lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

Anh Hùng Bạt Mạng

anh hùng bạt mạng

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69

TRẦN THY VÂN
TÁI BẢN LẦN THỨ TƯ
2010

...

- Giáo sư Trần Đức Thanh Phong: Đọc AHBM tôi thích nhất là tác giả đưa ra hình ảnh những người lính hạ tầng cơ sở thấp nhất quân đội, vì chưa có ai diễn tả từng tí như Trần Thy Vân. Cuốn sách nếu ai đọc mà không thấy xúc động, không biết cả triệu người lính chúng ta trong bao nhiêu năm khổ sở như thế nào là một việc thiếu sót...

* BÁO THẾ KỶ 21

Nhà văn Phạm Xuân Đài:

Gọi đây là hồi ký đúng hơn truyện, vì tác giả viết chuyện thật hoàn toàn về cuộc đời chinh chiến của mình, một sĩ quan đại đội trưởng binh chủng Biệt Động Quân. Chuyện kể trận nổi tiếng đánh chiếm lại Sa Huỳnh đầu năm 1973, mà đơn vị của tác giả đóng vai trò chủ chốt. Chuyện chinh chiến thì đã qua lâu nhưng bộ mặt thật của nó, những gian nguy và nỗ lực cùng cực của con người, những nét hào sảng những anh hùng trận mạc cũng như cái đê hèn của kẻ áp phe xương máu cần được ghi lại. Trần Thy Vân đã ghi lại. Tác giả không cường điệu hay hư cấu, tác giả chỉ kể chuyện chiến đấu của mình với sự tự trọng của một người có lý tưởng, trọng danh dự, với cái duyên dáng nghệ sĩ của kẻ "bạt mạng" đã bao phen vào sinh ra tử.

Người đọc hào hứng theo dõi cho đến màn chót của cuộc tái chiếm Sa Huỳnh đầy mưu trí, máu xương do đơn vi. Biệt Động của tác giả thực hiện, những bỗng buồn thấm thía khi đọc mấy trang chót. Tuy nhiên, trận chiến Sa Huỳnh dù chỉ xảy ra nơi một vùng nhỏ bé, nhưng liên hệ đến nhiều cá nhân, nhiều đơn vị, nên có lẽ cũng còn nhiều mảnh sự thực khác nữa sẽ được đưa ra.

Lịch sử đang làm công việc của nó. Các mảnh sự thực đang được phục hồi lại, trong đó có những nhân dáng và nhân cách.

BÁO SAIGON TODAY và TÌNH THƯƠNG

Ký giả Phạm Minh:

Đọc ANH HÙNG BẠT MẠNG tác phẩm đầu tay của Trần Thy Vân, tôi đã khóc lúc nào không hay. Rất may tôi đọc lúc đêm khuya, nếu không, các con tôi không hiểu vì sao cha mình lại nhỏ lệ. Quả thật cảm động lắm! Đó là hình ảnh một đời người, nhưng hơn thế nữa, đó chính là hình ảnh một dân tộc trong một thời kỳ đen tối của lịch sử, hình ảnh một quê hương quằn quại đau khô?. Tôi đã khóc với tác phẩm ANH HÙNG BẠT MẠNG, vì tôi thấy trong đó hình ảnh quê hương, của cả một thế hệ. Anh kể lại quãng đời niên thiếu của anh trong bối cảnh quê hương chiến tranh, anh có lý tưởng.

Hãy đọc ANH HÙNG BẠT MẠNG để thấy cái phải thấy để mà biết đau khổ và điêu tàn tới đâu. Tôi đã đọc Phan Nhật Nam, Nhữ văn Úy, Nguyên Vũ, nay đọc thêm Trần Thy Vân quả là nhà văn tôi mến mộ và khâm phục.

* VIỆT BÁO KINH TẾ

Nhà thơ Viên Linh:

Là một cựu sĩ quan Biệt Động Quân anh đã được gắn 18 huy chương anh dũng bội tinh với 4 nhành dương liễu, loại tuyên dương công trạng cấp quân đội và hai chiến thương bội tinh. Anh đã tham dự nhiều cuộc hành quân kể cả trận Hạ Lào. ANH HÙNG BẠT MẠNG là chuyện đời anh, sống thật, nhưng không viết với giọng kể, mà dựng lại chuyện như đang xảy ra trước mặt. Cuốn truyện thực sự sống động, bởi Trần Thy Vân không làm văn chương, không hoa hòe hoa sói, chỉ trực thuật những đoạn đời, những cảnh sống, ngặt nghèo, gian nan đời lính.

Không phải ai cũng viết được như anh.

* BÁO CON CÒ.

