lịch sử việt nam
Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại.
***
Thần Việt Điện_Thập Đại Thần Tướng Việt Nam
- thời cận đại -
Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam, Cẩn
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.
Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính 2011, 2013. (trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)
Quân-Đoàn III Quân Khu III Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa
4/ Thần tướng Đỗ Cao Trí (1929 - 1971)
Thần tướng Đỗ Cao Trí
Tướng Đỗ Cao Trí
Dưới Cái Nhìn Của Người Ngoại Quốc
Cuộc chiến đấu gian khổ chống lại làn sóng xâm lăng của đại khối cộng sản quốc tế của quân dân Việt Nam Cộng Hòa, trong đó quân lực Việt Nam Cộng Hòa làm nỗ lực chính thường không được báo chí ngoại quốc coi như là biểu tượng của chính nghĩa. Báo chí Pháp thì vẫn cay cú vì cú đá "Điện Biên Phủ" của người Mỹ, hất cẳng đám con cháu của ông già mũi lõ De Gaulle ra khỏi Đông Dương, đâm ra giận lây đất nước non trẻ Việt Nam Cộng Hòa, cho nên thường lái ngọn bút hướng dẫn sai dư luận quần chúng, coi thường tư thế quốc tế và ý nghĩa chiến đấu của miền Nam. Báo chí Pháp không nói làm gì, đến báo chí Mỹ "phe ta" mà cũng kiếm chuyện bôi nhọ quân lực VNCH mới là chuyện ly kỳ. Có nhiều kẻ đoán già đoán non cho rằng có lẽ lũ chúng nó ngậm miệng ăn tiền của Việt cộng và mấy "ông thày " vĩ đại như Liên Xô, Trung cộng đến bạc tỉ nên chúng nó cứ chửi bới ba họ nhà miền Nam, bóp méo sự thật làm cho dân chúng Hoa Kỳ hoảng kinh hồn vía dậy lên những làn sóng phản chiến ồn ào vui vẻ đếch chịu nổi.
Tuy nhiên không phải lúc nào quân lực VNCH cũng chiến đấu trong cô đơn thầm lặng và trong nỗi đắng cay cơ cực không ai biết đến. Cũng vẫn còn những cái đầu sáng suốt và tỉnh táo, những lương tâm trong sáng và những tấm lòng trân trọng với Việt Nam Cộng Hòa. Thí dụ như nhóm của đại tài tử Charlton Heston, ông từng thủ diễn trong nhiều bộ phim vĩ đại như Ben Hur, Mười Điều Luật Chúa, Con Thuyền Noé,v.v...Charlton Heston đã cất công sản xuất một cuốn phim tài liệu bênh vực quân lực VNCH và đích thân Charlton Heston đứng thuyết trình để tăng thêm liều lượng thuyết phục quảng đại quần chúng. Công việc hoàn toàn vô vị lợi và không thu vô được một xu nhỏ nào, vì VNCH nghèo lắm không có tiền lo lót. Charlton Heston chỉ thấy "ngứa mắt" vì thiên hạ bất công với VNCH cho nên ông nổi máu người hùng miền viễn Tây lên bênh vực kẻ cô thế. Một khuôn mặt khác từ giới báo chí Mỹ, ông David Fulghum, cựu sĩ quan hải quân Mỹ, tốt nghiệp ngành "Lịch Sử Quân Sự và Ngoại Giao" tại đại học danh tiếng Georgetown, làm việc cho tổ chức U.S. News & World Report Book Division; và ông Terrence Mailand viết cho báo Newsweek và Boston Globe. Hai ông này có một bài viết chung trong quyển "South Vietnam On Trial" (Miền Nam Trên Đà Thử Nghiệm), nhận định "sơ khởi" về tình hình khan hiếm chỉ huy chiến trường cấp sư đoàn và cấp quân đoàn trong cuối thập niên 60. Hai ông đã đưa ra hai khuôn mặt tiêu biểu và kiệt xuất nhất của quân lực VNCH trong thời điểm đó là Đại Tướng Đỗ Cao Trí, Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh mà chúng tôi xin được tóm lược nội dung bài viết như sau. Dĩ nhiên dưới cái nhìn của những người ngoại quốc dù là có thiện cảm rất nhiều nhưng có thể cũng có một số điểm phê bình đụng chạm một cách phiến diện đến tình hình chung của tướng lãnh thời ấy. Chưa chắc họ đã nhận đúng và chúng ta cứ tự an ủi là hết thảy tướng tá của ta đều số dzách, cho vui vẻ cả làng.
Theo hai me sừ như đã giới thiệu ở trên, hai ông cho rằng hễ một khi có tướng lãnh lừng lẫy thì sẽ có quân đội anh dũng, lịch sử giữ nước của Việt Nam đã chứng tỏ điều đó. Cho nên để chận đứng đà tiến công mạnh mẽ của Bắc quân, Nam quân cần có những tướng lãnh giỏi có thể thổi bùng lên niềm hùng khí chiến đấu của quân sĩ và tư cách của những vị ấy có thể thay thế được chỗ trống to tổ bố một khi quân Mỹ rút hết về nước. Nhưng theo một bản tường trình dài dằng dặc và đáng buồn của cơ quan MACV (Military Assistance Command in Vietnam), tức Bộ Tư Lệnh Yểm Trợ Quân Sự tại Việt Nam, về tình hình chỉ huy chiến trường trong cuối những năm 1960, thì hầu hết những tướng lãnh Việt Nam nằm trong bảng phong thần đều được cho điểm...rớt lạch bạch như những chiếc lá mùa thu. Đại khái MACV dám cả gan phê bình giới tướng lãnh là "hết sức thụ động", nào là "yếu kém", nào là "thầy chạy" (coward). Tuy vậy để bào chữa cho những yếu kém ấy, bản tường trình đã cho thêm một câu thòng là có thể những cái đó xuất phát từ thái độ thận trọng, không muốn bộc lộ tài năng chăng. Vì thực trạng miền Nam lúc đó bất cứ một tướng lãnh nào cùng với một đội quân thiện chiến và trung thành với ông ta cũng đều bị những cặp mắt nhòm ngó nghi kỵ từ cấp cao nhất. Kinh nghiệm của những cuộc đảo chánh năm 1960 và 1963 đã chứng minh điều đó, một xứ sở không cho phép bất cứ một ai trở thành người hùng dài lâu.
Rà tới rà lui mãi mới đề ra được hai khuôn mặt sáng giá nhất, có tài chỉ huy trên chiến trường nhưng không có tham vọng chính trị. Đó là Trung Tướng Đỗ Cao Trí, tư lệnh Quân Đoàn 3 kiêm Vùng 3 Chiến Thuật (năm 1972 tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu ký sắc lệnh chuyển những vùng chiến thuật thành quân khu) với các sư đoàn thuộc quyền là Sư Đoàn 5 Bộ Binh, SĐ18BB và SĐ25BB. Vị thứ hai là Thiếu Tướng Nguyễn Viết Thanh, tư lệnh Quân Đoàn 4 và Vùng 4 Chiến Thuật với các SĐ7BB, SĐ9BB và SĐ12BB. Cả hai vị tướng đều trẻ, tự tin và vô cùng năng động, chỉ mới nổi lên sau Tết Mậu Thân, chứng tỏ được là những vị tướng có thực tài, có khả năng kích thích tinh thần chiến đấu quân sĩ và có tầm nhìn chiến lược...
Cũng trong thời điểm ấy Trung Tướng Đỗ Cao Trí mới vừa nhiệm chức đã hăng hái bắt tay ngay vào việc chỉnh đốn những sư đoàn nghiêng ngả và rách nát của ông, mà theo lượng giá của các cố vấn quân sự Mỹ thì SĐ5BB là "sư đoàn bết bát nhất chưa từng thấy", còn SĐ25BB thì là "sư đoàn dở nhất trong tất cả các sư đoàn", trong khi SĐ18BB cũng không khá hơn và đã được cải đổi từ sư đoàn "bù mười nút", tức SĐ10BB ra thành sư đoàn "hên chín nút", tức SĐ18BB cho mãi đến ngày nay. Công việc của Tướng Trí hết sức vất vả, nhưng chẳng mấy chốc phần thưởng xứng đáng đã hiện ra rõ nét. Trong cuộc tấn công của Quân Đoàn 3 vào đất Kampuchea, SĐ5BB đã không phụ lòng trông cậy của ông và đã đánh những trận để đời. Sau này Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng cũng đã cùng với SĐ5BB tử thủ anh dũng ở An Lộc, viết nên trang sử hào hùng trong chương sử hoàng tráng của Việt Nam Cộng Hòa. SĐ18BB trong những giờ phút hấp lối của VNCH đã vượt trội lên thành sư đoàn thiện chiến nhất của QLVNCH dưới quyền của Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo đã làm cho Văn Tiến Dũng, vị tướng "hay không bằng hên", phải ngừng ngay tiếng hót và ngậm bồ hòn ngay tại ngưỡng cửa Sàigòn. Việt Cộng đã cay đắng quá đối và đã hèn hạ trả thù vị tướng anh dũng ấy sau năm 75 bằng cách giam ông hơn 20 năm và có lẽ ông là vị tướng ra về chót hết trong số những vị tướng VNCH. SĐ25BB của Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá trấn thủ vững vàng ở mặt Tây Bắc Sàigòn và chỉ chịu rã ngũ vào những giờ phút cuối cùng nhất của cuộc chiến. Riêng viên tướng trẻ từng nổi danh thế giới trong mùa hè binh lửa 72 ở mặt trận Kontum, chỉ với một mảnh rách nát của SĐ23BB đã chuyển bại thành thắng, góp phần tống tiễn tướng "hên" trong trận Điện Biên Phủ Võ Nguyên Giáp cay đắng lui về vườn đuổi gà, nằm gậm nhấm nỗi buồn bại tướng.
Sự Tích Thập Đại Thần Tướng Việt Nam Thời Cận Đại:
1/ Thần tướng Trình Minh Thế (1922 - 1955)
2/ Thần tướng Trương Quang Ân và phu nhân 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 (1932 - 1968; 1931-1968)
3/ Thần tướng Nguyễn Viết Thanh 1, 2, 3 (1930 - 1971)
4/ Thần tướng Đỗ Cao Trí 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1971)
5/ Thần tướng Phạm Văn Phú 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1975)
6/ Thần tướng Lê Nguyên Vỹ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 (1933 - 1975)
7/ Thần tướng Trần Văn Hai 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 (1929 - 1975)
8/ Thần tướng Lê Văn Hưng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 (1933 - 1975)
9/ Thần tướng Nguyễn Khoa Nam 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 (1927 - 1975)
10/ Thần Tướng Hồ-ngọc-Cẩn
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử