lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại. 

***

Thần Việt Điện_Thập Đại Thần Tướng Việt Nam
- thời cận đại -

Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam, Cẩn
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.

Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính 2011, 2013. (trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7

Quân Sử Việt Nam | quân đoàn IV quân khu IV

Quân Sử Việt Nam | sư đoàn 7 bộ binh quân lực việt nam cộng hòa

Sư đoàn 7 Bộ-Binh, Quân-Đoàn IV Quân Khu IV Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa 

7/ Thần tướng Trần-Văn-Hai (1929 - 1975)

Quân Sự Việt Nam | Chuẩn tướng trần văn hai

Thần tướng Trần-Văn-Hai

Chuẩn tướng Trần-Văn-Hai
Cuộc Đời Binh Nghiệp vô cùng gian nan

Tú Cơm
(Trích đăng)

Chuẩn tướng Trần Văn Hai sanh năm 1929 tại Cần Thơ.  Ông tốt nghiệp Khoá 7 Sĩ Quan Hiện Dịch, tình nguyện về binh chủng Nhảy Dù và phục vụ tại chiến trường miền Bắc cho tới khi đất nước chia đôi.

Sau khi trở về miền Nam, ông phục vụ tại nhiều đơn vị khác nhau tại miền Trung cho tới khi được gởi sang thụ huấn khóa Chỉ huy và Tham mưu Cao cấp tại Hoa Kỳ năm 1960.  Lúc đó ông mang cấp bậc đại uý.

Trở về nước, ông tình nguyện sang phục vụ tại binh chủng Biệt Động Quân vừa mới được thành lập và đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng trung tâm huấn luyện Dục Mỹ của binh chủng này.  Cho tới ngày nay, các cố vấn Hoa Kỳ vẫn còn dùng tên gọi Hai Highway khi nhắc tới ông bởi vì trong thời gian này, ông thường lái chiếc xe ủi đất để làm nền cho các cấu trúc sau này.  Sau khi trung tâm huấn luyện đã hoàn thành, ông là người đề xướng ra Khoa Huấn luyện Rừng Núi Sình Lầy, đào tạo biết bao cán bộ cho tất cả các đại đơn vị của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà.

Đến cuối năm 1963, ông được vinh thăng Thiếu tá và giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Dục Mỹ.  Cho tới năm 1965 thì được bổ nhiệm vào chức vụ Tỉnh Trưởng Kiêm Tiểu Khu Trưởng Phú Yên.  Trong thời gian tại chức, ông đã chỉ huy các lực lượng Quân Cán Chính trong tỉnh bẻ gẫy những cuộc tấn công của Việt Cộng xuất phát từ mật khu Vũng Rô của chúng.  Quân đội ta nhiều khi còn tổ chức những cuộc hành quân vào tận sào huyệt này.  Đầu năm 1966, phu nhơn của Thiếu tướng Vĩnh Lộc, Tư lệnh Quân Đoàn II và Quân khu 2 là nữ ca sĩ Minh Hiếu tới Phú Yên có việc riêng và lệnh của tướng Vĩnh Lộc là phải đón tiếp chu đáo.  Thiếu tá Hai lúc đó đã được thăng cấp Trung tá, quyết định dùng tiền riêng thuê xe dân sự đưa đón thay vì dùng công xa.  Vì chuyện này mà Trung tá Hai mất chức tỉnh trưởng với lý do 'không hoàn tất chu đáo nhiệm vụ'.  Ngày ông ra phi trường đi đáo nhậm đơn vị mới, quân dân cán chính ra tiễn đưa rất đông.  Không ít người đã nhỏ lệ.  Năm 1969, Đại tá Trần Văn Hai trở lại Phú Yên để xem xét việc thực thi một số kế hoạch trong Chiến dịch Phượng Hoàng, đã đem theo rất nhiều quà để tặng dân chúng.  Ông được quân dân tiếp đón như một người ruột thịt khiến cho một trong những người tháp tùng ông lúc đó là Trung tá Lê Xuân Nhuận, Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Đặc Biệt Khu 2 đã ngạc nhiên.  Và sau này có thuật lại trong cuốn hồi ký 'Cảnh Sát Hoá, Quốc Sách Yểu Tử Của Việt Nam Cộng Hoà' rằng chắc hẳn là trong thời gian làm tỉnh trưởng Phú Yên, tướng Hai đã đối xử với dân chúng tốt hết mực nên mới được quí trọng làm vậy.

Sau khi mất chức tỉnh trưởng Phú Yên, Trung tá Trần Văn Hai được bổ nhiệm vào chức vụ Chỉ huy Trưởng Biệt Động Quân.  Và trong biến cố Tết Mậu Thân, ông đã chứng tỏ tài chỉ huycủa mình.  Liên đoàn 5 Biệt Động Quân là đơn vị đã phản công tiêu diệt địch ngay trong những giờ giao tranh đầu tiên tại Thị Nghè - Hàng Xanh và sau đó, phụ trách mặt trận Chợ Lớn và Phú Thọ.  Ông đã nhiều lần có mặt ngay tại tuyến đầu, chỉ cách nơi giao tranh khoảng 50 thước đặng thị sát mặt trận, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân nhân các cấp.

Tháng 5 năm 1968, Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc Gia là Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan bị trọng thương tại mặt trận Thị Nghè. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ký đã sắc lệnh bổ nhiệm Đại tá Trần Văn Hai thay thế.  Cho tới nay, nhiều người vẫn còn ngộ nhận rằng bởi Thủ tướng Trần Văn Hương là một người trong thân tộc đề nghị nên Đại tá Hai mới có được chức vụ này.  Kỳ trung, cụ Trần Văn Hương quê quán Vĩnh Long trong khi Đại tá Hai quê quán Cần Thơ.  Hơn nữa, Thủ tướng Chánh Phủ lúc đó là Luật sư Nguyễn Văn Lộc.  Cụ Trần Văn Hương tới cuối năm đó mới làm thủ tướng.

Trong thời gian giữ chức Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, Đại tá Hai đã điều hợp tất cả các đơn vị một cách rất xuất sắc trong chiến dịch Phượng Hoàng khiến cho các hạ tầng cơ sở của Việt Cộng bị thiệt hại nặng nề và tê liệt.  Tuy vậy, giới truyền thông Tây phương đã xuyên tạc nhiều về chiến dịch này gây nhiều bất lợi cho Việt Nam Cộng Hoà.  Quí bạn đọc nào muốn biết thêm về chiến dịch Phượng Hoàng, xin tìm đọc cuốn 'Vietnam: the Conflict and Controversy' của Paul Elliot xuất bản tại Luân Đôn năm 1996 hoặc cuốn 'The Team' của Ian McNeil do University of Queensland Press xuất bản năm 1984.

Tướng Trần Văn Hai tuẫn tiết đã đúng 30 năm và khi nhắc tới ông, chúng ta không quên những thiệt thòi mà ông đã cam chịu trong những ngày phục vụ đất nước. Tuy vậy, cũng phải công tâm mà nói, ông không phải là một cấp chỉ huy có tài dùng người.  Khi về chỉ huy ngành cảnh sát, ông có đem theo một số thuộc cấp mà ông một lòng tin tưởng.  Một số sĩ quan  khi sang làm việc với tướng Hai trong ngành cảnh sát, thấy không thích hợp trong vai trò mới đã xin trở về binh chủng Biệt Động Quân.  Cũng cần nói thêm ở đây là tuy giữ chức vụ cao cấp nhứt trong ngành cảnh sát, tướng Hai vẫn thường xuyên ghé thăm các thuộc cấp cũ, một điều mà những ai ở vào vị trí của ông rất ít khi làm.

Năm 1970, tướng Hai rời ngành cảnh sát với cấp bậc Chuẩn tướng để giữ chức vụ Tư lệnh Biệt khu 44.  Năm 1971, ông trở về binh chủng Biệt Động Quân để một lần nữa giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng nhưng chỉ được một năm thì Việt Cộng và Cộng Sản Bắc Việt tung ra chiến dịch Xuân - Hè 1972 mà người Mỹ gọi là The Easter Offensive và chúng ta thường gọi là Muà Hè Đỏ Lửa với ba mặt trận chánh là Trị Thiên, Kontum và An Lộc. 

Tại mặt trận Kontum, địch tạm chiếm ưu thế trong những ngày đầu.  Bộ Tư lịnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh bị chúng tràn ngập,  Đại tá Tư lịnh Lê Đức Đạt bị mất tích.  Tại phía Bắc Kontum, Lữ đoàn 2 Nhảy Dù chịu trách nhiệm ngăn chặn Cộng quân tại Tân Cảnh.  Sau khi Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù rút khỏi Charlie (Cố Đại tá Nguyễn Đình Bảo hy sinh ngày 12 tháng 4 tại đây) thì áp lực địch nặng hơn, nên Liên đoàn 6 Biệt Động Quân từ vùng 3 được gởi ra tăng cường cho trận tuyến này.  Tại thị xã Kontum, Đại tá Lý Tòng Bá chỉ huy Sư đoàn 23 Bộ Binh cùng các lực lượng tại đây chống lại vòng vây của địch ngày càng xiết chặt.  Trong tình thế đó, Tư lịnh Phó Quân Đoàn I và Quân khu 1 là Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn được bổ nhiệm làm Tư lịnh Quân Đoàn II và Quân khu 2 thay thế Thiếu tướng Ngô Dzu.  Đồng thời Chuẩn tướng Trần Văn Hai được bổ nhiệm vào chức vụ Tư lịnh Phó Hành Quân của Quân đoàn. T ướng Hai đã đích thân có mặt tại chiến trường để chỉ huy 10 tiểu đoàn Biệt Động Quân tái chiếm đèo Chu Pao, khai thông Quốc lộ 14 lên tiếp tay cho các lực lượng bạn giải toả Kontum.  Chính trong thời gian này đã xảy ra mấy chuyện đáng tiếc.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7

Sự Tích Thập Đại Thần Tướng Việt Nam Thời Cận Đại:

1/ Thần tướng Trình Minh Thế (1922 - 1955)
2/ Thần tướng Trương Quang Ân và phu nhân 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 (1932 - 1968; 1931-1968)
3/ Thần tướng Nguyễn Viết Thanh 1, 2, 3 (1930 - 1971)
4/ Thần tướng Đỗ Cao Trí 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1971)
5/ Thần tướng Phạm Văn Phú 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1975)
6/ Thần tướng Lê Nguyên Vỹ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 (1933 - 1975)
7/ Thần tướng Trần Văn Hai 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 (1929 - 1975)
8/ Thần tướng Lê Văn Hưng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 (1933 - 1975)
9/ Thần tướng Nguyễn Khoa Nam 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 (1927 - 1975)
10/ Thần Tướng Hồ-ngọc-Cẩn

Thập Đại Thần Tướng Việt Nam @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed Feedjit Live Blog Stats

free counters
un compteur pour votre site