lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại. 

***

Thần Việt Điện_Thập Đại Thần Tướng Việt Nam
- thời cận đại -

Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam, Cẩn
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.

Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính 2011, 2013. (trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29

Quân Sử Việt Nam | quân đoàn IV quân khu IV

Quân-Đoàn IV Quân Khu IV Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa 

9/ Thần tướng Nguyễn-Khoa-Nam (1927 - 1975)

danh nhân quân sự lịch sử Việt Nam | Thiếu tướng nguyễn khoa nam

Thần tướng Nguyễn-Khoa-Nam

Kỷ Niệm Về Nguyễn Khoa Nam

Vĩnh Bội

Tôi đặt bút xuống mặt bàn, nhìn một vòng quanh Thư Viện Quốc Gia Paris. Nhiều mái đầu tóc điểm hoa râm hay bạc trắng như tôi - đến đây để tìm lại những cội nguồn - đang chăm chú dán mắt vào những chồng sách cũ kỹ, úa vàng màu thời gian.

Ừ nhỉ! Cũng vào một buổi trưa hè oi bức như hôm nay! Tôi thở dài... nhớ về bao nhiêu kỷ niệm thuở niên thiếu. Thời gian qua như bóng mây, thoáng chốc mà đã gần 50 năm trôi qua. Giờ đây, bằng hữu trong nhóm chúng tôi đứa còn đứa mất, mỗi đứa mỗi nơi, chỉ còn lại mình tôi trơ trọi, lạc lõng giữa kinh thành xa lạ này.

Nhớ lại ngày Tổng Khởi Nghĩa mùa Đông năm 1946! Huế đã đổi khác nhiều quá. Một sự im lặng nặng nề đến ngạt thở, bao trùm cả hè phố, thỉnh thoảng chỉ bị lay động bằng những hồi còi của đoàn lính lê dương đi tuần. Chúng tôi, phần đông thuộc ba lớp đệ nhất trường Khải Định, cùng với các bậc đàn anh như Cao Văn Khánh (sau này mệnh danh là con hùm xám Pleiku), Đoàn Huyên (sau trở thành thượng tướng Việt Cộng), đã lên đường theo tiếng gọi của đất nước trong thời binh lửa. Là những thanh niên yêu nước sinh vào thời chiến, chúng tôi hăng hái bước nhịp nhàng theo điệu Tiến Quân Ca ra biên khu chiến đấu chống Pháp, không muốn ngậm ngùi quay nhìn lại để thấy:

"Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng"
(Chính Hữu)

Những ý nghĩ vẩn vơ dẫn đưa tôi về với Nguyễn Khoa Nam. Chúng tôi trở lại mái trường xưa vào đầu mùa Hè năm 1950 sau bốn năm xa cách. Tình cờ vì một sự dồn lớp sao đó, tôi và Nam đã chọn được ngồi hàng ghế cuối, để dễ bề nói chuyện thỏa thích mà không ai chú ý.

-Bội ơi, tau muốn làm báo, mi có chịu không?

Tôi trả lời câu hỏi bất chợt của Nam:

-Tau có viết báo khi mô mà nói!

Tôi vẫn hình dung rõ ràng trong trí, dáng người mảnh khảnh, nho nhã có nụ cười hiền hòa, gương mặt xương xương, nước da trắng, môi hồng như con gái, đôi mắt trong sáng, nhưng không kém phần ranh mãnh ấy.

-Tau muốn lấy tên tờ báo là "Mấy Anh Mấy Chị."

Tôi lại càng ngạc nhiên hơn, đưa mắt nhìn Nam như thầm hỏi, thì anh phá lên cười:

-Mi biết không, buổi sáng đi học qua chùa Ba La, khi mô tau cũng thấy một mụ ăn mày, ngả nón xin tiền. Mụ ấy nói: "Thưa mấy anh mấy chị!" Mụ nói rát cổ nhưng chẳng ai cho đồng xu teng nào.

Rồi Hè trôi qua, tôi rời Huế, không biết tờ báo "Mấy Anh Mấy Chị" có thành hình không, duy chỉ biết sau đó, mình về đây để lại dự khán nhiều lớp thanh niên khác ra các chiến trường khốc liệt như Hòa Bình, Na Sản, rồi Điện Biên Phủ.

Mười năm trôi qua, tôi trở về Việt Nam vào năm 1960. Mặc dầu bận rộn trong công việc kỹ thuật, nhưng thỉnh thoảng tôi cũng được nghe nói đến Nguyễn Khoa Nam. Anh đã hoàn toàn đổi khác, và nay trở thành một vị chỉ huy quân đội lừng danh...

Tôi mở cuốn "Vietnam qu'as tu fais de tes fils?" (Việt Nam, anh đã làm gì các con anh?) do Pierre Darcourt, phóng viên kiêm sử gia Pháp, kể lại cuộc phỏng vấn Tướng Nam như sau:

"Tướng Nam siết mạnh tay tôi khi ông tiếp tôi tại văn phòng Tư Lệnh. Vị Tư Lệnh Quân Đoàn IV, người chiến sĩ Dù, 48 tuổi, màu da sạm nắng, có vóc dáng rắn chắc. Ông được huấn luyện cực khổ trong trường nhảy dù của Pháp, rồi sau này được Mỹ huấn luyện về hành quân trực thăng vận." Pierre Darcourt viết tiếp: "Điều đầu tiên làm cho ta chú ý đến ông là vẻ mặt của một chiến sĩ cao quý.

-Tướng Nam, tôi đến để tìm hiểu tình hình quân sự.

-Tôi xin nói về tình hình của Quân Khu IV. Những đơn vị địa phương quân và nghĩa quân được cắt giữ gìn lãnh thổ; do đó tôi còn đầy đủ 3 sư đoàn chính quy để hành quân và đánh mạnh vào những đơn vị Cộng Sản xâm nhập từ Cao Miên. Ngày hôm qua và hôm nay, chúng tôi chạm nặng với một trung đoàn của Công Trường 5 Bắc Việt. Chúng tôi cũng tịch thu được trên 100 vũ khí đủ loại, kể cả đại bác không giật, súng cối, súng phóng hỏa tiễn và luôn cả đại liên phòng không nữa.

-Ông làm thế nào để giải thích được sự sụp đổ ở miền Trung?

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29

Sự Tích Thập Đại Thần Tướng Việt Nam Thời Cận Đại:

1/ Thần tướng Trình Minh Thế (1922 - 1955)
2/ Thần tướng Trương Quang Ân và phu nhân 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 (1932 - 1968; 1931-1968)
3/ Thần tướng Nguyễn Viết Thanh 1, 2, 3 (1930 - 1971)
4/ Thần tướng Đỗ Cao Trí 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1971)
5/ Thần tướng Phạm Văn Phú 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1975)
6/ Thần tướng Lê Nguyên Vỹ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 (1933 - 1975)
7/ Thần tướng Trần Văn Hai 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 (1929 - 1975)
8/ Thần tướng Lê Văn Hưng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 (1933 - 1975)
9/ Thần tướng Nguyễn Khoa Nam 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 (1927 - 1975)
10/ Thần Tướng Hồ-ngọc-Cẩn

Thập Đại Thần Tướng Việt Nam @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed Feedjit Live Blog Stats

free counters
un compteur pour votre site