lịch sử việt nam
Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại.
***
Thần Việt Điện_Thập Đại Thần Tướng Việt Nam
- thời cận đại -
Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam, Cẩn
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.
Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính 2011, 2013. (trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)
Quân-Đoàn II Quân Khu II Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa
5/ Thần tướng Phạm-Văn-Phú (1929 - 1975)
Thần tướng Phạm-Văn-Phú
Phong-Cách Anh-Hùng
Của
Tướng Phạm-Văn-Phú
...
Nhưng người thất bại anh hùng Phạm Văn Phú còn đủ liêm sỉ để không đành cúi mặt sống hèn; ông chỉ hỏi xin Tướng Smith một chỗ duy nhất cho một cậu con trai của ông, ý hẳn là để giữ cho họ Phạm còn có người nối dõi. Hành động tự giết mình để chết theo Quốc Gia và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử đã được quyết định từ lúc Thiếu Tướng Phạm Văn Phú tìm gặp Tướng Smith để ký thác “con côi”, chứ không phải là một việc liều lĩnh chỉ được nghĩ tới khi chiến xa Cộng sản đã hùng hục tiến về phía Dinh Độc Lập.
Trước Frank Snepp hơn 20 năm, hai tác giả người Pháp cũng đã có dịp để tán thưởng phong cách anh hùng của một sĩ quan Nhảy Dù tên Phạm Văn Phú, một nhân vật mà lẽ ra họ không lưu ý tới, vì đã chỉ có một chức vụ khiêm nhường (Tiểu Đoàn Phó mới được đề bạt) lại là sĩ quan người bản xứ của một quân đội mới thành hình. Một trong 2 tác giả đó là Đại Tá Pierre Langlais, một sĩ quan Pháp đã tự thú là có thành kiến xấu với quân nhân Việt Nam.
Cho đến ngày Trung Úy Phạm Văn Phú theo đơn vị (Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù Việt Nam) nhảy xuống tiếp viện lực lượng G.O.N.O. trong vùng lòng chảo Điện Biên Phủ, Trung Tá Langlais còn giữ nguyên vẹn cái thành kiến xấu xa của ông ta. Langlais lại có ấn tượng xấu đặc biệt về Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù Việt Nam, đơn vị mà chính ông ta đã đề nghị trả về Lực Lượng Tổng Trừ Bị hồi cuối năm trước. Langlais có chép lại đầu đuôi vụ ấy trong quyển Điện Biên Phủ do nhà xuất bản France-Empire phát hành năm 1963. Cũng trong tập ký sự đó, Langlais còn nhìn nhận rằng ông đánh giá lính Việt Nam thấp…Nhưng cũng trong tập ký sự Điện Biên Phủ về sau, Langlais lại dành ra đến hơn 10 đoạn để nói về Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù VN, và đặc biệt về viên sĩ quan cấp Úy mang tên Phạm Văn Phú, người đã chỉ huy giỏi giang và chiến đấu dũng liệt đến mức làm cho Langlais phải từ bỏ các thành kiến sai lầm của mình về tinh thần chiến đấu của chiến sĩ Việt Nam trên trận tuyến chống Cộng. Đại Tá Langlais viết đến người về sau trở thành vị Tư Lệnh cuối cùng của Quân Khu II của nước Việt Nam Cộng Hòa:
Ngày 2/3/1954, khi tình hình Biện Điên Phủ đã nguy ngập tới mức Bộ Trưởng Bộ Quân Lực Pháp (René Pleven) vừa từ Điện Biên Phủ trở về, đã phải ra trước Hội Đồng Liên Bộ để đề nghị một loạt biện pháp cấp cứu. Tướng Navarre ra lệnh thành lập Liên Đoàn 5 Nhảy Dù VN, Tiểu Đoàn 2/1 Kỵ Binh Nhảy Dù, và Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, mà Tiểu Đoàn Trưởng Thiếu Tá Begeard, là một đơn vị trưởng nổi tiếng từ những năm kháng chiến ở vùng Đức chiếm đóng. TĐ5NDVN nhảy xuống Điện Biên Phủ trước tiên, vào buổi chiều ngày 14/3/1954. Nhảy ở độ thấp, dưới mưa đạn súng cối và đại bác 105 ly. Địch bắn dữ dội đến mức phải thay đổi bãi nhảy mấy lần.
Trung tá Langlais là Tư Lệnh là Tư Lệnh Phó Lực Lượng GONO nhưng nắm toàn quyền trên thực tế, vì Đại Tá De Castries chỉ làm một việc độc nhất là…ký và chuyển đi những gì được Langlais đưa cho. Langlais vốn có thành kiến với quân nhân người Việt, nhất là với TĐ5NDVN, mà chính ông ta đã “trả về” trước đó hơn 2 tháng. Nên ông đã dự tính là xé lẻ ra để bổ sung chỗ này chỗ nọ, chứ không sử dụng nguyên cả tiểu đoàn như một lực lượng xung kích.
Ngay mấy giờ sau khi nhảy xuống, một đại đội của TĐ4NDVN đã bị biệt phái cho một đơn vị Lê Dương để tiếp cứu lực lượng trấn giữ ở cứ điểm Gabrielle; cuộc hành quân không đạt được kết quả nên Langlais càng nghi ngờ khả năng và tinh thần chiến đấu của lực lượng vừa gởi đến tăng viện. Nhưng Langlais đã bắt đầu nhìn TĐ5NDVN với con mắt khác hẳn ngay vài hôm sau. Cùng với TĐ6ND của Thiếu Tá Begeard, TĐ5NDVN được giao cho trấn giữ đồi Eliane IV ở phòng tuyến thứ 2, nhiệm vụ vừa nặng nề vừa nguy hiểm, là tự chôn mình dưới hỏa lực địch. Cả 2 tiểu đoàn đóng ở gần đỉnh đồi, TĐ6 giữ mặt Tây, TĐ5NDVN giữ 2 mặt Đông và Nam.
Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn có thể vị bắn trực xạ bất kể ngày đêm bởi các xạ thủ địch rình rập thường trực ở phía đối diện. Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng tình nguyện trấn giữ vị trí nguy hiểm đó, chiến sĩ tiểu đoàn đào đắp xong công sự và địa đạo giao thông hào trong một thời gian kỷ lục; Langlais bắt đầu nghĩ khác về khả năng và tinh thần phục vụ của những quân nhân Việt Nam, đang ép lòng chấp nhận quyền chỉ huy của người Pháp vì đang cần đến đồng minh giai đoạn!
Hồi ấy, Trung Úy Phạm Văn Phú là sĩ quan người Việt Nam độc nhất nắm đại đội trong TĐ5NDVN và cũng là Đại Đội Trưởng độc nhất mang cấp bậc Trung Úy, 2 Đại Đội Trưởng khác là Đại Úy Armandi, Rouault, và Đại Đội Phó tạm lĩnh.
Ngày 24/3/54, TĐ5NDVN được tăng cường thêm Đại Úy Alian Bizzard, một quân nhân Tùy Viên của một Tướng ở Sài Gòn để xung phong ra mặt trận, do ở thâm niên cấp bậc, ông được cử làm Tiểu Đoàn Phó TĐ5NDVN, rồi chịu trách nhiệm trấn giữ 2 cứ điểm H.6 và H.7, trong tập đoàn cứ điểm Huguette, mà nhiệm vụ bảo vệ các phi đạo còn dùng được. Đại Úy Bizzard mang theo mấy trung đội lấy từ 2 Đại Đội I và IV; trong khi ấy Đại Đội III được biệt phái cho cứ điểm Dominique, Éliane, và Isabelle; lính Bắc Phi ở Dominique I bị tràn ngập. Đại Đôi III của TĐ5NDVN tăng phái chỉ còn 10 người chạy về tới Tiểu Đoàn Bộ.
Tình hình hồi ấy tuyệt vọng đến mức Navarre và Cogny chỉ còn độc một việc là đổ lỗi lên đầu nhau; Langlais luôn miệng réo hết Bruno (ám hiệu của Begeard) đến Dédé (Botella), để động viên tinh thần họ giữ vững đồi Éliane IV, vì để mất cứ điểm ấy là Đại Bản Doanh của De Castries cũng mất luôn. Tuy rằng phải chia sẻ với TĐ6 của Begeard cái nhiệm vụ tử thủ đó, TĐ5NDVN, đã mất đi Đại Đội III, vẫn chỉ sử dụng được non phân nửa quân số còn lại. Langlais giải nhiệm cho Bizzard chức Tiểu Đoàn Phó hư hàm để ông ta mang Đại Đội I đi trấn giữ cứ điểm H.6, trong khi Trung Úy Phú được tôn vinh bằng một trọng trách không tương xứng với 1 đại đội là trấn giữ điểm tựa Opéra vừa thiết lập để chận địch trong khoảng giữa các cứ điểm Huguette I và Épevier.
Sự Tích Thập Đại Thần Tướng Việt Nam Thời Cận Đại:
1/ Thần tướng Trình Minh Thế (1922 - 1955)
2/ Thần tướng Trương Quang Ân và phu nhân 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 (1932 - 1968; 1931-1968)
3/ Thần tướng Nguyễn Viết Thanh 1, 2, 3 (1930 - 1971)
4/ Thần tướng Đỗ Cao Trí 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1971)
5/ Thần tướng Phạm Văn Phú 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1975)
6/ Thần tướng Lê Nguyên Vỹ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 (1933 - 1975)
7/ Thần tướng Trần Văn Hai 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 (1929 - 1975)
8/ Thần tướng Lê Văn Hưng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 (1933 - 1975)
9/ Thần tướng Nguyễn Khoa Nam 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 (1927 - 1975)
10/ Thần Tướng Hồ-ngọc-Cẩn
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử