lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

Anh Hùng Bạt Mạng

anh hùng bạt mạng

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69

TRẦN THY VÂN
TÁI BẢN LẦN THỨ TƯ
2010

...

Ẩn lật đật quay lui, có vẻ khiếp sợ ông anh hơn địch. Sau đó, Cộng quân lăn xả vào như kiến, dù chúng đã chết hết lớp này sang lớp khác. Đại đội tôi kế bên trái Ẩn, cả hai tiếp tục chống trả. Lúc ấy đang cận chiến, không thể dùng máy truyền tin để điều động kịp nữa, tôi cũng như Ẩn chỉ còn hét lên và cùng lính vừa bắn vừa đốc lựu đạn kháng cự một cách tuyệt vọng. Địch liền phối hợp hỏa lực, từ phía tây trút xuống một trận pháo phủ đầu, bất kể quân của chúng vẫn còn nằm sát vị trí Biệt Động, rồi với chiến thuật biển người cố hữu, địch xung phong, tràn ngập như nước vỡ bờ.

BCH Liên đoàn hay tin vội cho lệnh Tiểu đoàn rút ngay về đồi 34, gần nhà thờ La Vang, nằm thủ để bảo toàn lực lượng.

Trong khi đó, các phòng tuyến chiến đấu ở mạn bắc Quảng Trị đều tan vỡ. Các binh lính rã ngũ quá hỗn độn, chạy ào vào hướng Huế, lôi cuốn toàn quân, toàn dân địa phương bỏ nhà, bỏ đơn vị triệt thoái khỏi tỉnh địa đầu một cách rối loạn tạo ra lắm cảnh chết chóc không thể nào kể xiết, như lá rụng mùa thu. Nơi khủng khiếp nhất, biết bao kẻ mất đầu, người lòi ruột nằm ngổn ngang, chồng chất lên nhau trên xe dưới đất, là một đoạn đường ngắn vài cây số của Quốc lộ 1, trước căn cứ BCH Chi Khu Mai Lĩnh, phía nam thành phố tang thương ấy, mà về sau người ta gọi là "Đại Lộ Kinh Hoàng".

Đại Lộ Kinh Hoàng! Một cụm từ nghe rất kêu của một nhà báo ngoại quốc viết theo quán tính. Nhưng mấy ai hiểu tại sao kinh hoàng. Chắc họ thấy chết nhiều? Thôi, cứ hiểu đơn giản đó là một cõi chết, cõi chết đặc biệt không có thú vật dự phần vì chung quanh đều đồng trống, chỉ dành riêng cho người, từ thường dân, nam lẫn nữ, trẻ sơ sinh với kẻ già cả, đến đủ mặt các quân binh chủng hùng mạnh nhất lúc bấy giờ...

Khi triệt thoái, người và xe chen chúc nhau vào Huế. Địch thâm hiểm đẩy Đại đội C7 thuộc Sư đoàn 304 Cộng Sản BV, chiếm cầu Bến Đá ở mạn nam thành phố Quảng Trị để chặn đường. Lúc ấy, quân số Tiểu đoàn 21 tuy sút giảm, nhưng khả năng chiến đấu và hệ thống chỉ huy còn vững chắc, vừa từ La Vang về nằm thủ trong căn cứ Chi Khu Mai Lĩnh. Thấy đồng bào bị dồn đống ngoài quốc lộ, Thiếu tá Thưởng vội kéo đơn vị ra, một mặt bảo tôi tức tốc dẫn Đại đội tới đánh C7 để mở đường. Sau vài tiếng đồng hồ quần thảo địch quân tan rã, chết còn 9 tên. Trước khi bỏ chạy, Thiếu úy Nguyễn văn Đường(3), Đại đội trưởng C7, cho giật mìn sập cây cầu định mệnh Bến Đá. Tiếp theo, các khẩu đại bác, 82 đến 130ly của Cộng quân đã áp sát tứ bề đua nhau rót đạn vào như mưa bấc. Một rừng người đủ thành phần đang đụn lại dài hai cây số, họ gào thét, giẫy giụa giữa biển lửa, lớp nát thây vì đạn pháo kẻ thù, lớp xẹp lép do các xe GMC, Jeep, cùng các sợi xích thiết giáp của Quân Lực VNCH quay cuồng nghiền lên để giành đường thoát thân. Bi thảm nhất, hàng ngàn thương bệnh nhân, từ các bệnh viện thành phố Quảng Trị di tản, đang nằm ngất ngưởng trên các xe. Họ không chết hết ngay tại chỗ, cũng tắt thở dần mòn sau khi bị bỏ lại bên kia cây cầu đã gãy.

Dưới cơn mưa pháo dữ dội của địch quân, biết đồng bào và đoàn quân bại trận thê thảm ấy không thể nào vượt qua được khúc sông sâu đầy xác giặc, để ra khỏi "Đại Lộ Kinh Hoàng", tôi cố xin lệnh Thiếu tá Quách Thưởng mở đường mới dẫn tất cả đâm thẳng ra hướng đông. Lúc băng qua cánh đồng ruộng nước, Việt Cộng pháo theo, thây người rơi lả tả dưới sình lầy. Khi tới mé biển tôi cho quẹo phải về nam. Vẫn chưa yên thân, lộ trình này lại bị đại bác Hải Quân của ta ngoài khơi nã vào làm chết thêm một số nữa. Các quả đạn cực mạnh nổ tung lên giữa nhiều đám người khiến quân với dân như cát với bụi. Thì ra ông hạm trưởng nào đó đã không nắm vững tình hình ở đất liền, hoặc vì "tàu lắc lư làm sao viết thư tình", nên buồn bắn sảng để mai mốt về "cặp bến" kể em nghe anh vừa chơi một trận hải chiến đầy tưởng tượng trên sóng nước Trị Thiên.

Để tránh đạn của các ông hạm, Đại đội tiếp tục dẫn đầu cả trăm ngàn quân lẫn dân ép vô trong, đi dọc theo quốc lộ số 1 cũ, xuyên qua trung tâm quận Hải Lăng, rồi dừng lại bên bờ sông Mỹ Chánh. Lúc bấy giờ đêm đã khuya. Sáng hôm sau, đoàn người thất điên bát đảo, dài lê thê mới được đơn vi. Thủy Quân Lục Chiến trấn giữ ở đây lần lượt cho qua cầu, rồi mạnh ai nấy "tan hàng cố gắng". Riêng Đại đội 1/21 BĐQ tôi khi về tới cửa Thượng Tứ Huế thì có khác nào Đại đội C7 của Thiếu úy Nguyễn văn Đường Cộng Sản Bắc Việt bị tôi đánh tan tác hôm qua tại cầu Bến Đá Quảng Trị cũng chỉ còn có chín người bơ phờ, nhìn nhau mãi mới nhận ra thầy trò.  

Những sự thật ấy chẳng nghe ai kể, ngay cả chuyện Quách Ẩn, Quách Thưởng nào ai biết! Ai là ai? Là phường giá áo túi cơm, vinh thân phì gia, sống trên xương máu của các chiến sĩ, còn đối xử tệ với binh chủng anh hùng Biệt Động Quân.

Đa số các phóng viên, nhà báo quân đội cứ đi mây về gió. Mỗi lần viết phóng sự chiến trường, họ hay đến các đại đơn vị hào nhoáng và chỉ tường thuật cặn kẽ các trận nào thuộc binh chủng gà nhà thôi. Họ tả nghe cũng khiếp, cơ mưu chiến thuật cùng tài điều quân khiển tướng thần sầu quỉ khóc, còn hơn cả Khổng Minh Gia Cát Lượng.

Chiếc M113 dừng lại bên lề đường còn mịt mùng bom đạn, tôi và hai người lính mang máy vội rời khỏi xe, Thưởng tiếp tục vào khu phố Đức Phổ để lên trực thăng về Đà Nẵng. Trước khi xe chạy, Thưởng nói vói xuống:

- Vân à, Thiếu tá Hoàng Phổ Liên đoàn phó sẽ xuống thay tao ít hôm, cố gắng giúp ổng. Mai táng Ẩn xong tao lên ngay!

Tôi im lặng, đưa tay chào từ giã vi. Tiểu đoàn trưởng đang đứt từng đoạn ruột...

(Kỳ 8)
Chọc thủng BỨC TƯỜNG THÉP

Hộ tống Thiếu tá Quách Thưởng ra quốc lộ xong, Đại đội vừa trở lại vị trí cũ ngoài bờ biển, và tôi chưa kịp ngồi thở đã nghe Đại úy Nguyễn văn Do gọi máy mời tôi cùng Trung úy Dương Xuân lên Bộ Chỉ Huy lớn, mới chuyển qua một xóm nhỏ phía tây nam đồi 25, để gặp mặt nhận lệnh trực tiếp.

Thấy hai đứa cầm bản đồ từ xa đi tới, Thiếu tá Hoàng Phổ, Liên đoàn phó Liên Đoàn 1 BĐQ, vừa được phái xuống kiêm quyền Tiểu đoàn trưởng 21, như đã chờ sẵn, trong một chòi lá xiêu vẹo bước ra vừa mỉm cười vừa đưa tay bắt. Cái bắt tay lạ lùng, mồ hôi thì nhễ nhại, vẫn siết chặt. Chắc ông muốn thừa cơ hội để ngầm tự giới thiệu cương vị là được thay thế Thưởng mở màn cuộc chiến đẫm máu Sa Huỳnh.

- Lâu quá, hôm ni mới gặp hai cụ mi!

Giọng Huế tôi nghe quá quen thuộc, vì thân mẫu tôi quê làng Mỹ Lợi, huyện Phú Lộc, và có nhiều bạn bè ở xứ Thần Kinh từ khi còn mài đũng quần nơi trường Bồ Đề, Quốc Học. Nhưng hôm nay đang lúc đói bụng và giữa vùng đấm đá nhau ì xèo thế này mà lại nghe giọng nói Thiếu tá Hoàng Phổ êm êm, xa vắng thuở học trò, khiến tay chân tôi càng thêm bủn rủn. Liếc qua Dương Xuân, tôi thấy hắn cười, nụ cười ông bạn Sài Gòn thật khó tả, gằn không ra gằn, mỉm chẳng mỉm, cũng bày đặt cười. Xuân đâu hiểu tiếng chào ấy sẽ giết chết lòng người. Thường thì khi Tiểu đoàn trưởng vắng mặt, Tiểu đoàn phó lên xử lý điều động đơn vị, nhưng vì mặt trận này có mòi ác liệt nên Hoàng Phổ xuống "kèm" Nguyễn văn Do ít hôm.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site