lịch sử việt nam
Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại.
***
Thần Việt Điện_Thập Đại Thần Tướng Việt Nam
- thời cận đại -
Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam, Cẩn
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.
Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính 2011, 2013. (trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32
Quân-Đoàn IV Quân Khu IV Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa
8/ Thần tướng Lê Văn Hưng (1933 - 1975)
Thần tướng Lê Văn Hưng
AN LỘC ANH DŨNG
Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng
...
Thị Trấn An Lộc Mùa Hè Đỏ Lửa 1972
Tướng Nguyễn văn Minh, khi tiếp xúc với báo chí tại Lai Khê ngày 31-5 đã mô tả trận chiến này là trận đánh khó khăn nhất và dài nhất trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Ông thừa nhận, CSBV đã đạt được lợi thế ngay từ đầu với quân số gấp 4 lần, và quân VNCH đã phải chấp nhận khá nhiều tổn thất. Tuy nhiên sau 54 ngày giao tranh, cộng quân đã thiệt hại ít nhất là 30 ngàn quân trong tổng số 4 sư đoàn của chúng. Mưu đồ của CSBV mong tiến đánh thủ đo Sàigon đã hoàn toàn bị chặn đứng tại An Lộc. Điều ước muốn nhất của ông là sớm thoát khỏi cảnh tù túng, không khác một địa ngục trần gian.
Cũng vào ngày cuối tháng 5, Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu đã bay thị sát hai mặt trận Kontum và Thừa Thiên, hai mặt trận đều đang đắm chìm trong lửa đạn, đồng thời phát động chiến dịch 18 ngày thi đua diệt giặc mừng ngày Quân Lực 19-6. Chiến dịch đã thu đạt được kết quả mỹ mãn: giải tỏa Kontum, khắc phục quốc lộ 13, mở đường tiếp viện cho An Lộc, một tuần sau đó.
Chuẩn Tướng Hưng và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tại An Lộc 1972
( bên trái tướng Hưng là Đại tướng Cao Văn Viên ,Tổng Tư Lệnh QLVNCH )
Tướng Lê Văn Hưng dưới mắt một sử gia Mỹ
Dale Andrade (Trial By Fire) - Nguyễn Văn Tín dịch
Tướng Hưng xuất thân từ một gia đình khá giả có đầy đủ địa vị trong xã hội để trở thành chỉ huy trưởng trong Quân Lực Việt Nam, và ông ghét các quân nhân Mỹ thích lấn át và muốn buộc người khác phải đánh giặc theo lề lối của họ. Thái độ đố kỵ này ảnh hưởng tới mối giấy liên hệ giữa ông và các sĩ quan Mỹ từ đầu năm 1960, và khiến ông mang tiếng "bài Mỹ". Trước khi nắm Sư Ðoàn 5 năm 1971 theo sự tiến cử của một người bạn và người đỡ đầu, Tướng Minh, Tướng Hưng là một tỉnh trưởng của một tỉnh ở vùng Ðồng Bằng sông Cửu Long. Ông tới Quân Ðoàn 3 với tư cách một thành viên của một phe nhóm sĩ quan, mang tên "Băng Miền Tây", được đem từ Ðồng Bằng sông Cửu Long lên để phục dịch quanh Tướng Minh như những tay sai trung tín. Ông tầm vóc khá cao so với người Việt Nam khác, khoảng 5 feet 6. Kể ngay cả những ngày đen tối trước khi xảy ra cuộc vây hãm An Lộc, ông luôn quần áo tươm tất, huy hiệu bóng láng. Sau này ông trở về Quân Ðoàn 4 với chức Tư Lệnh Phó Quân Ðoàn. Khi Miền Nam thất thủ vào Mùa Xuân năm 1975, Tướng Lê Văn Hưng và vị chỉ huy của ông thà tự sát hơn là đầu hàng Cộng Sản.
Với tư cách là cố vấn trưởng sư đoàn, Ðại Tá William Miller hiểu biết Tướng Hưng hơn bất cứ người Mỹ nào. Nhưng chính ông Miller không hiểu được Tướng Hưng cách trọn vẹn. Khi ông mới tới Sư Ðoàn 5 vào Mùa Hè năm 1972, ông trình cho TRAC (Bộ Chỉ Huy Hỗ Trợ Vùng 3) là "Tướng Hưng phô bày những đức tính của một lãnh đạo kiệt xuất, xông xáo, ngăn nắp, và quyết liệt. Ông có vẻ hiểu biết rộng, đầy tự tin và mau chóng chiếm được lòng tin cậy của thuộc cấp." Hoặc là ông Miller không thật với cấp trên hoặc là ông đã phán đoán hết sức sai lầm. Ðến khi trận chiến tại Quân Ðoàn 3 gần kề thì sự nhận xét của ông về Tướng Hưng có phần sắc bén hơn. Một mặt thì Tư Lệnh của Sư Ðoàn cũng giống như những sĩ quan Việt Nam khác mà ông đã làm việc chung trong những nhiệm kỳ trước. Họ dùng cố vấn Mỹ để tiếp nhận được đạn dược và tiếp liệu chứa trong kho tiếp vận giàu có của Mỹ. Nhưng mặt khác, Tướng Hưng thì làm cao hơn các người khác. Tuy ông kính trọng ông Miller, nhưng ông không mấy khi hỏi ý kiến hay thông báo quyết định chiến thuật của mình. Tướng Hưng không hèn nhát. Nhưng cũng như các các sĩ quan cao cấp Việt Nam khác, ông không muốn phải lấy những quyết định khó khăn. Nếu được ông thà ngồi đợi và ngó chừng, hy vọng là tình trạng đen tối sẽ tự tan biến đi.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32
Sự Tích Thập Đại Thần Tướng Việt Nam Thời Cận Đại:
1/ Thần tướng Trình Minh Thế (1922 - 1955)
2/ Thần tướng Trương Quang Ân và phu nhân 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 (1932 - 1968; 1931-1968)
3/ Thần tướng Nguyễn Viết Thanh 1, 2, 3 (1930 - 1971)
4/ Thần tướng Đỗ Cao Trí 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1971)
5/ Thần tướng Phạm Văn Phú 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1975)
6/ Thần tướng Lê Nguyên Vỹ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 (1933 - 1975)
7/ Thần tướng Trần Văn Hai 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 (1929 - 1975)
8/ Thần tướng Lê Văn Hưng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 (1933 - 1975)
9/ Thần tướng Nguyễn Khoa Nam 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 (1927 - 1975)
10/ Thần Tướng Hồ-ngọc-Cẩn
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử