lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

Anh Hùng Bạt Mạng

anh hùng bạt mạng

 

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69

TRẦN THY VÂN
TÁI BẢN LẦN THỨ TƯ
2010

...

Tôi ra dấu cho toán Thám Báo của Trung sĩ Nhật dẫn đầu đi chậm lại trước tiệm tạp hóa chị Hiển mới hé cửa. Thấy tôi chị nhận ra ngay người khách hôm nào cùng Nhị ghé đây mua hàng. Chị vồn vã:

- Kính chào Trung úy Vân năm mới! Nhị đâu?

Tôi mỉm cười:

- Nhị trong nhà, thưa chị!

- Sao không dẫn cô nàng theo? Mời các anh vô chơi...

Chị vừa nói tới đó vừa nhìn ra hàng quân dài lê thê với vũ khí cầm tay đang đi ngoài đường, như chợt hiểu chị nheo mắt:

- Ủa... bộ hành quân, hả Trung úy?

- Dạ, nhân dịp năm mới, kính chúc chị và gia đình làm ăn phát đạt. Xin lỗi, bây giờ đơn vị phải vào Đức Phổ gấp.

Tôi vừa quay lưng, tiếng chị vọng theo:

- Khi nào Vân Nhị làm đám cưới, tin tôi hay!...

Tôi vờ không nghe, cắm đầu đi thẳng. Lời mong muốn của chị khiến tôi thêm bối rối. Buồn ơi là buồn. Tự nhiên, tôi đâm ghét và mỉa mai chính tôi quá lăng nhăng, rước khổ vào thân.

Tôi gặp lại hai trung đội đầu trong một con xóm. Thiếu úy Thiều đang đứng đợi trước sân của một căn nhà, đưa tay chào tôi rồi chỉ về hướng nam:

- Trung úy nghe đó, hai bên đã choảng nhau cả tiếng!

Tôi trấn an người sĩ quan trẻ:

- Đừng ngại! Nếu cần, mình sẽ róc chúng dễ dàng để clear lộ trình. Bây giờ Đại đội tạm dừng và bố trí quanh đây, Thám Báo thì rải cặp quốc lộ bố trí phía tây.

Thiều chạy lo công việc, tôi ngồi bệt xuống thềm nhà, giở bản đồ đo từ điểm đứng đến phố Đức Phổ. Theo lằn chỉ đỏ, tỷ lệ khoảng cách tương ứng với ngoài địa thế hơn mười cây số, tôi ngao ngán cho lính. Bình thường thì chẳng ăn nhằm gì. Kỹ thuật đi bộ, trèo núi vượt sông của anh em rất chuyên nghiệp, đã được đào tạo tại Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân, nơi mà ai đã trải qua rồi thì thà chết chứ không dám trở lại lần thứ hai. Cái quân trường độc đáo, hắc ám ấy còn có ác danh là "Lò Luyện Thép", khét tiếng Đông Nam Á Châu, nằm giữa vùng rừng núi lam sơn chướng khí Dục Mỹ, Khánh Hòa. Nơi đó dùng để "trui" thêm một nước cho thành đồng đen các sinh viên sĩ quan bao năm hóng mát Đà Lạt trước khi mãn khóa. Dĩ nhiên, chốn ấy cũng là địa ngục kinh hồn đối với các đấng cấp úy hạng bựa từ các quân binh chủng bốn vùng chiến thuật gởi về nằm gai nếm mật.

Thế nhưng, chuyến đi này tôi linh tính có nhiều điều đáng ngại. Không hiểu sao chính tôi có sự mâu thuẫn, lúc hăng hái, khi thì chồn chân trên đường ra trận. 

Tất cả anh em hy vọng dừng quân thêm một ngày nữa để ăn Tết cùng các đại đội kia. Tối hôm qua hậu cứ cho hay một số vợ con lính từ Phú Lộc sẽ vào thăm chồng. Tôi chẳng ngạc nhiên vì chuyện thường xảy ra trong các quân binh chủng tác chiến. Dù nơi đâu, chân trời hay góc biển, trừ khi đơn vị đang di chuyển, các bà vẫn mon men tìm đến, nhất là ở các đồn bót Địa Phương Quân, Biệt Động Quân Biên Phòng, họ đều hiện diện. Lắm lúc bị pháo kích các bà cũng chết thê thảm. Nhiều trường hợp vợ con lính trở thành anh hùng bất đắc dĩ, hy sinh mạng sống cứu chồng, cứu cha. Khi bị địch tấn công, đám thê nhi can đảm lâm trận, người bắn súng kẻ tải thương, tiếp đạn, rồi cũng hào hùng cùng chung số phận thịt nát xương tan...

Tin họ vô thăm tôi không cản, vì chưa nhận lệnh xuất phát. Bây giờ lính bực tức, mất cơ hội gặp mặt vợ con dù ngắn ngủi sau một năm xa cách, từ những ngày đầu Quảng Trị đẫm máu đến nay. Hôm về hậu cứ một đêm thì bị cấm trại. Từ hối tiếc, cụt hứng đưa đến bất mãn không xa, làm họ mất hết nhuệ khí chiến đấu.

Qua bảy năm chỉ huy các cấp trung đội, đại đội, kể cả hai năm Trung đội trưởng Trung đội Viễn Thám Biệt Động Quân, nhảy toán cho Tiểu đoàn 1 Thám Báo, Sư đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến, Hoa Kỳ, khắp vùng rừng núi địa đầu và biên giới Lào Việt, là các chức vụ tôi từng trực tiếp sống chết với lính. Ngần đó đã đủ để tôi kinh nghiệm khi lính bất mãn thì thường hay làm điều xằng bậy. Cấp chỉ huy phải có trách nhiệm can ngăn, tìm cách giải tỏa kịp thời những ấm ức tiềm tàng trong hàng ngũ chiến đấu.

Một trường hợp điển hình, tháng 5/72, sau ngày Quảng Trị mất, vì thiệt hại nặng Tiểu đoàn 21 BĐQ vào Văn Thánh, kế chùa Linh Mụ Huế, tái huấn luyện và bổ sung quân số. Lúc ấy có khóa học truyền tin cấp C2 sáu tháng tại Vũng Tàu, tôi cử một người lính xuất sắc tên Nguyễn văn Châu về tham dự. Trước khi lên đường, Châu được phát thêm hai bộ đồ hoa, một đôi giày da, tấm poncho, nhưng Châu trở chứng đem bán sạch ngoài chợ Đông Ba lấy tiền mua rượu nhậu chơi, bỏ khóa học. Trung đội trưởng rầy thì Châu sừng sộ, chửi thề. Nghe báo, tôi gọi Châu lên phạt đòn, đét vào mông cả chục cây thanh ngang giường bố, gục tại chỗ. Đến mười giờ tối, tôi vẫn còn tức giận về cái xấc xược, vô kỷ luật, hỗn láo với cấp chỉ huy, sai lính xốc Châu dậy định đập thêm một trận nữa, thì hắn phều phào lạy dài xin tha.

Tôi chỉ mặt:

- Tao biết mày đã bất mãn, muốn bắn tao thì súng đây cứ bắn, khỏi cần bắn lén...

Dứt lời, tôi lấy cây M16, lên đạn rồi ném vào ngực hắn:

- Bắn đi!

Châu ôm ngang khẩu súng, đứng khóc:

- Em không dám, Đại Bàng! Em không dám!...

- Nếu mày không dám chơi thì phải làm việc đàng hoàng, còn muốn đào ngũ cứ việc tùy tiện. Ngày mai, 7 giờ sáng, lên trình diện, nói thật cần đào ngũ, tao hứa trước mặt Đại đội là không những không ngăn cản, mà còn cho 500 đồng và đích thân tao lái xe Jeep đưa mày qua khỏi trạm kiểm soát Phú Bài Huế để được an toàn mà về Đà Nẵng, nghe rõ chưa?

Hôm sau, tôi không thấy Châu hó hé gì hết, nó vui vẻ ra đi với đơn vị vào sân bay dã chiến Thành Nội Huế để trực thăng vận đổ xuống Hương Điền, mở đầu cuộc tái chiếm Quảng Trị. Ngày đó, Trung cao bồi trao lại tôi một lá thư của Châu viết, mà tôi còn nhớ mãi một câu: "...Em thề sẽ không bao giờ rời bỏ Đại đội Biệt Động Quân này, Đại Bàng đâu em đó cho tới khi một trong hai thầy trò mình chết". Đọc mấy dòng chữ tôi muốn bật khóc.

Ở quân đội, nhất là các binh chủng tác chiến, luôn luôn có một số lính ba gai thuộc cỡ nặng do hoàn cảnh tạo ra, chưa kể thành phần xuất thân từ các băng đãng dân sự, coi trời như lá mạ. Dù loại nào đi nữa cũng đều sợ chết. Chắc chắn vậy, nên khi đụng trận, tôi thí chốt mấy tay anh chị đó trước. Nếu may mắn thoát chết, chúng sẽ trở nên hiền khô. Lối giáo dục của tôi là cưỡng bách hạng người đâm cha giết chú phải biết đổ máu ngoài chiến trường, để đời được cao quý hơn chết nhục ở đầu đường xó chợ. Biện pháp này có vẻ bất nhân nhưng tránh nhiều hiểm họa.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site