI BẢN LẦN THỨ TƯ
2010

...

- Nhà văn nữ Bùi Bích Hà cho rằng bà không bao giờ tưởng mình có thể đến đây trình bày cảm nghĩ về một tác phẩm nói đến chiến cuộc vì tuổi đời còn nhỏ. Thuở thiếu thời chỉ nghe chương trình Dạ Lan, đã khóc với Kỷ Vật Cho Em và Người Ở Lại Charlie. Nay đọc ANH HÙNG BẠT MẠNG mới thấy sự tự hào về những đóng góp của bậc đàn anh nơi chiến trường.

* BÁO DÂN QUYỀN Oklahoma.

- Nhà báo Quách Y Lành: Các độc giả bên Cali ngỡ Hoạt và Quách Y Lành chưa nhận được sách nên mới gọi qua báo Dân Quyền Oklahoma cho biết về tác phẩm ANH HÙNG BẠT MẠNG, trong đó Tg Trần Thy Vân viết rất nhiều về hai ông anh của QYL.

Thú thật với anh, Y Lành viết bằng đầu óc tưởng tượng đôi khi một mình ngồi đọc lại cũng giọt ngắn giọt dài, huống chi đọc sách anh thấy chính tên tuổi của hai ông anh mình được trang trải trên từng trang giấy. Mặc dù đã hai mươi bốn năm qua, nhưng bao nỗi xúc động trong lòng đã không ngăn được những giòng nước mắt tuôn chảy, QYL đã khóc ròng khi đọc và nhớ lại người anh thứ (Quách Ẩn) kính thương đã hy sinh cho đất nước lúc tuổi đời còn non trẻ.

QYL chân thành cám ơn anh đã viết lên những sự thật...

* Nữ độc giả MG Charlottesville-Virginia.

Tác phẩm ANH HÙNG BẠT MẠNG làm tôi vô cùng xúc động. Tôi cố tình đọc quyển này thật chậm rãi để cảm nhận từng ý văn của tác giả. Tôi cũng đã đọc nhiều sách báo đủ các loại nhưng chưa thấy cuốn sách nào lại làm tôi xúc động mãnh liệt như cuốn này.

Đặc biệt anh có một lối viết vô cùng độc đáo, hấp dẫn, lôi cuốn hẳn được mọi độc giả vào trong cuộc. Lắm lúc tôi không dám thở mạnh vì sợ...địch nghe thấy làm lộ quân mình, có khi trái tim tôi đập loạn xà ngầu lúc máy bay đang bắn lầm lính nhà hoặc tôi cảm thấy nóng mặt khi đọc qua chương tên tướng cướp thủ đoạn tiếm công xương máu các anh hùng Biệt Động Quân. Thêm vào đó bố cục mạch lạc, lời văn chân thành trong sáng, không chải chuốt, không khách sáo độc giả thấy dễ hiểu, dễ cảm nhận được tâm tình của tác giả. Sau khi đọc AHBM tôi biết anh có trí nhớ phi thường. Mọi việc đã xảy ra trên 20 năm anh còn nhớ vanh vách tên từng người, từng chi tiết. Tôi rất khâm phục anh người quân tử không luồn cúi nịnh bợ. Tôi cũng công nhận anh một là sĩ quan can đảm, cấp chỉ huy công bằng, biết hòa đồng thông cảm lính.

Tác phẩm AHBM tạo được một sự thu hút đặc biệt làm tôi đã phải "lờ" luôn vụ Olympics, không muốn bị gián đoạn giữa câu chuyện này.

* Sinh viên NGUYỄN HIẾU Phoenix-Arizona.

Cháu sanh ra sau cuộc chiến, không biết về thời đó, nhưng chân thành cám ơn bác đã dùng ngòi bút kể lại thật là cặn kẽ làm cháu hiểu nhiều các anh hùng dân tộc. Cháu nghĩ, lúc ấy đất nước xuất hiện thêm anh hùng như bác, thì đâu có ngày nay hàng triệu đồng bào đâu có cảnh lưu lạc người trong nước nhớ thương người ngoài nước và có biết bao nhiêu mạng sống làm mồi cho cá chỉ vì chạy trốn Cộng Sản. Hy vọng tương lai có nhiều bậc anh hùng như bác để thay đổi số phận đất nước.

* Trung tướng NGUYỄN CHÁNH THI Lancaster-Philadelphia.

ANH HÙNG BẠT MẠNG quả là quyển sách của một chiến sĩ, chiến đấu cho quê hương dân tộc. Tôi thành thật khen anh, con yêu của Trần Cao Vân, Thái Phiên xứ Quảng. Tôi rất thích chương "Sau Trận Thánh Chiến". Tôi biết tên tướng bỏ sư đoàn chạy ra cù lao Ré, vào Phanrang xin một máy bay nói là đi thám thính lại để chuồn.

* Đại tá TRẦN KIM ĐẠI Anaheim-California.

Liên đoàn trưởng LĐ1BĐQ-danh hiệu Phong Châu, thường gọi là Sơn Linh trong AHBM. "Sách được lắm nhưng viết còn thiếu 2 điều trí trá của ông tướng đó". Trang 8.

* Trung tá HOÀNG PHỔ Tyler-Texas.

Liên đoàn phó LĐ1BĐQ -danh hiệu Thái Sơn trong AHBM.

"Tiếp tục vạch mặt, đất nước mất do bọn vô tài, xôi thịt đó".
(...Tôi chưa trình bày hết ý, Hoàng Phổ đã nổi cười khà khà, nghe dễ nóng: "Hay ha, phe ta bắn phe mình". Tức giận người hùng Khe Sanh khen kiểu móc họng, tôi cúp máy, trả ống liên hợp lại Hạ sĩ Hiệp, rồi buồn buồn ngồi chửi đổng: "Đời mà! ĐM... Tình nhà binh như tình nhà thổ"). Trang 136.

* Trung tá QUÁCH THƯỞNG Anaheim-California.

Tiểu đoàn trưởng 21BĐQ - danh hiệu Trùng Dương trong AHBM.

Bạn học cũ của Tác giả những năm cuối thập niên 50: "Tao đọc tao buồn quá!". Vẫn như ngày nào ở trận chiến Sa Huỳnh (Giọng Thưởng dồn dập, nói như muốn khóc: "Hộ tống tao ra Đức Phổ gấp! Thằng Ẩn chết rồi!"). Trang 114.

* Đại uý Bác sĩ NGUYỄN TRUNG TÍN Mississauga-Canada.

Y sĩ trưởng BCH Liên Đoàn 1BĐQ - danh hiệu Thần Tài

"Cuốn AHBM lại đầy kỷ niệm của tôi. Bao xúc động, thương tiếc những người lính đã bỏ xương máu nằm xuống cho dân tộc sống còn, để rồi phải buông súng đầu hàng tức tưởi. Thật cảm động với bao hình ảnh hào hùng của anh em như đang hiện ra trước mắt tôi".

(Tác giả khó quên ngày tác giả bị mìn, gãy hai chân, Bác sĩ Nguyễn Trung Tín tới săn sóc ngay tại mặt trận. Bối cảnh này được nhắc lại trong Tiếng Hờn Chân Mây đã phát hành).

* Đại uý Dương Xuân Michigan.

Đại đội trưởng 2/21BĐQ - danh hiệu Xích Bích trong AHBM.

Cùng với tác giả giáng xuống đầu địch nhiều đòn chí tử.

"Sách viết hay, bạn bè đọc đều nói vậy. Nếu còn chỗ nào anh quên thì hỏi tôi".

(Tao đoán địch chừng một trung đội đang làm nút chặn để quân nó tháo chạy qua đầm. Xuân than: "Hầm hố chằng chịt, lính không thấy đường, đã chết hai rồi còn nằm dưới. Anh đánh giúp tôi bên phải, từ chớn nước vô."). Trang 160. 

* Trung uý TRẦN THƯỢNG QUẢNG Brumundal-Norway.

Chỉ huy trưởng hậu cứ Tiểu đoàn 21BĐQ.

" Nhận được ANH HÙNG BẠT MẠNG, chưa đọc chữ nào, cái tựa đề đã làm tôi thích thú, nó làm sống lại hình ảnh BĐQ Trần Thy Vân trong trí tôi, nước da đen đen, gương mặt khắc khổ, ngang tàng đếch sợ thằng tây nào. Nhưng đó chỉ là bề ngoài của một sĩ quan chiến đấu cao, lúc nào cũng tình cảm với anh em".

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site