lịch sử việt nam
Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại.
***
Thần Việt Điện_Thập Đại Thần Tướng Việt Nam
- thời cận đại -
Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam, Cẩn
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.
Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính 2011, 2013. (trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32
Quân-Đoàn IV Quân Khu IV Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa
8/ Thần tướng Lê Văn Hưng (1933 - 1975)
Thần tướng Lê Văn Hưng
AN LỘC ANH DŨNG
Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng
...
Quân trú phòng tuy phải bị một phen xấc bấc xang bang, nhưng sau trận này, sau khi chịu đựng nổi cuộc tấn công quyết định mà CSBV dồn toàn lực vào quyết dứt điểm An Lộc, họ đã thoát được những giờ phút nguy hiểm nhất.
Tuy nhiên, mối đe dọa vẫn còn, vẫn thường trực chờ ở bên mình. Bên nào cũng ngất ngư.
Gần 40 ngày đã trôi qua. Lực lượng tấn công dù có chuẩn bị kỹ càng dến đâu, cũng khó lòng tích trữ một số lương thực và đạn dược cho một trận chiến quá lâu dài với một cường độ khốc liệt như vậy. Bom đạn hàng ngày tàn phá các vị trí tiếp liệu, đánh phá các đường tiếp tế. Vũ khí đạn dược mỗi ngày một hao mòn. Trên 50 chiến xa bị bắn cháy. Binh sĩ lớp chết, lớp bị thương phải lo di tản... Bao nhiêu sự khó khăn dồn dập trong lúc hậu phương lại quá xa. Một ngày qua là gánh nặng càng thêm chồng chất.
Hàng ngày quân CSBV phải chia nhau đi lượm Dù tiếp tế do phi cơ thả lạc ra ngoài.
Quân trú phòng cũng chẳng hơn gì. Hàng trăm thương binh không được di tản từ 40 ngày qua. Họ nằm dài dài chung quanh các phi trường để mỏi mòn chờ đợi trực thăng. Nhưng sân bay nào cũng là mục tiêu chọn sẵn của pháo binh địch. Vừa thấy bóng dáng trực thăng thấp thoáng ở đâu là pháo được câu ngay đến đó.
Tuy vậy, thỉnh thoảng một vài phi công trẻ tuổi gan lỳ cũng đáp xuống được, chuyển vào thêm một số binh sĩ.
Biết bao thảm cảnh xẩy ra bên này cũng như bên kia chiến tuyến. Vấn đề còn lại, ai chịu đựng giỏi, ai còn tinh thần chiến đấu, bên đó sẽ thắng. Bao ngày không được tắm rửa? Nước không đủ để uống lấy gì mà tắm giặt? Lò mò ra suối tìm nước là một việc làm mạo hiểm, vì không biết nó pháo lúc nào. Cơm sấy chỉ đủ ăn cầm hơi. Dù tiếp tế 10 cái, rơi ra ngoài hết 8. Suốt mấy tháng trời ăn ngủ dưới hầm, giấc ngủ chập chờn, ám ảnh. Xác chết ngổn ngang, thương binh oằn oại trước mắt.
Nếu không phải là sống trong một tập thể chặt chẽ, nếu không tin tưởng vào một cái gì đó tốt đẹp hơn, chắc chắn khó có ai chịu đựng nổi mấy tháng trời liên tục như thế.
TƯỚNG MINH ĐỔI CHIẾN THUẬT
Càng nóng lòng tiến đến An Lộc, đoàn quân giải tỏa càng bị thiệt hại. Tướng Tư Lệnh mặt trận Nguyễn văn Minh đành thay đổi chiến thuật: đặt trọng tâm vào việc càn quét những đơn vị chung quanh An Lộc và dọc theo quốc lộ 13 trước đã, để dọn đường cho Bộ Binh tiến vào An Lộc.
Toàn bộ sư đoàn 21 và các lực lượng tăng phái gồm trung đoàn 9, Biệt Động Quân Biên Phòng, Thiết giáp, Nhẩy Dù quyết thâu ngắn khoảng cách.
Pháo đài bay B.52, phản lực cơ, khu trục cơ oanh tạc dữ dội dọn đường. Quân giải tỏa ào ạt tiến lên, vượt suối Tầu Ô, qua Tân Khai, Xa Cát, Xa Trạch. Đến trưa 16-5, đoàn quân này chỉ còn cách An Lộc có 3 cây số thì bị khựng lại.
Các đơn vị của ta thi đua nhau tiến vào An Lộc. Tuy nhiên, cộng quân ẩn nấp trong đồn điền cao su Xa Cam, cửa ngõ tử thần đi vào An Lộc, với một địa thế vô cùng hiểm trở, sẵn sàng chặn đứng mọi cuộc tiến quân xuyên qua yết hầu này.
Theo sự tiết lộ của các giới chức quân sự Quân Khu III, trung ương đảng CSBV đã chỉ thị các đơn vị CS tham chiến tại Bình Long phải cố gắng kéo dài trận chiến thêm 3 tháng nữa để phù hợp với tình hình và đem lại lợi thế cho họ trong một giải pháp chính trị trong tương lai.
Trong tình thế, quân lực VNCH tại mặt trận An Lộc dần dần chuyển thủ ra công, chuyển từ thế hạ phong sang thượng phong, để rồi giải tỏa được vòng vây lửa của 4 sư đoàn CSBV.
Tướng Nguyễn văn Minh, khi tiếp xúc với báo chí tại Lai Khê ngày 31-5 đã mô tả trận chiến này là trận đánh khó khăn nhất và dài nhất trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Ông thừa nhận, CSBV đã đạt được lợi thế ngay từ đầu với quân số gấp 4 lần, và quân VNCH đã phải chấp nhận khá nhiều tổn thất. Tuy nhiên sau 54 ngày giao tranh, cộng quân đã thiệt hại ít nhất là 30 ngàn quân trong tổng số 4 sư đoàn của chúng. Mưu đồ của CSBV mong tiến đánh thủ đô Sàigon đã hoàn toàn bị chặn đứng tại An Lộc. Điều ước muốn nhất của ông là sớm thoát khỏi cảnh tù túng, không khác một địa ngục trần gian.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32
Sự Tích Thập Đại Thần Tướng Việt Nam Thời Cận Đại:
1/ Thần tướng Trình Minh Thế (1922 - 1955)
2/ Thần tướng Trương Quang Ân và phu nhân 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 (1932 - 1968; 1931-1968)
3/ Thần tướng Nguyễn Viết Thanh 1, 2, 3 (1930 - 1971)
4/ Thần tướng Đỗ Cao Trí 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1971)
5/ Thần tướng Phạm Văn Phú 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1975)
6/ Thần tướng Lê Nguyên Vỹ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 (1933 - 1975)
7/ Thần tướng Trần Văn Hai 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 (1929 - 1975)
8/ Thần tướng Lê Văn Hưng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 (1933 - 1975)
9/ Thần tướng Nguyễn Khoa Nam 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 (1927 - 1975)
10/ Thần Tướng Hồ-ngọc-Cẩn
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử