lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại. 

***

Thần Việt Điện_Thập Đại Thần Tướng Việt Nam
- thời cận đại -

Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam, Cẩn
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.

Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính 2011, 2013. (trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32

Quân Sử Việt Nam | quân đoàn IV quân khu IV

Quân-Đoàn IV Quân Khu IV Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa 

8/ Thần tướng Lê Văn Hưng (1933 - 1975)

Quân Sử Việt Nam | Thiếu tướng lê văn hưng

Thần tướng Lê Văn Hưng

...

Vừa lúc đó, cổng dinh mở toang, chiếc Falcon trườn vào. Tôi thở nhẹ nhõm. Gương mặt ông thoáng rạng rỡ khi thấy vợ con về đến dinh an toàn. Ông bước đến bên xe đón bà, trao đổi vài lời rồi lên xe trở lại Bộ Tư Lệnh.

16 giờ, Chuẩn Tướng rời Bộ Tư Lệnh và đây là lần hiện diện cuối cùng của ông tại bản doanh này. Xe chúng tôi vừa ra khỏi cổng chánh, ông ra hiệu dừng lại và bước xuống xe xem coi chuyện gì xảy ra phía trước. Bên kia đường, đối diện với vòng đai và cổng chánh Bộ Tư Lệnh có rất nhiều thanh niên, kẻ quần tây, người quần đùi ở trần đang nối đuôi thành hàng dài phóng chân rảo nhanh. Đây là những thanh niên vừa thoát từ Trại Tuyển Mộ Nhập Ngũ. Đến ngã tư nơi tiếp giao giữa Bộ Tư Lệnh với dinh Tư Lệnh Phó và dinh Tiểu Khu Trưởng Phong Dinh, ông ra hiệu dừng xe, bước xuống, đứng ngó bao quát. Lác đác vài xe gắn máy, xe thồ, xe đạp đang hối hả gò lưng. Cả một góc phố như thoi thóp, im lỉm.

Bỗng từ phía chân cầu Nhị Kiều xuất hiện một xe Jeep đang theo Đại Lộ Hòa Bình lao nhanh về phía chúng tôi. Chiếc Jeep dừng lại cạnh xe Chuẩn Tướng, người ngồi trên xe là Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường, Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh. Tướng Trường xuống xe trình Tư Lệnh Phó Quân Đoàn điều gì tôi không nghe được, nhưng với vẻ hấp tấp và gương mặt đầy lo âu, cộng với tình hình trước mặt, tôi đoán chắc Bộ Tư Lệnh của ông hiện đang tan rã. Chuẩn Tướng bảo Tướng Trường theo ông về dinh.

Tại phòng khách, hai vị ngồi yên trên ghế bành, ông bảo Tướng Trường cùng Trung Tá Thành, Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 9 Kỵ Binh đến đóng bản doanh tại dinh Tiểu Khu Trưởng. Chuẩn Tướng bảo Trung Tá Thành ra lệnh cho 2 Chi Đoàn Thiết Vận Xa M-113 đang ở vùng Quận Lỵ Bình Minh lập tức quay về Cần Thơ và cho người đến tận bến phà chuyển lệnh cho toán chuyển vận phải túc trực ưu tiên chở đoàn thiết vận xa vượt sông. Ra lệnh xong, ông đứng lên, vào phòng rửa mặt trong lúc Tướng Trường vội vã ra xe đến dinh Tiểu Khu Trưởng.

Tôi đứng cạnh bàn viết đặt sát cửa sổ phòng khách, trên bàn có hai máy điện thoại: một tự động và một qua tổng đài viên. Tối nay tôi tăng cường thêm một máy PRC 25 mở tần số của BTL/SĐ21 và Thiết Đoàn 9 để liên lạc, theo dõi. Hình như hệ thống truyền tin của Bộ Tư Lệnh đã ngưng hoạt động từ 17 giờ, vì tôi gọi không nghe có tiếng tổng đài viên trả lời. Còn máy tự động dường như bị cắt. Lúc này Thiếu Tá Trịnh Đức Phương, nguyên Chánh Văn Phòng, cũng từ dưới phòng anh bước lên đứng phía trái Chuẩn Tướng. Cả ba chúng tôi im lặng, hồi hộp nhìn vào phía màn hình TV vẫn sáng trong, im ỉm.

Phái đoàn hai bên rời BTL/QĐ đã gần hai tiếng đồng hồ và chính lúc này là giờ qui định phát thanh. Có tiếng nói vọng ra từ TV, tự xưng là phát ngôn viên của BTL/QĐ và đọc văn bản thông cáo “BTL đã đầu hàng. Các đơn vị phải buông trao vũ khí...” Bản văn vắn tắt nhưng thật rõ ràng, đầy đủ. Nghe đọc bản văn như vậy, tất cả chúng tôi đều chết điếng. Đây không phải là bản văn được hai bên thỏa thuận ký kết. Lập tức Chuẩn Tướng bảo tôi chuyền máy PRC 25 đến chỗ ông ngồi, đích thân ông cầm ống liên hợp gọi “Hổ Cáp” (danh hiệu Trung Tá Thành trong đặc lệnh truyền tin) bảo ông Thành dùng M113 lái đến dinh để đi cùng ông đến đài phát thanh. Nghe đến đó, tôi lùi một bước về phía cửa, ra hiệu cho Trung Sĩ Sao (cận vệ) chuẩn bị sẵn sàng để di chuyển. Tôi trở lại chỗ cũ vừa kịp nghe lời đáp của Trung Tá Thành vang lên trong loa khuếch đại. Lời lẽ vẫn lễ độ, nhưng rõ ràng đó là lời từ chối thi hành lệnh. Thật khó đoan chắc có lực lượng đáng kể nào của Cộng Quân đã có mặt ở thị xã hay Bộ Tư Lệnh chưa, nhưng với văn bản vừa phát ra, chắc chắn sẽ hung hiểm vô cùng nếu tự nhiên xuất hiện một chiến xa rầm rộ di chuyển trong đường phố lúc này. Tôi tin rằng Chuẩn Tướng hiểu rõ điều đó. Trong cảnh biến động này, tuy lòng có lo âu, sợ hãi, nhưng nhìn thấy đức tính gan dạ của ông, tôi khâm phục ông xiết bao! Sau bản thông điệp của Tổng Thống Minh, có ai biết được chắc chắn về số phận của những đơn vị trước đó đang trực tiếp giao tranh ác liệt với các đơn vị cộng quân rồi bỗng dưng họ phải buông súng trong cơn hận thù còn sôi sục của đối phương?

