lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại. 

***

Thần Việt Điện_Thập Đại Thần Tướng Việt Nam
- thời cận đại -

Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam, Cẩn
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.

Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính 2011, 2013. (trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11

Quân Sử Việt Nam | sư đoàn 5 bộ binh, quân lực việt nam cộng hòa Quân Sử Việt Nam | quân đoàn III quân khu III

Sư-Đoàn 5 Bộ-Binh, Quân-Đoàn III Quân Khu III Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa 

6/ Thần tướng Lê Nguyên Vỹ (1933 - 1975)

lịch sử việt nam | Chuẩn tướng lê nguyên vỹ

Thần tướng Lê Nguyên Vỹ

- Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ (1933-1975) là Tư lệnh Sư đoàn 5 bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hoà, là một trong năm tướng lĩnh đã tự sát trong sự kiện 30 tháng 4, 1975.

- Ông sinh ngày 22 Tháng Tám năm 1933 tại Sơn Tây. Năm 1951 ông theo học khóa 2 (Lê Lợi) trường Võ bị Địa phương Huế đến năm 1965 được thăng Thiếu tá.

- Ông tham gia trong chiến trường An Lộc tử thủ căn cứ chỉ huy. Sau khi chiến thắng, được đề bạt lên làm Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 21 Bộ Binh.

Năm 1974, ông được thăng chuẩn tướng sau khi học một khóa học chỉ huy và tham mưu cao cấp tại Hoa Kỳ và giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh.

Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ về đảm nhiệm chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh vào khoảng giữa năm 1973, khi ông vẫn còn mang cấp bậc Đại Tá. Ông nổi tiếng về tinh thần dũng cảm và chống cộng cương quyết, cũng như tính tình nóng như lửa của ông.

Vào mùa Hè năm 1972, Đại Tá Lê Nguyên Vỹ, Phó Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh đã có mặt ở Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của Sư Đoàn tại An Lộc cùng Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Sư Đoàn. Họ đâu biết rằng họ sẽ là chứng nhân cho một biến cố lịch sử.

- Rạng sáng ngày 5 tháng 4 năm 1972, Cộng Sản Bắc Việt xua bốn sư đoàn (5, 7, 9 và Bình Long) và hai trung đoàn xe tăng 202, 203 nhiều đơn vị yểm trợ tấn công thị xã An Lộc. Cộng quân đã dùng những trận mưa pháo để chà nát và san bằng thị xã nhỏ bé nàỵ Hàng ngàn đồng bào vô tội đã bỏ mình dưới hỏa lực của Cộng quân.

Nhiều lần, Cộng Sản Bắc Việt dùng chiến xa T-54 tấn công thẳng vào nơi Chỉ Huy Tiền Phương của Sư Đoàn 5 đang đóng. Lần đầu tiên người lính VNCH gặp phải chiến xa địch, lại không tin tưởng vào khả năng của vũ khí của mình, nên đã hoảng hốt tìm nơi ẩn tránh. Không thể trách họ, vì hoả tiễn M72 không đủ sức xuyên phá nếu bắn vào đằng "mũi" của xe T-54. Khi ấy tướng Hưng đã cầm sẵn một trái lựu đạn nơi tay, với ý định nếu Việt Cộng tràn vào, ông tung ra, tất cả cùng chết. Chiếc chiến xa đi đầu đã tiến gần, quay ngang quay dọc để tìm kiếm trung tâm chỉ huy. Đại Tá Vỹ thừa cơ đứng lên, bắn một quả đạn M72 vào hông xe làm chiếc xe tăng bốc cháy. Binh sĩ lên tinh thần theo phương pháp diệt xe của Đại Tá Vỹ, bò theo nhũng vách tường, bờ giậu để bắn xe địch. Kết quả là đoàn xe bị tiêu diệt.

Sau 68 ngày tử thủ, Cộng quân bị đánh lui và An Lộc được giải toả. Đại Tá Lê Nguyên Vỹ được thăng cấp Chuẩn Tướng và về chỉ huy Sư Đoàn 5 Bộ Binh tại căn cứ Lai Khê (Bình Dương) khi Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng đi nhận nhiệm vụ mới ở Quân Khu IV.

Tại Lai Khê, ông làm việc không kể giờ giấc, ngày đêm, trong việc xây dựng và tu bổ hệ thống phòng thủ, cũng như huấn luyện binh sĩ. Ông cũng rất nhiệt tình trong việc bài trừ tệ nạn và tham nhũng trong hàng ngũ quân đội. Vì thế, ông đã mang lại miềm tin tưởng cho mọi người .

- Cuối tháng 4 năm 1975, quân Cộng Sản Bắc Việt từ nhiều ngả tiến về Saigon. Nhưng cánh quân phía Đông Bắc của chúng không thể vượt qua căn cứ Lai Khê, mặc dù có lực lượng đông gấp nhiều lần. Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ đã làm tròn nhiệm vụ.

- Tướng Lê Nguyên Vỹ đã tự sát bằng súng lục ngay tại bộ tư lịnh sư đoàn 5 bộ binh.

- Thi thể Tướng Lê Nguyên Vỹ được an táng trong rừng cao su gần doanh trại Bộ Tư Lệnh, sau đó được thân nhân bốc lên đem về cải táng ở Hạnh Thông Tây, Gò Vấp. Năm 1987, hài cốt ông được thân mẫu (mẹ) hỏa thiêu và đem về thờ ở từ đường họ Lê Nguyên tại quê nhà ở tỉnh Sơn Tây.

Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ Tư Lịnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh

Tướng Lê Nguyên Vỹ về đảm nhiệm chức vụ Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh, khi ông còn mang cấp bực Ðại Tá, vào khoảng tháng 6 năm 73, trong lúc vết thương ở chân của ông chưa lành hẳn, bước đi còn khập khễng và chống gậy vì bị tai nạn trực thăng khi ông là Tư Lệnh Phó Sư Ðoàn 21 BB. Ông là một vị chỉ huy gan dạ nổi tiếng nhất của Sư Ðoàn 5 BB lúc ông còn là Trung Ðoàn Trưởng: "Nhất Vỹ, nhì Gia" (Trung Tá Gia hình như họ Hà, Hà Văn Gia, vì đã lâu ngày tôi không nhớ rõ). Ðây là câu nói tôi được nghe nhiều lần nơi sĩ quan và binh sĩ khi rời quân trường về trình diện Sư Ðoàn vào tháng 1-68. Rất nhiều đồng bào và anh em chiến sĩ thuộc các đơn vị bạn quanh vùng Lái Thiêu, Bình Dương cho đến các tỉnh biên giới Bình Long, Phước Long đều biết đến tên ông. Có lẽ một phần vì tinh thần chiến đấu kiên trì và dũng cảm, một phần vì tánh tình nóng nảy như lửa đốt của ông.

Tinh thần kiên trì và dứt khoát chiến đấu chống cộng của ông đã biểu lộ qua câu chuyện của một sĩ quan tham mưu Sư Ðoàn kể cho tôi nghe "Ông Vỹ có một cô em gái đi theo VC, viết thư khuyên ông nên quay về với "Bác và Ðảng" và ông đã trao bức thư này cho An Ninh Quân Ðội VNCH để nghiên cứu".

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11

Sự Tích Thập Đại Thần Tướng Việt Nam Thời Cận Đại:

1/ Thần tướng Trình Minh Thế (1922 - 1955)
2/ Thần tướng Trương Quang Ân và phu nhân 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 (1932 - 1968; 1931-1968)
3/ Thần tướng Nguyễn Viết Thanh 1, 2, 3 (1930 - 1971)
4/ Thần tướng Đỗ Cao Trí 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1971)
5/ Thần tướng Phạm Văn Phú 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1975)
6/ Thần tướng Lê Nguyên Vỹ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 (1933 - 1975)
7/ Thần tướng Trần Văn Hai 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 (1929 - 1975)
8/ Thần tướng Lê Văn Hưng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 (1933 - 1975)
9/ Thần tướng Nguyễn Khoa Nam 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 (1927 - 1975)
10/ Thần Tướng Hồ-ngọc-Cẩn

Thập Đại Thần Tướng Việt Nam @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed Feedjit Live Blog Stats

free counters
un compteur pour votre site