lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

Anh Hùng Bạt Mạng

anh hùng bạt mạng

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69

TRẦN THY VÂN
TÁI BẢN LẦN THỨ TƯ
2010

...

Hạ sĩ xạ thủ đại liên Đợi vừa nói vừa chống đế súng đứng nhìn tỉnh bơ  như khách bàng quan khi Thám Báo nhảy xuống hầm cây 12ly7, dù thấy vui, phấn khởi, tôi vẫn bắn dọa mấy phát M16 dưới chân:

- Tại sao không bố trí đằng kia, hả?

Đợi vội ôm khẩu đại liên 60 co giò chạy lên sườn đồi. Bọn Nhật bao trọn cỗ súng. Bốn xác Việt Cộng với vũ khí cá nhân đều nát hết. Cây 12ly7 quá kềnh càng, gắn trên bộ chân cao hơn đầu người, dưới hố sâu hoáy. Thấy chắc ăn, tôi gọi báo Tiểu đoàn:

- Sơn Linh, Sơn Linh!

- Nghe Việt Quốc!

- Bẻ cổ con "gà cồ" rồi!

Thiếu tá Hoàng Phổ reo lên:

- Hay quá, hay quá!...

Tiếp theo là Trung tá Trần Kim Đại như chờ sẵn đâu trong máy, ngỏ lời chào mừng Đại đội 1 Biệt Động Quân:

- Việt Quốc!

- Tôi nghe!

- Hoan nghênh!... "Trói gô" nó lại cho kỹ.

- Sơn Linh yên tâm, nó chết cứng rồi! Bộ giò đá dữ quá, bị lún sâu dưới đất, mấy thằng nhỏ phải dùng sẻng moi...

- Tốt lắm, đề phòng chung quanh!

- Đáp nhận Sơn Linh!

Trung sĩ Nhật vừa tìm được mỏ lết và tụt vít trong túi dụng cụ treo vách hầm. Anh cùng hai người lính tháo rời nòng súng ra khỏi bộ chân, lôi lên mặt đất từng phần. Tôi bảo ráp lại và nạp một dây đạn để tôi "gáy" xuống mỏm đồi, ngay góc đông bắc đầm Nước Mặn, là vị trí Đại đội sẽ đóng quân đêm nay. Quả thật, tiếng nó gáy inh tai xen lẫn tiếng cười khoái chí của bọn lính bạt mạng vang cả núi phía đông vùng đất Sa Huỳnh.

Hiệp đưa ống liên hợp:

- Nghe!

Tiếng gà cồ "gáy" làm Đại úy Do lo ngại hỏi lớn:

- Súng ai bắn đó, Việt Quốc?

Tôi cười:

- Của Việt Quốc! Tôi thọc lét thử "Con gà nuốt dây thun" coi nó còn cựa không, cũng để chuẩn bị lấy gậy ông đập lưng ông một phen nữa!

- Làm hết hồn, tưởng đâu địch còn con thứ hai. Thôi, chấm dứt "gáy", cho lính dồn đạn lại!...

Trong lúc Đại đội lo thu dọn chiến trường và băng bó kỹ lại các vết thương của anh em, tôi sai vài người đi quanh vị trí lục soát các hốc đá, hầm hố, để tìm đạn 12ly7 địch chôn giấu, tích trữ đâu đây. Nhìn "con gà tuy đã nuốt dây thun", tôi vẫn thấy cái dáng điệu kiêu xa cao xạ của nó, nên chưa vội trói gô.

(Kỳ 10)
TRẬN THỦY TÁNG
                                           
Dù Đại úy Tiểu đoàn phó Nguyễn văn Do có mất hồn hay hết vía đi nữa, tôi cũng bắn thêm hàng trăm viên đạn Phòng Không chúi xuống khu đồi hướng nam để dọn sạch điểm đóng quân của Đại đội tối nay. Sẵn trớn tôi tỉa rộng ra chung quanh, từng lùm cây bụi cỏ, từ trái sang phải dọc bờ đầm Nước Mặn. Nghĩa là nơi nào khả nghi, tôi quay nòng súng tới mà siết cò, ngoại trừ trên bầu trời xanh lơ với những áng mây bàng bạc, ý nghĩa tên tôi đẹp vô cùng. Đặc biệt cuộc chiến Việt Nam, Tổ Quốc Không Gian lại vắng bóng quân thù. Các đầu đạn 12ly7 nổ reo như pháo, lao đi từ một Đại đội anh hùng từng làm chết điếng Trung đoàn 141/2 Cộng Sản Bắc Việt chạy khùng luôn.

Thấy ba thẩm quyền Thuận, Hơn, Nhật tỏ vẻ thích, tôi cho mỗi anh thọc nách nó một cái để biết giống gà Hồ gáy ra sao, rồi trói cổ lôi đi. Ai cũng trầm trồ cơ bẩm nhạy, vừa nhấn cò thì đầu nòng phụt đạn liên hồi. Hèn gì thị Bình và thị Định, cả Nguyễn thị Minh Khai, vợ "đồng chí" nào đây, quên tên, đều khoái súng của Bác.

Xong, anh em tụt dốc kéo xuống mỏm đồi. Đơn vị có mấy chục mạng đấm đá suốt ngày nhừ tử, giờ thiếu nước uống, lại nai lưng khiêng khẩu Phòng Không và hàng chục bao đạn tổ bố, còn dìu thêm hai thương binh, khiến lính đi hết nổi. Thua thì te tua như cái mền rách đã đành, thắng cũng tả tơi. Thấy tụi nó lê thê lếch thếch, tôi mang dùm cái ba lô nặng trịch của Binh nhì Lê văn Tân gãy chân, muốn xỉu luôn. Tình trạng này nếu Đại đội bị phục kích chắc chết. 

Dù chưa có lệnh BCH Tiểu đoàn, nhưng vì mặt trời đã ngả bóng, lính tráng cũng quá uể oải tôi cho đơn vị dừng quân bao quanh ngay cái mỏm, nơi góc đông bắc đầm Nước Mặn, như ý định để ngừa bất trắc. Vị trí tương đối rộng, quang đãng. Bên ngoài là một xóm chài, nhà cửa sụp xệ, rải rác ẩn khuất dưới những hàng dừa xanh cùng dương liễu cặp theo ven biển đến tận chân đồi 94 hướng nam, bên cửa khẩu Sa Huỳnh.

Tôi cho cởi trói con gà cồ để vỗ cánh gáy tiếp, cảnh cáo kẻ thù lần nữa. Nghe tiếng gáy dòn tan của chú gà từng làm mưa làm gió, đá lung tung trong những ngày đầu mặt trận, nay đã về tay chủ mới, hẳn bọn giặc cỏ xâm lược như "ngựa run đùi hí lạnh giữa tàn quân" (Thơ Mã Chiến Sơn?).

Hai Đại đội 3, 4 và Bộ Chỉ Huy lớn đã lên tới khu đồi tôi vừa đánh. Đại đội 2 dẫn tốp Lao Công Đào Binh, những người đào ngũ đang thọ hình, đến nhận khẩu Phòng Không 12ly7.

Phía tây, Trung đoàn 5 Bộ Binh và Tiểu đoàn 37 Biệt Động từ hướng bắc di chuyển theo Quốc lộ 1 về nam. Dĩ nhiên, họ phải đi qua đoạn đường đầy dấu vết ngang tàng, kỳ lạ của các chiến sĩ bạt mạng Đại đội 1 BĐQ. Kỳ lạ mà dễ thương dễ nhớ, rung động hồn thiêng sông núi. Đó là chiến tích lừng lẫy đánh tan phòng tuyến thép Trung đoàn 141/2 CSBV kế bên góc đồi, nơi mà hai ngày trước tôi đã không tuân lệnh Thiếu tá Hoàng Phổ bảo trổ cái "cửa hông" vào lòng đất địch. Bây giờ nơi đó là "cổng" chính vinh quang, do Đại đội 1/21 Thiên Thần Mũ Nâu mở ra bằng máu, không những để chào đón đồng bào hồi hương về Sa Huỳnh, quê cha đất tổ, mà còn hoan nghênh toàn dân nước Việt được tiếp tục lên đường xuôi nam ngược bắc.

Hôm nay thêm một niềm vui nữa. Thiếu tá Quách Thưởng, Tiểu đoàn trưởng 21 Biệt Động Quân, đã trở lại chiến trường, sau bốn ngày về mai táng cố Đại úy Quách Ẩn, bào đệ ông, qua đời tại Tổng Y Viện Duy Tân Đà Nẵng ngày 15-02-1973, tức mùng 7 tháng Giêng năm Quý Sửu. Rõ ràng hổ nhớ rừng.

Vừa vào vùng, Thưởng liền gọi tôi:

- Việt Quốc, đây Trùng Dương!

Nghe giọng nói của vị chỉ huy trực tiếp, cũng là người bạn học từ thuở còn ôm sách đến trường, tôi reo lên:

- Chào Trùng Dương!

- Nghe Việt Quốc đã tạo được tiếng vang. Việc mình phải làm còn dài dài. Tối nay Đại đội 2 sẽ đột kích xuống con xóm dưới chân Việt Quốc. Bây giờ hãy đón Xích Bích cùng Thiếu úy Phụ đang dẫn Lao Công Đào Binh mang nước uống tới, rồi anh giao cây Phòng Không lẫn đạn lại cho họ đem lên Bộ Chỉ Huy Tiểu đoàn, nghe rõ không?...

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site