lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại. 

***

Thần Việt Điện_Thập Đại Thần Tướng Việt Nam
- thời cận đại -

Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam, Cẩn
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.

Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính 2011, 2013. (trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29

Việt Nam | quân đoàn IV quân khu IV

Quân-Đoàn IV Quân Khu IV Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa 

9/ Thần tướng Nguyễn-Khoa-Nam (1927 - 1975)

Việt Nam | Thiếu tướng nguyễn khoa nam

Thần tướng Nguyễn-Khoa-Nam

Nguyễn Khoa Nam, mặt trời tháng 4

...

Vâng. Đúng như vậy. Tôi là một sĩ quan cấp Úy còn ít tuổi, sống độc thân. Nhờ vậy tôi đã được Tư Lệnh chọn ở bên cạnh ông.

Giờ đây gần 30 năm qua, tôi vẫn còn nhớ mãi từng giây phút cuối cùng của ngày 30 tháng 4-1975.

Với tư cách là Tư Lệnh của chiến trường miền Tây, ông Thiếu Tướng của tôi, vị niên trưởng Thủ Đức đã hết lòng với quân đội và đất nước cho đến cả sau khi nghe lệnh đầu hàng. Ngay cả việc chỉ định Đại tá Thiên thay chức Tỉnh Trưởng Cần Thơ vào trưa 30 tháng 4 cũng nhằm mục đích cần có người trách nhiệm để tình hình ổn định.

Ông là vị tướng đầy lòng nhân ái nên không muốn đổ máu thêm vô ích. Ông không cho phá cầu. Ông không tức tối với những người bỏ đi. Ông không muốn có người chết thêm sau khi Tổng Thống đã đầu hàng.

Sau này tôi mới biết rằng sau khi nghe lệnh Sài Gòn đầu hàng, Tư Lệnh đã có ý định sẽ tự vẫn. Vì vậy ông đã bình tĩnh đi thăm Quân Y Viện Phan Thanh Giản vào buổi chiều. Tại nơi đây tôi đã từng theo ông đến thăm viếng nhiều lần, nhưng lần này ông đã khóc và hứa với những thương binh là ông sẽ ở lại.

Và điều đặc biệt là chính tôi không rõ Tư Lệnh đã nói gì để mà Việt cộng đã hai lần vào gặp ông nhưng đều lặng lẽ lui ra.

Trong quân đội chúng tôi học được bài học về đặc lệnh truyền tin vẫn gọi vị Tư Lệnh là Mặt Trời. Tiếng chuông niệm Phật của ông vào đêm 30 tháng 4 vẫn còn nghe vẳng bên tai. Tôi còn nhớ mãi lúc 3 thầy trò đứng khóc trên lan can nhà lầu vào sáng 1 tháng 5 năm 1975 (tác giả Trung úy Lê Ngọc Danh Tùy viên của tướng NKN tới ngày cuối cùng của cuộc chiến)

V. Kết Luận:

Sự tích, huyền thoại về chín vị thần tướng nêu trên là điều có thật. Những sự tích đó đã và sẽ đi sâu vào tâm khảm của mọi người dân Việt. Và đó là những tấm gương chói ngời cho ngàn đời sau noi theo trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc Việt Nam chống lại đoàn quân xâm lược từ phương Bắc.

Cuộc chiến Việt Nam xảy ra từ năm 1946, ngưng tiếng súng năm 1975, và tiếp tục những năm sau đó bằng nhiều hình thức khác. Bản chất không đơn thuần là một cuộc nội chiến giữa miền Nam và miền Bắc Việt Nam. Đây là cuộc chiến bảo vệ nòi giống và văn hóa của dân tộc Việt Nam chống lại sự bành trướng, xâm lăng của quân xâm lược Tầu cộng phương Bắc (kẻ thù lâu đời của tộc Việt), với cánh tay nối dài là đảng cộng sản Việt Nam.

Do đó, ý thức hệ thần thoại cao quý này được hình thành để nêu cao tấm gương trung liệt của Cửu Đại Thần Tướng Việt Nam thời cận đại là một điều cần thiết.

Xin thắp nén hương lòng kính dâng đến anh linh của các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Cửu đại thần Tướng Việt Nam đã hy sinh trong giai đoạn 1946-1975. Nguyện cầu anh linh chư vị sớm siêu thăng nơi miền tiên cảnh.

Một nén hương lòng khác kính dâng anh linh các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã bỏ mình trong các tại tù cộng sản Việt Nam sau ngày 30/04/1975. Đồng thời tưởng niệm những chiến sĩ VNCH đã hy sinh cho tổ quốc Việt Nam trong cuộc kháng chiến phục quốc.

Xin tỏ lòng biết ơn đến các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh một phần thân thể cho Tổ quốc Việt Nam. Cầu chúc các anh gặp nhiều may mắn hơn trong cuộc sống hiện tại nơi quê nhà hay tại hải ngoại.

Xin gởi lời kính trọng đến các bậc sinh thành cũng như hiền phụ đã nung đúc, trưởng dưỡng, cũng như đã đóng góp những hy sinh lớn lao trong cuộc sống hằng ngày để người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa có thể vững tay súng giữ gìn bờ cõi đất nước trong gần 30 năm chiến tranh quốc cộng.

Chân thành cảm ơn các tác giả có bài viết trong bản sưu khảo này, đã giúp chúng tôi hoàn thành được bộ sự tích vô cùng bổ ích.

Cuối cùng, nguyện cầu anh linh chư vị thần tướng độ trì dân tộc Việt sớm ngày đẩy lui nội ư (Việt cộng) ngoại hoạn (Tầu cộng) để Việt Nam có thể chuyển mình và vươn lên cùng nhân loại trong thế kỷ thứ 21.

***

Cải Táng Mộ Tướng Nam

Trần Thị Kim Đính

Đầu năm 1984 ... vừa ra Tết Nguyên Đán năm Giáp Tý, có người ở Cần Thơ lên báo cho tôi biết Nghĩa Trang Quân Đội Cần Thơ sắp bị giải tỏa, các mộ phần trong nghĩa trang cần được bốc đi trước tháng 5-1984. Tôi biết mình phải làm gì.

Sau tháng 5-1975, từ lúc chồng tôi đi cải tạo dài hạn, năm đầu ở trong Nam, năm sau chuyển ra Bắc, tôi quen phải đối phó với nhiều tình huống xẩy ra trong gia đình chồng, một phần lớn gia đình tôi phải quán xuyến, nhiều lúc tôi cần sự giúp đỡ của chị Nguyễn Khoa Diệu Khâm, chị chồng tôi, các cháu Diệu Thu, Diệu Thúy và các Bác các Chú trong gia đình chồng.

Tôi lên nhà chị chồng tôi bàn chuyện đi Cần Thơ cải táng mộ Tướng Nguyễn Khoa Nam. Lúc bấy giờ chị tôi đã lớn tuổi nên nhờ cô con gái lớn là Diệu Thu cùng đi với tôi. Ngày 15-2-1984, tôi và Diệu Thu ra bến xe đò miền Tây thật sớm để lấy chuyến xe 5 giờ sáng, khoảng 1 giờ trưa 2 mợ cháu đến Cần Thơ. Chúng tôi dò hỏi tìm ra chú Hai, người quân nhân của chế độ cũ trông coi nghĩa trang này, nhà ở ngay trước mặt nghĩa trang, bên kia đường. Chú thím Hai, khoảng ngoài 50 tuổi, tính tình thật thà đôn hậu, nhất là khi biết chúng tôi là người nhà của Tướng Nam thì chú thím tỏ ra chân tình và hết lòng giúp đỡ. Tôi ngỏ ý muốn cải táng mộ phần Tướng Nam, chú thím Hai đồng ý giúp đỡ ngay và hẹn vài tuần sau đó chúng tôi trở lại gặp chú để chú chuẩn bị các phương tiện cần thiết cho việc bốc mộ. Ngay 3 giờ chiều cùng ngày, tôi và Diệu Thu ra bến xe trở về Sài Gòn để khỏi ngủ lại đêm.

Hai tuần sau, tôi viết thư cho chú thím Hai định ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tý, tức là ngày 14-3-1984 chúng tôi sẽ có mặt ở Cần Thơ để nhờ chú thím mọi việc. Đúng ngày 14-3-1984, tôi và Diệu Thúy (em của Thu) đi về Cần Thơ cũng thật sớm. Lần này Diệu Thu không đi vì bận việc trường nên Diệu Thúy đi thế. Hai mợ cháu chúng tôi đến Cần Thơ khoảng 3 giờ chiều cùng ngày và thấy chú thím đã chuẩn bị tất cả các dụng cụ cần thiết cho việc bốc mộ.

Hai vợ chồng chú thím Hai và chúng tôi đi vào Nghĩa Trang Quân Đội Cần Thơ, rồi rẽ vào phía góc trái. Chú Hai nói với tôi, đồng thời chỉ tay vào một ngôi mộ nằm trong góc:

- Đây là ngôi mộ của Tướng Nguyễn Khoa Nam, 9 năm qua tôi vẫn thường đến chăm sóc và cầu nguyện cho ông, tôi cũng thắp hương và cầu xin ông giúp đỡ gia đình tôi được nhiều an bình ... Hồi xưa, mỗi lần ông Nam đến đây thăm mộ chiến sĩ, tôi vẫn đứng xa nhìn ông với tất cả niềm tin yêu và kính trọng.

Chú nói thêm:

- Cách đây 2 tháng, bà mẹ của bác sĩ Tựu cũng đã về đây nhờ tôi bốc mộ cho ổng rồi. Ông bác sĩ Tựu tự bắn chết ngày 30-4-1975 tại gần Quân Y Viện Cần Thơ.

Hai vợ chồng chú thím Hai đào mộ thật nhanh vì đã quen công việc này. Khi mở nắp quan tài phần lớn đã mục hết. Bộ quân phục tác chiến cũng đã mục hết rồi. Chú Hai dần dần tìm ra được và đưa cho tôi thẻ bài quân nhân có sợi dây chuyền đã rỉ sét một phần, thẻ bài còn rỏ tên Nguyễn-Khoa-Nam, số quân 47A ...... , 1 bọc plastic nhỏ bằng bao thuốc lá trong là cuốn Chú Lăng Nghiêm còn nguyên một phần nhờ được bao kín và một khẩu browning ở túi áo phía dưới. Tôi để tất cả kỷ vật này trong túi nylon và giao cho cô cháu tôi giữ.

Cái sọ của Tướng Nam còn nguyên với hai hàm răng thật tốt, có lẽ tôi chưa hề thấy răng người nào tốt như vậy, tôi nói đùa với Diệu Thúy: “dòng Nguyễn Khoa răng ai cũng tốt ... răng cậu Phước cũng vậy Đông à ...”  Tất cả xương cốt được chú Hai sắp lên một tấm tôn và chú rưới xăng đốt cháy, tôi niệm Phật và trở về nhà chú Hai ngồi nghỉ, chờ cho việc hỏa táng hoàn tất. Khoảng 6 giờ chiều, trời bắt đầu tối, đoạn đường đi ngang nghĩa trang đã vắng người, ánh nắng chiều đã tắt hẳn sau hàng tre của nghĩa trang, bỗng dưng tôi cảm thấy lạnh người. Tôi và Diệu Thúy đi theo chú thím Hai vào lại nghĩa trang, chỗ hỏa táng bên mộ Tướng Nam, tôi thấy trên tấm tôn chỉ còn lại một đống tro và cốt; chú Hai xúc tất cả tro cốt vào trong hai túi ny lông, bọc kỷ nhiều lớp và giao cho tôi. Chúng tôi lặng lẽ đi ra cổng nghĩa trang, trả tiền thù lao, cám ơn và từ biệt chú thím Hai.

Tôi và Diệu Thúy đi bộ một khoảng xa nghĩa trang rồi gọi xích lô về khách sạn ở ngay trung tâm thành phố Cần Thơ. Hai mợ cháu lặng lẽ mở cửa phòng khách sạn, cất hết hài cốt và kỷ vật của Tướng Nam vào trong xách tay đựng áo quần và hành lý rồi cùng nhau ra phố ăn cơm tối, định sáng mai sẽ về Sài Gòn. Tôi hơi lo và khấn vái: “Em đem hài cốt anh về Sài Gòn để thờ ở chùa, xin anh phù hộ cho em và cháu đi về bình an.”

Sáng hôm sau, hai mợ cháu ra xe đò thật sớm để về Sài Gòn. Như tôi đã nói, hài cốt đựng trong hai bao ny lông ở trong xách hành lý. Trên phà Cần Thơ và gần đến giữa dòng sông Hậu, tự nhiên tôi có ý nghĩ có lẽ mình nên rải một ít tro của Tướng Nam ở đây vì thuở sinh tiền người đã chiến đấu và chết cho vùng đồng bằng sông Cửu Long này. Tôi nghĩ là làm ngay, tôi đi lần ra mũi phà, trong lúc không có ai để ý, tôi mở bao ny lông đựng tro cốt và thả xuống một nửa, còn một nửa tôi sẽ làm như vậy khi qua sông Tiền Giang ở bắc Mỹ Thuận. Khi qua bắc Mỹ Thuận, tôi cũng làm như ở sông Cần Thơ và tôi chỉ còn một bao cốt khi về đến Sài Gòn.

Đến Sài Gòn, tôi đem cốt lên chùa Già Lam ở Bình Hòa, Gia Định là chùa do Thượng Tọa Thích Trí Thủ trụ trì. Hòa thượng Thích Trí Thủ là một vị sư nổi tiếng và có những gắn bó thâm tình với dòng họ Nguyễn Khoa từ lúc ngài còn ở Huế và đã trụ trì chùa Ba La Mật một thời gian khá lâu. Tro cốt của Tướng Nguyễn Khoa Nam được đựng trong một bình sứ có in tấm hình màu và có ghi họ tên ở dưới tấm hình. Tôi trình lên hòa thượng Thích Trí Thủ để xin làm cầu siêu và ký cốt.

Hòa thượng ngày xưa là bạn của ông nhạc và cha chúng tôi nên ngài đã chấp thuận đứng ra chủ lễ mặc dù trong khoảng thời gian này chùa gặp khá nhiều chuyện rắc rối. Buổi lễ được tổ chức rất trọng thể và trang nghiêm. Gia đình tôi cố tình giữ kín nhưng bà con và thân hữu, đặc biệt là nhiều anh em sĩ quan chế độ cũ đã tham dự đông đảo ngoài sự tưởng tượng của chúng tôi và nhà chùa.

Tôi cũng không ngờ sau đó khoảng một tuần, Ngài bị đưa vào bệnh viện Thống Nhất ( Vì Dân cũ) và Ngài đã viên tịch sau đó mấy ngày. Lễ cầu siêu cho Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam được tổ chức vào ngày 18-3-1984 tính đến ngày ngài Trí Thủ viên tịch chỉ khoảng 12 ngày, đây cũng là buổi lễ cuối cùng Ngài đứng ra chủ lễ.

Bà Nguyễn-Khoa-Phước, nhũ danh Trần-Thị Kim-Đính, là em dâu của cố Thiếu-Tướng Nguyễn-Khoa-Nam.

***

Lễ Giổ Tướng Nguyễn-Khoa-Nam do gia tộc Nguyễn-Khoa tổ chức vào ngày 4 tháng 5 năm 2008 tại Houston, Texas.

Phần I, II, III, IV, V (Hiep Phan)

 

 

 

***

Nguyễn-thanh-Khiết | Đi Thăm Danh Tướng Nguyễn-khoa-Nam

Tác Giả: Nguyễn Thanh Khiết. Thứ Ba, 28 tháng Năm năm 2013 19:10

Trời không mưa nhưng mây đen vần vũ, cái nóng bức toát trên mặt nhựa đường, nóng của cái không khí bị nhiều chục năm ô nhiễm, và từ cái chật chội của dòng người di trú tràn về thành phố này, bám nó như bám cái phao giữa mênh mông biển lớn, tìm ở đó ít ra còn chút hơi hướm, tự do một chút, thoải mái một chút hơn là định cư chết dí tại một khu hẻo lánh có quá nhiều thái thú như hôm nay.

Ghé chợ Bà Chiểu bằng con đường nhỏ xíu sau Lăng Ông, tôi hướng ra đường Lê Quang Định. Khu này thì lại mưa, cơn mưa rất nhỏ thổi qua vừa đủ lấm lem mặt đường.

Mỗi khi đi ngang con đường này tôi thường hay ghé mắt vào căn tạp hoá nhỏ của cô con gái Tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh phó quân đoàn 4, người đã đi trước Tướng Nguyễn Khoa Nam vài tiếng đồng hồ trong cái ngày nước mất, nhà tan của 38 năm về trước.

Căn tiệm nhỏ còn nguyên, nhưng hôm nay tôi không có thì giờ ghé lại, tôi phải đến chùa Già Lam thắp nén nhang cho vị tử tướng theo thành Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, bởi hai năm qua tôi không có dịp quay lại.

Năm nay, ngày này Sài Gòn không ồn ào xe cộ như những năm trước, đường xá có vẻ vắng hơn, người ta thưa hơn dù tôi đang ở vào cái giờ mà thường ngày ngựa xe như nước…

Dân Sài Gòn vốn dĩ có cái truyền thống, làm đủ ăn và hưởng thụ vậy mà hôm nay lễ Lao Động 01- 05 đường phố lại thưa thớt như một dấu hiệu kinh tế trên đà đi xuống, mà ở thành phố này rất dễ nhận ra khi quan sát cái mua, cái bán trong chợ hay chỉ cần nhìn mấy bà bán hàng chống cằm thở ra bên quầy hàng cao ngất ngưỡng là biết mãi lực của người dân. Tôi cũng chẳng quan tâm cho lắm cái sinh hoạt này, nhưng sống sót trong cái cộng đồng da beo nghèo mạt hạng, tất nhiên ít nhiều bị nó che chắn hết cái nhìn trong suốt 24 giờ của một ngày.

Qua chùa Dược Sư cấu trúc to đùng bên đường, đi tới một đỗi là thấy cái bảng sơn màu xanh lam treo lệch tại một ngã ba thì không thể lầm lẫn chùa Già Lam. Men theo con hẻm còn lấm nước mưa tôi vào chùa, khoá xe trước cổng. Cách có hai năm mà cả cái chùa cũng đổi thay bộ mặt nói chi là cái thành phố ồn ào nơi tôi đang sống.

Địa Tạng Đường vắng hoe, tầng trên cửa đóng, ổ khoá treo tòn ten chỉ móc vào nhưng không bấm lại. Tôi định đẩy cửa vào nhưng lại thôi, bước xuống hỏi thăm một thầy sãi đang ngồi nghe nhạc qua cái cell phone ngoài cổng trong cái quán thuốc lá của người giữ xe. Gã thầy tu nhổm dậy, khoác tay bảo tôi cứ mở cửa mà vào, không chút khách khí tôi leo cầu thang bộ xây ngay đầu hiên nhà, bước lên và mở cửa.

Cửa đóng không cài khoá, chứng tỏ hôm nay, không ai ghé qua đây

May mắn thay, lần trước tôi đến, có lẽ muộn hơn nên đèn tắt tối om, đẩy cửa vào trong tôi bước tới linh vị Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, chào kính và than thở đôi điều. Hai năm tôi trở lại nơi này ngày ông tuẫn tiết, hai năm Địa Tạng Đường vẫn âm u lạnh lẽo, chỗ đặt tro cốt của ông có thêm mấy cành hoa bằng nylon, bộ ấm tách trà nhỏ… tươm tất hơn. Có lẽ hai năm nay những người biết đến ông đã từng có đến chăm chút và thắp nhang cho ông.

Tôi nghĩ cũng lạ. Đúng cái ngày ông mất thành và chết theo thành thì hình như không ai đến đây, hay là anh linh người đã chết không muốn ai quấy nhiễu mình hay không muốn những kẻ phàm phu tục tử đứng trước mình vào cái ngày ông thua trận, làm giảm cái uy vũ của một danh tướng một đời hiến dâng cho tổ quốc. Ý nghĩ này làm tôi nhớ Mỹ, thằng bạn tôi.

Trước ngày tan trận nó bị dính giữa sống lưng mảnh phá làm nó nằm liệt suốt đời còn lại. Đêm 30-04-75 ông Tướng Tư Lệnh đã vào bệnh viện Phan Thanh Giản Cần Thơ, thăm từng người một, ông đến bên giường từng người lính đã theo ông, chiến đấu cùng ông và bị thương tật tại chiến trường ngay trên vùng trách nhiệm của ông, ngay trên thành trì của ông, ông đã rưng nước mắt nói với nó: ‘’Em cố đi, Qua còn đây, Qua sẽ lo cho các em”. Ông Tướng luôn xưng hô với các chiến sỹ của mình như vậy, rồi ông ra về.

Sáng hôm sau, ông ra đi mãi mãi, trước cái nhục mất thành, trong khí tiết của một Tướng trấn ải.

Ngày tan trận quân lực VNCH có hàng trăm tướng lãnh, duy nhất chỉ có 5 anh hùng “tuẫn tiết theo thành”.

Thắp xong 3 nén nhang cho ông, tôi ngồi tựa cửa ra vào, nhìn lên di ảnh người anh hùng, chợt thấy lòng se lại.

Nếu như ngày đó, cả quân đoàn 4 vùng 4 chiến thuật còn nguyên vẹn.

Nếu Chuẩn Tướng tư lệnh phó Lê Văn Hưng không đi trước ông một bước.

Nếu như kế hoạch triệt thoái về tiêu thổ kháng chiến của hai ông tại vùng 4 cắt từ Mỹ Tho, thực hiện được thì Đại tá Cẩn đâu bị hành hình khi chiến đấu đến viên đạn cuối.

Nếu như những cấp tướng tuổi tên lừng lẫy không đào thoát, ôm của chạy với người từ những ngày trước đó.

Nếu như Tướng Viên, Tướng Khiêm tá lả tướng đều can đảm ở lại trên chiến trường, sát cánh với những tàn binh thì chúng ta … có lẽ cũng thua nhưng cái thua ít ra không nhục, và có lẽ sẽ không có những cuộc tự sát tập thể của những chiến binh can trường khi nghe lệnh buông súng.

Và nếu như… “Còn gì mà nếu, Thiếu Tướng ơi! 38 năm qua rồi”.

Tro cốt TT Nguyễn Khoa Nam nằm kề bức tượng Địa Tạng bồ tát n trái ngăn kệ thứ tư từ dưới (trên lầu). Hôm nay chỉ có 4 cây nhang cắm trên bàn thờ, một của người giữ cửa Địa Tạng Đường và… 3 cây vừa cắm

Tôi bước ra ngoài cổng, chiều xuống làm ngôi chùa có vẻ im vắng hơn, mùi khói nhang trên phật đường bay ngào ngạt, nhưng lòng không thanh thản, tôi ghé cái tiệm bán thuốc lá nghèo nàn của anh lính cũ.

Chào nhau một tiếng, anh kéo ghế mời tôi ngồi trước cái sân rộng thênh thang ngoài cổng chùa.

Hai người lính cũ gặp nhau qua những lần đến thắp nhang cho một người duy nhất ở đây, chúng tôi biết nhau. Trong cái âm u của một ngày mưa nhỏ qua đây, hai người chúng tôi bất chợt cùng nhìn lên phía trên Địa Tạng Đường, anh ta thở dài:

- Ba mươi tám năm… mới đó mà mau thật!

Lời than của người lính cũ làm tôi bùi ngùi. Chỉ một câu thôi nó nói lên sự chịu đựng dằn dai từ 38 năm, sự căm hận có lẽ chưa nguôi trong tâm hồn chất phát của người lính miền Nam, dù quân đội của anh không còn, tinh thần không như thời trai trẻ, nhưng trong cái nhìn về nơi lưu giữ tro cốt của một danh tướng với tất cả sự kính cẩn cho tôi tin điều anh nói, anh vẫn thường lên đó thắp cho TT Nam một nén nhang.

Dắt xe ra về tôi còn ngước nhìn lên cánh cửa Địa Tạng Đường mà tôi đã cài khoá lại.

Năm nay tôi còn đến thăm ông ngày ông nằm xuống, biết có còn lần sau nữa không.

Nợ sơn hà ông đã trả xong mà đất nước này hãy còn nợ ông một lời xin lỗi, những chiến binh cùng màu cờ sắc áo với ông vẫn mang mãi ân tình của ông, chút hãnh diện của những người lính dưới quyền những danh tướng tuẫn tiết theo thành.

Yên nghĩ đi người anh hùng của xứ sở nhiều năm điêu linh.

Nguyễn Thanh Khiết
Sài-Gòn 22giờ 01-05-2013 (Nguồn Saigonecho)

***

Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo, tưởng niệm 35 năm ngày quốc tang, quốc hận 30/04/1975 - 30/04/2010; Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính tháng 03/2011, 09/2013.

Thư mục:

- Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam - Giáo sư Nguyễn Đăng Thục, Việt Điện U Linh Tập - Lý Tế Xuyên.

- Các diễn đàn Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (uminhcoc.com, quanvan.net, haingoaiphiemdan.com, motgoctroi.com, nguyentin.tripod.com, nguyenkhoanam.com...)

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29

Sự Tích Thập Đại Thần Tướng Việt Nam Thời Cận Đại:

1/ Thần tướng Trình Minh Thế (1922 - 1955)
2/ Thần tướng Phan-quang-Đông (1929-1964)
3/ Thần tướng Trương Quang Ân và phu nhân (1932 - 1968; 1931-1968)
4/ Thần tướng Nguyễn Viết Thanh (1930 - 1970)
5/ Thần tướng Phạm Văn Phú (1929 - 1975)
6/ Thần tướng Lê Nguyên Vỹ (1933 - 1975)
7/ Thần tướng Trần Văn Hai (1929 - 1975)
8/ Thần tướng Lê Văn Hưng (1933 - 1975)
9/ Thần tướng Nguyễn Khoa Nam (1927 - 1975)
10/ Thần tướng Hồ-ngọc-Cẩn (1938-1975)

Thập Đại Thần Tướng Việt Nam @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed Feedjit Live Blog Stats

free counters
un compteur pour votre site