lịch sử việt nam
Lịch Sử Việt Nam :
Cuộc Hành Quân Lam Sơn 719
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44
Đêm Hạ Lào, Đêm Sao Dài Quá (Tiểu Đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến)
MX Trần Vệ
...
- Đại úy ơi, em bị thương rồi!.
Tôi vội quay lại Chính rỗ máu me đầy mình, văng cả lên người tôi, hình như chân nó cũng bị mà chân hai đứa lại đan nhau nên tôi không rõ mình có bị hay không ? Trong khi đó thì Đại đội 3 và 4 đều bị địch tràn lên, ta và địch đang bắn tay đôi, gần nhau trong gang tấc. Một loạt 13O ly nữa lại nổ, tình hình không tốt rồi. Chúng tôi được lệnh “cho chó ăn chè” nghĩa là rút lui về Bộ chỉ huy Lữ đoàn. Trong bóng tối, vừa cố né mảnh đạn pháo tôi vừa thì thào bên tai Chính rỗ:
- Mày chạy được không, ta rút đi thôi.
Chính rỗ lắc đầu:
- Đại úy đi đi, em không đi được nữa.
Tôi cố kéo Chính rỗ lên khỏi hố nhưng không được, vừa lúc đó pháo lại nổ liên tục, cuối cùng đành xách cái máy truyền tin vọt đi, để nó ở lại. Đến đây, tưởng cũng nên để vài hàng nói về Chính rỗ, người giữ máy truyền tin của tôi, kẻ đã ở lại vĩnh viễn tại Hạ Lào:
Chính rỗ con nhà nghèo, cha mất sớm, mẹ phải đi bán chè nuôi con cho nên Chính thất học. Nó đi bụi đời rất sớm nhưng rất có hiếu với mẹ, kiếm được đồng nào là đưa về cho mẹ. Đến năm 18 tuổi Chính đăng lính Thủy Quân Lục Chiến, vào lính nó lại rất kỹ luật, thi hành lệnh cấp trên răm rắp nên được thương cho đi học Truyền tin. Sau khóa Truyền tin nó về mang máy cho tôi và thường tâm sự là mẹ già rồi nó phải nuôi mẹ nên không lấy vợ, dù có con nhỏ bán nước mía ở đầu chợ Vũng Tàu rất thương nó. Nó bảo:
- Đại úy à, đời lính nay đây mai đó, lấy vợ thêm khổ.
Tôi an ủi:
- Khổ gì mày, vậy mày để con gái ở giá thì họ không khổ à ?.
Nó cười hề hề:
- Đại úy nói cũng có lý, phen này về, em đem con nhỏ ra mắt bà già xem sao.
Thôi rồi, Chính rỗ ơi! Đã muộn rồi! mày không còn cơ hội để đạt giấc mộng cỏn con đó nữa. Thôi hãy an giấc ngàn thu ở xứ Hạ Lào xa lạ chết chóc này. Và cuộc chiến còn kéo dài thì rồi con gái họ cũng ở giá mà thôi !
Lên đến Bộ Chỉ huy Lữ đoàn, cảnh tượng còn thương tâm hơn: các khẩu pháo bị hỏng nằm nghiêng ngã, khắp nơi bề bộn những thùng đạn và bao cát. Tôi vào hầm chỉ huy nhận lệnh thì thấy toàn thể Bộ Chỉ huy cũng đã chuẩn bị gọn gàng. Đại tá Lữ đoàn trưởng nói rất bình tỉnh:
- Ta chỉ án ngữ cho các đơn vị bạn rút, giờ ta cũng rút về thôi, các anh gắng chu toàn con cái.
Tôi bước ra cửa hầm thì gặp Chuẩn úy Phạm Hiệp Sĩ, nó mừng rỡ ôm chầm lấy tôi. Sĩ học cùng khóa 19 với tôi nhưng vì kỹ luật nên bị ra trường sớm với cấp bậc Trung sĩ, mặc dù nó học rất giỏi. Ra trường rôi cũng vẫn cái tính ngang tàng đi hai ba binh chủng, sau cùng về Thủy Quân Lục Chiến và vào Tiểu đoàn 4. Ông già thấy Sĩ và tôi học cùng khóa nên cho nó về Đại đội 4 của tôi hồi tôi chưa bị thương. Vẫn chứng nào tật ấy, đi hành quân thì rất giỏi, mà về hậu cứ thì lại say sưa, vô kỹ luật. Tôi cho Sĩ giữ chức vụ Trung đội trưởng, trong khi Sĩ chỉ mang cấp bậc Trung sĩ. Cuối cùng tôi xin ông già cho Sĩ đi học khóa Sĩ quan và đã ra Chuẩn úy về Đại đội Viễn thám. Sau cái bắt tay, tôi bảo Sĩ:
- Tình hình này chắc phải rút quân, và có lẽ sẽ lộn xộn đó, mày nhớ chạy theo hướng Koroc, có đơn vị bạn đón ở đó. (Theo kế hoạch rút lui, Tiểu đoàn 3 Sói Biển của Thiếu tá Nguyễn Năng Bảo để nằm ở dãy Koroc để đón phe ta với sự yểm trợ của Tiểu đoàn 3 Pháo binh của Thiếu tá Trần Thiện Hiệu).
Tôi chưa kịp nói gì nhiều thì pháo địch đã tới tấp nổ trên đồi. Lính ở đâu ùn ùn kéo tới làm tôi cũng dạt theo. Chiến xa địch cũng bám sau lưng ta để tránh B.52 vì lúc đó bom nổ rất gần. Trời tối nên chẳng thấy đường, nhiều lúc ngã lăn, tôi bị trượt theo sườn đồi. Đến khi xuống tới đất bằng mới thấy toàn là rừng cây rậm rạp, cây nào cây nấy to cả người ôm. Lúc bấy giờ binh sĩ ta rất đông, cả hơn trăm người, tôi không nhận diện được đơn vị nào. Kẻ nói người la inh ỏi, người bảo đi hướng này, kẻ chỉ đi lối kia, không ai nghe ai cả. Thấy thế tôi la lớn lên:
- Tôi là Đại úy Trần Vệ, trưởng Ban 3 Tiểu đoàn 4 đây, tất cả hãy im lặng để nghe tôi nói.
Tất cả đều im, tôi dặn dò:
- Vì trời tối , tất cả hãy bám theo nhau mà đi, không được nói chuyện. Tuyệt đối giữ im lặng khi di chuyển, không được bắn bừa bãi. Ai có máy truyền tin lên đây đi bên cạnh tôi.
Hai ba người có máy truyền tin chạy lên , vừa lúc đó tôi nghe có tiếng nói bên cạnh:
- Chết rồi, tay Đại úy bị thương, đưa em băng cho.
Tôi vội nhìn lại bàn tay trái của mình mới biết mảnh đạn ở ngón áp út nên vội đưa tay cho anh lính y tá băng giúp . Có tiếng nổ phía sau, tôi ra lệnh đoàn quân di chuyển, nhưng không thấy ai nhúc nhích cả, có lẽ người đứng đầu không biết đi hướng nào và đi về đâu. Tôi đành lên dẫn đầu đoàn quân, dùng địa bàn định hướng đi về phía Koroc. Cứ thế chúng tôi lần bước trong đêm, lúc đó khoảng 9 giờ tối. Chúng tôi như đoàn quân ma, chập chờn im lặng lên đồi, vượt suối. Đi độ một tiếng đồng hồ, vừa lên đỉnh một ngọn đồi tôi bỗng nghe có tiếng xôn xao ở đồi bên phải. Tôi cho tất cả dừng lại bố trí cẩn thận, một người mang máy bò lại cạnh tôi:
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44
Thư-viện bồ-đề online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử