lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại. 

***

Thần Việt Điện_Thập Đại Thần Tướng Việt Nam
- thời cận đại -

Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam, Cẩn
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.

Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính 2011, 2013. (trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32

Quân Sử Việt Nam | quân đoàn IV quân khu IV

Quân-Đoàn IV Quân Khu IV Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa 

8/ Thần tướng Lê Văn Hưng (1933 - 1975)

Quân Sử Việt Nam | Thiếu tướng lê văn hưng

Thần tướng Lê Văn Hưng

AN LỘC ANH DŨNG
Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng

...

Công trường 5 quyết lấy Lộc Ninh, rồi chọc thẳng mũi dùi theo quốc lộ 13 tiến xuống phía Nam, công hãm mặt Bắc An Lộc .

Cả hai sư đoàn CT. 7 và CT. 9 cùng xuất phát từ vùng Lưỡi Câu Kampuchea, đánh ép vào mặt Tây An Lộc. Nhưng CT. 9 đánh thẳng vào An Lộc, còn CT. 7 thì giữ chặt quốc lộ 13 ở về phía Nam An Lộc, con đường bộ duy nhất tiếp tế cho thị trấn này. Một cánh quân khác do CT. Bình Long gồm chừng 2 trung đoàn địa phương tiến từ mạn Đông Bắc xỉa xuống. Bốn sư đoàn bộ chiến, chưa kể chiến xa pháo binh, đại bác phòng không, cùng chỉa mũi dùi vào một thị trấn không quá 4 cây số vuông.

Nếu đem rải đều 40 ngàn quân trên diện tích 4 cây số vuông, thì lính CSBV tràn ngập An Lộc, mỗi người cách nhau 10 thước, ngang cũng như dọc, với đủ loại vũ khí tối tân.

Lực lượng trú phòng chỉ có một sư đoàn 5 BB. Tướng Nguyễn văn Minh, Tư lệnh Quân khu III, tức tốc bốc liên đoàn 3/BĐQ từ Tây Ninh về án ngữ phía Bắc An Lộc.

Trong khi đó, tại Lộc Ninh, sau 3 ngày bị pháo, không được tiếp viện, quân trú phòng được lệnh di chuyển dần dần về phía Nam, để lùi về An Lộc. Toàn bộ 30 chiến xa của VNCH, một số bị phá hủy, một số đành bỏ lại. Trước áp lực mỗi ngày một mạnh từ mặt phía Bắc xuống, chiến đoàn 52 từ vùng cầu Cần Lê, 15 cây số Bắc An Lộc, cũng phải lui dần về An Lộc . Quân CSBV giăng sẵn một tuyến phục kích dài trên 3 cây số toan nuốt trôi tiểu đoàn 1/48 của chiến đoàn 52 vào ngày 7 tháng 4, nhưng tiểu đoàn này đã anh dũng chiến đấu, mở một đường máu chạy về An Lộc và chỉ thiệt hại nhẹ. Chính tiểu đoàn này đã gỡ thể diện cho Trung đoàn 52 BB. Chỉ trong vòng 3 ngày giao tranh, tại Lộc Ninh, đã có đến 2 ngàn 1 trăm 50 Cộng quân bị hạ sát, quân số của một trung đoàn. Về phía ta có 600 chiến sĩ hy sinh, cùng với 30 chiến xa và một pháo đội 105 ly bị mất. Kể từ đây, An Lộc bỏ mình trong vòng đai phòng thủ, không có lấy một chiến xa để đối đầu với chiến xa địch, có đến cả một trung đoàn hàng trăm chiếc. Tại mặt trận An Lộc, điểm đáng kể thứ hai nữa là quân trú phòng không có đại bác. Nguyên một tiểu đoàn pháo binh mang số 52 với 24 khẩu 105 ly cũng bị phá hủy gần hết chỉ còn một khẩu duy nhất. Trọn một pháo đội 6 khẩu của quân Dù thả xuống đồi Gió, 4 cây số Đông An Lộc, mấy ngày sau, cũng bị tiêu luôn. Tất cả đã chiến đấu với ý chí " hoặc còn sẽ sống trong tự do, hoặc chết cũng để cho con cháu được sống tự do ". Những người đang sống trong không khí tự do mà chưa hề bị đe doạ, không sợ bị mất đi, sẽ cho đây là một sáo ngữ đầy tính chất tuyên truyền. Nhưng đối với người dân Việt Nam, đã biết rõ mối đe doạ đó qua 27 năm khói lửa, kể từ năm 1945 đến năm 1972. Họ cũng đã có nhiều kinh nghiệm xương máu về điều gọi là chủ nghĩa cộng sản, nên họ đã chiến đấu, tận lực chiến đấu, dù trong những hoàn cảnh ngặt nghèo nhất. Cuộc chiến tại Việt Nam hiện nay, năm 1972, đã chứng tỏ điều đó. Lời tuyên bố của Tướng Lê văn Hưng quyết tử thủ An Lộc, đã đưa vị Tướng một sao này lên hàng danh tướng và làm nức lòng chiến sĩ Bình Long

TRẬN CHIẾN KHỞI ĐẦU

An lộc map, vietnam map

Bản đồ An Lộc

Trận chiến khốc liệt tại An Lộc, một tỉnh lỵ rộng không đầy 4 cây số vuông, nhưng mức độ tàn khốc của các cuộc giao tranh đã khiến cho nhiều ký giả quốc tế cho là gấp 10 lần Điện Biên Phủ thật sự khởi đầu ngày 7-4-1972.

Tất cả các cánh quân của 4 sư đoàn CSBV đều dồn về An Lộc . Sư đoàn CT. 5 từ trên đánh xuống . CT. 9 và CT. Bình Long ép hai mặt Tây Đông. Sư đoàn CT.7 vừa chặn mặt Nam, lập chướng ngại trên quốc lộ 13 vừa tung quân tiến đánh các mục tiêu sát biên giới như Katum, Tống Lê Chân, Thiện Ngôn để cầm chân sư đoàn 25 Bộ Binh đang trách nhiệm vòng đai Tây Ninh, chặn đường tiến của địch về Saigon theo ngã Quốc lộ 1.

Quân trú phòng không "tăng" mà cũng không "pháo" phải đối đầu với một quân số gần gấp 4, có hàng trăm chiến xa và cả trung đoàn Pháo đủ loại.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32

Sự Tích Thập Đại Thần Tướng Việt Nam Thời Cận Đại:

1/ Thần tướng Trình Minh Thế (1922 - 1955)
2/ Thần tướng Trương Quang Ân và phu nhân 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 (1932 - 1968; 1931-1968)
3/ Thần tướng Nguyễn Viết Thanh 1, 2, 3 (1930 - 1971)
4/ Thần tướng Đỗ Cao Trí 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1971)
5/ Thần tướng Phạm Văn Phú 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1975)
6/ Thần tướng Lê Nguyên Vỹ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 (1933 - 1975)
7/ Thần tướng Trần Văn Hai 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 (1929 - 1975)
8/ Thần tướng Lê Văn Hưng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 (1933 - 1975)
9/ Thần tướng Nguyễn Khoa Nam 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 (1927 - 1975)
10/ Thần Tướng Hồ-ngọc-Cẩn

Thập Đại Thần Tướng Việt Nam @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed Feedjit Live Blog Stats

free counters
un compteur pour votre site