lịch sử việt nam
Lịch Sử Việt Nam :
Cuộc Hành Quân Lam Sơn 719
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44
Chiến Dịch Lam Sơn 719
Biên khảo và Nhận Định
Jen W. Nguyễn
...
12 Tháng 2. Hồi 11 giờ trưa, Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân chạm súng với quân Bắc Việt, hạ 13 Cộng quân, bắt sống 1, tịch thu 10 AK-47. Phía bên Biệt Động Quân có 4 quân nhân tử thương và 6 bị thương. Hai trực thăng AH-1 Cobra đến yểm trợ bị phòng không Bắc Việt bắn rơi khiến 2 phi hành đoàn chết cùng 2 bị thương. Lúc 6 giờ 25 chiều, Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân bắn hạ 11 bộ đội Cộng Sản Bắc Việt ở một địa điểm 4 km về phía Đông Bắc của Bãi Đáp BĐQ Nam. Đến 10 giờ đêm, Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân bị súng cối địch quân pháo kích làm 6 người bị thương. (Trần Đỗ Cẩm, "Những Trận Đánh Của Biệt Động Quân Tại Hạ Lào," Website Nguyệt San Đoàn Kết).
13 Tháng 2. Lúc 1 giờ 50 sáng, Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân chận đánh một đơn vị Cộng Sản, bắn hạ 43 tên, tịch thu 2 đại bác phòng không 37 ly, 2 thượng liên 12.7 ly và một số lượng lớn súng cá nhân và đạn dược. Phía Biệt Động Quân có 1 chết và 10 bị thương. Trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 giờ sáng, Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân đụng độ lẻ tẻ với chừng một trung đội Cộng Sản, bắn hạ 15 tên. Từ 7 giờ sáng đến 10 giờ sáng, Tiểu Đoàn 21 lại chạm súng với một đơn vị địch quân (không rõ quân số). Một quân nhân Biệt Động Quân chết cùng 7 người khác bị thương. Về phía Cộng Sản Bắc Việt có 4 bộ đội bị bắn hạ, nhưng họ bị thiệt hại nhiều trên phương diện quân dụng: 300 thùng đạn đại bác chiến xa đã bị lực lượng Biệt Động Quân tịch thu. (Trần Đỗ Cẩm, "Những Trận Đánh Của Biệt Đng Quân Tại Hạ Lào," Website Nguyệt San Đoàn Kết).
15 Tháng 2. Lúc 1 giờ 30 chiều, tại địa điểm phía Nam Bãi Đáp BĐQ Bắc, Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân bị pháo kích làm 5 quân nhân bị thương. Lúc 10 giờ 45 tối, cũng tại vùng Nam Bãi Đáp BĐQ Bắc, một thành phần của Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân chạm địch, hạ 5 bộ đội Cộng Sản, trong khi đó phía Biệt Động Quân có 2 người bị thương. (Trần Đỗ Cẩm, "Những Trận Đánh Của Biệt Đng Quân Tại Hạ Lào," Website Nguyệt San Đoàn Kết).
16 Tháng 2. Lúc 10 giờ tối, tại khía Bắc Bãi Đáp BĐQ Nam, một thành phần của Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân chạm địch không rõ quân số. Sáu bộ đội Cộng Sản bỏ xác tại chiến trường. Chiến lợi phẩm do Biệt Động Quân tịch thu gồm 50 trái sáng. Tính cho đến nay, các lược lượng VNCH đã chiếm Bản Đông được gần một tuần lễ nhưng không tiến thêm tới gần mục tiêu Tchépone. (Trần Đỗ Cẩm, "Những Trận Đánh Của Biệt Động Quân Tại Hạ Lào," Website Nguyệt San Đoàn Kết).
