lịch sử việt nam
Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại.
Thần Việt Điện_Thập Nhất Đại Thần Tướng Việt Nam
- thời cận đại -
Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần
Thế, Đông, Ân, Thanh, Thà, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam, Cẩn
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.
Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc hiệu đính 2011, 2013, 2014 (trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)
Sư-Đoàn 5 Bộ-Binh, Quân-Đoàn III Quân Khu III Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa
7/ Thần tướng Lê Nguyên Vỹ (1933 - 1975)
Thần tướng Lê Nguyên Vỹ
- Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ (1933-1975) là Tư lệnh Sư đoàn 5 bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hoà, là một trong năm tướng lĩnh đã tự sát trong sự kiện 30 tháng 4, 1975.
- Ông sinh ngày 22 Tháng Tám năm 1933 tại Sơn Tây. Năm 1951 ông theo học khóa 2 (Lê Lợi) trường Võ bị Địa phương Huế đến năm 1965 được thăng Thiếu tá.
- Ông tham gia trong chiến trường An Lộc tử thủ căn cứ chỉ huy. Sau khi chiến thắng, được đề bạt lên làm Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 21 Bộ Binh.
Năm 1974, ông được thăng chuẩn tướng sau khi học một khóa học chỉ huy và tham mưu cao cấp tại Hoa Kỳ và giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh.
Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ về đảm nhiệm chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh vào khoảng giữa năm 1973, khi ông vẫn còn mang cấp bậc Đại Tá. Ông nổi tiếng về tinh thần dũng cảm và chống cộng cương quyết, cũng như tính tình nóng như lửa của ông.
Vào mùa Hè năm 1972, Đại Tá Lê Nguyên Vỹ, Phó Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh đã có mặt ở Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của Sư Đoàn tại An Lộc cùng Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Sư Đoàn. Họ đâu biết rằng họ sẽ là chứng nhân cho một biến cố lịch sử.
- Rạng sáng ngày 5 tháng 4 năm 1972, Cộng Sản Bắc Việt xua bốn sư đoàn (5, 7, 9 và Bình Long) và hai trung đoàn xe tăng 202, 203 nhiều đơn vị yểm trợ tấn công thị xã An Lộc. Cộng quân đã dùng những trận mưa pháo để chà nát và san bằng thị xã nhỏ bé nàỵ Hàng ngàn đồng bào vô tội đã bỏ mình dưới hỏa lực của Cộng quân.
Nhiều lần, Cộng Sản Bắc Việt dùng chiến xa T-54 tấn công thẳng vào nơi Chỉ Huy Tiền Phương của Sư Đoàn 5 đang đóng. Lần đầu tiên người lính VNCH gặp phải chiến xa địch, lại không tin tưởng vào khả năng của vũ khí của mình, nên đã hoảng hốt tìm nơi ẩn tránh. Không thể trách họ, vì hoả tiễn M72 không đủ sức xuyên phá nếu bắn vào đằng "mũi" của xe T-54. Khi ấy tướng Hưng đã cầm sẵn một trái lựu đạn nơi tay, với ý định nếu Việt Cộng tràn vào, ông tung ra, tất cả cùng chết. Chiếc chiến xa đi đầu đã tiến gần, quay ngang quay dọc để tìm kiếm trung tâm chỉ huy. Đại Tá Vỹ thừa cơ đứng lên, bắn một quả đạn M72 vào hông xe làm chiếc xe tăng bốc cháy. Binh sĩ lên tinh thần theo phương pháp diệt xe của Đại Tá Vỹ, bò theo nhũng vách tường, bờ giậu để bắn xe địch. Kết quả là đoàn xe bị tiêu diệt.
Sau 68 ngày tử thủ, Cộng quân bị đánh lui và An Lộc được giải toả. Đại Tá Lê Nguyên Vỹ được thăng cấp Chuẩn Tướng và về chỉ huy Sư Đoàn 5 Bộ Binh tại căn cứ Lai Khê (Bình Dương) khi Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng đi nhận nhiệm vụ mới ở Quân Khu IV.
Tại Lai Khê, ông làm việc không kể giờ giấc, ngày đêm, trong việc xây dựng và tu bổ hệ thống phòng thủ, cũng như huấn luyện binh sĩ. Ông cũng rất nhiệt tình trong việc bài trừ tệ nạn và tham nhũng trong hàng ngũ quân đội. Vì thế, ông đã mang lại miềm tin tưởng cho mọi người .
- Cuối tháng 4 năm 1975, quân Cộng Sản Bắc Việt từ nhiều ngả tiến về Saigon. Nhưng cánh quân phía Đông Bắc của chúng không thể vượt qua căn cứ Lai Khê, mặc dù có lực lượng đông gấp nhiều lần. Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ đã làm tròn nhiệm vụ.
- Tướng Lê Nguyên Vỹ đã tự sát bằng súng lục ngay tại bộ tư lịnh sư đoàn 5 bộ binh.
- Thi thể Tướng Lê Nguyên Vỹ được an táng trong rừng cao su gần doanh trại Bộ Tư Lệnh, sau đó được thân nhân bốc lên đem về cải táng ở Hạnh Thông Tây, Gò Vấp. Năm 1987, hài cốt ông được thân mẫu (mẹ) hỏa thiêu và đem về thờ ở từ đường họ Lê Nguyên tại quê nhà ở tỉnh Sơn Tây.
Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ Tư Lịnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh
Tướng Lê Nguyên Vỹ về đảm nhiệm chức vụ Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh, khi ông còn mang cấp bực Ðại Tá, vào khoảng tháng 6 năm 73, trong lúc vết thương ở chân của ông chưa lành hẳn, bước đi còn khập khễng và chống gậy vì bị tai nạn trực thăng khi ông là Tư Lệnh Phó Sư Ðoàn 21 BB. Ông là một vị chỉ huy gan dạ nổi tiếng nhất của Sư Ðoàn 5 BB lúc ông còn là Trung Ðoàn Trưởng: "Nhất Vỹ, nhì Gia" (Trung Tá Gia hình như họ Hà, Hà Văn Gia, vì đã lâu ngày tôi không nhớ rõ). Ðây là câu nói tôi được nghe nhiều lần nơi sĩ quan và binh sĩ khi rời quân trường về trình diện Sư Ðoàn vào tháng 1-68. Rất nhiều đồng bào và anh em chiến sĩ thuộc các đơn vị bạn quanh vùng Lái Thiêu, Bình Dương cho đến các tỉnh biên giới Bình Long, Phước Long đều biết đến tên ông. Có lẽ một phần vì tinh thần chiến đấu kiên trì và dũng cảm, một phần vì tánh tình nóng nảy như lửa đốt của ông.
Tinh thần kiên trì và dứt khoát chiến đấu chống cộng của ông đã biểu lộ qua câu chuyện của một sĩ quan tham mưu Sư Ðoàn kể cho tôi nghe "Ông Vỹ có một cô em gái đi theo VC, viết thư khuyên ông nên quay về với "Bác và Ðảng" và ông đã trao bức thư này cho An Ninh Quân Ðội VNCH để nghiên cứu".
Sự chiến đấu dũng cảm của ông gần như mọi người thuộc Sư Ðoàn đều biết vào mùa hè đỏ lửa năm 72 ở An Lộc. VC lùa 3 Sư Ðoàn (Công Trường số 5, 7 và 9, Trung Ðoàn Thiết Giáp T54 và các đơn vị trọng pháo 130 ly để bao vây và tấn công thành phố An Lộc, tỉnh Bình Long. Ðại Tá Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh Phó Sư Ðoàn cùng với Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Sư Ðoàn đã tích cực điều động các đơn vị phòng thủ đẩy lui nhiều đợt tấn công ác liệt kéo dài ròng rã gần 3 tháng trời. Ở vào cao điểm khốc liệt nhất, khi VC quyết định sử dụng toàn bộ lực lượng để dứt điểm chiến trường, chúng tung nhiều đợt pháo kích, sử dụng lực lượng xung kích chủ yếu, thiết giáp T54 và bộ binh kết hợp tiến thẳng vào trung tâm chỉ huy của Tướng Lê Văn Hưng. Vì bị thiệt hại nặng nề do đạn pháo, các đơn vị phòng thủ VNCH phải co cụm lại từng tụ điểm để chống trả. Khi thấy chiến xa và bộ binh địch xuất hiện từ xa, tất cả các loại súng cối của ta bắn ra xối xả, khiến bộ binh VC phải giật lùi lại phía sau, chỉ còn thiết giáp VC vẫn một hàng dọc, theo đường phố tiến vào nơi phòng thủ của Tướng Hưng. Vì lần đầu tiên người lính VNCH nhìn thấy chiến xa địch và phần vì không tin tưởng vào vũ khí chống chiến xa M72, hầu hết đều kinh hoàng và tìm nơi ẩn nấp. Ngay cả đến những người lính phòng thủ trước cửa hầm của Tướng Hưng cũng vậy, khi nhìn thấy chiến xa đã tới gần, tất cả đều nhảy ào xuống hầm. Ðại Tá Lê Nguyên Vỹ đã nhanh nhẹn chụp lấy một khẩu M72 của người lính đứng bên cạnh, ông bước lên miệng hầm. Trong khi ấy, Tướng Lê Văn Hưng đã cầm sẵn một trái lựu đạn nơi tay với ý định nếu VC tràn vào, ông tung ra, tất cả cùng chết. Chiếc chiến xa đi đầu đã đến gần, nhưng vì chúng chưa định ra được chiếc hầm nào là hầm của Tướng Hưng đang thủ, chúng quay ngang, quay dọc để tìm kiếm. Thừa lúc ấy, Ðại Tá Vỹ đã bắn ngay một quả đạn M72 vào hông xe làm chiếc xe bốc cháy. Binh sĩ lên tinh thần reo hò, và họ lần theo từng căn nhà, từng bờ tường để bắn những chiếc còn lại. Kết quả là gần 50 chiếc chiến xa địch bị bắn cháy ngay trên trận địa.
Tướng Lê Nguyên Vỹ được thăng cấp khoảng cuối năm 1974 (tôi không nhớ rõ). Ông đã phải đương đầu với một hoàn cảnh vô cùng khó khăn: vừa phải lo đối phó với áp lực của quân địch, và vừa lo chấn chỉnh nhân sự, củng cố đơn vị v.v...Ông làm việc không kể giờ giấc, ngày đêm, hết ở Bộ Tư Lệnh căn cứ tại Lai Khê, lại chạy tới các căn cứ của Trung Ðoàn, Tiểu Ðoàn để kiểm tra, đốc thúc đào hào, tu bổ hệ thống phòng thủ, đắp chướng ngại vật để cản chiến xa. Ông cũng lưu tâm đặc biệt việc rèn luyện tân binh, thường xuyên mở lớp huấn luyện và ôn tập cho các cán bộ và binh sĩ.
Ðặc biệt về công tác bài trừ tệ nạn tham nhũng, ông làm rất hăng say. Sau khi Tướng Trần Quốc Lịch bị điều tra và bắt giam ở quân lao, một số các cấp chỉ huy khác đã bị trừng phạt: Thiếu Tá Hồ Ngọc S., TÐT/TÐ3/9, Ðại Úy H., ÐÐT/ÐÐ5 Trinh Sát bị giáng cấp xuống trung sĩ và một số nữa tôi không còn nhớ rõ. Việc bài trừ tham nhũng, không ai nghi ngờ thiện chí của Tướng Vỹ, ông rất nhiệt tình. Ông chỉ có một tật xấu mà tôi ghi nhận được là tính nóng nảy. Một câu chuyện tôi nghe được khi ông làm việc tại trung tâm hành quân, phòng 3 BTL/SÐ. Hôm ấy, một binh sĩ bị quân cảnh bắt về trình diện ông về tội đánh lộn và cướp giật ngoài chợ Lai Khê. Câu chuyện tôi nghe được khi ông đang đứng nói với một sĩ quan khác trước cửa văn phòng: "Tôi chửi mắng cho một trận, mặt hắn cứ trơ trơ ra, không tỏ vẻ ăn năn hối hận gì. Thình lình tôi quay cây gậy đập tới tấp, cu cậu không biết đường mà đỡ, bị một trận nên thân!". Những việc như vậy, ông thường làm, nhưng lại chưa nghe ai nói ông cạo đầu nhốt chuồng cọp binh sĩ.
Trong một buổi lễ khai giảng khóa huấn luyện tân binh, đứng trước cả ngàn người vừa tân binh lẫn cán bộ và lính cơ hữu của trung tâm huấn luyện ở Lái Thiêu, ông công kích kịch liệt trong gần một tiếng đồng hồ về tệ nạn tham nhũng. Ông nói rất nhiều, nhưng chỉ có một câu tôi nhớ hoài, không bao giờ quên: "Chúng nó đã móc ngầm với nhau rất chặt chẽ, mình phải gỡ ra từ từ mới được".
Trong một phiên họp ở BTL/SÐ, ông gọi những người được gởi gấm nhiều năm, hết đời Tư Lệnh này tới đời Tư Lệnh khác, sống lưu cựu tại trung tâm huấn luyện Sư Ðoàn là những con heo. Ông nói: "Chúng nó ăn no béo mập như những con heo". Ông muốn "bứng" đám người này đi mà cũng không làm được, Có lẽ vì họ có những cái "gốc" lớn mà rễ của nó đã mọc tới Sài Gòn. Sức lực của ông cũng có hạn, đôi vai ông cũng nhỏ bé như vai mọi người, không lớn rộng như vai Từ Hải! Tuy nhiên tôi ghi nhận, trong thời gian ông làm Tư Lệnh, tệ nạn tham nhũng, nếu không muốn nói đã bị chận đứng thì cũng phải giảm đi rất nhiều; không còn cảnh ăn chơi phè phỡn trong khi người khác cặm cụi làm việc.
Nhìn chung, từ ngày Tướng Vỹ về Sư Ðoàn, ông đã cải tổ, xây dựng được nhiều vấn đề. Ông đã mang lại niềm tin tưởng cho mọi người .
Việt Cộng càng ngày càng di chuyển người, vũ khí, lương thực về gần Sài Gòn hơn. Áp lực quân sự ngày càng gia tăng. Việc tiếp tế bằng phi cơ cho An Lộc và Chơn Thành quá tốn kém mà chỉ để bảo vệ những đống gạch vụn tại thành phố An Lộc và những vùng đất hoang vu, không người ở. Dân cư tại các làng mạc, đồn điền đều đã di tản để tránh bom đạn hồi năm 1972, một số chạy ngược lên Lộc Ninh, số còn lại chạy về Sài Gòn. Vào khoảng cuối năm 1974, các lực lượng phòng thủ An Lộc và Chơn Thành được lệnh triệt thoái. Một việc làm Tướng Vỹ buồn lòng không ít khi một Tiểu Ðoàn của Trung Ðoàn 8 ở Chơn Thành rút lui, ông chỉ thị phải ưu tiên chở hỏa tiễn Tow về trên chuyến phi cơ đầu tiên để ông tái phối trí nơi khác (Tow là một loại hỏa tiễn chống chiến xa rất hiệu nghiệm và rất đắt tiền). Ông đích thân ra sân bay đón chờ. Khi chuyến bay đầu tiên hạ cánh, hàng bốc xuống hết, ông không thấy hỏa tiễn Tow đâu cả, mà chỉ toàn là hàng câu lạc bộ như bia, nước ngọt, cà phê, sữa, v.v...Thế rồi ông nổi cơn thịnh nộ, rồi đích thân lái xe jeep ủi sập hết đống hàng này.
Tình hình quân sự ngày càng nghiêm trọng, tỉnh lỵ Phước Long bị VC tràn ngập vào ngày 3/1/75, nhưng QLVNCH không có nỗ lực nào để tái chiếm. Những người chỉ huy quân sự nói chung và của SÐ5BB nói riêng đã bắt đầu lo ngại, nhưng tất cả đều đồng ý rằng, trong chiến tranh, hôm nay mất ngày mai chiếm lại là việc thông thường, không có gì lo âu quá đáng.
Khi Ban Mê Thuột thất thủ, quân đội VNCH rút khỏi Cao Nguyên, miền Trung và khi tuyến phòng thủ miền Ðông (Phan Rang, Long Khánh) bị bể, những lực lượng còn lại của QLVNCH đang lui dần về phía cầu xa lộ Biên Hòa, tôi được lệnh chuẩn bị kế hoạch, trang bị nhẹ, dự trù trong trường hợp Sài Gòn thất thủ, sẽ lui dần về Vùng 4 để tiếp tục chiến đấu. Tôi không biết lệnh này xuất phát từ đâu!
Lúc này những đoàn quân VC ở phía Bắc Sài Gòn đã ép sát với phòng tuyến của SÐ5BB. Ở phiá quận lỵ Phú Giáo, vào ngày 23 và 27/4/75, phi cơ phản lực, cứ 2 chiếc luân phiên nhau thả bom vào những vị trí tập trung của quân địch để ngăn cản sức tiến quân của chúng. Ðường bay nhào lộn kéo tới tận không phận quận Lái Thiêu. Cán bộ huấn luyện viên và các khóa sinh đều đưa mắt liếc nhìn, không ai nói với ai một lời, tất cả đã hiểu việc gì đang xảy ra.
Trung tâm huấn luyện Sư Ðoàn chỉ chấm dứt các hoạt động huấn luyện bãi tập vào ngày 28/4/75 và được lệnh cấm trại 100% để lo phòng thủ. Tình hình ở Sài Gòn lúc đó quá lộn xộn và các đơn vị du kích cùng quân địa phương VC đã xuất hiện ở nhiều nơi quanh vùng Lái Thiêu, Bình Dương. Khoảng 10 giờ đêm ngày 29/4/75, tôi đã nhìn thấy bộ binh và chiến xa của VC đang di chuyển trên xa lộ Ðại Hàn (Sài Gòn - Bình Dương). Bộ binh đi hai hàng dọc, kẹp sát lề đường, xen kẽ ở giữa là chiến xa T54. Chúng chẳng thèm ngụy trang lá cây gì cả và đang di chuyển về hướng Sài Gòn. Thình lình tiếng súng cối 81 ly của TTHL/SÐ từ phía sau lưng bắn ra để cản bước tiến của chúng. Ðạn nổ bốc khói mịt mù xa lộ. Chỉ trong giây lát, chiến xa và bộ binh VC đã giàn hàng ngang tiến thẳng về phía TTHL. Những khẩu phòng không trên pháo tháp của chiến xa địch đang nhả đạn, bỗng dưng khựng lại. Chúng quay ngược ra xa lộ rồi tiếp tục di chuyển về hướng Sài Gòn. Chúng đi rất vội vã, hối hả. Rõ ràng chúng đang được lệnh tránh giao chiến dọc đường, bảo toàn lực lượng tối đa, tiến nhanh về Sài Gòn càng sớm càng tốt. Sài Gòn vào giờ này đang hỗn loạn, miếng mồi thơm ngon, béo bở đang đợi chờ, chúng không thể chậm trễ được!
Khoảng 8 giờ sáng, tôi không còn nhìn thấy một lực lượng nào của VC di chuyển nữa. Tôi vẫn đứng ở phía ngoài phòng tuyến suy nghĩ miên man...Chúng đã lợi dụng đêm tối, len lỏi, vượt nhanh ngang qua hông những điểm phòng thủ chính yếu của SÐ5BB, của tiểu khu Bình Dương. Chúng đã bỏ toàn bộ lực lượng của SÐ5BB về phía sau lưng rồi!
Bỗng tôi chợt nhớ tới câu chuyện hơn một năm về trước, khoảng tháng 12 năm 73. Hôm ấy, như thường lệ, tới phiên trực, tôi đem bản đồ vào phòng riêng của Tướng Vỹ vào buổi tối để ông duyệt xét lại tình hình tổng quát mà có các chỉ thị cần thiết cho các kế hoạch hành quân hôm sau. Thông thường, ông chỉ lướt qua 15 phút, vì sĩ quan tùy viên đã báo cáo tình hình hàng giờ, rồi ông nói chuyệnh linh tinh với chúng tôi. Ông người tầm thước, khoảng 165cm, hơi mập, nước da đen sạm vì nắng, giọng nói hơi ồm ồm. Hình như ông đang bị cảm mất tiếng nên giọng nói hơi khó nghe. Tuy nhiên, tôi vẫn còn nghe rõ từng tiếng...Ông đang tỏ vẻ vui mừng về việc xúc tiến phòng thủ trong những tháng qua đạt kết quả tốt đẹp. Bỗng ông tâm sự: "Tôi nghi ngờ chúng nó không đánh mình ở ngoài này mà tìm cách len lỏi đi thẳng về Sài Gòn..." Ðiều nghi ngờ của ông hôm nay đã trở thành sự thật.
Trước tình thế này, Tướng Vỹ sẽ quyền biến ra sao? Tôi chờ đợi, nhưng tôi chợt nghĩ, tình hình sáng hôm nay đang diễn ra trên một quy mô lớn trên toàn quốc, đã vượt ra ngoài vùng trách nhiệm và quyền hạn của một vị Tư Lệnh Sư Ðoàn. Ông vẫn phải chờ lệnh, vì ông là một quân nhân có kỷ luật.
Khoảng 9 giờ sáng, TTHL vẫn còn liên lạc tốt với BTL/SÐ. Lệnh từ TT/HQ/SÐ vẫn truyền đi: "Tất cả sẵn sàng tại chỗ, chờ lệnh". Tướng Vỹ đang chờ lệnh gì? Lệnh đánh tập kích phía sau lưng địch hay lệnh rút lui về Vùng 4? Ông chờ lệnh ai? Vào giờ này, Tổng Thống Tư Lệnh Quân Ðội, Thủ Tướng Chánh Phủ, Tổng TMT/QÐ, TMTL/LQ, Tư Lệnh Quân Ðoàn, đã chạy trốn hết rồi! Các tân Tổng Thống thì hoặc vì quá già nua, hom hem ốm yếu, hoặc vì còn đang bàng hoàng ngơ ngác trước kẻ thù, ai đủ tư cách và uy tín để ra lệnh cho ông?
Khoảng 10 giờ sáng ngày 30-4-75, TTHL hoàn toàn mất liên lạc với BTL/SÐ (có lẽ giờ này, Tướng Vỹ đã tự sát và BTL đang rối loạn). Chỉ huy trưởng TT/HL vô cùng bối rối. Ông ra lệnh vắn tắt: "Di chuyển về hướng Sài Gòn". Dẫn đầu hàng quân là các khóa sinh lớp huấn luyện thái cực đạo. Ðoàn quân ra khỏi doanh trại chưa được 1/3, tôi đã nghe tiếng súng nổ ròn rã ngoài chợ Lái Thiêu (Chi Khu Lái Thiêu đã rút lui từ nửa đêm và VC đã chế ngự khu này). Trung Úy Bích, Trưởng Ban 2 TT đã bị trọng thương và lực lượng đi đầu bị thiệt hại nặng. Ðoàn quân phải lùi vào trong doanh trại để tìm hướng đi khác. Một vài anh em mở radio để nghe tin tức. Thình lình nghe được bản tin của ông Dương Văn Minh trên đài phát thanh. Lúc ấy giọng ông Dương Văn Minh nghe rất thểu não, tiếng mạnh, tiếng yếu tựa hồ như một người sắp hết hơi. Tôi không nhớ hết nguyên bản văn; nhưng có vài đoạn chính yếu, tôi còn nhớ rõ từng tiếng. Ðại ý bản văn nói, để tránh một cuộc đổ máu vô ích, ông kêu gọi binh lính VC ngừng tấn công và quân đội VNCH ở nguyên vị trí của mình vì ông đã: "Tôi tin tưởng sâu xa vào chính sách hòa giải, hòa hợp dân tộc của chánh phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam VN" (nguyên văn) và ông tiếp: "Chúng tôi ở đây (tức Dinh Ðộc Lập) đang chờ những người anh em ở phía bên kia đến để làm lễ bàn giao..." Bản tin được lập lại nhiều lần liên tục.
Sau khi nghe xong bản tin này, mọi người đều xôn xao nhốn nháo. Anh em khóa sinh lo sợ, trong khi làm lễ bàn giao VC nổi hứng đòi bàn giao luôn "cái chỗ đội nón", thế là hơn 1500 khóa sinh đủ các lớp huấn luyện, đã hè nhau đẩy sập cả cổng chính lẫn cổng phụ, vứt súng đạn, lột bỏ quần áo, chạy ra đường như một đàn ong vỡ tổ, trước sự ngơ ngác, bàng hoàng của cán bộ quân trường.
Tại căn cứ phòng thủ của Trung Ðoàn và Tiểu Ðoàn, sau khi nghe xong bản tin trên đài phát thanh của Dương Văn Minh, anh em binh sĩ đã tự động vứt bỏ súng đạn để chạy về nhà. Tại Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn ở Lai Khê, cái mệnh lệnh mà Tướng Vỹ trông đợi từ nhiều ngày qua để ông thi hành hôm nay đã đến.
Mệnh lệnh không đến bằng hệ thống truyền tin quân đội, mà đến qua làn sóng điện của Ðài phát thanh Sài Gòn: lệnh bàn giao! Từ ngữ nghe thật hiền lành và êm ái. Nhưng, tự cổ chí kim, các kẻ chiến bại, sau khi bị tước đoạt hết khí giới, thông thường thì chỉ có chết hoặc bị bắt cầm tù, chưa thấy ai làm lễ bàn giao bao giờ. Tại sao hôm nay, ông tân Tổng Thống miễn cưỡng lại dùng loại từ ngữ mập mờ này?
VC vẫn bao vây căn cứ ở Lai Khê, đặt chốt ngăn chặn ở hai cổng phía Nam và phía Bắc. Chúng bắc loa chĩa vào bên trong căn cứ, phát thanh lời kêu gọi của Dương Văn Minh và kêu gọi Tướng Vỹ ra hàng. Ông chỉ đáp lại: "Yêu cầu các anh đối xử nhân đạo với thuộc cấp của tôi".
Lúc đó, Tướng Vỹ triệu tập một phiên họp bất thường, thật ngắn ngủi, để giải thích cho mọi người rõ lịnh bàn giao và lịnh bắt buông súng đầu hàng. Ông nói: "Lệnh bắt chúng ta buông súng bàn giao cho địch, nói thẳng ra là lịnh bắt chúng ta buông súng đầu hàng..." Ông phải nói thẳng vì sợ có người hiểu quanh co, mập mờ. Rồi ông tuyên bố: "Vì tôi là một Tướng Chỉ Huy mặt trận, tôi không thể thi hành được lịnh này. Tôi nghĩ thân làm Tướng là phần nào đã hưởng vinh dự và ân huệ của quốc gia hơn các anh em nên tôi phải chọn lấy con đường đi riêng cho tôi". Ðoạn ông bình tĩnh bước ra sân nghiêm trang đứng dưới cột cờ của Bộ Tư Lệnh, tự sát bằng chính khẩu súng chỉ huy của mình.
Tôi không được chứng kiến cảnh Tướng Vỹ tự sát và những diễn biến ở Lai Khê, chỉ viết theo lời tường thuật của anh bạn lúc tôi làm việc tại TTHQ. Tình cờ tôi gặp lại anh ít lâu sau đó. Trung Úy Khang, người sĩ quan trẻ tuổi, có rất nhiều nghị lực và rất giỏi môn võ Không Thủ Ðạo. Anh được tuyển chọn là sĩ quan tùy viên kiêm cận vệ của Tướng Vỹ.
Con đường Tướng Vỹ chọn lựa ngày hôm nay đã có Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Lãm và nhiều vị anh hùng khác lựa chọn ngày trước. Ông đã xin nối gót. Ông không đi đơn độc một mình, vì vào giờ này, khắp nơi trên đất nước, đồng đội của ông, nhiều người cũng đang đi trên con đường như Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai, Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Hồ Ngọc Cẩn, v.v...
Ðược biết ngày nay, đồng bào và chiến sĩ trong nước đã suy tôn ông là Anh Hùng Dân Tộc. Và trong hàng ngũ của những người đang đấu tranh lật đổ bạo quyền ở trong nước, có đơn vị đã mang tên ông: Chiến Ðoàn Lê Nguyên Vỹ.
Tướng Lê Nguyên Vỹ: Từ Miền Tây Đến Căn Cứ Lai Khê
Trước tháng 7/1954, sĩ quan Lê Nguyên Vỹ đã theo học khóa Nhảy Dù tại Pháp. Trong thập niên 60, ông lần lượt giữ các chức vụ chỉ huy: đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, trung đoàn trưởng. Năm 1969, ở cấp bậc đại tá, ông là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 8/Sư đoàn 5 Bộ binh (BB). Vào giữa năm 1971, ông giữ chức Tư lệnh phó Sư đoàn 5 BB. Năm 1973, ông là Tư lệnh phó Sư đoàn 21 BB. Ngày 7 tháng 11.1973, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 5 BB thay thế Chuẩn tướng Trần Quốc Lịch khi ông còn mang cấp đại tá (ông được thăng chuẩn tướng gần 1 năm sau). Về lại Sư đoàn 5BB, Tư lệnh Lê Nguyên Vỹ đã trở về với đại đơn vị mà ông đã có nhiều năm gắn bó. Trong năm 1969, ông đã chỉ huy trung đoàn 8/Sư đoàn 5 BB lập nhiều chiến công tại chiến trường Miền Đông Nam phần.
* Tư lệnh Sư đoàn 5 BB Lê Nguyên Vỹ tại căn cứ Lai Khê
Nhận chức Tư lệnh Sư đoàn 5 BB vào thời gian Cộng quân gia tăng hoạt động quân sự tại các tỉnh Bình Dương, Bình Long, Phước Long, thuộc vùng trách nhiệm của Sư đoàn 5 BB, Tướng Lê Nguyên Vỹ đã phải đương đầu với hoàn cảnh vô cùng khó khăn, vừa phải lo đối phó ngăn chận các cuộc tấn công CSBV vào các vị trí trọng yếu do Sư đoàn 5 BB đảm trách, vừa phải lo củng cố và phát triển hiệu năng tác chiến của các đơn vị trực thuộc. Vị tư lệnh cuối cùng của Sư đoàn 5 BB đã làm việc không kể giờ giấc ngày đêm. Hết họp bàn kế hoạch hành quân tại bộ Tư lệnh Sư đoàn, ông lại bay đến các trung đoàn, tiểu đoàn kiểm tra hệ thống phòng thủ, đôn đốc quân sĩ đào chiến hào, đắp công sự chiến đấu và các cụm chướng ngại vật để ngăn chận chiến xa CSBV khi địch mở cuộc tấn công với xe tăng và bộ binh phối hợp.
Trong ba tháng đầu của năm 1975, sau khi CSBV tấn công cường tập đánh chiếm Phước Long vào tháng 1/1975, Tướng Lê Nguyên Vỹ đã tái phối trí lực lượng để giữ cụm phòng tuyến Chơn Thành. Đến giữa tháng 4/1975, quận Chơn Thành bị bỏ ngỏ, căn cứ Lai Khê được xem như phòng tuyến tiền đồn. Trong tình hình đó, vị Tư lệnh Quân đoàn 3 lúc bấy giờ là Trung tướng Nguyễn Văn Toàn đã bay lên Lai Khê họp bàn với Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ. Trung tướng Toàn nói với Tướng Vỹ là nên di chuyển bộ Tư lệnh về Phú Lợi, Bình Dương, và chỉ nên để một trung đoàn ở lại phòng thủ căn cứ Lai Khê. Trước ý kiến của vị Tư lệnh Quân đoàn 3, Chuẩn tướng Vỹ trình bày: “Nếu tôi di chuyển đi Phú Lợi, anh em binh sĩ sẽ nói mình “Đi di tản chiến thuật hay sao? Do đó, tôi quyết ở lại Lai Khê sống chết với nơi này.”
Ngày 28 tháng 4/1975, Chuẩn tướng Vỹ chỉ thị cho vị Tư lệnh phó Sư đoàn 5 BB là Đại tá Trần Văn Thoàn chỉ huy bộ Tư lệnh nhẹ Sư đoàn 5 BB, cùng với Trung đoàn 8 BB mà trung đoàn trưởng là Trung tá Nguyễn Bá Mạnh Hùng và Chi đoàn 3/1 Thiết kỵ di chuyển về Phú Lợi. Cũng trong buổi sáng ngày 28/4. Tướng Vỹ nói với quân sĩ các cấp: “Các anh em ai có thể cho vợ con đi nước ngoài được thì cho đi, còn các anh ở lại với tôi. Tôi cũng vậy, cùng ở lại bên cạnh các anh.”
Chiều ngày 29/4, sau cuộc họp tham mưu thường lệ tại phòng họp của bộ Tư lệnh Sư đoàn 5 BB, vào 7 giờ tối, các đơn vị của Sư đoàn 5 BB được lệnh của bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 là phải bỏ Lai Khê di chuyển về Bình Dương. Theo kế hoạch, tất cả quân dụng hư hỏng và giấy tờ không quan trọng phải thiêu hủy tại chỗ. Do đó, tối 29/4, cả căn cứ Lai Khê có từng đám cháy đỏ rực. Cùng với căn cứ Lai Khê, khu vực Phú Giáo ở xa cũng có từng đám lứa như thế do lực lượng phòng thủ tại Phú Giáo cũng di tản.
Lúc bấy giờ, Trung tá Nguyễn Minh Tánh, Thiết đoàn trưởng Thiết đoàn 1 Kỵ binh, được báo tin CQ đặt chốt ở xã Mỹ Thạnh phía Nam Bến Cát, ông xin với Tư lệnh Sư đoàn 5 BB cho điều động chiến xa đi giải tỏa thế nhưng Tướng Vỹ nói ban đêm khó phối kiểm, để đến sáng sẽ tính. Trung tá Tánh gọi máy về hậu cứ đang đóng tại Trại Phù Đổng (Bộ chỉ huy Thiết Giáp) Gò Vấp hỏi tình hình ở vòng đai Sài Gòn. Trong điện thoại Trung tá Tánh nghe cả tiếng súng nổ văng vẳng, và tiếng động cơ của các trực thăng. Trung tá Tánh cũng được biết bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 đã di chuyển về Phù Đổng( Trung tướng Toàn vẫn kiêm nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Thiết Giáp khi giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 3 thay thế Trung tướng Dư Quốc Đống xin từ chức sau khi Phước Long thất thủ vào tháng 1/1975).
Trung tá Nguyễn Minh Tánh đã báo tin này cho Tướng Vỹ. Trước đó, theo lời của Trung tá Tống Mạnh Hùng, một trong những sĩ quan cao cấp của bộ Tư lệnh Sư đoàn 5 BB, thì Tướng Vỹ đã gọi điện thoại về bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 nhưng không ai trả lời, ông tức giận nói: “Tụi nó chạy trốn cả rồi.”
* Những giờ cuối cùng của Anh hùng Lê Nguyên Vỹ
Đêm 29 tháng 4/1975 là đêm dài nhất cho tất cả quân sĩ Sư đoàn 5 BB đang còn ở lại Lai Khê. Các vị trí tiền đồn báo cáo từng đoàn quân xa của CSBV đủ loại di chuyển nhưng đi vòng tránh căn cứ Lai Khê. Sáng ngày 30 tháng 4/1975 vào lúc 7 giờ, tất cả sĩ quan ngồi họp tại Phòng họp Hành quân của Bộ Tư lệnh Sư đoàn. Vừa họp xong, Đại úy Nguyên, chánh văn phòng Tư lệnh, tới báo cáo là 10 giờ Tổng thống Dương Văn Minh sẽ đọc bài diễn văn quan trọng liên quan đến tình hình. Tướng Lê Nguyên Vỹ bảo các Sĩ quan ngồi chờ tại chỗ bên cạnh chiếc radio và tách cà phê nóng. Đúng giờ, mọi người đều nghe bài phát thanh của ông Dương Văn Minh. Khi nghe lệnh tiếp theo của Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, người được ông Dương Văn Minh cử làm phụ tá cho Trung tướng Vĩnh Lộc (Tổng tham mưu trưởng được bổ nhiệm vào ngày 29/4), thì Tướng Vỹ ra lệnh cho Trung tá Nguyễn Tấn Văn, treo cờ trắng trước cổng trại, rồi ông cho triệu tập tất cả các sĩ quan, quân nhân tại bộ Tư lệnh để giải thích cho mọi người rõ về lệnh của ông Dương Văn Minh.
Theo lời kể của một số sĩ quan có mặt lúc đó, bằng giọng nói cương quyết, tướng Vỹ nói: “Lệnh bắt chúng ta buông súng bàn giao cho địch, nói thẳng ra là bắt chúng ta buông súng đầu hàng. Riêng với tôi, là một tướng chỉ huy mặt trận, tôi không thể thi hành được lệnh này. Từ nay, tôi không còn chỉ huy các anh em nữa, các anh em tự lo liệu lấy”. Sau đó, tướng Vỹ cho tìm bác sĩ Hiếu, Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 Quân Y, có lẻ ông định tìm thuốc độc tự tử, nhưng bác sĩ Hiếu đã lánh mặt. Các sĩ quan thân cận quanh tướng Vỹ tìm cách dấu hết súng vì sợ vị tư lệnh tự tử. Các sĩ quan cùng nhau khuyên ông, nhưng ông lại yêu cầu mọi người rời khỏi căn cứ, đừng đợi Việt Cộng vào.
Trước khi vĩnh biệt các sĩ quan trong bộ Tư lệnh , tướng Vỹ đã mời mọi người sang nhà riêng ăn cơm chung. Vừa lùa xong chén cơm một cách vội vã, trong khi mọi người đang ăn thì tướng Vỹ đi nhanh vào “trailer”. Hai tiếng súng nổ chát chúa, mọi người bỏ đủa chạy vào thì thấy Tướng Vỹ nằm trên vũng máu. Dù tất cả các súng đã giấu kỹ nhưng còn khẩu súng Beretta 6.35 để trong trailer thì không ai ngờ đến. Vào giây phút đó, quanh Tướng Vỹ có Đại tá Từ Vấn, Tham mưu trưởng Sư đoàn, Trung tá Tống Mạnh Hùng và một số sĩ quan tham mưu. Mọi người đã thay quần áo cho vị Tư lệnh, và đứng nghiêm chào vĩnh biệt vị chủ tướng anh hùng. Tướng Vĩnh ra đi ở tuổi 42. (Một bài viết của ông Thanh Sơn, dựa theo theo lời kể một số bạn bè, đăng trong KBC, lại ghi rằng: sau khi nói chuyện xong với anh em quân nhân Sư đoàn 5 Bộ binh, tướng Vỹ bước ra sân đứng nghiêm dưới cột cờ của bộ Tư lệnh, rồi tự sát bằng khẩu súng lục chỉ huy của mình).
Trung tá Nguyễn Minh Tánh kể lại rằng khi ông dẫn các Thiết giáp xa cơ hữu đến bộ Tư lệnh Sư đoàn 5 BB để đón Đại tá Nguyễn Mạnh Tường và Trung tá Tống Mạnh Hùng (hai sĩ quan này cùng khóa 5 Thủ Đức với Trung tá Tánh) như đã hứa trước. Vừa đến nơi thì Trung tá Hùng chạy ra nói: “Anh vào chào Chuẩn tướng Tư lệnh đi, người đã tự sát rồi.” Trung tá Tánh nghe Trung tá Hùng báo tin thì lòng ông vô cùng xúc động. Ông đứng chỗ trailer nhìn vào thì thấy vị Tư lệnh đáng kính của mình nằm yên trong quân phục tươm tất, có huy chương trên túi áo, và hai tay xếp trên bụng. Một viên đạn súng Beretta 6.35 ly trổ từ dưới cằm lên đỉnh đầu. Trung tá Tánh và các sĩ quan thuộc cấp vội chào kính vĩnh biệt người người anh cả của Sư đoàn 5 Bộ binh, một anh hùng của Quân Lực VNCH.
“Chiều ấy Lai Khê u uất lắm
Đất trời cây cỏ ngập màu tang
Khi người nằm xuống, Người nằm xuống
Ta đã mất rồi! Mất Việt Nam.
Sáng Ba Mươi giặc tràn Phú Lợi
Quân ta về trấn thủ Bình Dương
Ta vẫn nghe tiếng Người trong máy
Lòng trung Tổ Quốc vẫn vang vang
… Đồi Bam-mốt Sư Đoàn bị bức tử
Đêm ba-mươi vang vọng những hồn oan
Bao nhiêu năm! cờ tang chưa xả
Sống lưu đày lòng đau nhục mang mang
Trời Tháng Tư vẫn nghẹn ngào trong nắng
Hởi hồn Người! Còn vang tiếng Việt Nam.
(Tưởng nhớ Tướng Lê NguyênVỹ) - Đăng Nguyên.
(Ngoại trừ bài thơ "Tưởng Nhớ Lê Nguyên Vỹ" của ĐN, tài liệu "Tướng Lê Nguyên Vỹ: Từ Miền Tây Đến Căn Cứ Lai Khê" biên soạn dựa theo tài liệu tạp chí KBC, hồi ký của cựu Trung tá Nguyễn Minh Tánh, tài liệu của cựu Thiếu tá Trương Dưỡng, và của Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ). (tác giả Vương Hồng Anh)
Tướng Lê Nguyên Vỹ Chết Theo Thành
NGUYỄN VĂN HẢI, M.A
Cựu SVSQ/K21 Trường VBQGVN
Cựu Thiếu tá Quận Trưởng Quận Phú Giáo, Tỉnh Bình Dương (VNCH)
Kính dâng Anh Hồn Tướng Lê Nguyên Vỹ
Kính tặng các chiến sĩ Quân Lực VNCH.
Các bạn thân của tôi thường nhắc tôi viết về Tướng Lê Nguyên Vỹ, Cựu Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Mọi người Việt Nam đều biết Tướng Vỹ đã tự sát để đền nợ nước tại Bộ Tư Lệnh SĐ5BB ở Lai Khê Bến Cát, tỉnh Bình Dương vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Nhưng các bạn tôi cho rằng đến bây giờ mọi người chắc chỉ biết về hành động anh hùng của Tướng Vỹ và mọi người rất cần biết thêm nữa về ông. Sở dĩ các bạn tôi quay sang đề nghị tôi viết về ông bởi vì họ biết tôi là người làm việc với ông từ khi mới ra trường Đà Lạt, từ là một Trung đội trưởng của Trung đoàn 8 BB mà Trung tá Lê Nguyên Vỹ là Trung đoàn trưởng, rồi lên dần đến Tiểu đoàn Trưởng của SĐ5BB và Đại tá Lê Nguyên Vỹ là Tư Lệnh Phó, cuối cùng là Tư Lệnh SĐ5BB.
Nói như vậy, tôi chắc chắn chỉ có thể viết một phần nào về con người làm việc của Tướng Vỹ qua những lần tiếp xúc với ông, nhận lệnh và thi hành lệnh của ông, còn cuộc đời riêng tư của ông tôi hoàn toàn không biết gì cả. Tuy thế viết đến những dòng chữ này, tôi cảm thấy rất hãnh diện vì đã có thời gian thật dài làm việc dưới quyền Tướng Vỹ và tri ơn ông, bởi ông là người giới thiệu tôi đi làm Quận Trưởng Quận Phú Giáo, Tỉnh Bình Dương. Hơn thế nữa ông lại thường hãnh diện xác nhận với nhiều người trước đây rằng chính ông là người từng chỉ huy tôi từ lúc tôi mới ra trường, làm Trung đội trưởng của Trung đoàn 8BB, mỗi khi ông có dịp nói một điều gì về tôi. Tôi không hãnh diện sao được khi tôi được phục vụ dưới quyền của một vị Tướng Anh Hùng, của một Trần Bình Trọng, của một Nguyễn Tri Phương bất khuất trước quân thù, lấy thân mình để đền nợ nước!
VÀI NÉT ĐÁNG GHI NHẬN TỪ TƯỚNG VỸ
Tướng Vỹ là người trực và nóng tính, hăng say làm việc và học hỏi. Ngoài Việt Cộng là kẻ thù không đội trời chung với Tướng Vỹ, về phía Quốc Gia chắc cũng có một số người không thích ông, có thể cả ngay bây giờ là lúc tôi đang viết về ông đây. Tuy nhiên đây cũng phản ảnh được ý ông là nặng thà để người ta ghét, nhưng ông không bao giờ muốn người ta khinh ông.
Tướng Vỹ nói giỏi hai ngoại ngữ Pháp và Anh văn, sau này ông học thêm chữ Trung Hoa, nhưng ông chỉ biết đọc, viết mà không nói được. Ông học theo lối học chữ Nho của các cụ ta hồi xưa. Ông kể lại cho tôi nghe, khi được Quân Đoàn 3 cho qua Đài Loan du lịch, mỗi khi vào tiệm ăn ông phải viết lên giấy các món ăn. Ông có công đầu trong trận An Lộc vào mùa hè đỏ lửa 1972, chính tay ông đầu tiên đã dùng súng M72 bắn chặn đứng được chiến xa của VC tấn công vào An Lộc, kích động lại tinh thần chiến đấu của các đơn vị tham chiến VNCH lúc bấy giờ. Trước khi Tổng Thống Thiệu lên An Lộc, Tướng Vỹ được trực thăng bốc về Lai Khê để được thưởng “du ngoạn Đài Loan”. Còn việc lên lon, gắn Bảo Quốc Huân Chương hoặc các huy chương khác phải nhường lại cho những người khác. Nghe nói Tướng Vỹ không được gặp Tổng Thống Thiệu vì ông không nằm trong “BĂNG” lúc bấy giờ. Trước khi được trực thăng bốc về Lai Khê, Tướng Vỹ có ghé thăm chỗ đóng quân của tôi, tôi có con gà làm cơm mời ông ăn cơm trưa. Cũng vì bữa cơm tiễn chân ông mà tôi bị người ta gán cho là thuộc “BĂNG” Đại Tá Vỹ lúc bấy giờ. Tuy nói ông là người trực và nóng tính, nhưng sau vụ khen thưởng bất công của Tổng Thống Thiệu tại An Lộc, ông không hề bày tỏ ý kiến bất mãn hoặc chê bai ai cả, ông coi như không có gì xảy ra. Ông lại tỏ ra rất vui và hãnh diện khi có người vẽ tặng ông một bức tranh mô tả ông đang dùng súng M72 ngắm bắn chiến xa VC tại mặt trận An Lộc.
Ông dùng nhiều thời giờ vào việc nghiên cứu các trận đánh hoặc học chữ Nho. Tướng Vỹ thường khuyên tôi cần phải ghi danh học Đại học để có bằng cấp, sau này nếu tôi có làm lớn không bị chê là võ biền. Tôi theo lời khuyên của ông nên bắt đầu trở lại học college vào tuổi 50 ở đất Mỹ này, thời gian trong tù VC tôi cũng dấu sách học tiếng Trung Hoa để đọc được chữ Tàu, nhưng tôi cũng giống ông làm “Tàu câm”, vì tôi cũng không học nói tiếng Trung Hoa.
Tướng Vỹ rất thích người nào thực sự làm việc, còn người nào hay báo cáo láo, thoạt đầu ông có thể tin, nhưng nếu sau ông khám phá ra là báo cáo giả thì người báo cáo rất khó làm việc với ông. Bởi trong buổi họp nào những người lười biếng hay báo cáo láo thường được ông đưa ra làm ví dụ để răn đe những người khác.
Tướng Vỹ có trí nhớ rất dai, nhất là những lệnh ông đã ban ra, ông luôn theo dõi việc thi hành lệnh ra sao của thuộc cấp. Trước khi ông đề cử tôi đi làm Quận trưởng Phú Giáo, ông đã bí mật gọi những người tôi cho về phục vụ ở trại gia binh Trung đoàn 8. Tôi còn nhớ khi ông còn làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 8BB, Đại tá Vỹ đã có văn thư gửi cho các Đại đội của Trung đoàn, chọn 3 hoặc 4 người lính tốt, đã từng bị thương ở chiến trận được ưu tiên về phục vụ tại trại gia binh của Trung đoàn ở Bình Dương. Tôi được những người lính mà tôi đã cho về phục trại gia binh (theo lệnh của Tướng Vỹ) khoảng 7 năm trước đó, nói lại rằng đích thân tướng Vỹ gọi từng người vào đập bàn, đập ghế để cướp tinh thần họ và hỏi xem những người này đã phải nộp cho Thiếu tá Hải (lúc đó tôi là Trung úy Hải, ĐĐT Đại đội 5/TĐ2/8) bao nhiêu tiền để được về phục vụ tại trại gia binh? Giả thử tôi đã không đứng đắn trong việc thi hành lệnh của ông cách đó 7 năm, thì bao nhiêu cố gắng trước của tôi cũng coi như đổ biển hết. Khi đụng trận, ông thường xuyên mở máy theo dõi tới cấp Trung đội, Đại đội để xem chúng tôi điều động quân như thế nào. Làm việc dưới quyền ông, các đơn vị phải luôn sẵn sàng ở vị trí chiến đấu, mọi bất cẩn gây thiệt hại cho binh sĩ, đơn vị đều không được chấp nhận. Khi thăng thưởng cho thuộc cấp Tướng Vỹ cũng làm hết lòng ông và nhất là không đòi hỏi một điều kiện gì, tiền bạc hoặc quà cáp chẳng hạn. Với ông muốn lên lon, lên chức nhanh thì điều kiện duy nhất là phải làm việc giỏi và đánh giặc giỏi.
Tướng Vỹ là cấp chỉ huy về chiến thuật rất giỏi ông thường nghĩ cách đánh lừa địch dễ như chơi. Kế hoạch rút quân khỏi Bình Long của ông đã chứng tỏ ông có khả năng vẹn toàn chỉ huy từ tấn công đến lui binh. Sau cuộc rút quân đầy máu và nước mắt tại Đại lộ KINH HOÀNG của Quân khu 2, nhiều người lầm tưởng rằng các cấp chỉ huy chiến thuật của Quân Lực VNCH chỉ biết chỉ huy tấn công mà không biết rút quân. Cuộc rút quân khỏi Bình Long của Tướng Vỹ là câu trả lời đích đáng cho những lời nhận xét sai lầm trên. Theo lệnh của Tướng Vỹ, cuộc rút quân khỏi Bình Long đã được giữ bí mật cho đến lúc hoàn tất. Sự liên lạc của các đơn vị qua máy truyền tin được đặc biệt giới hạn, mã hóa. Trong khi rút quân, trực thăng vẫn ồ-ạt chuyên chở những khẩu súng pháo binh và đạn dược vào Bình Long. Những ổ quan sát của VC quanh Bình Long chắc chắn đã thông tin cho cấp chỉ huy của chúng là Bình Long đang được tăng viện quân và vũ khí, đạn dược, cho đến khi VC biết được sự thật Bình Long đã bị bỏ trống thì đã muộn. Bởi vì những khẩu pháo binh trực thăng vận vào Bình Long kia toàn là súng giả làm bằng giấy!
Tôi xin kể thêm một trận đánh rất ngoạn mục ở Phú Giáo, cũng nói lên tài đánh lừa địch của Tướng Vỹ. Khi tôi mới về làm Quận trưởng Phú Giáo được khoảng một tháng thì VC mở một cuộc tấn công đại quy mô vào Phú giáo và Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Tướng Vỹ đoán biết trước được ý định của địch quân, nên ông đã bí mật dấu 6 khẩu pháo binh trong vườn mía tại Tân Hưng, xã Tân Bình của Phú Giáo. Khi VC mở ồ- ạt hai mũi tấn công, một vào quận Bến Cát do SĐ18BB trách nhiệm, một vào Phú Giáo (ngay cầu sông Bé). Quận Bến Cát bị VC tràn ngập xã An Điền, còn đơn vị giữ cầu sông Bé của tôi cũng đang hấp hối gọi tôi xin pháo binh bắn yểm trợ ngay trên đầu họ. Các ổ pháo binh của Phú Giáo, Bình Dương và ngay cả ở Lai Khê của SĐ5 hầu như bị tê liệt, bởi các khẩu pháo của VC (VC bao giờ cũng nghiên cứu kỹ vị trí pháo binh của ta trước các trận đánh) đang bắn dữ dội khóa họng các ổ pháo của ta. Trong giây phút thập tử nhất sinh, VC đã tràn lên cầu sông Bé, Tướng Vỹ đã ra lệnh 6 khẩu pháo binh dấu tại Tân Hưng (không nằm trong danh sách phải khóa họng của VC) đồng loạt khai hỏa hàng ngàn quả lên đầu giặc đang xung phong lên chiếm cầu. Trận đánh này tôi cũng phải “liều thân tranh đấu”, mặc thường phục lẫn lộn với đám dân chạy loạn, lọt được vào cầu sông Bé để tổ chức lại đơn vị Địa Phương Quân giữ cầu đang hấp hối ở đây, mà sau đó Tướng Vỹ đã gọi máy nói đùa với tôi rằng “Tao nghe mày xuống cầu sông Bé để sắp xếp lại đơn vị, tao sợ cho mày mà muốn đái cả ra quần” (xin chân thành cáo lỗi với độc giả vì đã trích lời nói tục của Tướng Vỹ,). Tướng Vỹ không thích văng tục, cọc cằn như các cấp chỉ huy khác, nhưng ông thích nói tiếu lâm, đôi khi tiếu lâm của ông cũng hàm ý châm biếm nhẹ.
THÊM VÀI KỶ NIỆM VỚI TƯỚNG LÊ NGUYÊN VỸ
Tháng 7 năm 2006, tôi và bà xã cùng con gái, cháu trai ngoại tôi qua Nam Cali dự Đại hội Võ Bị Đà Lạt K21. Nhân dịp này tôi đã được gặp một Niên Trưởng cấp Tướng, là Trung đoàn trưởng cũ của tôi. Gặp ông ở chung một khu khách sạn, mới đầu ông không nhận ra tôi, nhưng sau khi tự giới thiệu thì ông mới nhớ ra và nói với mấy người bạn cùng khóa của tôi rằng “anh Hải cũng là người hùng ở trận An Lộc đấy”. Sau khi nghe ông nói vậy, tôi thật chẳng có tí phản ứng hãnh diện gì cả, bởi đó chỉ là câu nói xuông, “great, wonderful” của người Mỹ. Tuy không được vui lắm với câu khen xuông của ông, nhưng tôi vẫn điềm tĩnh, xin phép ông chạy vào phòng gọi bà xã tôi ra để chào ông cho đủ lễ nghĩa của một đàn em đối với đàn anh. Sau vài câu giới thiệu và chào hỏi xã giao, không hiểu ngẫu hứng làm sao, ông lại nói một câu rất là trịch thượng, câu nói của một người có quyền uy thuở trước, chắc để lấy le với vợ tôi chăng?: “Khi còn là Tư lệnh Sư Đoàn, tôi thấy Tiểu đoàn trưởng nào làm lâu rồi, tôi đều cho đi làm Quận trưởng”. Đến lúc này thì tôi muốn nhịn cũng không nổi rồi, định mở miệng hỏi ông một câu cho ra lẽ. Nhưng chợt liếc thấy vợ tôi nháy mắt ra dấu im; tôi lại đành câm miệng hến – chắc do bản tính sợ vợ của tôi - bởi vợ tôi không muốn tôi phá vỡ cảnh gặp gỡ thân mật này!
Đến khi vào phòng vợ tôi hỏi tôi: “lúc nãy anh muốn nói gì mà mặt mày anh đỏ gay lên vậy?
Tôi trả lời: “anh định hỏi ông ta rằng cho đi làm Quận trưởng như vậy có phải đóng tiền không?”
Qua đất Mỹ này từ năm 1991, tôi rất ít khi đi dự hội hè, tiệc tùng gì. Ngoài mấy kỳ đi dự Đại hội khóa, tôi chỉ có hai lần theo chân vợ đến nhà hai người bạn học Trưng Vương cũ của vợ tôi để ăn cơm thân mật bạn bè và tân gia. Nhưng cả hai lần mỗi khi chủ nhà giới thiệu đến tôi và nhắc rằng trước đây tôi đã làm Quận trưởng thì đều bị các thực khách khác cười ồ lên, có người còn muốn làm bẽ mặt tôi hơn bằng cách đặt câu hỏi:
“Tôi hỏi thật anh Hải đi làm Quận trưởng trước đây, anh phải đóng hụi chết bao nhiêu tiền vậy?
Đối với những câu hỏi móc lò, tôi luôn điềm tĩnh trả lời rất gọn:” Đất nước mình trước đây thực sự có việc mua quan bán tước, nhưng cũng có những trường hợp không phải mua, đâu phải ai cũng giống ai”.
Có vài thực khách không tin vào câu trả lời của tôi nên đã mạnh dạn kể đích danh những người đi làm Quận trưởng phải hối lộ cho các Tỉnh Trưởng, Tư lệnh Sư đoàn, Quân đoàn như thế nào và bao nhiêu?
Tôi còn nhớ rõ, một ngày của tháng 3 năm 1974, tôi đang dẫn tiểu đoàn hành quân trong rừng, anh lính truyền tin Tiểu đoàn dừng lại và đưa ống nghe cho tôi để nói chuyện với Trung đoàn trưởng, Trung tá Vuợng.
Trung tá Vượng qua máy truyền tin nói với tôi:”báo cho Hải một tin mừng là Tư Lệnh Sư đoàn chọn Hải đi làm Quận trưởng”
Thay vì tôi phải hỏi lại ông là cho tôi đi làm Quận trưởng quận nào, tôi lại đặt điều kiện với Trung tá Vượng rằng:”cho tôi đi làm thì tôi làm, nhưng tôi xin nói trước là tôi không có tiền bạc đóng góp đâu nhé”
Nghe tôi nói vậy, Trung tá Vượng hét lên trong máy:” ông Tư Lệnh nếu mở tần số này và nghe mày nói thế này, thì mày sống không nổi với ông ấy đâu”
Tôi nhấn mạnh thêm lần nữa: “tôi nói thật là tôi không có tiền đâu”
Trung tá Vượng muốn nổi điên, hét to hơn nữa trong máy:”không có tiền bạc gì cả”. Rồi ông cúp máy không thèm nói chuyện với tôi nữa. Như vậy trong ngày đầu tiên được đề cử đi làm Quận trưởng, tôi chưa biết mình sẽ đi coi quận nào nữa. Vài ngày sau được trực thăng bốc về BCH Trung đoàn, lúc đó tôi mới biết tôi được đề cử đi coi quận Phú Giáo. Trước khi lên đường đi nhận nhiệm vụ mới, tôi còn đặt điều kiện với Trung đoàn trưởng là phải cho Đại úy Lạc khóa 22 Đà Lạt, đàn em của tôi được thay tôi, nếu không tôi sẽ không đi làm Quận trưởng.
Đó là sự thực việc tôi được cử đi làm Quận trưởng quận Phú Giáo. Hôm nay tôi cũng xin thành thật xin lỗi Tướng Vỹ vì đã nghi oan sự đứng đắn của ông khi đề cử tôi đi làm Quận trưởng. Tôi nghĩ rằng hôm nay tôi xin lỗi ông chắc ông mới biết, bởi vì Trung tá Vượng cũng thương tôi nên chẳng bao giờ tiết lộ cho ông biết về những phản ứng vô lễ của tôi khi Trung tá Vượng thông báo tin vui cho tôi.
Tôi là người biết Tướng Vỹ mà còn nghi oan sự đứng đắn của ông, huống hồ gì những người khác, nhất là những người không thích ông. Bởi vì ngay khi tôi về làm Quận trưởng Phú giáo được khoảng một hoặc hai tháng thì Bộ Tổng Tham Mưu đề cử một vị Đại tá xuống điều tra tôi ngay. Tôi gặp phái đoàn điều tra tại hậu cứ Trung đoàn 9, Sư đoàn 5BB. Vị Đại tá điều tra đã nói với tôi rằng:
- Có người đã viết đơn tố cáo ông Tư Lệnh Sư đoàn 5BB cho Thiếu tá Hải đi làm Quận trưởng để làm kinh tài cho ông. Vậy Thiếu tá Hải hãy khai thật anh đã nộp cho ông Vỹ bao nhiêu tiền để được đi làm Quận trưởng và đã kiếm được bao nhiêu tiền cho ông Vỹ rồi. -
Tôi đề nghị ngay với vị Đại tá điều tra:” Tôi mới về làm Quận trưởng, nếu đã đóng tiền cho ông Vỹ chắc chắn bây giờ tôi chưa kiếm đủ vốn. Vậy tôi đề nghị Đại tá hãy cho ngưng chức tôi để công việc điều tra của Đại tá được dễ dàng, nếu không có thể tôi lại dùng quyền hành ngăn cản việc khai báo của những thuộc cấp dưới quyền tôi.
Sau khi nghe tôi tự nguyện xin thôi việc, vị Đại tá lập tức hủy bỏ cuộc điều tra!
Không biết tôi có chủ quan hay không, nhưng tôi có cảm tưởng Tướng Vỹ có khuynh hướng muốn huấn luyện tôi thành một sĩ quan hiện dịch mỗi ngày được hoàn hảo hơn. Những lúc được rảnh rỗi qua thăm ông, ông thường bảo tôi ở lại ăn cơm với ông, trong bữa cơm ông thường nói cách điều quân của ông cho tôi nghe và học hỏi, ông bắt tôi đặt câu hỏi hoặc ông hỏi tôi. Nếu tôi trả lời đúng ý ông thì ông gật- gù rất thích thú. Ông cũng muốn những vị sĩ quan quanh ông mến tôi, nên ông thường khen tôi trước mặt họ: “Hải là vua mìn bẫy”, ông kể cho người khác nghe cách phục kích mìn bẫy của tôi từ khi tôi còn là Đại đội trưởng, có tuần tổng số VC bị Đại đội 5 của tôi giết còn hơn cả tổng số Trung đoàn giết VC. Khi về làm Quận trưởng, tôi xử dụng toán thám báo quận phục kích đặt mìn phá hủy được 2 hoặc 3 chiếc xe vận tải chở vũ khí, tiếp liệu của VC trong mật khu Rang-Rang, giáp ranh với tỉnh Long Khánh, ông cho trực thăng đón tôi qua gặp ông ngay sáng sớm.
Trong bữa điểm tâm, ông nói với tôi:”Moa nghe toa không muốn làm Quận trưởng nữa, nếu toa về lại Sư đoàn moa sẽ để toa làm Trung đoàn trưởng hoặc Trung đoàn phó”. Tôi lúc bấy giờ là thằng háo danh, nghe “Trung đoàn trưởng” thì vừa tai, nhưng nghe tới “Trung đoàn phó” thì tôi thối lui ngay. Nhưng tôi chỉ cười, không tỏ ý muốn hay không muốn về lại Quân đội. Lúc đó tôi nghĩ mà không nói ra rằng “thời gian làm phó của Thiếu Tướng trước kia đã mai một tên tuổi của Thiếu Tướng, sao ông lại còn muốn tôi về Sư đoàn 5 để làm Trung đoàn phó”. Mặc dầu tôi biết nếu tôi về làm Trung đoàn phó cho Trung tá Vượng, Trung đoàn Trưởng Trung đoàn 7 thì chẳng bao lâu tôi cũng sẽ được thay Trung tá Vượng. Trung tá Vượng theo tôi được biết đang chờ lên Đại tá vào ngày Quân Lực 19 tháng 6 năm 1975 để đi giữ một nhiệm vụ mới, tốt hơn. Trung tá Vượng sống được lòng Tướng Vỹ và nhiều người khác. Trung tá Vượng cũng muốn giao Trung đoàn cho tôi khi ông đi, nên đã nhiều lần ông hỏi ý tôi, phân tích thiệt hơn cho tôi nghe.
Như trên tôi không về lại Sư đoàn 5 là do “tính háo danh” của tôi, ngoài ra còn một lý do chính đáng nữa mà Tướng Vỹ và Trung tá Vượng chắc không để ý đến đó là vào giờ phút cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam, tôi thực sự không muốn giao Quận Phú Giáo cho ai cả. Tôi biết trước sẽ có cuộc rút quân ra khỏi Phú Giáo, nếu tôi giao lại cho một người mới đến điều động quân (gồm 3 Tiểu đoàn Địa Phương quân, mấy chục Trung đội Nghĩa quân, Cảnh sát, Nhân dân Tự vệ…, tất cả đều trang bị súng), chỉ một sơ suất nhỏ cũng đưa đến hỗn loạn, vô chính phủ, không tránh khỏi những đổ vỡ tang thương, chẳng khác chi Đại lộ Kinh Hoàng miền Trung!
Lại nữa đã có những dấu hiệu nổi loạn trong các đơn vị, tôi phải ra tay dập tắt. Tôi xin nói thêm, các Tiểu đoàn Địa Phương Quân tuy đã thành lập thành Liên đoàn, nhưng vẫn chịu sự điều động tác chiến trực tiếp của tôi và tôi chỉ can dự vào việc điều động tác chiến, không hề xen vào hoạt động nội bộ của các Tiểu đoàn trong Liên đoàn ĐPQ 935. Tôi nhớ Thiếu Tướng Ân Tư Lệnh Phó Quân Khu 3, có lần thăm Phú Giáo đã ra lệnh cho tôi hãy chờ khi nào các Tiểu đoàn Địa Phương Quân phát lương, tôi hãy xuống bất chợt kiểm soát tình trạng lính ma, lính kiểng của các Tiểu đoàn ấy ra sao và cho ông biết. Tuy tôi dạ vâng để Thiếu Tướng Ân vui lòng nhưng tôi đã không thi hành, bởi thi hành theo lệnh của ông tôi sẽ đụng chạm rất nặng, chỉ từ chết đến bị thương cho tôi, nên tôi chẳng dại gì mà húc đầu vào tường đá. Các Tiểu đoàn trưởng của Liên đoàn 935 Địa Phương Quân tỉnh Bình Dương vẫn nhất mực tin ở tôi và tuân lệnh của tôi vào thời điểm thập tử nhất sinh của cuộc chiến Việt Nam. (Nếu có cơ hội tôi sẽ viết một bài nói về cuộc rút khỏi Phú Giáo của Quân và Dân Phú Giáo do tôi điều động).
Tướng Vỹ có đầu óc rất thực tế như người Mỹ vậy, dù tin ai nhưng vẫn phải kiểm soát (đặt camera, máy nghe lén …)! Có lần tôi phải đi họp ở Tỉnh, ông đáp trực thăng ghé ngay Quận Phú Giáo và vào chỗ ăn ngủ của tôi để kiểm soát sự sinh hoạt hàng ngày của tôi. Tôi không hề buồn ông, bởi tôi nghĩ rằng nặng thà để ông biết rõ mọi việc tôi làm còn hơn để ông nghi ngờ. Tôi chấp nhận như thế, nên khi người lính trong quận báo cáo cho tôi biết Tướng Vỹ mới ghé quan sát phòng ốc của tôi khi tôi đi họp ở Tỉnh thì tôi vẫn vui vẻ như thường. Tướng Vỹ rất ghét đóng kịch, ai kiếm được súng ở đâu mà lập trận giả để báo cáo chiến công, giết VC, thu vũ khí thì ông khám phá ra ngay. Tướng Vỹ rất thông hiểu thuộc cấp, hiểu rõ tính nết của mỗi cấp chỉ huy trực thuộc. Vì Tướng Vỹ hiểu rõ về thuộc cấp nhiều quá mà bị một số người không thích ông chăng?
Có một vị Trung đoàn Trưởng của Sư đoàn 5BB, trước ngày miền Nam mất, đến thăm và than với tôi rằng ông không hiểu Tướng Vỹ muốn gì mà mỗi lần Tướng Vỹ xuống thăm đơn vị của ông, tướng Vỹ luôn la rầy, giận dữ ông. Vị Trung đoàn Trưởng này (rất thân với tôi) nhờ tôi rà xem (như rà mìn vậy) Tướng Vỹ muốn gì để ông lo. Tôi thực tình cũng chịu thua chẳng biết Tướng Vỹ muốn gì nữa. Tiện đây tôi xin thành thực xin lỗi vị Trung đoàn Trưởng trên vì tôi đã nói ra điều này. Tôi không muốn ám chỉ Trung tá thích đút lót, hối lộ mà chỉ muốn nói lên nỗi buồn phiền, trách móc của Trung tá khi Trung tá đã làm hết bổn phận rồi mà sao Tướng Vỹ vẫn không được hài lòng. Tôi biết đến giờ này Trung tá vẫn còn giận Tướng Vỹ lắm. Thôi hãy bỏ qua chuyện cũ đi, Trung tá! Tôi biết Trung tá rất thương tôi và tin tôi nên tôi mới dám đề nghị Trung tá bỏ qua chuyện cũ để cùng tôi ca tụng một vị Anh Hùng của Quân Lực VNCH, nào mấy ai có thể làm được như ông. Tôi còn nhớ mãi, hôm tôi và Trung tá ngồi chung trong hội trường của trại tù VC ở Cát Lái (Trường Quân Khuyển cũ) – lúc đó chỉ có tôi và Trung tá – Trung tá đã lớn tiếng và lấy tay chỉ vào mặt ảnh thằng Hồ Chí Minh treo trên hội trường mà nguyền rủa nó thậm tệ; vì nó mà dân tộc Việt Nam điêu linh thống khổ, không cất đầu lên được. Tôi biết Trung tá làm vậy để cho bõ cơn giận với thằng khốn nạn Hồ Chí Minh, nhưng ít nhất Trung tá cũng phải tin và thương tôi nên Trung tá mới dám ngang nhiên xỉ vả nó chứ. Bởi nhỡ tôi bán đứng Trung tá bằng cách đi bá cáo cho VC, lập công với chúng thì sao, phải không Trung tá? Tôi biết ông vẫn còn tin và thương tôi, vậy Trung tá hãy nghe đàn em bỏ qua những chuyện cũ đi nhé!
KỶ NIỆM SAU CÙNG NHƯNG MÃI MÃI VỚI TƯỚNG VỸ
Vào năm 1973, tôi thường có dịp gặp Tướng Lê Nguyên Vỹ, lúc bấy giờ ông còn là Đại tá Tư Lệnh Phó Sư đoàn 21BB cho Tướng Lê Văn Hưng. Tôi được trò chuyện hàn huyên với ông nhiều nhất vào thời gian ông bị thương nằm tại Tổng Y Viện Cộng Hòa vì máy bay quan sát chở ông bị rớt trong khi ông đi quan sát mặt trận tại vùng 4 chiến thuật. Một điều mà ông thường nhắc đi nhắc lại trong các lần tôi nói chuyện với ông là “Hải ơi, coi chừng mình sẽ bị mất nước đó”. Lúc bấy giờ tôi chỉ biết lắng nghe mà không bày tỏ một ý kiến nào. Có thể tôi chưa có khái niệm gì về sự mất nước cũng như hậu quả của nó chăng? Cũng có thể tôi là một cấp chỉ huy chiến thuật rất tự tin vào mình và đơn vị, nên tôi không bao giờ lại tin là Quân Lực VNCH sẽ thua quân VC để đến nỗi phải mất nước. Nhưng dần dà tôi cũng đã thấy được cuộc chiến VN không được quyết định bằng các trận đánh thắng của Quân lực VNCH ngoài mặt trận và tôi cũng đã linh cảm miền Nam khó giữ được đất đai vẹn toàn. Vào những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến VN, tuy biết miền Nam sẽ thua nhưng tuyệt nhiên tôi không có một ý định nào bỏ trốn khỏi đơn vị để kiếm sự an toàn cho bản thân và gia đình. Những lời khuyên bảo của anh chị ruột tôi, các em gái tôi, phải bỏ đơn vị về Sài Gòn để trốn khỏi VN, đều bị tôi để ngoài tai. Tướng Vỹ ít nhất hai hoặc ba lần nói với tôi hãy tìm cách lo cho vợ con đi an toàn, còn tôi hãy ở lại chiến đấu với đơn vị.
Khoảng hơn một tuần lễ trước khi mất nước, Tướng Vỹ cho trực thăng đón tôi qua Lai Khê để gặp ông bàn việc. Trong khi trò chuyện ông thường nhắc đi nhắc lại là đến giờ này Tông Thống Thiệu vẫn còn cố chấp, không chịu nghe lời ai cả. Gặp Tướng Vỹ xong, ra đến bãi đậu trực thăng, hai sĩ quan lái trực thăng cho Tướng Vỹ nói với tôi rằng tôi hãy cố thuyết phục Tướng Vỹ để cho họ chở Tướng Vỹ và tôi ra Đệ Thất Hạm Đội. Hai vị Sĩ quan không quân còn nhấn mạnh rằng mọi người đang lo chạy trốn cả rồi Tướng Vỹ và tôi còn đánh làm gì nữa. Tôi chỉ gật-gù cảm ơn lòng tốt của họ và không nói thêm gì cả. Hai vị Sĩ quan này chắc nghĩ tôi thân với Tướng Vỹ, nên tôi có thể thuyết phục được ông, nhưng tôi lại nghĩ rằng tôi đã không muốn bỏ chạy thì tôi dại gì lại đi thuyết phục người khác hãy bỏ chạy để bỏ tôi ở lại một mình. Hơn nữa tôi cũng biết Tướng Vỹ đã quyết định đánh đến cùng rồi. Về đến quận, vừa ngả lưng nghỉ mệt, người lính gác cổng chạy vào báo cô Quý, em gái ruột tôi từ Sài Gòn lên muốn vào gặp tôi. Tôi căn dặn người lính gác ra nói dối với em tôi rằng tôi đi họp chưa về. Tôi đoán biết Mẹ tôi cho cô em tôi lên thúc tôi bỏ quận để về Sài Gòn lo việc chạy trốn khỏi Việt Nam.
Tuy tôi đã quyết định ở lại chiến đấu cùng đơn vị, nhưng tôi nghĩ rằng tôi cũng cần phải lo cho vợ con tôi, nên ngày 27 tháng 4 năm 1975 tôi quyết định về Sài Gòn thăm gia đình như lời khuyên của Tướng Vỹ trước đây.Thực sự buổi về Sài Gòn này tôi đã chỉ dám ghé nhà bố mẹ vợ tôi tại đường Nguyễn Bỉnh Khiêm để khuyên vợ tôi hãy mang hai con tôi bám theo mẹ, anh và các em gái tôi mà chạy khỏi VN. Tôi trở về Phú Giáo ngay trưa hôm 27 tháng 4, không dám ghé đường Lê Văn Duyệt gặp mẹ, bởi tôi biết mẹ tôi sẽ bất cứ giá nào giữ tôi ở lại Sài Gòn để cùng gia đình chạy trốn. Tôi đã tự lựa chọn con đường cho tôi đi, mặc dù tôi biết con đường này không có lối thoát! Nhưng tôi không thể bỏ trốn mọi người quân cũng như dân Phú Giáo, mọi người đang trông chờ sự dẫn dắt khéo léo của tôi để may ra được thoát chết trong giờ phút tuyệt vọng của cuộc chiến.
Sáng 30 tháng 4 năm 1975, tôi hoàn toàn mất liên lạc với tỉnh Bình Dương! Tôi nói với Thiếu tá Hùng Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 306 Địa Phương Quân hãy cố gắng đánh mở đường đưa tôi về tỉnh, vì tôi đã mất liên lạc với Đại tá Của, Tỉnh trưởng Bình Dương. Khoảng nửa giờ sau đó, Thiếu tá Hùng cho tôi biết phía trước đường tiến quân có một cái chốt cấp Đại đội của VC chặn đường. Tôi nhất quyết ra lệnh cho Thiếu tá Hùng phải vượt qua chốt VC. Thiếu tá Hùng đã phải vượt lên tuyến đầu để chỉ huy đánh chốt VC. Chừng nửa giờ quyết chiến, Thiếu tá Hùng báo cáo Tiểu đoàn tràn ngập chốt của VC. Tôi liền ra lệnh toàn thể các đơn vị kéo quân về hướng Hòa Lợi 2 và tiến về Bình Dương. Khốn nỗi thay! Đồng thời lúc đó một anh lính đưa cho tôi nghe lệnh đầu hàng qua một radio nhỏ cầm tay của Tổng Thống Dương Văn Minh và Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Hạnh, tự xưng là Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH. Tôi bàng hoàng, nước mắt ràn-rụa, nói với mấy người lính đứng bên cạnh:”thôi chúng mình mất nước rồi”! Tôi còn nhớ hôm bố tôi chết vào dịp Tết Mậu Thân 1968, khi VC đánh vào tỉnh Phan Thiết, tôi cũng không khóc nhiều như thế. Nước mắt ở đâu cứ ràn -rụa đổ ra! Nhưng chỉ ít phút sau tôi lấy lại được bình tĩnh và đang đự định lấy tần số liên lạc với Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 5, thì Trung tá Vượng Trung đoàn trưởng Trung đoàn 7 kéo bộ chỉ huy đến và bảo tôi cùng kéo quân về Lai Khê gặp Tướng Vỹ để nhận lệnh.
Đến hàng rào căn cứ Lai Khê, Trung tá Vượng và tôi phải cố gắng thuyết phục những người lính gác ở đây mới lọt được vào cổng của căn cứ, vì đã có lệnh “nội bất xuất, ngoại bất nhập” của Tướng Tư Lệnh Sư đoàn 5.
Vừa bước vào phòng họp, tôi thấy hầu hết các sĩ quan thuộc Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 5 đang đứng, ngồi quanh Tướng Vỹ, nào Đại tá Tường Phụ tá Hành Quân, Pháo binh, các sĩ quan tham mưu, tôi không thấy Đại tá Thoàn Tư Lệnh Phó và Đại tá Từ Vấn Tham mưu Trưởng Sư đoàn. Tướng Vỹ ngồi ngay giữa một chiếc bàn nhỏ, trên bàn là bát canh măng khô nấu với vịt, bên cạnh là chén nước mắm ớt. Sau khi tôi và Trung tá Vượng chào ông theo đúng quân cách, Tướng Vỹ nói:
- Vượng, Hải vào ăn cơm luôn thể - Giọng nói của ông vẫn khàn khàn, bình thản như mọi khi.
Tuy không nói ra nhưng tôi thấy ngán-ngẫm và nghĩ trong đầu:”Trời ơi! Giờ này còn ăn uống gì nữa”
Sau khi mời chúng tôi xong, Tướng Vỹ tự cầm chén lên xới cơm, chan canh măng vịt và ăn rất nhanh như người bị đói đã lâu. Vừa ăn ông vừa nói:”món măng khô nấu vịt là món moa thích nhất”. Ăn đúng ba chén cơm đầy ông mới buông đũa. Tôi cũng cầm chén ăn cơm, nhưng không sao nhai nổi lưng chén cơm. Tướng Vỹ, sau khi uống ngụm nước cho trôi cơm, ông đứng phắt dậy và vẫy tôi ra một chỗ để nói riêng. Nhưng tôi hỏi ông trước: -Thiếu tướng có lệnh gì cho tôi không?
Ông đáp rất gọn:”Moa lo cho moa, toa lo cho toa”
Tôi chưng hửng đáp:”Tôi biết lo làm sao bây giờ, Thiếu tướng. Lính của tôi đã bố trí sát hàng rào Lai Khê rồi”
- Khoảng hơn một tháng trước 30 tháng 4 năm 1975, Tướng Vỹ có dặn tôi hãy chuẩn bị một số người lính trung thành để đưa ông và tôi đi. Tôi đoán biết sẽ đi Vùng 4 Chiến Thuật để tiếp tục chiến đấu, vì ở đó có Tướng Hưng, Tướng Nam là những người Tướng Vỹ có thể tin tưởng được (Tướng Vỹ đã nhận định không sai chút nào, vì hai Tướng Hưng, Nam cũng đều là những Tướng Anh Hùng, vị quốc vong thân!).
Tướng Vỹ mỉm cười nhìn chằm-chặp vào tôi, nhắc lại y như trên một lần nữa và thêm: “Coi chừng tiêu đó Hải”. Nói xong ông quay lưng bỏ đi ngay.
Câu trả lời của Tướng Vỹ đã làm tôi hoàn toàn thất vọng. Tôi có cảm giác bị bỏ rơi và nghĩ rằng:”hay Tướng Vỹ đã có trực thăng sẵn sàng bốc ông rồi!”. (Tôi lại nghi oan cho ông lần nữa)
Không đầy một phút sau, tôi giật mình vì nghe có tiếng súng nổ. Tôi thấy Đại uý Nguyên tùy viên của Tướng Vỹ chạy ra nói lớn như khóc:”Tướng Vỹ đã tự sát rồi!”
Tôi trách Đại úy Nguyên:”Sao anh không tìm cách dấu súng của ông Tướng trước đi”
Đại úy Nguyên trả lời:”Tôi biết ông có 6 khẩu súng cả thảy, tôi đã dấu hết, khẩu ông dùng để tự sát, tôi không biết ông lấy ở đâu” .
Viên đạn súng colt đã xuyên từ cổ lên đầu Tướng Vỹ làm ông ra đi ngay. Tôi và Trung tá Vượng đã vào chào ông lần cuối. Cả hai chúng tôi sau đó đã bị VC bắt giữ và đi tù ngay cùng chiều hôm 30 tháng 4 năm 1975. Sau này tôi có nghe nhiều người nói rằng khi tên chỉ huy VC vào căn cứ Lai Khê thấy Tướng Vỹ tự sát đã tỏ lòng khâm phục và nói:”Làm Tướng chết theo thành như Tướng Vỹ mới xứng đáng làm Tướng”.
Tướng Vỹ đã tự sát đền nợ nước đúng ngày 19 tháng 3 năm Ất Mão (Âm Lịch), tức ngày 30 tháng 4 năm 1975 (Dương Lịch). Khi còn ở Việt Nam, dù còn ở trong nhà tù VC tôi đều tìm cách giỗ ông vào ngày 19 tháng 3 âm lịch mỗi năm.
Nhưng khi qua đất Mỹ này rồi tôi sợ quên, nên tôi đổi ngày giỗ ông vào ngày 30 tháng 4 Dương Lịch mỗi năm. Sau đây là một bài thơ tôi đã làm để kỷ niệm những ngày tôi làm giỗ Tướng Lê Nguyên Vỹ:
MĂNG KHÔ NẤU VỊT
Măng khô nấu vịt Bác không rời,
Lời Bác, lòng tôi luôn nhắc tôi.
Ngày cuối tháng tư, tôi giỗ Bác,
Lịch đầu năm mão, Bác chầu Trời.
Tôi vui như lúc tôi còn Bác,
Bác chết là khi Bác sống đời.
Đốt nén hương thơm tôi khấn Bác,
Măng khô nấu vịt, Bác về xơi.
Cuộc đời của tôi và biết bao các chiến hữu khác kể từ 30 tháng 4 đen, 1975 trở đi đã bước vào một khúc quanh mới của lịch sử Việt Nam, trong đó chúng tôi phải gánh chịu mọi gian nan, đọa đày, chết chóc trong bệnh tật, đói khát và hắt hủi của những tên lính bị tức tưởi thất trận mà có kể ra cho ai nghe đã mấy người tin rằng thật. Bởi có nhiều người đã mơ tưởng rằng sau khi im tiếng súng vào 30 tháng 4 năm 1975, hai miền Nam Bắc sẽ nhận ra cuộc chiến huynh đệ tương tàn đã kéo dài trong bao nhiêu năm chính là do các thế lực bên ngoài cố ý tạo ra cho dân Việt, để rồi anh em ôm nhau mà khóc trên cầu Bến Hải vĩ tuyến 17, cùng tha thứ cho nhau những nhầm lẫn đáng tiếc trong quá khứ và cùng nhau đoàn kết xây dựng lại quê hương Việt Nam đã đổ và rách nát vì bom đạn, vì những thứ chủ nghĩa ngoại lai, những mớ lý thuyết và giáo điều lỗi thời, không tưởng.
Trái hẳn với các mơ ước viển vông trên của các sư, cha, những chính khách xôi thịt, thiển cận, vì rằng sau màn chém giết là đến những màn trả thù độc ác và có hệ thống khác, cũng đầy dẫy những xác người, ràn-rụa nước mắt gây ra do đói khát, cướp bóc, tố khổ và phân ly. Hai cây cùng trồng nhưng mọc không đều, một cây mọc thật nhanh cao hơn hẳn cây bên cạnh mọc quá chậm; bây giờ muốn cho hai cây cao ngang bằng nhau, thay vì phải dùng phân bón, vun xới cho cây mọc châm được mọc nhanh hơn, VC đã dùng một phương pháp thật là “cách mạng” để giải quyết vấn đề, đó là dùng dao chặt đứt phần ngọn của cây mọc nhanh cho ngang bằng với cây mọc chậm. Kế hoạch bất chợt đổi tiền xảy ra sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 của VC, trong đó mỗi người dân chỉ đưọc phép đổi lấy một số tiền mới nhất định từ những đồng tiền cũ, chính là phương pháp san bằng tài sản rất độc đáo giữa người giàu và người nghèo của VC, y hệt phương pháp chặt cây vừa trình bày ở trên. Mọi người trong xã hội như thế chắc chắn sẽ được nghèo như nhau!
Sau 33 năm, ngày Tướng Vỹ chết theo thành niềm đau mất nước vẫn còn trong tâm khảm những người Việt Quốc Gia thật sự yêu quê hương xứ sở, dân Việt vẫn còn phải sống trong đói rách lầm than, chưa bao giờ được thở hít không khí tự do, bởi ách Thực dân, Đế quốc tuy đã được gỡ bỏ, nhưng ách Cộng sản lại đã được tròng vào cổ dân Việt, nặng nề gấp ngàn lần.
Lòng chúng ta vẫn còn đau, vì chúng ta đã thua đau, cái thua không đáng thua chút nào. Một miền Nam của trí tuệ, trù phú lại chịu thua bọn người rừng rú, khố rách áo ôm, ngu si, dối trá. Có người bảo rằng miền Nam thua vì người Mỹ đã bỏ chúng ta. Không đúng hẳn như vậy! Mà phải nói rằng người Mỹ bỏ chúng ta vì chúng ta quá yếu, không bỏ không được.
Quân đội là nguồn sức mạnh chính của đất nước sẵn sàng tiêu diệt quân xâm lăng, do vậy quân đội phải được giao phó cho những người có thực tài, can đảm, đạo đức và hết lòng với đất nước. Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là nếu các Tư Lệnh Sư đoàn của Quân Lực VNCH đều là Tướng Lê Nguyên Vỹ thì chúng ta không mất nước. Tôi không nịnh nọt Tướng Vỹ và nói ngoa đâu. Chúng ta cứ đọc lại trang sử Việt đời nhà Trần xem tôi nói có đúng hay không?! Nhà Trần đã chiến thắng oanh liệt đoàn quân Nguyên bách chiến bách thắng xưa kia, vì đã quy tụ được những tinh hoa của đất nước: nào Trần Thủ Độ, “đầu tôi chưa rơi xuống đất xin Bệ Hạ đừng lo”, nào Hưng Đạo Vương Trần quốc Tuấn, thao lược mưu trí, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần quốc Toản, Trần Nhật Duật…hết lòng vì đại sự. Một khi quân đội đã hùng mạnh do các tướng có tài đức chỉ huy như thế, thì hội nghị Diên Hồng của toàn dân hưởng ứng, hỗ trợ cho quân đội chiến thắng quân xâm lăng ắt sẽ được mở rộng và đồng tâm, nhất trí. Nhà Trần đã chiến thắng vẻ vang quân Mông Cổ không hề dựa vào một sức mạnh quân sự nào của ngoại bang, chỉ dựa vào sức mình là quân đội do các tướng có tài đức chỉ huy và sự ủng hộ của toàn dân. Miền Nam chúng ta đã không quy tụ được các tướng có tài đức cho quân đội, do đó chúng ta cũng không tạo được khí thế Diên Hồng trong toàn dân, vì dân đã không tin vào quân đội. Những điều tôi vừa trình bày ở trên có thể không làm hài lòng các vị niên trưởng bậc thày của tôi trong quân đội, nhưng tôi vẫn mạnh dạn nói lên quan điểm của tôi, cũng rất có thể là của nhiều người khác nữa, đã được chứng minh từ những kinh nghiệm đấu tranh của lịch sử Việt Nam trong công cuộc bảo vệ giang sơn Tổ quốc.
Tôi viết đến cuối bài “Tướng Vỹ Chết Theo Thành” vào đúng cuối tháng 3, chuẩn bị bước vào tháng 4 đen mỗi năm mà mọi người Việt ở hải ngoại không ai không nhớ đến. Riêng tôi cũng đã sẵn sàng hương đèn để tưởng nhớ đến Tướng Vỹ. Tôi không những làm giỗ ông vào ngày 30 tháng 4, hàng năm vào dịp Tết Nguyên Đán tôi luôn mời ông về chung vui Tết với Tổ Tiên, Ông Bà và Cha Mẹ tôi. Thực lòng tôi đã xem ông như người thân trong gia đình tôi vậy. Ông là biểu tượng của Anh Hùng Bất Khuất mà tôi luôn ngưỡng mộ và tin tưởng. Tôi thành tâm xin thưa với ông rằng sau tháng tư đen, 1975 mặc dù tôi đã đánh mất tất cả, nhưng tôi đã không đánh mất tôi, tôi vẫn còn giữ lại được một chút gì gọi là liêm sỉ để trong lời nói cũng như việc làm, tôi không khi nào nói hoặc làm có lợi cho Cộng sản, kẻ thù không đội trời chung của ông, của tôi và của toàn dân Việt yêu chuộng Tự do. (tác giả Nguyễn Văn Hải)
Sự Tích Thập Nhất Đại Thần Tướng Việt Nam Thời Cận Đại:
1/ Thần tướng Trình Minh Thế (1922 - 1955)
2/ Thần tướng Phan-quang-Đông (1929-1964)
3/ Thần tướng Trương Quang Ân và phu nhân (1932 - 1968; 1931-1968)
4/ Thần tướng Nguyễn Viết Thanh (1930 - 1970)
5/ Thần tướng Nguỵ-văn-Thà (1943-1974)
6
/ Thần tướng Phạm Văn Phú (1929 - 1975)
7/ Thần tướng Lê Nguyên Vỹ (1933 - 1975)
8/ Thần tướng Trần Văn Hai (1929 - 1975)
9/ Thần tướng Lê Văn Hưng (1933 - 1975)
10/ Thần tướng Nguyễn Khoa Nam (1927 - 1975)
11/ Thần tướng Hồ-ngọc-Cẩn (1938-1975)
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử