lịch sử việt nam
Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook
Anh Hùng Bạt Mạng
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69
TRẦN THY VÂN
TÁI BẢN LẦN THỨ TƯ
2010
...
Tất cả áo giáp tôi đã bảo cởi vứt hết lên xe lúc tải thương, đem về hậu cứ với mớ vũ khí, ba lô hư hỏng, để lính nhẹ mình mang đạn dược tối đa. Áo giáp chỉ đỡ phần nào, cản được các mảnh đạn nhỏ, gặp thứ lớn thì te tua như cái mền rách. Mặc nó vào thêm trở ngại, nặng nề, cồng kềnh, và di chuyển chậm hơn rùa. Từ khi Trung tướng Ngô Quang Trưởng làm Tư lệnh Quân đoàn I, không riêng gì hàng binh, ngay các quan lớn tác chiến cũng buộc phải mang áo giáp, dây ba chạc, đội nón sắt, còn đeo lủng lẳng cái xẻng bên hông, trông chẳng giống con giáp nào hết. Nhưng lâu ngày quen đi, trở thành cái mode ăn khách, nên nhiều ông làm việc văn phòng, mặt trắng như vôi, cũng bày đặt diện áo giáp oai ra phết, lại móc thêm cái xẻng nữa để đào... mỏ.
Phần tôi, ngoài cây Colt 45, phải dùng thêm khẩu M16 với ba băng cong nạp đầy 90 viên đạn, và lận lưng vài quả M26. Quân số ít, Đại đội trưởng chịu khó, chứ súng "con" nhằm nhò gì. Nhớ hồi làm Đại đội phó Đại đội 2 cho Quách Ẩn, tôi tình nguyện dẫn hai trung đội đánh lên một ngọn đồi ở tây nam La Vang, Quảng Trị, để cứu Đại đội 1 Biệt Động này bị địch bao vây, lúc đó do Trung úy Hà Tự Tánh chỉ huy. Vừa thành công, chưa kịp rút, hai trung đội của tôi liền bị Việt Cộng bao lại tứ bề. Tôi rút khẩu Colt 45 ra bắn bốp bốp, mà chẳng thấy thằng ma nào của già Hồ ngã, vội thúc lính ôm chiến lợi phẩm, mở đường máu vọt. Tôi chạy sau chót, vì vướng phải mấy bụi sim, ba bốn tên địch rượt theo. May nhờ Trung sĩ Nguyễn Hương trông thấy, liền hét to: "Thẩm quyền chạy đi!", rồi viên Hạ sĩ quan vừa tốt nghiệp khóa đai đen Thái Cực Đạo tại trường Bộ Binh Thủ Đức 1971, can đảm xoay người lại, đứng ria M16 túi bụi từ trái sang phải, chúng ngã lăn chiêng trên đồi hoa sim. Colt 45 chỉ dùng làm oai thôi.
Qua kinh nghiệm, thà khổ mang nặng chút để yên tâm, với hỏa lực phân phối đều, ai cũng thi hành được nhiều nhiệm vụ. Bây giờ Đại đội chẳng khác nào hổ ba chân, biết đâu chừng sẽ giống như Tiểu đoàn 42 Biệt Động Quân, được mệnh danh là "Cọp Ba Đầu Rằn", một thời oanh liệt, làm khiếp đởm quân thù ở chiến trường miền tây.
Để đủ sức đi một mạch tới luôn khu phố Đức Phổ, tôi đồng ý lời đề nghị của Trung sĩ Nguyễn văn Thuận cho Đại đội nấu cơm chiều sớm hơn thường lệ. Phút chốc, các tiểu đội đã đỏ lửa, anh em quây quần chung quanh, kẻ nói người cười vui vẻ, tưởng chừng như không có chuyện gì xảy ra. Chưa bao giờ tôi lại thầm mong họ cười giỡn một cách hồn nhiên, để phá tan thành sầu đang vây hãm, như trẻ thơ không biết buồn đau là gì. Nếu thiếu vắng những tiếng cười ấy, không giận sẽ thêm cô tịch, sự cô tịch lạ thường, mà cách đây vài tiếng đồng hồ còn long trời lở đất, xác người ngổn ngang...
Tôi đến ngồi kế bên một bếp lửa để sưởi ấm, tiện thể nhờ Ninh pha ly cà phê. Buồn quá tôi chẳng muốn ăn cơm, cũng không biết làm sao che giấu bao nỗi khổ tâm đang dằn vặt, để anh em khỏi buồn lây, xuống tinh thần...
- Trình Đại Bàng, có ai đi xe đạp từ phố Mộ Đức tới!
Nghe Hùng gác trên đường báo, tôi đứng dậy nhìn thì thấy dáng dấp một thiếu nữ mặc áo trắng quần đen, đạp nhanh về hướng Đại đội. Dù còn xa lắc, Hùng đã chĩa súng và hô to:
Ứ- Dừng lại!...
Dường như người ấy không nghe, cứ phăng phăng chạy tới trên con lộ vắng hoe, người lính gác liền nổ mấy phát súng chỉ thiên. Trung sĩ Nhật, Trưởng toán Thám Báo, đang nằm bố trí bên kia đường, kịp nhận diện được, liền hét lên:
- Đừng bắn, Hùng! Chị Nhị!... chi. Nhị!...
Chợt nghe cái tên thân thương, tôi hoảng hốt, vội phóng ra. Quả thật, Nhị vừa trờ tới, vội vã xuống xe, mặt tái xanh, đứng không vững, rồi nàng òa khóc:
- Em đến thăm anh...
Nghe nói cảm động, nhưng tôi vẫn trách yêu nàng:
- Thăm cái gì mà nguy hiểm thế này, hả?
Tôi để chiếc xe đạp nằm bên lề. Nhị còn rướm nước mắt:
- Nghe tin máy bay bắn lầm lính chết và bị thương nhiều... em sợ anh...
Tôi kéo Nhị cùng ngồi bệt xuống vệ đường:
- Ai nói em vậy?
- Anh ơi, ở Mộ Đức người ta đồn rùm beng hà! Nóng lòng em chạy vô. Còn chú Trung, chú Xá... đâu?
Nhị vừa hỏi vừa đưa mắt nhìn quanh, cố ý tìm những khuôn mặt quen thuộc, làm tôi thêm buồn. Tôi đặt tay lên vai nàng:
- Chuyện nhỏ họ phóng đại cho to. Trung và Xá chỉ bị nhẹ nơi chân. Chỉ vài tuần mấy chú sẽ xuất viện và ghé thăm em.
Nhị cúi xuống, lấy ngón tay vẽ vẽ trên mặt đất một đường ngoằn ngoèo, vô nghĩa. Chắc nàng đang suy nghĩ như tôi, mới đó mà mọi chuyện đã đổi thay rất nhiều. Đời lính chiến chẳng ai biết mình sẽ chết lúc nào.
Tôi vuốt tóc nàng, mái tóc rối bù, xoắn xuýt bao nỗi lo sợ của người con gái:
- Thôi, em về kẻo trời tối, nguy hiểm!
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử