lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa Qua Hình Ảnh 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Lịch Sử Việt Nam :

Cuộc Hành Quân Lam Sơn 719

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44

Chiến Dịch Lam Sơn 719

Biên khảo và Nhận Định
Jen W. Nguyễn

Theo tin tức đăng tải trên các sách vở và báo chí Hoa Kỳ, Chiến Dịch Lam Sơn 719 của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa ở Hạ Lào vào mùa Xuân năm 1971 là sự thất bại to lớn trong chương trình "Việt Nam Hóa Chiến Tranh" (Vietnamizing The War). Hàng trăm bài tường thuật viết ngắn viết dài của hàng trăm ký giả Mỹ thường hay nói về sự tan hàng "hèn nhát" của các lực lượng VNCH trong chiến trận tại Hạ Lào. Họ cũng cho độc giả thấy một tấm hình vài người lính VNCH ôm chân trực thăng trong một phi vụ di tản gấp gáp. Và những ký giả này cũng thường xuyên ghi nhận việc xua quân vào lãnh thổ Lào là một hành động "xâm lược" của chánh phủ Nam Việt Nam. Tuy nhiên, có một việc mà những ký giả đó không bao giờ dám bàn đến. Có một việc mà họ không bao giờ dám đặt bút xuống để bình luận. Đó là việc "nếu có một tấm hình nào đó chụp một vài quân nhân Hoa Kỳ bám theo chân trực thăng trong mt phi vụ di tản" thì sao? Những ký giả đó sẽ viết gì về tấm hình này? Độc giả sẽ suy luận gì về những người lính Mỹ kia? Chúng ta hãy xem tấm hình bên dưới đây:

Trong tấm hình trên ta thấy binh sĩ thuc Lữ Đoàn 173 Nhảy Dù Hoa Kỳ đang bu quanh một chiếc trực thăng. Họ cố gắng chuyền xác chết của một binh sĩ xấu số gói kín trong bọc Poncho để mang về hậu cứ. Ở phía bên phải của tấm hình, một người lính Mỹ cố bám vào càng (chân) trực thăng. Trong khi đó những người khác quanh anh ta cũng đang vây kín chiếc trực thăng trong tình trạng cực kỳ khẩn cấp. Tấm hình này, nếu bị lọt vào tay Cộng Sản vào thời chiến thì sẽ tai hại vô cùng. Họ sẽ xử dụng tấm hình như một công cụ tuyên truyền để bêu xấu quân đi Mỹ. Họ sẽ nói rằng các binh sĩ Nhảy Dù của Lữ Đoàn 173 Hoa Kỳ là đang cố tranh nhau dành một chỗ trên trực thăng trong một cuộc bỏ chạy khiếp nhược. Họ sẽ viết nhiều bài báo, đăng tải nhiều bài tường thuật trên radio, trên Tivi, để cố đưa cho thế giới một nhận định rằng là "quân đi Mỹ là một quân đội hèn nhát, nhu nhược, trốn tránh trách nhiệm, và không chịu chiến đấu."

Nhưng may mắn cho Hoa Kỳ vì các nhà báo, các ký giả, các cơ quan truyền thông của Cộng Sản (hoặc thân Cộng Sản) trong thời chiến đã không có tấm hình này. Nên họ không có lý do hoặc bằng chứng cụ thể nào để nói với thế giới rằng "binh sĩ Hoa Kỳ Mỹ bám vào càng (chân) trực thăng trong tư thế rất là hèn nhát." Thật là may mắn cho quân đi Hoa Kỳ. Thật là may mắn cho binh sĩ Mỹ.

