lịch sử việt nam
Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại.
***
Thần Việt Điện_Thập Đại Thần Tướng Việt Nam
- thời cận đại -
Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam, Cẩn
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.
Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính 2011, 2013. (trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29
Quân-Đoàn IV Quân Khu IV Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa
9/ Thần tướng Nguyễn-Khoa-Nam (1927 - 1975)
Thần tướng Nguyễn-Khoa-Nam
Tiểu Sử Tướng NGUYỄN-KHOA-NAM
Tướng Nguyễn Khoa Nam sinh tại Đà Nẵng ngày 23 tháng 9 năm 1927, gốc Làng An Cựu Tây, Huyện Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên, xuất thân từ một gia đình văn học, tôn sùng đạo Phật.
Thân phụ ông là cụ Nguyễn Khoa Túc, Thanh Tra Học Chánh thời Pháp thuộc tại Đà Nẵng, hồi hưu năm 1941. Thân mẫu ông là cụ Công Tôn Nữ Mộc Cẩn, thuộc dòng Tuy Lý Vương. Trong nhiều khía cạnh, ông được thừa hưởng tất cả tinh anh của hai bên nội, ngoại.
Ông là con trai giữa trong gia đình có năm anh em, nhưng hai anh lớn mất sớm, đến năm 1975 chỉ còn lại ba chị em. Chị ông là bà Nguyễn Khoa Diệu Khâm, phục vụ trong ngành Y Tế tại Sài Gòn và đã hồi hưu. Em trai là ông Nguyễn Khoa Phước, phục vụ trong ngành Giáo Dục và cũng là cựu Nghị Sĩ dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Tướng Nguyễn Khoa Nam đậu bằng Thành Chung Pháp năm 1944 sau đó bằng Tú Tài I năm 1946. Ông tốt nghiệp Trường Hành Chánh Huế, làm việc tại Sở Ngân Sách Trung Việt cấp bậc Chủ Sự Phòng từ năm 1951.
Cũng như nhiều thanh niên cùng lứa tuổi, ông đã bị gọi động viên, gia nhập Khóa 3 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức vào tháng 4 năm 1953. Mãn khóa hồi tháng 10 năm 1953, ông đã gia nhập binh chủng Nhảy Dù với cấp bậc Thiếu Úy. Trong suốt thời gian từ tháng 12 năm 1953 cho đến ngày chia đôi đất nước vào tháng 7 năm 1954, trên cương vị một Trung Đội Trưởng thuộc Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù, Thiếu Úy Nam đã tham gia nhiều cuộc hành quân trên chiến trường Bắc Việt.
Vào mùa hè năm 1955, là Đại Đội Trưởng thuộc Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù, Trung Úy Nam đã tham gia chiến dịch hành quân tảo thanh lực lượng Bình Xuyên ra khỏi Thủ Đô Sài Gòn. Cuối năm 1955, ông được bổ nhiệm chức vụ Đại Đội Trưởng Đại Đội Kỹ Thuật Dù. Trong thời gian này ông được cử đi viếng thăm các trung tâm huấn luyện Nhảy Dù tại Pau (Pháp) và tại Nhật. Đầu năm 1961, ông được thăng cấp Đại Úy. Năm 1962, Đại Úy Nam được đề cử tham dự khóa học về Chiến Tranh Rừng Rậm tại Fort Braggs rồi năm sau, khóa Bộ Binh Cao Cấp tại Fort Benning, Hoa Kỳ.
Cuối năm 1965, ông được thăng cấp Thiếu Tá và giữ chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù. Tháng 2 năm 1966, đơn vị ông tham dự cuộc Hành Quân Liên Kết 66 tại Quảng Ngãi do Sư Đoàn 2 Bộ Binh tổ chức nhằm tấn công một đơn vị của Sư Đoàn 2 Bắc Việt và do chiến công này Thiếu Tá Nam được trao tặng Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương.
Sau đó, ông được vinh thăng Trung Tá và được đề cử giữ chức vụ Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù. Cuối năm 1967, chiến đoàn Dù do ông chỉ huy đã chiến thắng trận đánh đồi Ngok Van 1416 ở Kontum, tiêu diệt một trung đoàn chủ lực Bắc Việt. Ông được ân thưởng Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương và là sĩ quan thứ hai của Sư Đoàn Nhảy Dù, sau Trung Tướng Đỗ Cao Trí, được trao tặng huy chương cao quý này lúc còn mang cấp bậc trung tá.
Ông cũng được gắn huy chương Distinguished Service Medal của tổng thống Hoa Kỳ.
Đầu năm Mậu Thân 1968, các chiến đoàn Dù được nâng cấp thành các lữ đoàn. Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù được điều động về Sài Gòn tham gia trong trận Mậu Thân 1 và 2 ở ven đô Đô Thành Sài Gòn - Chợ Lớn và ông được vinh thăng Đại Tá trong thời gian này.
Đầu năm 1970, ông được đề cử giữ chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh kiêm Tư Lệnh Khu Chiến Thuật Tiền Giang. Giữa năm 1970, ông được vinh thăng Chuẩn Tướng Nhiệm Chức tại mặt trận, cho đến tháng 10 năm 1971 thì được vinh thăng Chuẩn Tướng Thực Thụ. Năm 1972, ông được vinh thăng Thiếu Tướng Nhiệm Chức và tháng 10 năm 1973 được lên Thiếu Tướng Thực Thụ.
Vào tháng 11 năm 1974, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV - Quân Khu 4. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam, với tư cách là Tư Lệnh Quân Đoàn IV - Quân Khu 4, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đã quyết định không đầu hàng địch và đã tuẫn tiết vào sáng ngày 1 tháng 5 để bảo toàn khí tiết một vị tướng lãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông tự sát khi mới 48 tuổi.
THẮP NÉN HƯƠNG TƯỞNG NIỆM
TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM
Đức độ tài năng đã rõ ràng
Báo đền nợ nước, NGUYỄN KHOA NAM
Núi sông bức tử vào tay giặc
Thà chết vinh danh, chẳng nhục hàng!
Ngô Minh Hằng
1975 - Mũ Đỏ Nguyễn Khoa Nam
Chiều chiều ra đứng ngã sau;
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29
Sự Tích Thập Đại Thần Tướng Việt Nam Thời Cận Đại:
1/ Thần tướng Trình Minh Thế (1922 - 1955)
2/ Thần tướng Trương Quang Ân và phu nhân 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 (1932 - 1968; 1931-1968)
3/ Thần tướng Nguyễn Viết Thanh 1, 2, 3 (1930 - 1971)
4/ Thần tướng Đỗ Cao Trí 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1971)
5/ Thần tướng Phạm Văn Phú 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1975)
6/ Thần tướng Lê Nguyên Vỹ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 (1933 - 1975)
7/ Thần tướng Trần Văn Hai 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 (1929 - 1975)
8/ Thần tướng Lê Văn Hưng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 (1933 - 1975)
9/ Thần tướng Nguyễn Khoa Nam 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 (1927 - 1975)
10/ Thần Tướng Hồ-ngọc-Cẩn
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử