lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

Anh Hùng Bạt Mạng

anh hùng bạt mạng

 

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69

TRẦN THY VÂN
TÁI BẢN LẦN THỨ TƯ
2010

...

Đi thì đi, nơi nào cũng là đất dụng võ của anh hùng!

Người ta nói "dụng nhân như dụng mộc". Hẳn Thưởng biết cách dùng người nhưng phí phạm. Đôi lúc bực tức vì thấy lính quá khổ, tôi phàn nàn. Nhiều lần thong thả, hai đứa ngồi uống nước trà, nhắc nhớ những ngày còn đi học, tôi khéo lấy tình bạn cũ cùng lớp cùng trường Phan Thanh Giản Đà Nẵng, ngót bốn năm trung học đệ nhất cấp đầy kỷ niệm, lúc Thưởng chưa qua trường Phan Châu Trinh, để trách nhẹ Thưởng về sự thiếu công bằng trong Tiểu đoàn. Nhưng rồi đâu cũng vào đó. Ông hay nói xa vời:

- Tao mới làm Tiểu đoàn trưởng, ăn nhờ có mi, ráng giúp tao, mi cứ phàn nàn hoài.

"...Ăn nhờ có mi, ráng giúp tao", gãy gọn. Thưởng biết mà, ngoài bổn phận chiến đấu, tôi còn sống có tình, bao phen cứu Thưởng khi bao phen Bộ Chỉ Huy Tiểu đoàn bị địch vây đánh suýt tan rã. Thế mà tôi chưa hề cầu cạnh người bạn ấy một ân huệ nào. Cũng như Quách Ẩn, em ruột Thưởng, tôi càng thân thiết bao nhiêu thì thiệt thòi vô lý bấy nhiêu. Nhiều lần tôi lại bằng lòng để Quách Thưởng lấy chiến công của tôi áp đặt cho sĩ quan khác nhận huy chương, nên người khóa sau sớm thừa điều kiện được thăng cấp trước, trong đó có Trung úy Dương Xuân, Đại đội trưởng Đại đội 2. Mặc dù thuộc loại khá, nhưng Xuân từng bị phạt hàng trăm ngày trọng cấm, vì tội bắn chết tên đầu đảng, vua xa lộ Hòa Khánh, bay lượn Honda qua mặt xe Jeep của Xuân. Chừng ấy tội đủ khiến thằng "điếc không sợ súng" khỏi lên lon lên lá, dù thâm niên công vụ, nếu không có công trạng ngoài chiến trường. Tôi khoái cái tính quân tử của tôi chỗ đó.

Dẫu sao tôi cũng mến vị sĩ quan tài hoa Quách Thưởng bởi cùng mộng ước, sống có lý tưởng, chịu vào sinh ra tử. Thưởng xuất thân trường Võ Bị Đà Lạt, tôi Thủ Đức, hai thanh niên ưu tú đều tình nguyện nhập ngũ, vì yêu đời binh nghiệp, chết lấy da ngựa bọc thây. Một điều, không hiểu Thưởng thế nào, chứ tôi, ai nói gì thì nói, dứt khoát rất hiếu chiến.

Một hôm, vì nghe thiên hạ hay bàn tán về hai tiếng "hòa bình" cho Việt Nam, Thưởng hỏi tôi:

- Vân, tao hỏi thật, mày muốn hòa bình không?   

Tôi đáp ngay:

- Không!

- Tại sao?

- Tôi sinh ra để chiến đấu, vả lại hòa bình mà vẫn còn bọn Việt Cộng thì hòa làm gì?

Thưởng vỗ vai tôi:

- Mày giống tao.

Nói xong, hai đứa đắc ý cười rồi lấy bộ bài ra binh xập xám tay đôi chơi như con nít, vào một chiều dừng quân trên đồi 55, phía tây nam thành phố Đà Nẵng.

Vì những lý do đó việc nào khó Đại đội tôi lãnh đủ. Nhưng lính đâu biết, tưởng tôi bị Thưởng đì nên mỗi khi đụng chuyện anh em hầm hầm sắc mặt.

Trục di quân sắp xuyên qua con phố Mộ Đức. Trên đường đi, nếu gặp bất kỳ ai bị hiểu lầm có thái độ khiêu khích, bọn lính ngang bướng nổ súng ngay. Chuyện bắn nhau thường xảy ra vì gian khổ hay bị ngược đãi. Người ta nói Biệt Động Quân là thứ trời đánh trật búa, chiến đấu giỏi, mà phá phách thì chỉ thua quỉ sứ thôi...

- Đại Bàng!

Nghe Hiệp truyền tin đi bên cạnh khẽ gọi, tôi quay qua:

- Cái gì?

- Hồi nãy, em thấy chị Nhị nhìn theo khóc...

- Thôi mày, nhắc tới tao thêm buồn. Bảo thằng Thanh trình hỏi Thiếu úy Thiều dừng lại chưa?

Thanh lướt tới:

- Thiếu úy Thiều xin được gặp Đại Bàng đầu máy.

Tôi cầm ống liên hợp:

- Nghe Thiều!

Vị Đại đội phó báo:

- Trình Đại Bàng, tôi cho hai trung đội bố trí ở tọa độ XY... chờ Đại Bàng. Trước mặt tôi, phía nam khoảng 500 thước, có nhiều tiếng súng đủ loại. Chắc đơn vị nào đó chạm địch, đang đánh nhau.

- Cẩn thận! Tôi đang đi về hướng anh.

Đại đội bắt đầu xuyên qua trung tâm quận lỵ Mộ Đức. Con đường lớn giữa khu phố hôm nay trông khác lạ, khác hẳn với những lúc bình thường đã đành, nó cũng chẳng như ngày đầu xuân năm trước, mà tôi đã có dịp đi qua. Vào cái thời điểm sự sinh hoạt náo nhiệt nhất của buổi ban mai lại im lìm vắng vẻ, nhà nhà cửa đóng then gài. Hẳn dân chúng còn sợ, chưa dám ra ngoài, chỉ năm ba cụ già khăn đống áo dài đen, người xuôi kẻ ngược, vội vã xuất hành. Nơi cổng chợ mấy em bé bụi đời đứng lấp ló, nhìn đoàn quân Biệt Động đang di chuyển ngoài đường. Một chiếc Jeep mui trần từ đằng xa chạy tới. Trên xe có trang bị một khẩu đại liên nòng chĩa phía trước, ba người lính Địa Phương Quân nai nịt gọn gàng, mặt nghiêm nghị, cầm loa đọc đi đọc lại nghe văng vẳng lệnh cấm đốt pháo, hay tụ tập đánh bạc...

Mộ Đức, nếu không có màu sắc rực rỡ hòa hợp giữa những lá cờ vàng ba sọc đỏ hai bên dãy phố với chiến phục hoa rừng Biệt Động, thì chẳng khác nào Quảng Trị tiêu điều, hoang vu trong những ngày tháng thất thủ vừa qua.

Trên ngọn đồi hướng tây, sau lưng con phố, nơi đặt tạm Bộ Chỉ Huy Liên đoàn 1 Mũ Nâu, một pháo đội đại bác thình lình bắn dồn dập về phía nam. Sáng mùng Một Tết thật mỉa mai, súng nổ đạn reo thay tiếng pháo. Dĩ nhiên Sa Huỳnh không có rượu hồng, không mai vàng nở rộ, cả những nụ cười vui chào đón xuân về, chỉ máu đỏ xương trắng tung lên. Mặc dù cái gọi là "Hiệp Định Ba Lê" và "Lệnh Ngưng Bắn" tái lập hòa bình Việt Nam đã hiệu lực ngày 27 tháng Giêng 1973, nhưng mùi tử khí chiến tranh vẫn còn bao trùm nghẹt thở.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site