17-8 Tháng 2. Ngày 17 tháng 2, tin tình báo cho biết lực lượng tăng viện cấp sư đoàn của quân Cộng Sản Bắc Việt từ vùng Phi Quân Sự đã bắt đầu xâm nhập phía Bắc vùng hành quân. Rạng sáng ngày 18 tháng 2, Cộng quân gia tăng áp lực vào các đơn vị Biệt Động Quân VNCH. Các Tiểu Đoàn 21 và 39 Biệt Động Quân bị tấn công thăm dò và pháo kích kiên tiếp. Tuy nhiên, được pháo binh và phi cơ yểm trợ rất hiệu quả, các Tiểu Đoàn Biệt Động Quân vẫn giữ vững vị trí. Lúc 8 giờ 30 sáng ngày này, Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn 1 Biệt Động Quân tại Phú Lộc cũng bị pháo kích 8 đạn súng cối 82 ly khiến 2 chết và 4 bị thương. Tin tình báo do cung từ của tù binh xác nhận Sư Đoàn 308 Cộng Sản Bắc Việt (gồm ba Trung Đoàn 64, 88, và 102) đã tham chiến và hiện tập trung quân tại vùng trách nhiệm của Biệt Động Quân. (Trần Đỗ Cẩm, "Những Trận Đánh Của Biệt Động Quân Tại Hạ Lào," Website Nguyệt San Đoàn Kết).
19 Tháng 2. Trung Đoàn 102 Cộng Sản Bắc Việt (thuộc Sư Đoàn 308) tấn công Bãi Đáp BĐQ Bắc. Tại nơi này, Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Vũ Đình Khang đã chống trả dữ dội và chận đứng nhiều đợt cường tập biển người của Cộng quân. Nhiều trực thăng Hoa Kỳ thuộc Tiểu Đoàn 158 Combat Assault đã bay nhiều phi vụ hiểm nghèo để tiếp tế và yểm trợ cho các binh sĩ Biệt Động Quân trong trận đánh này. Các pháo đội thuộc Tiểu Đoàn 44 Pháo Binh đặt tại Phú Lộc về hướng Đông và Căn Cứ Hỏa Lực 30 về hướng Nam cũng tác xạ tối đa vào vị trí Cộng quân. Để tránh hỏa lực dữ dội của phi pháo, địch quân đã liều lĩnh áp dụng tối đa chiến thuật "bám sát" vào vòng rào phòng thủ của Căn Cứ BĐQ Bắc. Nhiều trực thăng Hoa Kỳ đến tiếp tế bị trúng đạn địch quân vì không nhận rõ được đâu là bạn đâu là thù. Thêm vào đó, vì các vị trí của Biệt Động Quân và Cộng Sản Bắc Việt quá gần nhau nên phi cơ thả bom yểm trợ cũng rất khó khăn.
Trận đánh tại căn cứ Biệt Động Quân Bắc kéo dài suốt ngày 19 tháng 2. Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân báo cáo địch tấn công mạnh nhất vào sườn phía Đông bằng súng không giật trực xạ và súng cối 82 ly đặt rất gần căn cứ nên bắn rất chính xác. Nhưng sau nhiều đợt tấn công tiền pháo hậu xung của địch, Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân vẫn giữ vững vị trí. Cung từ của tù binh xác nhận đơn vị Cộng quân tấn công là Trung Đoàn 102, được trang bị toàn vũ khí và quân trang mới. Trung Đoàn này có nhiệm vụ thanh toán căn cứ Biệt Động Quân Bắc bằng mọi giá để dọn đường cho lực lượng tăng viện của chúng có thể tiến sâu hơn vào vùng hành quân. Trong trận này, quân Bắc Việt tuy bị thiệt hại nặng nhưng vẫn bám sát trận địa và liên tiếp mở nhiều đợt tấn công vì chúng được bổ xung quân số và tăng viện rất nhanh chóng. Nhưng đến chiều Cộng quân đành phải rút lui để chỉnh đốn hàng ngũ vì bị chết quá nhiều. Xác và vũ khí đủ loại của Cộng quân bỏ lại ngổn ngang trên các sườn đồi.
Trận đánh ngày 19 tháng 2 là một chiến thắng lớn của Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân. Tuy nhiên tiểu đoàn này cũng bị yếu sức phần nào vì nhiều binh sĩ bị chết, còn số bị thương không được di tản đã nhiều ngày, lại không được tăng viện hay giải tỏa áp lực. Nguy hiểm hơn nữa, đạn dược của họ cũng gần cạn vì đã không được tiếp tế.
Đêm hôm đó, Cộng quân sau khi bổ xung lực lượng lại tiếp tục tấn công. Cũng vào lúc đó, các căn cứ Biệt Động Quân Nam và Phú Lộc bị pháo kích và đánh cầm chân nên không thể tăng viện hay yểm trợ hữu hiệu cho tiểu đoàn bạn đang bị áp lực nặng nề. Trên bốn sườn đồi bao quanh căn cứ Biệt Đng Quân Bắc, địch quân đồng loạt tấn công biển người vào các tuyến phòng thủ của Biệt Động Quân. Tại hầm chỉ huy, Thiếu Tá Vũ Đình Khang, vị Tiểu Đoàn Trưởng can trường vẫn bình tĩnh điều động đơn vị phòng thủ và phản công. Theo lời chỉ dẫn của Thiếu Tá Khang, một nhân viên y tá Hoa Kỳ (bị kẹt lại ở Bãi Đáp BĐQ Bắc vì không có trực thăng đưa anh ta về hậu cứ) đã dùng máy truyền tin để liên lạc với các phi cơ không yểm Hoa Kỳ trên trời. Khi những tọa độ của mục tiêu được chính xác ghi nhận, các cuộc oanh tạc từ trên không trung đều được thi hành rất chính xác.
Trong khi đó, trận đánh ở hàng rào phòng thủ của Căn Cứ BĐQ Bắc đã trở nên khốc liệt. Một số bộ đội Cộng Sản vừa may mắn xâm nhập vào được bên trong phòng tuyến đã gặp sức kháng cự ghê gớm của lực lượng phòng thủ. Trong các giao thông hào, các binh sĩ Biệt Động Quân đã phải xử dụng đến lưỡi lê và lựu đạn để đánh bật lực lượng Cộng quân ra khỏi căn cứ. (Trần Đỗ Cẩm, "Những Trận Đánh Của Biệt Đng Quân Tại Hạ Lào," Website Nguyệt San Đoàn Kết).
20 Tháng 2. Từ 7:30 sáng cho đến 2:30 chiều có 32 phi vụ oanh tạc được gửi đến mặt trận ở Căn Cứ BĐQ Bắc và Căn Cứ BĐQ Nam. Mặc dầu bị thiệt hại nặng vì hỏa lực không yểm, Cộng quân vẫn tiếp tục bao vây. Hàng trăm bộ đội Bắc Việt bị tan xác vì bom đạn từ các oanh tạc cơ của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, lực lượng Cộng Sản trong vùng được yểm trợ bởi một rừng phòng không dầy đặc. Các trực thăng Mỹ không thể đáp xuống để tải thương cho bất cứ một ai.
Đến trưa, tình hình nguy cập. Phi cơ quan sát cho biết từ khoảng 400 đến 500 quân Bắc Việt đang vây kín vị trí của Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân. Trong tình thế nguy cập này, không được tiếp tế, không được tăng viện, không được tải thương, các binh sĩ hầu hết đã hết đạn, Thiếu Tá Vũ Đình Khang đành ra lệnh rời bỏ căn cứ.
Trước khi rút lui, Thiếu Tá Khang có liên lạc và thông báo cho các phi cơ Hoa Kỳ biết Căn Cứ Biệt Động Quân Bắc không còn cố thủ được nữa. Trong khi đó, các binh sĩ Biệt Động Quân vẫn không nao núng. Họ bình tĩnh đi thu lượm vũ khí và đạn dược của địch quân để tiếp tục tự vệ. Chiều ngày 20 tháng 2, Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân mở đường máu xuyên qua vòng vây của Cộng quân. Bộ Tư Lệnh Hành Quân tại Khe Sanh và Liên Đoàn 1 Biệt Động Quân tại Phú Lộc mất liên lạc vô tuyến với Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân lúc 5 giờ 10 chiều ngày 20 tháng 2. Mãi tới khuya mới nhận được tin thành phần còn lại của Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân, gồm gần 200 quân nhân trong số đó có 107 người còn khả năng chiến đấu và 92 người bị thương, đã di chuyển đến được căn cứ Biệt Động Quân Nam cùng với vũ khí. Theo các tài liệu báo cáo của Hoa Kỳ, trong tổng số trên 400 quân nhân, thiệt hại của Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân được ghi nhận là 178 người chết hay mất tích, 148 bị thương. Thiệt hại về phía Cộng quân gồm 639 chết và gần 500 vũ khí bị phá hủy hay tịch thâu. (Trần Đỗ Cẩm, "Những Trận Đánh Của Biệt Đng Quân Tại Hạ Lào," Website Nguyệt San Đoàn Kết).
21 Tháng 2. Một rừng pháo kích của Công quân từ trên trời cao đổ ập xuống Căn Cứ BĐQ Nam. Trong suốt ngày này, mức độ pháo kích gia tăng vô cùng dữ dọi với đủ loại đạn từ hỏa tiển 122 ly cho đến đại bác tầm xa 130 ly. Ở bên trong căn cứ, Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân giữ vững chiến tuyến. Hàng trăm tay súng Mũ Nâu kết thành một bức tường sắt và đẩy lui các đợt cường tập biển người kinh hồn của Cộng quân. (Trần Đỗ Cẩm, "Những Trận Đánh Của Biệt Động Quân Tại Hạ Lào," Website Nguyệt San Đoàn Kết).
22 Tháng 2. Xuyên qua màn lưới phòng không dầy đặt, 13 chiếc trực thăng liều lĩnh đáp xuống Căn Cứ BĐQ Nam để di tản thương binh. Sau khi một số thương binh được bốc đi, ở bên trong căn cứ chỉ còn lại khoảng 400 người -- kể cả một số binh sĩ của Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân vừa di tản đến. Phía bên ngoài, quân Bắc Việt tập trung lực lượng tiếp tục bao vây chặt chẽ. (Trần Đỗ Cẩm, "Những Trận Đánh Của Biệt Đng Quân Tại Hạ Lào," Website Nguyệt San Đoàn Kết).
24-25 Tháng 2. Sau nhiều trận đánh dằng giai, sang ngày 24 tháng 2, Bộ Tư Lệnh Hành Quân tại Khe Sanh lượng định lại tình hình và nhận thấy rằng nỗ lực bảo vệ căn cứ Biệt Động Quân Nam trở nên quá nặng, đòi hỏi hầu hết các phương tiện yểm trợ phi pháo của toàn chiến trường khiến các mặt trận quan trọng khác không được yểm trợ đầy đủ như ý muốn. Do đó, Bộ Tư Lệnh Hành Quân quyết định di tản Tiểu Đoàn 21 Biệt Động Quân bằng trực thăng về Căn Cứ Hỏa Lực 30. Ngày 25 tháng 2, cuộc di tản chiến thuật bắt đầu. Các binh sĩ ở Căn Cứ BĐQ Nam được trực thăng di chuyển đến Căn Cứ Hỏa Lực 30. (Trần Đỗ Cẩm, "Những Trận Đánh Của Biệt Động Quân Tại Hạ Lào," Website Nguyệt San Đoàn Kết).
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44
Thư-viện bồ-đề online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử