lịch sử việt nam
Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại.
***
Thần Việt Điện_Thập Đại Thần Tướng Việt Nam
- thời cận đại -
Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam, Cẩn
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.
Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính 2011, 2013. (trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11
Sư-Đoàn 5 Bộ-Binh, Quân-Đoàn III Quân Khu III Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa
6/ Thần tướng Lê Nguyên Vỹ (1933 - 1975)
Thần tướng Lê Nguyên Vỹ
...
Sự chiến đấu dũng cảm của ông gần như mọi người thuộc Sư Ðoàn đều biết vào mùa hè đỏ lửa năm 72 ở An Lộc. VC lùa 3 Sư Ðoàn (Công Trường số 5, 7 và 9, Trung Ðoàn Thiết Giáp T54 và các đơn vị trọng pháo 130 ly để bao vây và tấn công thành phố An Lộc, tỉnh Bình Long. Ðại Tá Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh Phó Sư Ðoàn cùng với Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Sư Ðoàn đã tích cực điều động các đơn vị phòng thủ đẩy lui nhiều đợt tấn công ác liệt kéo dài ròng rã gần 3 tháng trời. Ở vào cao điểm khốc liệt nhất, khi VC quyết định sử dụng toàn bộ lực lượng để dứt điểm chiến trường, chúng tung nhiều đợt pháo kích, sử dụng lực lượng xung kích chủ yếu, thiết giáp T54 và bộ binh kết hợp tiến thẳng vào trung tâm chỉ huy của Tướng Lê Văn Hưng. Vì bị thiệt hại nặng nề do đạn pháo, các đơn vị phòng thủ VNCH phải co cụm lại từng tụ điểm để chống trả. Khi thấy chiến xa và bộ binh địch xuất hiện từ xa, tất cả các loại súng cối của ta bắn ra xối xả, khiến bộ binh VC phải giật lùi lại phía sau, chỉ còn thiết giáp VC vẫn một hàng dọc, theo đường phố tiến vào nơi phòng thủ của Tướng Hưng. Vì lần đầu tiên người lính VNCH nhìn thấy chiến xa địch và phần vì không tin tưởng vào vũ khí chống chiến xa M72, hầu hết đều kinh hoàng và tìm nơi ẩn nấp. Ngay cả đến những người lính phòng thủ trước cửa hầm của Tướng Hưng cũng vậy, khi nhìn thấy chiến xa đã tới gần, tất cả đều nhảy ào xuống hầm. Ðại Tá Lê Nguyên Vỹ đã nhanh nhẹn chụp lấy một khẩu M72 của người lính đứng bên cạnh, ông bước lên miệng hầm. Trong khi ấy, Tướng Lê Văn Hưng đã cầm sẵn một trái lựu đạn nơi tay với ý định nếu VC tràn vào, ông tung ra, tất cả cùng chết. Chiếc chiến xa đi đầu đã đến gần, nhưng vì chúng chưa định ra được chiếc hầm nào là hầm của Tướng Hưng đang thủ, chúng quay ngang, quay dọc để tìm kiếm. Thừa lúc ấy, Ðại Tá Vỹ đã bắn ngay một quả đạn M72 vào hông xe làm chiếc xe bốc cháy. Binh sĩ lên tinh thần reo hò, và họ lần theo từng căn nhà, từng bờ tường để bắn những chiếc còn lại. Kết quả là gần 50 chiếc chiến xa địch bị bắn cháy ngay trên trận địa.
Tướng Lê Nguyên Vỹ được thăng cấp khoảng cuối năm 1974 (tôi không nhớ rõ). Ông đã phải đương đầu với một hoàn cảnh vô cùng khó khăn: vừa phải lo đối phó với áp lực của quân địch, và vừa lo chấn chỉnh nhân sự, củng cố đơn vị v.v...Ông làm việc không kể giờ giấc, ngày đêm, hết ở Bộ Tư Lệnh căn cứ tại Lai Khê, lại chạy tới các căn cứ của Trung Ðoàn, Tiểu Ðoàn để kiểm tra, đốc thúc đào hào, tu bổ hệ thống phòng thủ, đắp chướng ngại vật để cản chiến xa. Ông cũng lưu tâm đặc biệt việc rèn luyện tân binh, thường xuyên mở lớp huấn luyện và ôn tập cho các cán bộ và binh sĩ.
Ðặc biệt về công tác bài trừ tệ nạn tham nhũng, ông làm rất hăng say. Sau khi Tướng Trần Quốc Lịch bị điều tra và bắt giam ở quân lao, một số các cấp chỉ huy khác đã bị trừng phạt: Thiếu Tá Hồ Ngọc S., TÐT/TÐ3/9, Ðại Úy H., ÐÐT/ÐÐ5 Trinh Sát bị giáng cấp xuống trung sĩ và một số nữa tôi không còn nhớ rõ. Việc bài trừ tham nhũng, không ai nghi ngờ thiện chí của Tướng Vỹ, ông rất nhiệt tình. Ông chỉ có một tật xấu mà tôi ghi nhận được là tính nóng nảy. Một câu chuyện tôi nghe được khi ông làm việc tại trung tâm hành quân, phòng 3 BTL/SÐ. Hôm ấy, một binh sĩ bị quân cảnh bắt về trình diện ông về tội đánh lộn và cướp giật ngoài chợ Lai Khê. Câu chuyện tôi nghe được khi ông đang đứng nói với một sĩ quan khác trước cửa văn phòng: "Tôi chửi mắng cho một trận, mặt hắn cứ trơ trơ ra, không tỏ vẻ ăn năn hối hận gì. Thình lình tôi quay cây gậy đập tới tấp, cu cậu không biết đường mà đỡ, bị một trận nên thân!". Những việc như vậy, ông thường làm, nhưng lại chưa nghe ai nói ông cạo đầu nhốt chuồng cọp binh sĩ.
Trong một buổi lễ khai giảng khóa huấn luyện tân binh, đứng trước cả ngàn người vừa tân binh lẫn cán bộ và lính cơ hữu của trung tâm huấn luyện ở Lái Thiêu, ông công kích kịch liệt trong gần một tiếng đồng hồ về tệ nạn tham nhũng. Ông nói rất nhiều, nhưng chỉ có một câu tôi nhớ hoài, không bao giờ quên: "Chúng nó đã móc ngầm với nhau rất chặt chẽ, mình phải gỡ ra từ từ mới được".
Trong một phiên họp ở BTL/SÐ, ông gọi những người được gởi gấm nhiều năm, hết đời Tư Lệnh này tới đời Tư Lệnh khác, sống lưu cựu tại trung tâm huấn luyện Sư Ðoàn là những con heo. Ông nói: "Chúng nó ăn no béo mập như những con heo". Ông muốn "bứng" đám người này đi mà cũng không làm được, Có lẽ vì họ có những cái "gốc" lớn mà rễ của nó đã mọc tới Sài Gòn. Sức lực của ông cũng có hạn, đôi vai ông cũng nhỏ bé như vai mọi người, không lớn rộng như vai Từ Hải! Tuy nhiên tôi ghi nhận, trong thời gian ông làm Tư Lệnh, tệ nạn tham nhũng, nếu không muốn nói đã bị chận đứng thì cũng phải giảm đi rất nhiều; không còn cảnh ăn chơi phè phỡn trong khi người khác cặm cụi làm việc.
Nhìn chung, từ ngày Tướng Vỹ về Sư Ðoàn, ông đã cải tổ, xây dựng được nhiều vấn đề. Ông đã mang lại niềm tin tưởng cho mọi người .
Việt Cộng càng ngày càng di chuyển người, vũ khí, lương thực về gần Sài Gòn hơn. Áp lực quân sự ngày càng gia tăng. Việc tiếp tế bằng phi cơ cho An Lộc và Chơn Thành quá tốn kém mà chỉ để bảo vệ những đống gạch vụn tại thành phố An Lộc và những vùng đất hoang vu, không người ở. Dân cư tại các làng mạc, đồn điền đều đã di tản để tránh bom đạn hồi năm 1972, một số chạy ngược lên Lộc Ninh, số còn lại chạy về Sài Gòn. Vào khoảng cuối năm 1974, các lực lượng phòng thủ An Lộc và Chơn Thành được lệnh triệt thoái. Một việc làm Tướng Vỹ buồn lòng không ít khi một Tiểu Ðoàn của Trung Ðoàn 8 ở Chơn Thành rút lui, ông chỉ thị phải ưu tiên chở hỏa tiễn Tow về trên chuyến phi cơ đầu tiên để ông tái phối trí nơi khác (Tow là một loại hỏa tiễn chống chiến xa rất hiệu nghiệm và rất đắt tiền). Ông đích thân ra sân bay đón chờ. Khi chuyến bay đầu tiên hạ cánh, hàng bốc xuống hết, ông không thấy hỏa tiễn Tow đâu cả, mà chỉ toàn là hàng câu lạc bộ như bia, nước ngọt, cà phê, sữa, v.v...Thế rồi ông nổi cơn thịnh nộ, rồi đích thân lái xe jeep ủi sập hết đống hàng này.
Tình hình quân sự ngày càng nghiêm trọng, tỉnh lỵ Phước Long bị VC tràn ngập vào ngày 3/1/75, nhưng QLVNCH không có nỗ lực nào để tái chiếm. Những người chỉ huy quân sự nói chung và của SÐ5BB nói riêng đã bắt đầu lo ngại, nhưng tất cả đều đồng ý rằng, trong chiến tranh, hôm nay mất ngày mai chiếm lại là việc thông thường, không có gì lo âu quá đáng.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11
Sự Tích Thập Đại Thần Tướng Việt Nam Thời Cận Đại:
1/ Thần tướng Trình Minh Thế (1922 - 1955)
2/ Thần tướng Trương Quang Ân và phu nhân 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 (1932 - 1968; 1931-1968)
3/ Thần tướng Nguyễn Viết Thanh 1, 2, 3 (1930 - 1971)
4/ Thần tướng Đỗ Cao Trí 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1971)
5/ Thần tướng Phạm Văn Phú 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1975)
6/ Thần tướng Lê Nguyên Vỹ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 (1933 - 1975)
7/ Thần tướng Trần Văn Hai 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 (1929 - 1975)
8/ Thần tướng Lê Văn Hưng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 (1933 - 1975)
9/ Thần tướng Nguyễn Khoa Nam 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 (1927 - 1975)
10/ Thần Tướng Hồ-ngọc-Cẩn
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử