lịch sử việt nam
Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook
Anh Hùng Bạt Mạng
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69
TRẦN THY VÂN
TÁI BẢN LẦN THỨ TƯ
2010
...
Tôi nhìn xuống đồng bằng phía đông trải rộng qua đến khu đồi 94 cửa khẩu Sa Huỳnh đang rực lên như tấm lụa. Xa hơn, về hướng bắc, sau dãy phố Đức Phổ, dưới nắng chiều chói lọi, vài vật gì phản chiếu ánh sáng tia tỉa, như những ngôi sao bạc không đều cạnh, có chỗ nhòe nhoẹt giống miệng ông bình vôi trắng phếu. Dưới mắt tôi cơ hồ còn vang động tiếng thét hãi hùng của bầy giặc cỏ bị các Anh Hùng Bạt Mạng đánh tan xác hôm qua.
California 1996
GHI CHÚ:
(1) Trang 60: Cố bị ghép tội đổi đình của làng Quá Giáng, thuộc xã Hòa Phước, và sái đậu thành binh, ông bà Cố của Tác giả lãnh án tử hình (Tam Ban Triều Điển) thời vua Tự Đức. Cố chọn thắt cổ để biến khúc lụa đào thành rồng rồi điểm nhãn cỡi bay đi mất dạng.
Tương truyền ông bà Cố có đến Hòn Khói Khánh Hòa, chùa Chà Bang Phan Rang, trước khi vào ẩn lánh rồi viên tịch ở khu rừng gần Bàu Cái, Phan Thiết. Vì lúc sinh tiền đầy công đức trị bệnh cứu dân nên được người đời nhớ ơn xây đền thờ. Đó là Dinh Thầy Thím, tọa lạc tại xã Tân Tiến, thị xã La gi, tỉnh Bình Thuận.
Sự tích có một không hai của Việt Nam đã xảy ra trên 130 năm, mà "Dinh Thầy Thím" ngày càng đông đúc dân chúng cả hai miền Nam Bắc đến thăm, cầu xin chữa bệnh, nhất là hai ngày lễ hội lớn: mùng 5 tháng Giêng và Rằm tháng 9 Âm Lịch.
Câu chuyện nghe như là truyện thần thoại mà có thật. Mãi đến năm 1906, xét thấy ông bà Cố có chân tài thần thông và nhân đức cứu người, đời vua Thành Thái thứ 18 phải xóa bỏ án cũ rồi làm sắc phong ông bà Cố: "Chí đức tiên sinh, chí đức nương nương tôn thần".
Suốt thời gian dài trốn thoát bản án tử hình, Cố phải mai danh ẩn tích, không tiết lộ danh tánh và quê quán. Do đó, người đời lúc bấy giờ gọi ông bà Cố là Thầy Thím. Ngay trước cổng của Dinh cũng đề DINH THẦY THÍM. Dinh rất hoành tráng, được Bộ Văn Hóa Thông Tin ngày nay xếp vào hàng di tích có kiến trúc nghệ thuật cao và là một nơi du lịch cấp quốc gia tại Bình Thuận, và do nhà cầm quyền đặt ra một ban quản lý trông coi Dinh cả khu mộ gồm bốn ngôi: ông bà Cố cùng hai vị bạch hổ và hắc hổ là đệ tử của Cố. Tác giả chưa tiện cải chính Cố không phải người làng La Qua, Điện Bàn, Quảng Nam, mà là thôn Quang Châu, Hòa Châu, Hòa Vang, Quảng Nam. Và tên của ông Cố: Trần Bá Minh, còn bà Cố không được rõ.
Chúng tôi là chắt, hiện ở Hoa Kỳ, còn lưu giữ bảo vật của Cố là cái ấn bằng ngà có khắc 4 chữ: Loan Phụng Tề Long.
(2) Trang 68: Anh Đỗ Như Quyên, Hawaii, cho hay mục tiêu lớn đó, "Đỉnh Mùa Đông", cái tên đúng là Rakkasan, không phải Jackson. Tuy không quan trọng nhưng "lai lịch" của cụm từ Rakkasan nghe rất lý thú nên Tác giả xin ghi lại như sau: Sư đoàn 101 Dù của Hoa Kỳ có Trung đoàn 187 cùng tham chiến ở Việt Nam. Đơn vị này đặt một tiểu đoàn với một pháo đội 155ly tại Rakkasan làm căn cứ hỏa lực. Đến tháng 11/1971 Hoa Kỳ rút quân, căn cứ bỏ lại còn nguyên vẹn hệ thống phòng thủ, đầy đủ bunker, giao thông hào vững chắc.
Rakkasan là một cụm từ tiếng Nhật, nghĩa trong tiếng Anh: "The falling umbrella" (Cái dù rơi). Vị chỉ huy trưởng lấy nó đặt tên cho Đỉnh Mùa Đông để kỷ niệm sự kiện, 8/1945, ông theo Trung đoàn 187 đóng quân ở đảo Hokkaido, Nhật Bản. Nơi đây, hằng ngày lính đơn vị tập luyện nhảy dù. Lần đầu tiên dân Nhật mới thấy cảnh đẹp mắt này mà không biết tên gọi, nên nói là rakkasan (cái dù rơi).
(3) Trang 119: Từ tháng 9/1975, Tác giả đã về ở tại một làng quê có tên Phú Hội, thuộc huyện Đức Trọng, Lâm Đồng, gần thác Gu-ga. Nhà Tác giả cách ly đầu xóm nên rất hẻo lánh và phía nam ba trăm thước có thôn R'Chai của người Thượng. Nơi đây có một đơn vị bộ đội trú đóng. Thường ngày họ hay đến tôi chơi, kể lại chuyện thời chinh chiến xưa cũ, mới vỡ lẽ anh em là lính của Trung úy Nguyễn văn Đường Đại đội trưởng C7, của Sư đoàn 304 CSBV. Hai đại đội tôi và Đường chỉ huy đã choảng nhau 2 lần ở Vùng I. Lần sau cùng, khi quân lẫn dân rút bỏ Quảng Trị chạy vào Huế, Đại đội C7 của Đường chận cầu Bến Đá, phía nam thành phố Quảng Trị độ hai cây số. Để mở đường máu, tôi có lệnh đem Đại đội 1/21 BĐQ từ trong BCH Chi Khu Mai Lĩnh tới đánh C7. Nay gặp nhau, Tr/u Đường thú nhận, lúc ấy 1972, C7 bị tôi đánh chết còn 9 tên, và trước khi tháo chạy, Đường phá sập cây cầu Bến Đá, tạo ra "Đại Lộ Kinh Hoàng", vì dân lẫn quân với xe cộ kẹt lại, rồi bị pháo tứ bề rót tới, gây chết chóc khủng khiếp.
Thời gian gặp nhau rồi quen biết khoảng một năm, Tr/u Nguyễn văn Đường được đổi sang ngành quân vận ở miền Tây, còn C7 theo đại đơn vị 304 CSBV qua Kampuchia.
(KỲ 14)
NHẬN XÉT
Tác giả và tác phẩm
ANH HÙNG BẠT MẠNG
* ĐÀI VNCR
Ký giả Đinh Quang Anh Thái
Quyển sách ANH HÙNG BẠT MẠNG này nếu người nào có dịp đọc sẽ thấy nội dung cuốn hút ngay từ đầu chí cuối với những đức tính ngang tàng của những người chiến sĩ mà tác giả đề cập trong truyện, cũng như những cái bạt mạng được nói tới không kém các hình ảnh cảm động. Tỉ dụ: đoàn người thân nhân của các binh sĩ đi theo đơn vị hành quân, nó nói lên một tấm lòng của tất cả những người chiến đấu bảo vệ cho miền Nam tự do.
* ĐÀI LITTLE SAIGON
Trần Thy Vân, một cấp chỉ huy thuộc binh chủng Biệt Động Quân trước 1975. Cuộc đời quân ngũ của ông là những tháng năm dài dưới lửa đạn, hai chân ông đã để lại nơi chiến trường trong lúc ông cố gắng bảo vệ sự tự do cho từng phần đất miền Nam VN. Trong tác phẩm đầu tay ANH HÙNG BẠT MẠNG ông đã kể lại phần lớn các cuộc hành quân thời gian chiến trường sôi động nhất vào những năm đầu thập niên 70. Đọc cuốn hồi ký này chúng ta cảm thông sâu sắc với tâm tình tuổi trẻ đã một thời phục vụ cho đất nước, bao nhiêu đóng góp hy sinh để rồi dân tộc chúng ta vẫn chưa thoát ra khỏi nghèo đói, khổ ải, áp bức chỉ vì, theo tác giả, một số người chỉ huy, như những đoạn văn mà chương trình Anh Vẫn Sống xin trích lại diễn đọc sau đây: "Sau Trận Thánh Chiến", trang 203.
* ĐÀI VOV
- Giáo sư Lưu Trung Khảo: Trần Thy Vân mới xuất bản cuốn truyện nhan đề ANH HÙNG BẠT MẠNG nghe cái tên có vẻ bạt mạng, mà đọc thì thấy đúng bạt mạng. Độc giả nào muốn tìm trong sách này hình thức tiểu thuyết ly kỳ, thì sẽ thất vọng. Đây là truyện dài không có cốt truyện, nhưng lại có nhiều chuyện do nhiều nhân vật đóng góp lại mà thành, không có nhân vật nào chính theo truyện dài truyền thống, nhân vật chính ở đây phải nói là những người anh hùng bạt mạng của Đại đội 1 BĐQ do Trung úy Trần Thy Vân chỉ huy.
Về văn học, cái xe lăn với ngòi bút của Trần Thy Vân, tôi nghĩ đó là khí giới mà Trần Thy Vân sau khi buông súng lại sử dụng để tấn công Cộng Sản. Cuốn AHBM là một phần đóng góp vào công cuộc chiến đấu. Sau khi tác giả đã hiến một phần thân xác mình cho đất nước vẫn không chịu buông súng, tiếp tục công việc lý tưởng...
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử