lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

Anh Hùng Bạt Mạng

anh hùng bạt mạng

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69

TRẦN THY VÂN
TÁI BẢN LẦN THỨ TƯ
2010

...

Vì vị trí then chốt chiến lược này, còn thêm sự phòng thủ quá lỏng lẻo, dù địa thế hiểm trở khó tấn công, địch đã không ngần ngại tung một lực lượng hùng hậu tiến chiếm Sa Huỳnh, Quảng Ngãi, biến nơi đây thành điểm nóng nhất, khiến dân chúng điêu linh sống trong cảnh dầu sôi lửa bỏng đầu năm 73.

Do áp lực của đối phương quá nặng nề, tạo sức ép về phía nam, đe dọa luôn bắc Bình Định, nên ngoài các đơn vị cơ hữu địa phương, gồm Trung đoàn 40 của Sư đoàn 22 Bộ Binh cùng Chi đoàn 1 Chiến Xa thuộc Thiết đoàn 14 Kỵ Binh đặt trong tình trạng khẩn trương, còn có Liên đoàn 6 Biệt Động Quân Sài Gòn ra tiếp ứng. Các đại đơn vị này khống chế được tham vọng của kẻ thù bành trướng từ Đức Phổ và nhất là từ mật khu An Lão hướng tây.

Nhìn qua các lực lượng nêu trên, người ta rất tin tưởng Chi đoàn 1/14, có danh hiệu "Chi Đoàn Chiến Xa Voi Điên", của Đại úy Hà Mai Khuê, một sĩ quan trẻ dưới 30 tuổi. Dân chúng Bình Định làm sao quên được những tháng năm kiêu hùng của đất nước mà Chi Đoàn Voi Điên đã từng nghiến nát địch quân khắp chiến trường đẫm máu, từ mật khu An Lão chí đến Trị Thiên, Hạ Lào. Nơi nào Kỵ binh Hà Mai Khuê không hằn sâu dấu xích phanh thây xác thù? Trên 10 huy chương Anh Dũng Bội Tinh Việt Nam và một Ngôi Sao Đồng (The Bronze Star Medal For Heroism In Ground Combat) do quân đội Hoa Kỳ trao tặng, chứng tỏ Khuê một cấp chỉ huy tuyệt vời. Chưa đủ, con Voi Điên đầu đàn này đã 3 lần bị thương vẫn tình nguyện ở lại chiến trường, để tiếp tục gây kinh hoàng cho Cộng quân khắp Bình Định.

Rồi đầu năm nay, 1973, không thể để mặt trận Sa Huỳnh lan rộng, Chi đoàn 1/14 Chiến Xa với anh hùng Hà Mai Khuê đã sẵn sàng dương oai nơi quê hương đầy huyền thoại, vang bóng một thời Đại Đế Quang Trung Nguyễn Huệ.

Tại mạn bắc Sa Huỳnh, quận ly. Đức Phổ thuộc tỉnh Quảng Ngãi, các thành phần tham chiến có Liên đoàn 1 Biệt Động Quân, hai Trung đoàn 5 và 6 Sư đoàn 2 Bộ Binh, dưới sự yểm trợ của Hải quân, Không quân, Thiết giáp, nhất là Pháo binh, đang góp phần làm bạt vía quân thù, như các trận đánh vang danh khắp nẻo đường quê mẹ.

Nỗ lực chính là Liên đoàn 1 Biệt Động, có mặt nửa đêm hôm qua đến từ Mộ Đức. Sáng nay, lực lượng Mũ Nâu này bắt đầu dàn trận ngay cạnh nam khu phố Đức Phổ, lấy Quốc lộ 1 làm chuẩn, Tiểu đoàn 37 Biệt Động Quân phía tây, Tiểu đoàn 21 Biệt Động Quân hướng đông, cả hai cùng áp sát Sa Huỳnh.

Trước đoàn quân rực màu áo chiến hoa rừng như thiên thần hiên ngang xung trận, bom đạn sắp nổ tung, dân chúng đã bao phen chạy loạn, lại vội vã tìm nơi trú ẩn.

Nếu ai không xuôi ngược hay lui tới nhiều lần, trí nhớ cũng dễ phai mờ hình ảnh một quận lỵ khô cằn và đìu hiu phía nam Quảng Ngãi. Đó là Đức Phổ, con phố buồn muôn thuở, xa lạ, trước biển sau kề núi, dài không quá năm trăm mét, nằm cặp theo Quốc lộ 1, con đường duy nhất có tráng nhựa xuyên qua. Hầu hết các cửa tiệm trên tôn dưới ván, lá dừa xơ xác, xen kẽ năm ba căn nhà gạch mái ngói âm dương cổ kính từ thời Pháp thuộc, mà nay nóc đã đổ tường xiêu đầy vết đạn. Quê hương này vốn đã nghèo khó, còn xảy ra hằng năm các trận cuồng phong dữ dội, không bão biển cũng gió núi giông nguồn, cùng giặc về quấy nhiễu đêm đêm.

Rồi cả tháng nay giặc Hồ xâm chiếm bắn phá chung quanh khiến toàn quận tiêu điều, người lẫn súc vật ngổn ngang dưới những tàng cây hè phố. Họ bỏ nhà cửa dồn về từ các xã ấp xa xôi, hẻo lánh, nhất là từ Sa Huỳnh, nơi hai ngày trước mất đứt nửa Tiểu đoàn 39 Biệt Động Quân khi vừa trực thăng vận đổ xuống, làm tình hình thêm căng thẳng.

Lần này sự xung trận của hai tiểu đoàn Mũ Nâu khét danh, 21 và 37, đem lại niềm tin cho dân chúng, không riêng Quảng Ngãi, mà cả năm tỉnh địa đầu vùng 1. Cộng quân từng truyền khẩu "Gặp Đỏ thì tránh, Xanh lừa, gặp Vàng đánh líp". Câu đó ám chỉ ba tiểu đoàn của Liên đoàn 1 Biệt Động. Mấy năm trước quân nhân các cấp có đính trên nắp túi áo trái một băng vải nhỏ, cùng màu khăn choàng cổ, đỏ là 21, xanh 37 và vàng 39. Địch nói nếu gặp vàng đánh líp, tức chưa ngán Tiểu đoàn 39, còn có thể hơn được một, chứ lẽ nào thua hết ba, mất mặt bác Hồ quá! Còn chúng bảo gặp "Xanh", tức Tiểu đoàn 37, thì lừa cũng phải. Vì đơn vị anh hùng này đã khét tiếng từ trận tử thủ Khe Sanh, thuộc quận Hương Hóa Quảng Trị, 1968, chấn động thế giới, thời Đại úy Hoàng Phổ, Tiểu đoàn trưởng.

Vì sợ, Việt Cộng luôn luôn tránh né Đỏ, nên Tiểu đoàn 21 mỗi lần vào hành quân các tỉnh phía nam Đà Nẵng đều "thất nghiệp" dài dài, trừ phi tao ngộ chiến. Lúc còn phục vụ ở Đại đội 2/21, có lần tại vùng Hương An Bình Giang, Quảng Nam, tôi mới dàn ngang trung đội để xung phong thì địch trong mục tiêu, dưới các chòm cây dương liễu, vụt trồi lên khỏi hầm, vừa cắm đầu chạy tán loạn như bầy vịt vừa la to:

- 21!... 21!...

Nhưng Biệt Động Quân tắp vô quá lẹ, địch vọt không kịp, bị bắn chúi nhủi nằm la liệt. Hôm đó lính bắt sống một tên và hỏi một câu cắc cớ:

- Tại sao bỏ chạy?

Hắn đáp:

- Chúng em có lệnh rút lui khi gặp các anh đeo băng "Đỏ" là Tiểu đoàn 21 Biệt Động Quân.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site