Đang miên man suy nghĩ, tôi giật mình khi điện thoại reo vang. Nhấc ống nghe lên, tôi vội chuyển liền cho Chuẩn Tướng khi nhận ra giọng của Thiếu Tướng Tư Lệnh. Ông trình bày là mọi việc đã giao cho Đại Tá Sáu, TMP/CTCT/QĐ đại diện cùng đi với phe Cộng Quân. Vì sao bản văn chung bị tráo và tình trạng Đại Tá Sáu ra sao chỉ duy nhất Đại Tá Sáu biết mà thôi. Tôi không nghe Chuẩn Tướng báo với Thiếu Tướng chuyện ông tính đến đài phát thanh mà không thành. Cuộc điện đàm giữa hai vị Tướng kết thúc. Lần đầu tiên tôi nhận ra vẻ tuyệt vọng trên khuôn mặt ông. Chỗ dựa cuối cùng đối với đơn vị và những đàn em thân tín mà ông từng chỉ huy giờ đã bật gốc. Ông đứng lên bảo tôi tập hợp toán lính gác để ông nói chuyện. Thượng Sĩ Trưởng Toán tiểu đội bảo vệ dinh Tư Lệnh Phó tập hợp quân thành hai hàng bên hông dinh. Ông cám ơn họ đã ở bên ông đến giờ phút cuối cùng và bảo anh em bây giờ ai muốn rời dinh cứ tùy ý... Bỗng có tiếng người lính gác trên cao báo động có xe Cộng Quân đến. Lập tức ông chạy vào trong nhà. Tôi hô toán cận vệ vào vị trí rồi xách máy PRC 25 theo ông lên lầu. Ông vào phòng ngủ rồi trở ra với khẩu XM 18 trên tay, chạy ra bao lơn, nằm xuống nhìn ra phía đường. Lúc này tôi mới nhận ra đường phố đang tối thui. Trong bóng đêm, hai vệt sáng rực phát ra từ hai đèn pha chiếc xe Jeep vừa rời cổng dinh Tiểu Khu, quét thẳng về phía chúng tôi. Nhưng khi ra đến ngã tư, ánh đèn lại rẽ trái theo Đại Lộ Hòa Bình hướng về BTL/QĐ. Họ không đến chỗ chúng tôi. Ông đứng lên, trở về phòng. Tôi dùng máy, thử gọi danh hiệu của Tướng Trường và Trung Tá Thành. Gọi ba, bốn lần vẫn không có tiếng đáp lại. Có vẻ như hệ thống máy đầu bên kia đã ngưng. Chắc chắn phải có biến cố bên dinh Tiểu Khu Trưởng, chỗ Tướng Trường và Trung Tá Thành đến đóng bản doanh hồi chiều. Dinh TKT và dinh TLP chỉ cách nhau 300 mét thôi, nếu có tiếng súng nổ, chúng tôi phải nghe được, nhưng sự kiện máy không còn mở túc trực chứng tỏ tình trạng Tướng Trường rất bi quan. Có thể ông và Trung Tá Thành đã bị bắt. Có lẽ Chuẩn Tướng thấy rằng thì giờ rất cấp bách, nên ông bước đến đẩy cửa vào phòng bà. Hai cháu bé đang đùa giỡn trên tấm nệm cao su đặt dưới nền gạch. Tôi trở xuống nhà dặn dò toán gác. Thật ra, tôi tìm họ cũng là để tự trấn an mình.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32

Sự Tích Thập Đại Thần Tướng Việt Nam Thời Cận Đại:

1/ Thần tướng Trình Minh Thế (1922 - 1955)
2/ Thần tướng Trương Quang Ân và phu nhân 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 (1932 - 1968; 1931-1968)
3/ Thần tướng Nguyễn Viết Thanh 1, 2, 3 (1930 - 1971)
4/ Thần tướng Đỗ Cao Trí 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1971)
5/ Thần tướng Phạm Văn Phú 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1975)
6/ Thần tướng Lê Nguyên Vỹ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 (1933 - 1975)
7/ Thần tướng Trần Văn Hai 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 (1929 - 1975)
8/ Thần tướng Lê Văn Hưng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 (1933 - 1975)
9/ Thần tướng Nguyễn Khoa Nam 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 (1927 - 1975)
10/ Thần Tướng Hồ-ngọc-Cẩn

Thập Đại Thần Tướng Việt Nam @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed Feedjit Live Blog Stats

free counters
un compteur pour votre site