lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam 

Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại. 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Thần Việt Điện_Thập Nhất Đại Thần Tướng Việt Nam
- thời cận đại -

thập nhất đại thần tướng việt nam, thần tướng ngụy văn thà, hoàng sa trường sa, hộ tống hạm nhật tảo hq 10

Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần
Thế, Đông, Ân, Thanh, Thà, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam, Cẩn
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.

Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính 2011, 2013, 2014 (trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)

quân đoàn IV quân khu IVsư đoàn 7 bộ binh quân lực việt nam cộng hòa

Quân-Đoàn IV Quân Khu IV, Sư đoàn 7 Bộ-Binh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa 

8/ Thần tướng Trần-Văn-Hai (1929 - 1975)

quân sự việt nam, tướng trần văn hai

Thần tướng Trần-Văn-Hai

Chuẩn tướng Trần-Văn-Hai
Cuộc Đời Binh Nghiệp vô cùng gian nan

Tú Cơm
(Trích đăng)

Chuẩn tướng Trần Văn Hai sanh năm 1929 tại Cần Thơ.  Ông tốt nghiệp Khoá 7 Sĩ Quan Hiện Dịch, tình nguyện về binh chủng Nhảy Dù và phục vụ tại chiến trường miền Bắc cho tới khi đất nước chia đôi.

Sau khi trở về miền Nam, ông phục vụ tại nhiều đơn vị khác nhau tại miền Trung cho tới khi được gởi sang thụ huấn khóa Chỉ huy và Tham mưu Cao cấp tại Hoa Kỳ năm 1960.  Lúc đó ông mang cấp bậc đại uý.

Trở về nước, ông tình nguyện sang phục vụ tại binh chủng Biệt Động Quân vừa mới được thành lập và đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng trung tâm huấn luyện Dục Mỹ của binh chủng này.  Cho tới ngày nay, các cố vấn Hoa Kỳ vẫn còn dùng tên gọi Hai Highway khi nhắc tới ông bởi vì trong thời gian này, ông thường lái chiếc xe ủi đất để làm nền cho các cấu trúc sau này.  Sau khi trung tâm huấn luyện đã hoàn thành, ông là người đề xướng ra Khoa Huấn luyện Rừng Núi Sình Lầy, đào tạo biết bao cán bộ cho tất cả các đại đơn vị của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà.

Đến cuối năm 1963, ông được vinh thăng Thiếu tá và giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Dục Mỹ.  Cho tới năm 1965 thì được bổ nhiệm vào chức vụ Tỉnh Trưởng Kiêm Tiểu Khu Trưởng Phú Yên.  Trong thời gian tại chức, ông đã chỉ huy các lực lượng Quân Cán Chính trong tỉnh bẻ gẫy những cuộc tấn công của Việt Cộng xuất phát từ mật khu Vũng Rô của chúng.  Quân đội ta nhiều khi còn tổ chức những cuộc hành quân vào tận sào huyệt này.  Đầu năm 1966, phu nhơn của Thiếu tướng Vĩnh Lộc, Tư lệnh Quân Đoàn II và Quân khu 2 là nữ ca sĩ Minh Hiếu tới Phú Yên có việc riêng và lệnh của tướng Vĩnh Lộc là phải đón tiếp chu đáo.  Thiếu tá Hai lúc đó đã được thăng cấp Trung tá, quyết định dùng tiền riêng thuê xe dân sự đưa đón thay vì dùng công xa.  Vì chuyện này mà Trung tá Hai mất chức tỉnh trưởng với lý do 'không hoàn tất chu đáo nhiệm vụ'.  Ngày ông ra phi trường đi đáo nhậm đơn vị mới, quân dân cán chính ra tiễn đưa rất đông.  Không ít người đã nhỏ lệ.  Năm 1969, Đại tá Trần Văn Hai trở lại Phú Yên để xem xét việc thực thi một số kế hoạch trong Chiến dịch Phượng Hoàng, đã đem theo rất nhiều quà để tặng dân chúng.  Ông được quân dân tiếp đón như một người ruột thịt khiến cho một trong những người tháp tùng ông lúc đó là Trung tá Lê Xuân Nhuận, Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Đặc Biệt Khu 2 đã ngạc nhiên.  Và sau này có thuật lại trong cuốn hồi ký 'Cảnh Sát Hoá, Quốc Sách Yểu Tử Của Việt Nam Cộng Hoà' rằng chắc hẳn là trong thời gian làm tỉnh trưởng Phú Yên, tướng Hai đã đối xử với dân chúng tốt hết mực nên mới được quí trọng làm vậy.

Sau khi mất chức tỉnh trưởng Phú Yên, Trung tá Trần Văn Hai được bổ nhiệm vào chức vụ Chỉ huy Trưởng Biệt Động Quân.  Và trong biến cố Tết Mậu Thân, ông đã chứng tỏ tài chỉ huycủa mình.  Liên đoàn 5 Biệt Động Quân là đơn vị đã phản công tiêu diệt địch ngay trong những giờ giao tranh đầu tiên tại Thị Nghè - Hàng Xanh và sau đó, phụ trách mặt trận Chợ Lớn và Phú Thọ.  Ông đã nhiều lần có mặt ngay tại tuyến đầu, chỉ cách nơi giao tranh khoảng 50 thước đặng thị sát mặt trận, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân nhân các cấp.

Tháng 5 năm 1968, Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc Gia là Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan bị trọng thương tại mặt trận Thị Nghè. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ký đã sắc lệnh bổ nhiệm Đại tá Trần Văn Hai thay thế.  Cho tới nay, nhiều người vẫn còn ngộ nhận rằng bởi Thủ tướng Trần Văn Hương là một người trong thân tộc đề nghị nên Đại tá Hai mới có được chức vụ này.  Kỳ trung, cụ Trần Văn Hương quê quán Vĩnh Long trong khi Đại tá Hai quê quán Cần Thơ.  Hơn nữa, Thủ tướng Chánh Phủ lúc đó là Luật sư Nguyễn Văn Lộc.  Cụ Trần Văn Hương tới cuối năm đó mới làm thủ tướng.

Trong thời gian giữ chức Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, Đại tá Hai đã điều hợp tất cả các đơn vị một cách rất xuất sắc trong chiến dịch Phượng Hoàng khiến cho các hạ tầng cơ sở của Việt Cộng bị thiệt hại nặng nề và tê liệt.  Tuy vậy, giới truyền thông Tây phương đã xuyên tạc nhiều về chiến dịch này gây nhiều bất lợi cho Việt Nam Cộng Hoà.  Quí bạn đọc nào muốn biết thêm về chiến dịch Phượng Hoàng, xin tìm đọc cuốn 'Vietnam: the Conflict and Controversy' của Paul Elliot xuất bản tại Luân Đôn năm 1996 hoặc cuốn 'The Team' của Ian McNeil do University of Queensland Press xuất bản năm 1984.

Tướng Trần Văn Hai tuẫn tiết đã đúng 30 năm và khi nhắc tới ông, chúng ta không quên những thiệt thòi mà ông đã cam chịu trong những ngày phục vụ đất nước. Tuy vậy, cũng phải công tâm mà nói, ông không phải là một cấp chỉ huy có tài dùng người.  Khi về chỉ huy ngành cảnh sát, ông có đem theo một số thuộc cấp mà ông một lòng tin tưởng.  Một số sĩ quan  khi sang làm việc với tướng Hai trong ngành cảnh sát, thấy không thích hợp trong vai trò mới đã xin trở về binh chủng Biệt Động Quân.  Cũng cần nói thêm ở đây là tuy giữ chức vụ cao cấp nhứt trong ngành cảnh sát, tướng Hai vẫn thường xuyên ghé thăm các thuộc cấp cũ, một điều mà những ai ở vào vị trí của ông rất ít khi làm.

Năm 1970, tướng Hai rời ngành cảnh sát với cấp bậc Chuẩn tướng để giữ chức vụ Tư lệnh Biệt khu 44.  Năm 1971, ông trở về binh chủng Biệt Động Quân để một lần nữa giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng nhưng chỉ được một năm thì Việt Cộng và Cộng Sản Bắc Việt tung ra chiến dịch Xuân - Hè 1972 mà người Mỹ gọi là The Easter Offensive và chúng ta thường gọi là Muà Hè Đỏ Lửa với ba mặt trận chánh là Trị Thiên, Kontum và An Lộc. 

Tại mặt trận Kontum, địch tạm chiếm ưu thế trong những ngày đầu.  Bộ Tư lịnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh bị chúng tràn ngập,  Đại tá Tư lịnh Lê Đức Đạt bị mất tích.  Tại phía Bắc Kontum, Lữ đoàn 2 Nhảy Dù chịu trách nhiệm ngăn chặn Cộng quân tại Tân Cảnh.  Sau khi Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù rút khỏi Charlie (Cố Đại tá Nguyễn Đình Bảo hy sinh ngày 12 tháng 4 tại đây) thì áp lực địch nặng hơn, nên Liên đoàn 6 Biệt Động Quân từ vùng 3 được gởi ra tăng cường cho trận tuyến này.  Tại thị xã Kontum, Đại tá Lý Tòng Bá chỉ huy Sư đoàn 23 Bộ Binh cùng các lực lượng tại đây chống lại vòng vây của địch ngày càng xiết chặt.  Trong tình thế đó, Tư lịnh Phó Quân Đoàn I và Quân khu 1 là Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn được bổ nhiệm làm Tư lịnh Quân Đoàn II và Quân khu 2 thay thế Thiếu tướng Ngô Dzu.  Đồng thời Chuẩn tướng Trần Văn Hai được bổ nhiệm vào chức vụ Tư lịnh Phó Hành Quân của Quân đoàn. ướng Hai đã đích thân có mặt tại chiến trường để chỉ huy 10 tiểu đoàn Biệt Động Quân tái chiếm đèo Chu Pao, khai thông Quốc lộ 14 lên tiếp tay cho các lực lượng bạn giải toả Kontum. Chính trong thời gian này đã xảy ra mấy chuyện đáng tiếc.

Quí bạn đọc nào thuộc binh chủng Nhảy Dù có tham dự cuộc hành quân Lam Sơn 719 đều còn nhớ Đại tá Kỵ binh Nguyễn Trọng Luật và Trung tá Kỵ binh Nguyễn Đức Dung. Sau này,  Đại tá Nguyễn Trọng Luật giữ chức vụ Tỉnh trưởng Kiêm Tiểu khu Trưởng Darlac và bị địch bắt sáng ngày 11 tháng 3 năm 1975. Tại mặt trận Kontum nói trên, những báo cáo của Trung tá Dung về tình hình mặt trận lại được tướng Toàn một mực tin tưởng gây nhiều tai hại.  Sau trận này, Trung tá Dung vinh thăng Đại tá, giữ chức vụ Tư lịnh Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh và ít lâu sau, giữ chức vụ Tỉnh trưởng Kiêm Tiểu Khu Trưởng Pleiku thay thế Đại tá Trương Sơn Ba tức Yaba đắc cử vào Thượng Nghị Viện.  Tuy nhiên, khi giữ chức vụ Tỉnh trưởng, Đại tá Dung được tiếng là làm việc khá đàng hoàng.  Nhưng bây giờ xin mời bạn đọc trở lại mặt trận Kontum.

Sau khi các lực lượng Biệt Động Quân đã đẩy lui được Cộng Quân, khai thông Quốc lộ 14 lên Kontum thì Chuẩn tướng Hai cho một số đơn vị Biệt Động Quân tiếp tục khai thông quốc lộ đồng thời một số truy kích tàn quân Việt Cộng.  Mọi việc đang diễn tiến tốt đẹp thì Thiếu tướng Toàn gọi máy xuống mạt sát tướng Hai mà theo lời các nhơn chứng thì Quế Tướng công có chửi thề trong lúc điện đàm. 

Lệnh của tướng Toàn lúc đó là bằng mọi cách mọi tiến về Kontum trong thời gian ngắn nhứt để giải vây cho Đại tá Kỵ binh Lý Tòng Bá cùng Bộ Tư lịnh và Bộ chỉ huy Tiểu khu Kontum và do đó, bỏ mặc cho đám tàn quân Việt Cộng đang tháo chạy vô rừng.  Chính điều này đã cho phép đám tàn quân đó lấy thêm quân đặng tái tổ chức đội hình rồi tấn công quấy nhiễu gây rất nhiều khó khăn cho các lực lượng bạn sau đó.  Sau khi Kontum được giải vây, Đại tá Lý Tòng Bá được vinh thăng Chuẩn tướng trong lúc Chuẩn tướng Hai bị Thiếu tướng Toàn khiển phạt 40 ngày trọng cấm xin gia tăng đồng thời cách chức và gởi trả về Bộ Tổng Tham mưu.

Trở lại Sài Gòn, Chuẩn tướng Trần Văn Hai được bổ nhiệm vào chức vụ Chỉ huy Trưởng Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Lam Sơn Kiêm Chỉ huy Trưởng Huấn khu Lam Sơn.  Xin nói rõ hơn là Huấn khu Lam Sơn nằm trong quận Ninh Hoà thuộc tỉnh Khánh Hoà.  Huấn khu này gồm có Trường Pháo Binh, Trung tâm Huấn luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ và Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Lam Sơn là nơi tổ chức các khoá huấn luyện cho Hạ sĩ quan Trừ bị và Tân binh quân dịch.

Mãi tới đầu năm 1974, khi Tư lịnh Sư đoàn 7 Bộ Binh là Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam được bổ nhiệm vào chức vụ Tư lịnh Quân đoàn IV và Quân khu 4 thì Chuẩn tướng Trần Văn Hai được bổ nhiệm thay thế tướng Nguyễn Khoa Nam, chỉ huy Sư đoàn 7 Bộ Binh đặt căn cứ tại Đồng Tâm trong tỉnh Định Tường.
.......
* Ghi chú: (Tướng Hai đã tự sát khi miền Nam bị rơi vào tay quân CS Bắc Việt ngày 30-4-1975). 

Tướng Trần Văn Hai: Từ Biệt Động Quân Đến Sư Đoàn 7

lịch sử việt nam

Thần tướng Trần Văn Hai

* Chỉ huy trưởng Biệt động quân Trần Văn Hai tại mặt trận Khe Sanh

Vào tháng Giêng năm 1968, khi Tiểu đoàn 37 Biệt động quân thuộc Liên đoàn 1 Biệt động quân được bộ Tư lệnh Quân đoàn 1/Vùng 1 chiến thuật điều động tăng phái cho Lực lượng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ để án ngữ cụm tiền đồn của căn cứ Khe Sanh, thì Chỉ huy trưởng Biệt Động Quân Trần Văn Hai đã bay ra Đà Nẵng, từ đây ông đi theo một phi cơ C-123 tiếp tế của Mỹ để nhảy xuống Khe Sanh. Trong hai ngày đêm có mặt tại phòng tuyến lửa Khe Sanh, Chỉ huy trưởng Biệt động quân Trần Văn Hai đã đi thăm từng trung đội Biệt động quân đang ngày đêm trực chiến dọc theo cụm phòng tuyến tiền đồn của căn cứ. Từ trung đội này đến trung đội khác, vị chỉ huy trưởng binh chủng Mũ Mâu đã phải cúi người khom lưng chạy thật nhanh trong các giao thông hào, dưới hỏa lực yểm trợ của các trung đội bắn xối xảo vào rừng để đánh lạc hướng CQ. Đi theo vị chỉ huy trưởng Biệt động quân nhảy xuống Khe Sanh chỉ có 2 sĩ quan, đó là Thiếu tá Ngô Minh Hồng, đại diện Phòng 3 và Đại úy Trần Đình Đàng, đại diện Phòng 1 thuộc bộ chỉ huy Biệt động quân QLVNCH.

* Từ Tết Mậu Thân 1968 đến Mùa Hè 1972

Khi CSBV mở cuộc tổng công kích Mậu Thân 1968 đợt 1 và đợt 2 tại Sài Gòn-Chợ Lớn, Chỉ huy trưởng Biệt động quân Trần văn Hai đã có mặt ngay trên trận địa của các tiểu đoàn Mũ Mâu để đôn đốc, chỉ thị cho các đơn vị trưởng điều động lực lượng quyết chiến với địch quân, giành lại từng con đường, từng khu phố bị CQ chiếm giữ. Tháng 6/1968, sau khi được thăng cấp đại tá, ông được bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia thay Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (từ giữa năm 1970, Tổng nha Cảnh sát Quốc Gia được cải danh thành bộ Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia). Tháng 7 năm 1970, Đại tá Trần Văn Hai được thăng cấp chuẩn tướng và cũng trong tháng 7, ông đã được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Biệt khu 44 thuộc Vùng 4 chiến thuật (từ tháng 8/1970, các Vùng chiến thuật được cải danh thành Quân khu). Năm 1972, Tướng Trần Văn Hai được điều động lên Cao nguyên để đảm trách chức vụ Tư lệnh phó Quân đoàn 2.

* Tướng Trần Văn Hai trên chiến trường Cao nguyên Hè 1972

Trong trận chiến Mùa Hè 1972 tại Cao nguyên, Tướng Trần Văn Hai thường xuyên đôn đốc các đơn vị Biệt động quân phản công giải tỏa áp lực CSBV trên Quốc lộ 14. Ông đã đến tận trận địa của các tiểu đoàn Biệt động quân để trực tiếp ban quân lệnh phản công. Trong kế hoạch tái chiếm đỉnh Chu Pao, có độ cao trên 1059 mét, cách Pleiku 17 km về hướng Bắc, Tướng Trần Văn Hai đã đến tận tuyến phòng thủ của Tiểu đoàn 62 Biệt động quân biên phòng, sau đó ông đã cùng với 1 trung đội Biệt động quân hộ tống len lỏi theo đường rừng để lên căn cứ 41 cách Pleiku khoảng 15 km về hướng Bắc. Tại căn cứ này, ông đã thảo luận với vị đại tá chỉ huy cụm tuyến phòng ngự khu vực về kế hoạch phản công. Rời căn cứ này, ông trở lại bộ chỉ huy tiểu đoàn 61 Biệt động quân để trực tiếp ban lệnh tấn kích tái chiếm đỉnh Chu Pao.

* Từ Dục Mỹ đến Miền Tây

Năm 1973, Tướng Trần Văn Hai rời Cao nguyên về Dục Mỹ giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Huấn khu Dục Mỹ kiêm Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Lam Sơn (Huấn khu Dục Mỹ gồm ba quân trường: Biệt động quân, Pháo Binh và Trung tâm Huấn luyện Lam Sơn). Đầu tháng 11/1974, trong kế hoạch tái phối nhiệm các tư lệnh đại đơn vị, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ký sắc lệnh thay thế, bổ nhiệm một số tư lệnh Quân đoàn và Sư đoàn. Theo nội dung sắc lệnh này, Chuẩn tướng Trần Văn Hai, được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh thay thế Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam được cử giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 4 & Quân khu 4. Đây là lần thứ hai, Tướng Trần Văn Hai trở lại chiến trường miền Tây trong cương vị một tư lệnh chiến trường. Vào những năm cuối của cuộc chiến, bộ Tư lệnh chính của Sư đoàn 7 Bộ binh đặt tại căn cứ Đồng Tâm, tỉnh Định Tường.

* Những ngày cuối cùng của Tư lệnh Sư đoàn 7 BB Trần Văn Hai

Lời người viết (Trịnh Văn Ngân): Trong khoảng thời gian 1975 – 1977, người viết ở chung D (tương đương cấp tiểu đội) với Trung Úy Huỳnh văn Hoa, sĩ quan tùy viên của Chuẩn Tướng Trần văn Hai, Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh, kiêm Chỉ Huy Trưởng căn cứ Đồng Tâm.  Trước đó, Chuẩn Tướng Trần văn Hai đã từng là Chỉ Huy Trưởng Binh chủng Biệt Động Quân, và cũng từng là Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia.  Trong thời gian đi cải tạo, anh Hoa đã kể cho người viết nghe những giờ phút cuối của Chuẩn Tướng Trần văn Hai.,  Ông đã chọn cho mình một cái chết anh hùng như một số tướng lãnh khác cuả QLVNCH: Thiếu Tướng Nguyễn khoa Nam, Thiếu Tướng Phạm văn Phú, Thiếu Tướng Lê nguyên Vỹ, Thiếu Tướng Lê văn Hưng, v.. v.. “Tôi” trong bài này chính là Trung Úy Hoa.

Theo lời kể của Trung úy Huỳnh Văn Hoa (ấn bản tiếng Anh không ghi dấu), sĩ quan tùy viên của Tướng Trần Văn Hai, được cựu sĩ quan QL.VNCH Trịnh Văn Ngân ghi lại và sau đó được cựu sĩ quan Biệt động quân Vũ Đình Hiếu dịch sang Anh ngữ phổ biến trong đặc san Biệt Động Quân (ấn bản tiếng Anh), chi tiết về cái chết đầy dũng liệt của Tướng Trần Văn Hai được tóm lược như sau.

Trưa ngày 30 tháng 4/1975, sau khi ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, Tướng Trần Văn Hai đã tập họp các sĩ quan tại Hội quán Sĩ quan Sư đoàn. Tại cuộc gặp gỡ lần cuối cùng này, Tướng Hai đã ngỏ lời cám ơn tất cả các sĩ quan đã cộng tác với ông trong thời gian qua, và ông gửi lời từ biệt đến các chiến hữu của mình. Cuối cùng, ông mong mỏi anh em nhanh chóng trở về nhà, lo cho gia đình và tránh đối mặt với phía “bên kia”.

3 giờ chiều, Tướng Hai gọi vị trung úy tùy viên vào văn phòng Tư lệnh. Khi người tùy viên bước vào, anh cảm nhận có một cái gì khác thường ở vị tư lệnh: ông không ngẩng đầu lên nhìn tùy viên của mình đang đứng trước mặt. Ông vẫn ngồi yên, suy nghĩ một điều gì đó. Một lát sau, ông ra dấu cho người tùy viên ngồi xuống ghế, và chậm rãi nói:

-Tôi cám ơn anh đã ở cạnh tôi vào giờ cuối cùng này...

Rồi Tướng Hai hỏi người tùy viên về tình hình gia đình. Cuối cùng, ông lấy từ ngăn bàn một gói bọc giấy báo cũ và nói:

-Sáng sớm mai, anh có thể trở về với gia đình. Anh vui lòng chuyển gói này cho mẹ tôi và nói với bà là đây là quà của tôi gửi. Anh cũng trấn an bà là đừng lo lắng cho tôi. Bây giờ thì anh có thể về phòng để thu xếp đồ đạc. Từ đây đến tối, khi nào cần tôi sẽ gọi anh.

Đứng nghiêm chào vị tư lệnh, người tùy viên trở về phòng riêng của mình. Đợi đến hơn 6 giờ chiều, anh vẫn không nghe điện thoại reo. Anh linh cảm một điều gì đó đã xảy ra, không thể bình tĩnh được nữa, anh quyết định quay trở lại văn phòng Tư lênh. Khi đến gần văn phòng Tư lệnh, trái tim anh đập mạnh, đèn vẫn sáng, nhưng không khí lạnh lẽo bao trùm. Anh đứng trước cửa và lắng nghe.. bên trong im vắng. Cố can đảm, anh vặn cửa, mở nhẹ và bước vào phòng: Một cảnh tượng bên trong đập vào mắt anh: Tướng Hai vẫn còn ngồi trên ghế sau chiếc bàn, đầu ông ngã lên thành ghế và gần như bất động, một cái ly rỗng còn ở trên bàn.

Liền khi đó, anh gọi cho tiểu đoàn Quân Y và bệnh xá Sư đoàn. Lúc bấy giờ chỉ còn một bác sĩ thiếu tá quân y ở đó. Anh báo cho vị quân y sĩ tình trạng của Tướng Hai, vài phút sau, vị bác sĩ đến trên một chiếc xe cấp cứu và đưa Tướng Hai về bệnh xá cấp cứu. Bác sĩ đã cố gắng cứu sống vị tư lệnh Sư đoàn, nhưng thuốc độc đã ngấm vào máu của vị tướng tuẩn tiết. Tướng Hai vĩnh viễn ra đi vào tối 30 ngày 30/4/1975 ở tuổi 49.

Đứng nghiêm chào vĩnh biệt vị chủ tướng, người tùy viên vội vã đón xe về Sài Gòn để báo tin cho gia đình Tướng Hai. Gói quà mà Tướng Hai gửi cho người mẹ vỏn vẹn có 70 ngàn đồng mà theo tỷ giá vào thời kỳ đó chưa đến 100 đô. Đó là món quà cuối cùng của Tướng Hai gửi cho mẹ già...

(Biên soạn dựa theo các bài viết trong đặc san Mũ Nâu, tài liệu của Khối Quân sử/Phòng 5/Bộ Tổng Tham Mưu QL.VNCH, tài liệu riêng của VB)

Tưởng Niệm Tướng Trần Văn Hai

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi ông Dương Văn Minh ra lệnh cho quân đội buông súng dâng miền Nam cho tập đoàn Cộng Sản Bắc Việt làm tiêu tan nền tảng hợp pháp hóa sự xâm lăng của chúng thì một số quân nhân các cấp không chấp nhận đã tiếp tục chiến đấu đến hơi thở cuối cùng hoặc tự sát. Trong số các anh hùng đó, có các danh Tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ, Chuẩn Tướng Tư Lệnh Sư Ðoàn 7 Bộ Binh, nguyên Chỉ Huy Trưởng Biệt Ðộng Quân.

Với mục đích góp thêm vài nét chấm phá rất thực để tưởng niệm một người quân nhân thuần túy bất khuất, coi quyền lực như không có và đôi khi gần như ngạo mạn, không tham sân si và cả cuộc đời chỉ nhằm đóng góp nỗ lực cho Ðất Nước...

Phải thẳng thắn nhìn nhận là ít ai để ý và biết tới tân Thiếu Úy Trần Văn Hai tốt nghiệp Khóa 7 trường Võ Bị Ðà Lạt tình nguyện ra chiến đấu tại chiến trường Bắc Việt năm 1952 bổ nhiệm về phục vụ Tiểu Ðoàn 4 Việt Nam (Thiếu Tá Ðặng Văn Sơn Tiểu Ðoàn Trưởng, sau này là Ðại Tá Tư Lệnh Su Ðoàn 2 rồi Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện BÐQ Dục Mỹ). Sau khi đất nước bị chia đôi và người Pháp lần lượt trao trả quyền quản trị, điều khiển các quân khu lại cho Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam (đặc biệt là Quân Khu 4 trên cao nguyên từ trước vẫn hoàn toàn do các sĩ quan Pháp nắm giữ) và do một cơ duyên nào đó ông Hai gặp Ðại Úy Ðặng Hữu Hồng là một chuyên viên tình báo mới được bổ nhiệm lên cao nguyên làm Trưởng Phòng 2 Quân Khu 4 đã nhận thấy ông Hai rất có thiện chí với nhiều khả năng về tình báo nên đã đề nghị rút về phụ trách ban binh địa của Phòng 2 Quân Khu, sau đó vinh thăng Ðại Úy đi làm Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 81 địa phương đồn trú tại Phan Thiết rồi về làm Ðại Ðội Trưởng chỉ huy công vụ Trung Ðoàn 44 thuộc Sư Ðoàn 23 Bộ Binh. Năm 1961, sau khi tốt nghiệp khóa bộ binh cao cấp tại Hoa Kỳ thì Ðại Úy Trần Văn Hai đã trở nên quen thuộc và được nhiều người biết đến trong tình thân thương cũng có mà thù ghét cũng không phải là ít. Khi Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Ðộng Quân Dục Mỹ được thành lập để huấn luyện các đơn vị Biệt Ðộng Quân cũnh như rừng núi sình lầy, mưu sinh thoát hiểm cho sĩ quan, hạ sĩ quan của các đơn vị và sinh viên sĩ quan của trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt. Ðại Úy Hai là một trong số những huấn luyện viên tận tụy làm viếc hết mình theo đúng quan niệm: Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu, và mồ hôi của ông luôn luôn ướt sũng bộ đồ tác chiến như mọi người đã nhìn thấy.

Năm 1964, Ðại Úy Trần Văn Hai được vinh thăng Thiếu Tá sau khi mang lon Ðại Úy liên tiếp 9 năm và được bổ nhiệm làm Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Phú Yên và cũng chính từ ở chức vụ này ông đã có dịp bộc lộ các cá tính và con người thực. Dưới đây là phần trích dẫn bài của Lôi Tam viết lại cuộc đối thoại của một nhóm quân nhân và công chức trẻ mà chính anh là một:

- Tụi bây bỏ hết công việc ra đây mai mốt anh Mũ Nâu lại gọi vào chửi cho cả đám.

Anh Mũ Nâu là biệt danh chúng tôi dùng để gọi Trung Tá Hai Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng vốn xuất thân là Biệt Ðộng Quân.

- Ối ăn nhằm gì, chửi bới là nghề của anh ấy, không có chuyện cho anh ấy chửi, anh ấy bệnh ngay. Dưới mắt anh ấy cả nước này chỉ có mình anh ấy là khá, kỳ dư còn lại là lũ ăn hại, đái nát...

- Tụi bây chửi anh ấy cũng tội nghiệp, phải công nhận là anh ấy có thiện chí. Nếu nước mình mà có vài mươi mạng như anh ấy thì cũng đỡ khổ.

- Ðỡ qúa chứ cũng đỡ gì...chỉ riêng cái việc anh ấy không ăn bẩn là tao sợ anh ấy rồi...

Chúng tôi kính phục Trung Tá Hai vì sự trong sạch, thái độ ngay thẳng và lòng yêu mến dân chúng thật tình của ông. Trong thời gian phục vụ dưới quyền ông, chúng tôi phải làm việc gấp hai ba lần hơn khi làm việc với các ông Tỉnh Trưởng khác nhưng cũng là thời gian mà chúng tôi thích thú nhất...

...Ông không bao giờ cười, họa hoằn lắm mới có một cái nhếch mép nhưng lại có máu khôi hài lạnh. Tôi nhớ sau cuộc hành quân t.ai Vũng Rô, một phái đoàn Tướng Tá Việt Mỹ đến Phú Yên tham dự cuộc thuyết trình về thành quả. Trong khi ông Hai đang thuyết trình về tổn thất địch thì một ông Ðại Tá Mỹ đứng dậy đặt câu hỏi là trong số thương vong của địch có bao nhiêu phần trăm do hỏa lực bộ binh?

Trung Tá Hai không trả lời ngày, ông có vẻ suy nghĩ, một lát sau ông nói:

- Tôi rất tiếc không thể trả lời câu hỏi của Ðại Tá lúc này được.

Mọi người có vẻ ngạc nhiên, viên Ðại Tá Mỹ cau mày hỏi:

- Tại sao vậy Trung Tá?

Ông Hai hơi nhếch mép, tôi biết ông đang cố gắng nén cái cười ngạo mạn.

- Tại vì tôi chưa kịp viết thư cho viên Tướng Cộng Sản ở vùng này. Lẽ ra tôi phải viết thư trước và yêu cầu hắn chỉ thị cho binh sĩ của hắn khi bị sát hại bằng hỏa lực phi pháo thì phải nằm riêng ra một chỗ và khi bị bộ binh bắn chết thì phải nằm riêng ra một chỗ để chúng ta dễ đếm và thống kê, lần này thì chịu, theo nhận định của Bộ Chỉ Huy hỗn hợp thì đầy là một cuộc hành quân phối hợp hoàn hảo của Hải, Lục, Không Quân, thương vong của địch rải rác lẫn lộn, tình thế cũng không cho phép binh sĩ của ta ở lại lâu tại vị trí giao tranh để làm thống kê tỉ mỉ, vì vậy tôi không thể trả lời được câu hỏi của Ðại Tá.

Trung Tá Hai có thể nén cười được, nhưng chúng tôi thì không...

Trung Tá Hai rời chức vụ Tỉnh Trưởng vì một chuyện rất nhỏ...Ông Tướng Tư Lệnh Vùng đang say mê một cô ca sĩ; biết rõ như thế nên một số các ông Tỉnh Trưởng trong vùng thi nhau làm vui lòng ông mỗi khi cô ca sĩ này đến trình diễn tại địa phương.

Ông Hai không cần biết điều này và ông cũng không cần tìm biết làm gì vì bản chất của ông: thanh liêm, chính trực. Sau một lần không làm vừa lòng Tướng Tư Lệnh về những chuyện công vụ, một tháng sau ông Hai bị thay thế, chúng tôi tiễn ông ra máy bay trực thăng... và hành trang của ông là một túi vải nhỏ, loại mà các phi công thường sử dụng mỗi khi đi bay...

- Tôi cám ơn các anh chị đã tận tình làm việc với tôi trong những tháng vừa qua, có thể người ta cho rằng mình là những đứa dại, chỉ biết làm việc mà không biết đục khoét. Nhưng tôi tin là mình đã làm đúng...

Thảo luận với ông về những khó khăn trở ngại ông thường nói: Tôi biết, tôi biết, tôi đã di qua chiếc cầu đó rồi, đừng nản, sớm muộn gì đất nước mình cũng có ngày sáng sủa...

...Ông về làm Chỉ Huy Trưởng BÐQ vinh thăng Ðại Tá...Sau Tết Mậu Thân được bổ nhiệm vào chức vụ Tổng Giám Ðốc Cảnh Sát Quốc Gia, vinh thăng Chuẩn Tướng, Tư Lệnh Biệt Khu 44, Tư Lệnh Phó Quân Ðoàn 2, Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Lam Sơn kiêm Huấn Khu Dục Mỹ và cuối cùng là Tư Lệnh Sư Ðoàn 7 Bộ Binh.

Khi ông vừa rời Phú Yên về trình diện Bộ Quốc Phòng thì cũng đúng lúc chức Chỉ Huy Trưởng Biệt Ðộng Quân đang trống và ông Hai được bổ nhiệm điều khuyết để trở lại nơi ông đã xuất thân với những tình cảm thân thương.

Vừa nhận chức với buổi họp tham mưu đầu tiên tại Bộ Chỉ Huy, ông đã giành tối đa thời giờ để lên lớp đúng theo danh từ mà Lôi Tam dùng để diễn tả các chỉ thị Tham Mưu chính yếu nhằm quét dọn rác rưới trong việc điều hành, thuyên chuyển nhân viên, sử dụng quỹ xã hội cách rất đúng đắn và những ngày sau đó đi thăm viếng các đơn vị, đặc biệt là những đơn vị trú đóng những căn cứ hẻo lánh, các trại gia binh và các thương bệnh binh đang nằm điều trị tại các quân y viện.

Quyết định đầu tiên của ông là xuất quỹ xã hội trao tặng cho mỗ đơn vị 5000 dồng để tổ chức cây mùa xuân, ông quan niệm đây là tiền của anh em đóng vào thì họ phải được hưởng, và hơn nữa ông là một người trong sạch nên ông coi giá trị đồng tiền khá cao, tại mỗi đơn vị ông giơ cao bao thơ đựng tiền lập đi lập lại nhiều lần khiến mọi người phải cười thầm.

Ðặc điểm của ông là luôn luôn lắng nghe và ghi nhận những khó khăn của các đơn vị trưởng và dù với cấp bậc khiêm nhượng ông không ngần ngại đến gõ cửa chính các vị Tư Lệnh vùng để trực tiếp can thiệp giải quyết vấn đề chứ không qua các vị Tham Mưu Trưởng. Ở đâu có đụng chạm, có khó khăn là có sự hiện diện của ông và đặc biệt là nhiều khi mùi khét của thuốc súng giao tranh chưa tan ông cũng không ngần ngại đáp trực thăng xuống để cùng chia sẻ ngay tại chỗ với đơn vị và đặc biệt với các cấp chỉ huy về những nỗi khó khăn gặp phải mặc dù đó không phải là nhiệm vụ chính yếu được ấn định cho chức vụ Chỉ Huy Trưởng binh chủng của ông là quản trị.

Trong cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân, chính ông đã trực tiếp điều khiển các Liên Ðoàn BÐQ hành quân giải tỏa vùng ven đô gây tổn thất nặng nề cho địch quân cũng như giảm thiểu thiệt hại cho dân chúng.

Khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám Ðốc CSQG, ông có đem theo một số sĩ quan và hạ sĩ quan để cùng tiếp tay với ông điều hành công vụ và ông đã tỏ ra rất cứng rắn đối với những người này. Trường hợp Ðại Úy La Thành H. cùng quê và được ông coi như một người em đỡ đầu được bổ nhiệm làm Trưởng Ty Cảnh Sát Quận 10 nhưng có những hành động lợi dụng chức vụ, tức khắc bị ông áp dụng biện pháp trừng phạt và trả về quân đội, trong đó có luôn cả chánh văn phòng của ông.

Khi một đại diện của Giám Sát Viện phàn nàn với ông về những bê bối trong ngành Cảnh Sát, ông trầm ngâm trả lời: Tôi biết, nhưng vấn đề không thể giải quyết một sớm một chiều mà phải kiên nhẫn tìm ra những đầu mối, những tương quan thế lực chằng chịt thì mới ngăn chận được. Từ ngày về đây tôi đã gặp khá nhiều khó khăn, mình như người vác chiếc thang dài đi trong căn nhà hẹp, bốn bề đều đụng chạm. Không ai muốn mình làm những điều mình thấy cần phải làm.

Tướng Hai là một quân nhân thuần túy, không biết hay nói cho đúng hơn là không bao giờ chịu luồn cúi. Khi mới nhận chức CHT/BÐQ và lúc đó uy quyền của Tân Sơn Nhất hay nói đúng hơn là Tướng Kỳ đang ở thế thượng phong nên có người đặt vấn đề là nếu ông muốn vững tiến thì cần phải tìm cách móc nối để lọt vào vòng ảnh hưởng, nhưng ông làm ngơ. Với ông, bè phái là một từ ngữ xa lạ.

Theo tiết lộ của cụ Trần Văn Hương khi cụ được chỉ định làm Thủ Tướng thay thế Luật Sư Lộc, cụ đề nghị với Tổng Thống bổ nhiệm một tướng lãnh có khả năng chỉ huy chiến trường là Trung Tướng Ðỗ Cao Trí làm Tư Lệnh Quân Ðoàn 3 và Ðại Tá Trần Văn Hai, một sĩ quan trong sạch làm Tổng Giám Ðốc Cảnh Sát. Nhưng có lẽ đó cũng là một sự trùng hợp ngẫu nhiên nằm trong kế hoạch loại bỏ ảnh hưởng của ông Kỳ.

Khi vừa nhận chức được ít lâu thì ông Bộ Trưởng Nội Vụ muốn đưa đàn em về coi Cảnh Sát Tư Pháp nên yêu cầu ông Hai cất chức Phụ Tá Tư Pháp là Luật Sư Ðinh Thành Châu, nhưng ông Hai thẳng thắn trả lời: Nếu ông Bộ Trưởng muốn thay xin cứ ban hành nghị định, tôi sẽ thi hành nhưng tôi không thấy LS Châu có lỗi lầm gì hết. Ðể dằn mặt và trả dũa về sự cứng đầu của ông, phụ phí cho Cảnh Sát đã bị cắt giảm quá một nửa, ông biết như vậy sẽ gặp rất nhiều trở ngại cho sự thi hành nhiệm vụ nhưng vẫn làm những gì mà lương tâm ông nghĩ và coi đó là lẽ phải.

Với thời gian hơn một năm làm TGÐ, ông Hai chỉ đến gặp Tổng Thống, Phó Tổng Thống và Thủ Tướng khi có lệnh hoặc vì công vụ phải đích thân trình bày, ngoài ra không bao giờ mon men cầu cạnh và chưa bao giờ người ta thấy ông mặc thường phục đi xe hơi mang số ẩn tế hoặc công xa lộng lẫy với xe hộ tống võ trang cùng mình chạy trước, chạy sau dẹp đường mà chỉ sử dụng chiếc xe jeep cũ của BÐQ mang theo với vài người cận vệ ngồi phía sau. Người ta cũng không mấy ngạc nhiên khi thấy ông bị thay thế trở về Quân Ðội vì cụ Hương đã rời phủ Thủ Tướng và hơn thế nữa, các thế lực sẽ không thể chi phối các hoạt động của Cảnh Sát nếu còn để ông tiếp tục nắm giữ quyền điều khiển cơ quan này.

Mùa hè đỏ lửa 72, Cộng quân đẩy mạnh các nỗ lực tấn công có tính cách trận địa chiến cắt đứt các trục giao thông chiến lược, đặc biệt là đoạn Quốc Lộ 14 nối liền hai thị xã Kontum Pleiku và Tướng Tư Lệnh Quân Ðoàn 2 Quân Khu 2 cũng vừa mới nhận chức muốn chứng tỏ khả năng chỉ huy của ông cũng như tạo một tiếng vang nên ra lệnh cho lực lượng BÐQ phải hành quân giải tỏa đoạn Quốc Lộ nêu trên với sư tăng cường của một Chi Ðoàn Thiết Kỵ giao tiếp với một thành phần của Sư Ðoàn 23 nhưng liên tiếp bị chận đánh không tiến lên được như ý muốn của ông nên trong một buổi họp tham Mưu, Tướng Tư Lệnh đã trút giận dữ cho là BÐQ không chịu đánh, ra lệnh thay thế các cấp chỉ huy liên hệ bằng những sĩ quan khác đồng thời còn hướng về Tướng Hai lúc này đã được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Phó Quân Ðoàn và nói: Biệt Ðộng Quân của anh đó. Bị miệt thị và nhất là tự ái binh chủng của ông nên ông đã thẳng thắn đáp lễ là ông sẽ đứng ra trực tiếp điều khiển cuộc hành quân và ngay sau chấm dứt ông sẽ rời khỏi Quân Ðoàn 2 vì ông không thể cộng tác với một ông Tư Lệnh làm việc tùy hứng...Hai ngày sau đó lực lượng Biệt Ðộng Quân giao tiếp được thành phần tiếp đón từ Kontum tiến ra, Tướng Tư Lệnh đã bay tới nơi với một phái đoàn báo chí để ngợi khen cái bắt tay có tính quyết định này. Tuy nhiên, để giữ lời hứa, Tướng Hai yêu cầu được rời Quân Ðoàn 2, sau đó về làm Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Lam Sơn kiêm Huấn Khu Dục Mỹ, nơi mà trước đây ông đã phục vụ với tính cách một huấn luyện viên nhỏ bé; nhưng ông chưa ngồi ở chức vụ này được bao lâu thì Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Quân Ðoàn 4 nên ông Hai được bổ nhiệm thay thế Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam trong chức vụ Tư Lệnh Sư Ðoàn 7, một đại đơn vị nổi danh với những vị Tư Lệnh tiền nhiệm yêu nước, trong sạch gồm cố Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh và Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam. Một đơn vị đã hoạt động một cách hữu hiệu trong nhiệm vụ chận đứng sự xâm nhập của các đơn vị Cộng quân trong mưu toan cắt đứt đường liên lạc tiếp tế từ miền Tây về thủ đô và đó cũng là đơn vị đã chứng kiến hành động khí phách phi thường nhất của ông với niềm tin sắt đá sớm muộn gì đất nước mình rồi sẽ có ngày sáng sủa.

Cùng các Tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Phạm Văn Phú, Tướng Hai đã ghi đậm một nét son cho trang cuối của quân sử Việt Nam Cộng Hòa.

Nhân ngày quân lực, xin đốt nén nhang cho những tang trung liệt, những người đời đời là nỗi tiếc thương và niềm hãnh diện cho Quân Dân Miền Nam, cho mọi thế hệ, cho mọi thời đại của giòng sử đấu tranh Việt.  (tác giả Người Lính Già (Ða Hiệu))

Sự Tích Thập Nhất Đại Thần Tướng Việt Nam Thời Cận Đại:

1/ Thần tướng Trình Minh Thế (1922 - 1955)
2/ Thần tướng Phan-quang-Đông (1929-1964)
3/ Thần tướng Trương Quang Ân và phu nhân (1932 - 1968; 1931-1968)
4/ Thần tướng Nguyễn Viết Thanh (1930 - 1970)
5/ Thần tướng Nguỵ-văn-Thà (1943-1974)
6 / Thần tướng Phạm Văn Phú (1929 - 1975)
7/ Thần tướng Lê Nguyên Vỹ (1933 - 1975)
8/ Thần tướng Trần Văn Hai (1929 - 1975)
9/ Thần tướng Lê Văn Hưng (1933 - 1975)
10/ Thần tướng Nguyễn Khoa Nam (1927 - 1975)
11/ Thần tướng Hồ-ngọc-Cẩn (1938-1975)

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site