Giáo sư Trần Đức Thanh Phong:

Thấy được một cuốn tài liệu giúp cho người đọc có thể sống lại những giờ phút ở tiền tuyến diễn tả như một bức tranh, một cuốn phim về người lính và sự đóng góp trọng đại của những anh hùng vô danh này, là một khám phá đầy ngạc nhiên.

AHBM là cuốn sách hiếm có, viết về lính, về các binh sĩ hạ tầng cơ sở của QLVNCH, những người cầm súng trực diện với địch, gần như hằng ngày tác giả chứng kiến các đồng đội gục ngã bên cạnh mình. Một câu chuyện về một đại đội Biệt Động Quân với những nhân vật trong đơn vị được nhắc nhở diễn tả bởi tác giả, một người hơn hai mươi năm trước là Trung úy chỉ huy đại đội này.

Với lời văn nhẹ nhàng, bình dân, hợp với những câu nói rất giản dị nhưng giàu tình đồng đội, người đọc được đưa vào một thế giới sống động của những người lính vào sinh ra tử, đồng thời cũng nhận thấy những người lính này bản chất con người, dù "bạt mạng" mà không quên gia đình, dù dứt khoát đối với địch vẫn còn tình thương đối với con người. Họ cũng biết yêu biết ghét, biết liều biết sợ, và đặc biệt biết "bạt mạng".

Qua cuốn AHBM ông đã đóng góp thêm nhiều cho sự hiểu biết đời sống và tâm trạng của những người binh sĩ hạ tầng cơ sở gồm số đông của quân lực VNCH, nhất là về tình đồng ngũ đồng đội. Chọn từ anh hùng ghép với từ bạt mạng để đặt tên cho cuốn sách thật đúng với những nhân vật được nêu ra trong đó, phải chăng vì bạt mạng mà anh hùng, hay là vì anh hùng nên mới bạt mạng.

Người đọc còn khám phá thêm bên cạnh những "anh hùng bạt mạng" cũng có các phần tử hèn hạ, tuy thiểu số nhưng lại là cấp chỉ huy cao cấp, cho nên quân đội VNCH bị tai tiếng thật phi lý.

* ĐÔNG PHƯƠNG THỜI BÁO và LẬP TRƯỜNG

Ký giả Hoàng Phúc:

ANH HÙNG BẠT MẠNG tác phẩm đầu tay, là cốt chuyện của chàng Đại đội trưởng BĐQ Trần Thy Vân đánh nhau bạt mạng với quân đội Cộng Sản Bắc Việt xâm lăng miền Nam. Trong thời gian giữa lúc xáp trận tơi bời và nghỉ ngơi dưỡng quân, nhiều chuyện đã xảy ra, có khác nào trong quyển "Chiến Tranh và Hòa Bình" của đại văn hào Leo Tolstoi.

Trần Thy Vân, khuôn mặt quen thuộc của cộng đồng Nam California hằng chục năm nay, là cựu Trung úy BĐQ đã hiến một phần thân thể trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam. 1983 vượt biên qua Mỹ trên chiếc xe lăn anh vẫn tiếp tục đấu tranh chống Cộng như lúc còn quân phục. Trần Thy Vân từng làm chủ nhiệm báo, viết văn.

Buổi ra mắt sách AHBM có đủ thành phần cộng đồng, văn giới, báo giới, cựu tù nhân chính trị, đảng phái, hội đoàn, các nhà hoạt động đấu tranh, con số đếm được 221 người dự, chỉ kém chút đỉnh so với buổi nói chuyện của Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã tổ chức tại đây ít lâu, nhưng hơn xa nhiều vụ ra mắt sách khác. Các diễn giả được mời lên phát biểu gồm có:

- Nhạc sĩ Nguyễn Hiền đề cập đến sử quan. Lịch sử thường bỏ quên các anh hùng nhỏ nbé như Trần Thy Vân và vô số Trần Thy Vân khác, chỉ nói đến tướng với tá, nên mới có câu "Nhất tướng công thành vạn cốt khô" hay lịch sử bị bóp méo, Quốc Sử Giám triều Nguyễn gọi triều đại Quang Trung Đại Đế là ngụy triều.

- Giáo sư Nguyễn sĩ Tế đề cập đến tiểu thuyết chiến tranh. Ông cho rằng Trần Thy Vân rời trường học, vào quân trường ra đánh giặc, kể chuyện giặc giã với tâm hồn trong sáng, nên vài nhân vật như cô Lý, cô Nhị không xung đột nhau. Tác giả hâm nóng chiến tranh, theo ông, với nhiệt độ vừa phải. Ông đã rung động nhẹ nhàng với tác phẩm AHBM. Ông tin tưởng kiểu viết như chương "Quán Hồng Cà Phê Máu, Máy Bay B?n L?m", Trần Thy Vân nếu tiến sâu vào lãnh vực của tiểu thuyết chiến tranh anh sẽ có thừa cơ hội thành công.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site