Nhưng trái lại, sự may mắn này đã không đến với quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Mà ngược lại, các binh sĩ miền Nam Việt Nam đã phải hứng chịu một nỗi oan ức to lớn khác, to lớn hơn núi Thái Sơn, vĩ đại hơn sông Hồng Hà, và tủi nhục hơn niềm đau lưu lạc của dân tộc Do Thái. Đó là vụ những ký giả phản chiến ngoại quốc đã hè nhau bêu xấu quân đi Nam Việt Nam trong Chiến Dịch Lam Sơn 719 về một tấm hình nào đó được phổ biến trên mặt báo cho thấy vài binh sĩ VNCH bám vào càng trực thăng trong một phi vụ tản thương ở chiến trường. Tấm hình này đã được đăng tải trên hàng ngàn tờ báo ở khắp nơi trên thế giới. Và đương nhiên, những lời chú thích xuyên tạc kèm theo bên dưới tấm hình cũng chẳng đẹp đẽ gì. Khi mọi người trên thế giới nhìn vào tấm hình này, rồi đọc lời ghi chú miệt thị của những ký giả vô lương tâm, thì ai nấy cũng đều cho rằng quân đội VNCH là một quân đi hèn nhát vô kỷ luật. Nhưng thật ra câu hỏi mà mọi người cần phải hỏi là: Nếu ta thấy một vài binh sĩ hoảng hốt bám vào càng trực thăng thì ta có nên kết luận rằng hàng chục ngàn, hay hàng trăm ngàn, binh sĩ khác của quân đi của quốc gia đó có phải là ai ai cũng đều như thế hay không? Câu trả lời là: Không! Bởi vì nếu như thế thì khi nhìn tấm hình các binh sĩ thuộc Lữ Đoàn 173 Nhảy Dù Hoa Kỳ bám vào càng trực thăng (xem phần trên), chúng ta có thể cho rằng toàn thể quân đi Hoa Kỳ là "bọn chết nhát hèn hạ và khiếp nhược" à? Có đúng như thế không? Xin nhường câu trả lời này cho các ký giả Hoa Kỳ tại chiến trường Việt Nam năm xưa.

* * *

Chiến Dịch Lam Sơn 719 là một cuộc hành quân đại quy mô của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa sang Hạ Lào (miền Nam nước Lào, cũng được gọi là Nam Lào hoặc Hạ Lào). Trong chiến dịch này, 16 ngàn binh sĩ VNCH mở cuộc hành quân từ Khe Sanh chạy dài theo Quốc Lộ 9 thẳng đến thị trấn Tchepone. Đối với Cộng quân, Tchepone là một địa danh rất quan trọng trên bản đồ hành quân xâm lược. Chính vì ở nơi này họ đã thiết lập một trục giao thông vĩ đại để bí mật thuyên chuyển bộ đội và vũ khí vào lãnh thổ Nam Việt Nam. Cách thị trấn Tchepone vài cây số về phía Đông là Căn Cứ 604 của Cộng Sản Bắc Việt. Đây là một căn cứ lớn nhất nhì trong lãnh thổ Lào nên Cng Sản Bắc Việt đã quyết tâm bảo vệ căn cứ này bằng mọi giá. Cho nên, vì hiểu rõ tầm mức quan trọng của Căn Cứ 604, các giới chức quân sự Nam Việt Nam đã quyết định đưa quân đi sang Lào để phá hủy Căn Cứ 604, và đồng thời tiêu diệt những kho quân dụng khác nằm rãi rác dọc theo hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh trên Quốc Lộ 9.

Trên phương diện pháp luật quốc tế, đây không phải là một vụ "xâm lăng" của Việt Nam Cộng Hòa sang vương quốc Lào. Nhưng đây chính là một hành động tự vệ mà Việt Nam Cộng Hòa cần phải làm để ngăn cản bước tiến xâm lăng của quân đi Cộng Sản miền Bắc. Ngoài ra, chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng có thông báo với chánh phủ Hoàng Gia Lào biết về cuộc hành quân, và đã nhận được sự chấp thuận cũng như hỗ trợ tinh thần của chánh phủ Lào về việc này.

Chiến Dịch Lam Sơn 719 khởi đầu vào ngày 8 tháng 2 năm 1971, và chấm dứt vào ngày 23 tháng 3. Trong chiến dịch càn quét kéo dài sáu tuần lễ, quân đi VNCH đã thâu hoạch được nhiều thành quả lớn lao. Họ phá hủy nhiều căn cứ bí mật lớn nhỏ của Cộng quân nằm trong lãnh thổ Lào. Tại thị trấn Tchepone, quân đội VNCH đã tịch thu được không biết bao nhiêu là quân dụng, vũ khí, xe vận tải, cùng đạn dược của quân Bắc Việt. Trong tài liệu "The Vietnam Story", sử gia Will Flower đã ghi rõ những thiệt hại của quân Cng Sản như sau: "Trong một cuộc hành quân không vận đại quy mô, 120 chiếc trực thăng UH-1 đưa hai tiểu đoàn VNCH từ Khe Sanh đến thị trấn Tchepone. Các đơn vị VNCH lục soát và tiêu hủy một số quân dụng to lớn của quân Cộng Sản Bắc Việt gồm 76 khẩu đại bác, 106 chiến xa, 405 xe vận tải, 1,934 súng cộng đồng, 5,066 súng cá nhân, 12,000 tấn gạo, và 800 tấn đạn dược đủ loại." (Will Fowler, "The Vietnam Story", tr.165). Như thế, nhiệm vụ chủ yếu của quân đội VNCH trong Chiến Dịch Lam Sơn 719 đã được hoàn thành. Các binh sĩ Nam Việt Nam đã chiến đấu và đã làm tròn sứ mạng giao phó. Họ đã tạm thời làm chùn bước tiến xâm lăng của quân Bắc Việt. Họ đã hủy diệt những mạch máu tiếp vận chánh yếu của địch quân trong lãnh thổ Lào ở gần vùng Phi Quân Sự.

Chiến Dịch Lam Sơn 719 là một chiến dịch hành quân đầy gian lao khổ ải. Quân đi Việt Nam Cng Hòa đã một mình đi vào rừng đao biển lửa. Họ tự mình "đơn đao phó hội." Họ chiến đấu lẻ loi trong rừng già, di chuyển trên núi cao, băng ngang vực thẳm, ngủ những giấc ngắn trong giao thông hào. Rồi những lúc đụng trận, họ phải chống trả với một lực lượng địch quân đông gấp nhiều lần. Trong Chiến Dịch Lam Sơn 719, lực lượng Nam Việt Nam có 16,000 binh sĩ. Trong khi đó, quân Bắc Việt tung ba sư đoàn chính quy (Sư Đoàn 304, 308, và 320) vào mặt trận Hạ Lào. Họ cũng có trong tay một hỏa lực pháo binh vô cùng mạnh mẽ, kèm theo sự yểm trợ của khoảng 10,000 du kích Pathet Lào (Cng Sản Lào). Tổng cộng quân số của lực lượng Cộng Sản, do đó, đã bao gồm ít nhất là 40,000 quân.

Nếu cho rằng quân đội VNCH chiếm thượng phong vì họ có hỏa lực không yểm (phi cơ di bom yểm trợ) thì thật sự không đúng. Pháo đài B-52 của Hoa Kỳ, các oanh tạc cơ, và các trực thăng võ trang tuy có hỏa lực dữ dội nhưng đương nhiên sẽ bị giới hạn bởi vấn đề về xăng nhớt, thời gian, và không gian (không nhận rõ tọa đ, màn đêm dầy đặc, thời tiết xấu). Cho nên nếu cần có B-52 hoặc oanh tạc cơ Hoa Kỳ đến chiến trường yểm trợ thì không phải "ào một cái là nó đến đây liền." Đó là chưa nói đến quân Bắc Việt đã tung 20 tiểu đoàn phòng không vào chiến trường Hạ Lào. Các loại phòng không từ đại liên 12.7 ly, 37 ly, 40 ly, rồi 100 ly đều gây rất nhiều trở ngại và hiểm nguy cho các phi cơ yểm trợ Việt-Mỹ. Ngoài ra, quân Bắc Việt cũng được Nga Sô viện trợ đầy đủ loại hỏa tiển SA-2 để chống máy bay tít trên trời cao. Pháo đài B-52 tuy bay rất cao, nhưng đôi khi cũng bị những khúc "flying telephone poles" (cột điện thoại biết bay) này bắn rớt vì hỏa tiển SA-2 có thể bay thẳng lên đến 60,000 ngàn b (feet).

Nói tóm lại, trận chiến tại Hạ Lào vào đầu năm 1971 phải được xem là một trong những trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sự chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn 1954 đến 1975. Nếu nói về mức độ tàn phá thì chỉ có các trận Điện Biên Phủ (1954), Huế (1968), Khe Sanh (1968), An Lộc (1972), Quảng Trị (1972), và Kontum (1972) sánh được mà thôi. Nếu so về mức độ gian khổ thì có thể nói Hạ Lào là một trong những chiến trường gian lao nhất-nhì từ trước đến nay. Những người lính VNCH đã sang Lào, đã chịu cực, và đã chiến đấu cho sứ mạng cao cả. Họ kết thúc sứ mạng này với nhiều chiến lợi phẩm, với nhiều kho quân dụng to lớn của Cng Sản bị hủy diệt trên đất Lào. Không may, khoảng 1,400 binh sĩ VNCH đã không được trở về với quê hương xứ sở. Họ đã vĩnh viễn nằm xuống ở Hạ Lào. Họ không chẳng mộ bia, không đám tang, và đương nhiên không được gặp thân nhân trong những phút giây về cuối. Trong số những ký giả vô lương tâm và thân Cộng năm xưa, không biết có ai đã một lần tự đặt câu về sự hy sinh của 1,400 người lính VNCH này và những đồng đội chiến binh của họ trong trận chiến ở Hạ Lào năm 1971 hay chưa?

 

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44

Thư-viện bồ-đề online @ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site